Ngủ há miệng và những điều cần biết. Tác hại của việc ngủ há miệng. Làm sao để hết há miệng khi ngủ?
Há miệng thở khi ngủ
Thông thường chúng ta đều thở bằng mũi. Thở qua mũi giúp tạo nên áp lực phản hồi để phổi có nhiều thời gian hấp thu ôxy và cân bằng pH máu.
Thói quen thở miệng bỏ qua các phản xạ trên có thể dẫn đến hội chứng ngừng thở khi ngủ hay các vấn đề tim mạch khác. Khi thở miệng, não cho rằng cơ thể mất carbon dioxide quá nhanh, não nhạy cảm tình trạng này và ức chế trung tâm hô hấp.
Ngoài ra, khi thở bằng miệng, luồng khí đi thẳng vào họng và phổi không được “lọc sạch” nên dễ gây viêm họng. Lâu ngày có thể hay đổi mức khí máu; mất ngủ, thay đổi giọng nói hoặc các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.
Hãy từ bỏ thói quen thở bằng miệng ngay hôm nay. Còn nếu vì một lý nào đó buộc bạn phải dùng miệng để thở, hãy tới bác sỹ để được tư vấn cách điều trị.
Không nên thở bằng miệng khi ngủ. Ảnh minh họa
Mở miệng khi ngủ, bệnh gì?
Tôi bị mở miệng khi ngủ. Điều này làm cho tôi thỉnh thoảng bị viêm họng và dẫn tới ốm. Xin hỏi bác sĩ có cách nào chữa được không?
Hỏi: Tôi bị mở miệng khi ngủ. Điều này làm cho tôi thỉnh thoảng bị viêm họng và dẫn tới ốm. Xin hỏi bác sĩ có cách nào chữa được không (khi đi ngủ tôi đã chủ động nằm nghiêng người nhưng lúc ngủ rồi thì đâu lại vào đấy).
Nguyễn Đồng
Trả lời: Đây là một thói quen không phải bệnh nên bạn phải tự điều chỉnh. Trước khi ngủ bạn phải tập thở bằng mũi , việc thở bằng mồm sẽ làm bạn mở miệng khi ngủ.
---
Hỏi: Em năm nay 25 tuổi nhưng người rất gầy, khoảng 35kg cao 1m45, em rất khó ngủ và biếng ăn. Dạo gần đây em được người bạn giới thiệu thuốc EnervonC và thuốc Calcium corbiere. Vậy cho em hỏi là nếu như em dùng cả 2 loại thuốc này thì có sao không?
Mymy love
Trả lời: Trước hết bạn nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống ngủ nghỉ hợp lý, tăng cường các hoạt động thể thao để tăng cường sức khỏe. Về việc sử dụng thuốc, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà nên đi khám sức khỏe tổng thể sau đó xin tư vấn của bác sĩ.
---
Hỏi: Em năm nay 23 tuổi, chưa có gia đình. Em cao 1m66 nặng 48kg, da vàng, người hay trong tình trạng mệt mỏi. Em ăn ít, nếu cố ăn nhiều thì hay có cảm giác đầy lên cổ và buồn nôn. Khi đi ngoài cũng rất khó, em hay bị đau bụng trước khi buồn đi ngoài, và đi ngoài phân hơi lỏng mà lại khó đi. Đi xong vẫn có cảm giác còn trong bụng mà không thể nào đi tiếp được, nên rất khó chịu, em cũng hơi đau hậu môn lúc đi ngoài, đặc biệt trong những ngày có hành kinh thì đi ngoài rất đau (em cũng bị đau bụng kinh nữa). Em không biết là em bị bệnh gì? Có nghiêm trọng lắm không? Và em có thể mua loại thuốc nào để điều trị? Mong bác sĩ cho em biết sớm!
Thao Do
Trả lời: Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay bị bệnh về gan hay đường tiêu hóa hay không. Để biết chính xác về tình trạng sức khỏe và biện pháp điều trị thì cần phải có các kết quả khám về sức khỏe của bạn mới kết luận được.
BS Phạm Văn Đài
Tư vấn bởi Phòng khám Medelab, 41 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cách ngăn ngừa chảy nước mếng khi ngủ
Ngủ với tư thế ngửa, thẳng người: Nếu tư thế bạn nằm khiến nước miếng chảy ra ngoài nghĩa là bạn đang tự tạo ra tư thế “hoàn hảo” cho chứng này “tung hoành”.
Vậy hãy thử nằm ngủ với tư thế ngửa, thẳng người và kê đầu lên gối, khi đó nước bọt sẽ chảy về đáy hàm và ngoài ra, cơ thể sẽ ít có phản xạ tự nhiên là lật úp hơn.
Nếu cơ thể bạn có xu hướng cuộn tròn thì hãy để gối ôm hay gối mỏng bên cạnh hoặc trên ngực khi ngủ. Điều này khiến bạn không thể nằm ngủ nghiêng 1 cách thoải mái do vô thức. Ngoài ra, có thể nhờ ai đó kéo bạn nằm ngửa ra khi họ thấy bạn nằm nghiêng khi ngủ.
Thông mũi: Một trong số những lý do khiến chúng ta chảy nước dãi là khi ngủ thở bằng miệng chứ không phải bằng mũi như thông lệ.
Để tránh hiện tượng này xảy ra cần đảm bảo mũi chúng ta luôn sạch sẽ và khô thoáng. Nên tập cách thở qua mũi một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể dùng ống thông hơi để làm sạch xoang khi bạn thở (đặt trên ngực) hoặc dùng một bát hơi nước với khăn tắm phủ trên đầu. Khi bạn thở trong điều kiện nước ấm sẽ kích thích xoang và làm sạch đường dẫn.
(St)
Có nên mặc quần áo khi ngủ
Bí kíp điều trị tật xấu "ngáy to như sấm" khi ngủ
Chảy nước miếng khi ngủ
Khi ngủ dậy nên làm gì?
Làm sao để hết nghiến răng khi ngủ