Mẹo chữa nấc liên tục cực hiệu quả

Nấc là một trong phản ứng tự nhiên của cơ thể, là hiện tượng co thắt cơ hoành làm co đột ngột bụng và ngực. Đây là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải ít nhất vài lần. Vậy làm thế nào để chữa nấc hiệu quả?



Nấc có thể xuất hiện từng tiếng rồi tự hết. Nhưng cũng có người nấc từng cơn hoặc liên tục, đôi khi kéo dài hàng tuần, hàng tháng. Tuy nấc không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng làm cho người ta rất khó chịu trong sinh hoạt, gây trở ngại trong công việc và khi giao tiếp.
 


 
Nấc không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng làm cho người ta rất khó chịu trong sinh hoạt.
 

Nguyên nhân gây nấc

Nguyên nhân gây nấc tạm thời là do rối loạn trong hoạt động của cơ hoành. Còn nguyên nhân gây nấc kéo dài thường do các bệnh như thoát vị cơ hoành, viêm miệng nối thực quản, áp xe dưới hoành, hoặc các bệnh phổi, bệnh tim, thiếu máu cục bộ, tăng ure huyết…

Các loại nấc:

- Nấc do lạnh: thường xuất hiện vào buổi sáng, tiếng nấc nhẹ. Buổi tối, tiếng nấc nặng hơn và liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng nấc ngắn, chân tay lạnh.

- Nấc do nhiệt:tiếng nấc to, mạnh, thời gian giữa 2 tiếng không cố định, lúc ngắn lúc dài, miệng lưỡi khô, đi ngoài khó…

- Nấc do cơ thể suy nhược, ốm yếu: tiếng nấc yếu nhẹ, không liên tục, thời gian nghỉ giữa 2 tiếng dài, người mệt mỏi, chán ăn, ngủ kém…
 

Dưới đây là một số mẹo chữa nấc hiệu quả

Ăn đường: Khi bị nấc, bạn có thể ngậm một thìa đường trong miệng. Khi đặt một thìa đường vào cuối lưỡi, cảm giác ngọt sẽ đánh lừa sự khó chịu và làm tan các cơn nấc.

Uống nước: Khi nấc, uống liên tục từng ngụm nước nhỏ, nước có ga, hoặc nuốt nước bọt liên tục… Cách làm này sẽ gây ngắt quãng tình trạng nấc liên tiếp và nhờ đó giữ lặng các dây thần kinh.



Nín thở: Khi nấc bạn có thể nín thở thật lâu cho đến khi không chịu được. Khi bịt mũi, miệng ngậm lại để không khí không thoát ra ngoà. Ngay khi cơn nấc dừng lại, hãy hít một hơi thật sâu rổi thở đều để kích thích máu lưu thông lên não.

Tạo cảm giác sợ đột ngột: Phương pháp này thường có hiệu quả đối với trẻ nhỏ. Cơn giật mình sợ hãi bất ngờ có thể kích thích đột ngột vào dây thần kinh phế vị, nhờ đó chấm dứt nhanh chống cơn nấc.

Nhắm mắt: Bạn có thể nhắm hờ mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ và sâu vào hai nhãn cầu trong 1-2 giây, rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ, làm liên tục trong 15-20 lần.

Bịt tai: Dùng các ngón tay bịt chặt tai trong vài giây khi bị nấc. Cách làm này khá hiệu quả nhưng việc ấn tay phải hết sức nhẹ nhàng và không được đặt quá sâu vào trong tai.

Kéo tóc: Kéo thẳng tóc về phía đỉnh đầu, giữ trong vài phút.

Dùng tay: Dùng ngón cái nhấn mạnh vào lòng bàn tay bên kia hoặc ép phần đầu ngón cái bằng ngón trỏ và ngón cái của tay còn lại. Hành động này sẽ gây nhiễu hệ thần kinh và chấm dứt cơn nấc cụt.

Bên cạnh đó, việc ăn quá nhanh, ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nấc. Để khắc phục tình trạng nấc do hoạt động của dây thần kinh phế vị bị dừng lại, nên nhai thật kỹ thức ăn và nuốttừ từ để làm giảm lượng khí đi vào dạ dày.

Ngoài ra, bạn nên tránh ăn ớt, tiêu và các loại gia vị trong thức ăn vì nó khiến cho cơn nấc trở nên khó chấm dứt hơn. Một số loại gia vị còn tạo sự khó chịu từ thực quản xuống dạ dày và trào lên thực quản, gây nấc; Tránh uống các loại đồ uống có chứa cồn với một lượng lớn có thể khiến thực quản làm việc nhiều, bị giãn nở và đây cũng là nguyên nhân gây nấc.

(St)

Cách chữa nấc cho trẻ các mẹ nên biết
'Khám phá' hiện tượng thai nhi nấc
Bé sơ sinh bị nấc cục cách phòng ngừa hiện tượng này
Thực phẩm chống mệt mỏi uể oải