Mẹo chữa say tàu xe hiệu quả


Với nhiều người di chuyển bằng các phương tiện tàu, xe, máy bay là nỗi kinh hoàng với cảm giác ói mửa, mệt nhoài. Hành trình của bạn sẽ dễ chịu hơn nếu bạn thực hiện được những điều sau.




* Ăn uống đầy đủ bữa (nhưng đừng quá no) ít nhất một giờ trước thời điểm khởi hành. Cần tránh các thức ăn quá béo, có chất cồn và các chất kích thích như trà hay cà phê.

* Trong xe hơi, xe buýt hay trên tàu biển, bạn nên chọn ngồi ở khoảng giữa, để tránh các chuyển động xóc, nảy và để hạn chế bớt tầm nhìn. Nếu bạn ngồi đằng trước, hãy tập trung sự chú ý của mình vào những điểm bất động đằng xa. Trên máy bay, hãy chọn chỗ ngồi gần cánh máy bay.

* Tránh đọc, viết hay vận động chân tay trong hành trình.

* Tránh những tình huống khiến bạn cuồng nhiệt quá mức, hạn chế nghe nhạc quá lớn, không nên hút thuốc lá và sử dụng nước hoa có mùi nồng nặc. Bạn có thể mở các cửa sổ thường xuyên để không khí trong tàu, xe được đối lưu.

* Chuẩn bị trước thức uống có đường, một ít bánh ngọt hay kẹo cao su để có thể nhâm nhi trong hành trình.

* Giảm thiểu các cử động mạnh cơ thể, đặc biệt là đầu. Nếu bạn có cảm giác buồn nôn, hãy nhắm mắt lại và hít thở thật sâu.

* Nếu đi bằng xe riêng, nên chọn đi trên các con đường rộng, thông thoáng hơn là những con đường nhỏ quanh co khúc khuỷu. Bạn có thể yêu cầu tài xế cho xe chạy thật êm. Và cuối cùng, đừng ngần ngại tự mình lái xe, vì thường bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều khi cầm tay lái. Bạn cũng nên cho xe dừng lại nhiều lần trong hành trình, để trẻ em có thể bước ra ngoài nghỉ ngơi đôi chút.

* Bày các trò chơi trên xe để giúp các bé quên đi sự say xe (chẳng hạn kể cho các bé nghe các câu chuyện giả tưởng, hay bày các trò đố vui…)

* Nếu các bé say xe, bạn có thể làm yên lòng trẻ bằng cách giải thích cho bé hiểu rằng tình trạng cơ thể mệt mỏi như vậy là không có gì nghiêm trọng. Hãy khuyến khích bé giữ tâm trạng bình thường. Bạn nên nhấn mạnh rằng, nơi cần đến sẽ không còn xa mấy. Và bày tỏ sự khen ngợi của mình mỗi lần bé vượt qua được cơn say xe. Nếu giúp trẻ giảm đi các lo âu với việc đi tàu xe, bé sẽ hạn chế được cảm giác buồn nôn.

Cách tránh say tàu, xe

Khi bạn đã bị say xe rồi thì không có cách nào có thể chữa khỏi hay giúp bạn thoát khỏi cảm giác đó. Bạn sẽ phải trải qua cảm giác khó chịu đó hàng giờ đồng hồ. Tuy vậy, bạn vẫn có thể tránh được say xe nếu bạn làm theo hướng dẫn sau

Những thứ bạn cần:
- Đồ ăn khô như bánh quy, bánh mì nướng hoặc cơm
- Thuốc chống say
- Sự kiên nhẫn

Bước 1: Nếu bạn là người bị say xe, bạn không thay đổi được tình trạng đó. Tuy nhiên, những cách phòng tránh dưới đây sẽ giúp bạn không phải dùng đến những viên thuốc chống say. Khi uống những loại thuốc này bạn sẽ rơi và tình trạng ngủ lơ mơ trong các chuyến đi. Tốt nhất bạn chỉ nên uống thuốc chống say theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Bước 2: Hãy thử dùng các loại thảo dược để giảm tình trạng say xe. Tốt nhất bạn nên uống những viên thuốc bao phin bột gừng khoảng nửa tiếng trước khi khởi hành.

Bước 3: Không nên khởi hành chuyến đi với cái bụng trống rỗng. Hãy ăn nhẹ trước khi bạn lên đường. Bạn có thể ăn một vài cái bánh quy.

Bước 4: Tránh uống đồ uống có cồn trước và trong chuyến đi.

Bước 5: Không nên đọc sách báo trên xe bởi nó sẽ khiến bạn buồn nôn. Tốt nhất bạn hãy nhìn thẳng.

Bước 6: Chọn một vị trí ngồi ổn định nhất trên xe. Nên chọn chỗ ngồi gần với người lái xe, tốt nhất là chỗ để bạn có tầm nhìn thẳng lên phía trước. Nếu đi xe khách hoặc xe tải bạn nên ngồi ở ghế trên.

Bước 7: Luồng không khí lưu thông cũng sẽ giúp bạn đỡ say xe. Bởi vậy, bạn nên mở cửa xe hoặc quay quạt gió điều hoà về phía mình cho không khí thoáng hơn.

Bước 8: Nên sử dụng lỗ thông hơi ở trên các phương tiện đi lại để tránh say xe.

Bước 9: Nếu bạn cảm thấy có triệu chứng say xe hay choáng váng hãy nhắm mắt lại, hít thở sâu và "hòa mình" với chuyển động của xe.

Nếu mọi biện pháp trên không cải thiện được tình hình, hãy nhờ sự giúp đỡ của người ở gần chỗ ngồi của mình nhất.


5 thủ thuật giảm nôn nao khi say nắng hoặc say tàu xe


Khi bị say nắng hoặc say tàu xe, bạn có thể áp dụng 5 thủ thuật dưới đây nhằm giảm bớt những cơn nôn nao cực kỳ khó chịu và mệt mỏi.



Theo giáo sư, tiến sỹ người Anh, ông Graham Archard, mất nước là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng nôn nao. Vị giáo sư này cũng chia sẻ năm thủ thuật để giảm bớt những cơn nôn nao khi bị say nắng hoặc say khi tham gia giao thông.


Năm thủ thuật đó bao gồm:

1. Tránh sử dụng nước cam vì các chất axit có trong loại quả này sẽ làm dạ dày bị tổn thương và trách uống các loại nước giải khát có chứa chất kích thích, nhất là cồn và cà phê, vì các chất này sẽ làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn.

2. Ăn cháo có thể giúp cơ thể giải phóng năng lượng "thừa" và phục hồi lượng đường trong máu.


3. Trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, nên uống 1/2 lít nước khoáng. Trong những quãng thời gian này nên đặc biệt hạn chế những đồ uống có cồn vì chúng có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu và cơ thể buộc phải phản ứng lại bằng cách "sản xuất" thêm insulin, dẫn đến những cơn đau đầu, hạ đường huyết và cảm giác đói.

4. Bánh mì và thịt xông khói có chứa nhiều protein sẽ là một sự lựa chọn rất hữu quả cho cơ thể khi bị say hoặc có triệu chứng nôn nao.

5. Uống paracetamol để giảm đau đầu là cần thiết, nhưng tránh uống aspirin vì có thể gây thêm triệu chứng buồn nôn và khó tiêu.

Lá trầu chống say xe


Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 - 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ "át" mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.

Bà Nguyễn Thị Hậu, Văn Giang, Hưng Yên chia sẻ: Trước khi lên tàu xe khoảng 15 phút, bạn dùng khoảng 3 - 4 lá trầu (lá trầu không mà các cụ ăn trầu), dùng tay xé lá trầu ra vài miếng, cho hơi nát lá.

Bạn đưa những lá trầu này dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.

Giữ 1 - 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ "át" mùi của xăng xe. Ảnh:Toquoc

Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 - 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ "át" mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.

Bạn cũng có thể dùng lá trầu để chữa đau bụng bằng cách ăn cùng với vài hạt muối, hoặc dùng rượu để đánh gió.   

Để sử dụng thuốc chống say tàu, xe hiệu quả


Khi sử dụng thuốc không được uống rượu, thận trọng với người rối loạn chức năng gan, thận, rối loạn chuyển hóa, người già, người bị bệnh hen suyễn, rối loạn đường hô hấp dưới,...



Khi đi tàu, xe rất nhiều người có cảm giác bị nôn nao, choáng, đau đầu, thậm chí bị nôn... đó chính là biểu hiện của say tàu, xe. Và không mất nhiều tiền, và nhiều thời gian bạn có thể mua được một liều thuốc để chống say xe. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp tai biến khi sử dụng thuốc chống say tàu, xe, nhất là với trẻ em và người có bệnh gan, thận, huyết áp, thần kinh...

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc uống, nhưng thông thường dùng các thuốc đường uống gồm: Thuốc uống aeron, scopolamin, antivert, dramamine less drowsy, nautamine; Thuốc sủi motilium, peridys; Thuốc dán trên da transderms scop; Thuốc tiêm: benadrylinjection...

Ngoài tác dụng có thể chống say xe người dùng còn gặp tác dụng phụ khi dùng các loại thuốc này là buồn ngủ, khô miệng, nhìn mờ, táo bón, có thể biểu hiện rối loạn tâm thần.

Khi sử dụng thuốc không được uống rượu, thận trọng với người rối loạn chức năng gan, thận, rối loạn chuyển hóa, người già, người bị bệnh hen suyễn, rối loạn đường hô hấp dưới, cường tuyến giáp, tăng huyết áp, tim mạch. Không nên dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, người bị nghẽn đường dạ dày niệu. Nếu thai phụ bị say xe tốt nhất nên mang sẵn một ít gừng nướng. Chuẩn bị lên xe là ngậm gừng, gừng sẽ giúp chống say xe mà không gây độc cho bào thai.

Tạm biệt cảm giác say xe


Chưa lên đến oto, chỉ mới ngửi mùi xe đã thấy nôn nao. Bạn có triệu chứng giống tôi và rất nhiều khác đấy. Hãy thử vài cách nhỏ này xem sao nhé!



 

Dù rất thích được đi đây đi đó cùng bạn bè và gia đình, nhưng cứ nghĩ đến chuyện phải ngồi lên oto, nhiều bạn đã chần chừ. Đi chơi mà say khật khừ, mặt mày xanh xám, người mệt bã, đến được điểm chơi thì chỉ còn mỗi chuyện nằm bẹp thì còn gì là vui. Chỉ nghĩ đến đấy là nhiều bạn đã quyết đinh ngồi nhà, không tham gia chuyến đi nữa.
Nguyên nhân gây say xe có rất nhiều, nhưng lớn nhất có lẽ chính là tâm lý của người đi xe và sức khỏe của bạn khi đó. 
Vài mẹo nhỏ cho bạn khi đi tàu xe, hãy thử mọi cách để tự tin khi bước lên xe.



Ngủ thật tốt trước ngày khởi hành
Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe và nôn nao ngay dù khỏe đến đâu
Uống thuốc chống say
Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Trước khi lên xe 1 tiếng, uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng thì có thể uống 2 viên, trẻ em cho uống ít hơn. Nếu ngồi xe trên 2 tiếng vẫn bị say thì uống thêm 1 viên nữa.
Thuốc chống say có một nhược điểm khiến cho đầu óc người uống hơi choáng váng, người lâng lâng và khi bạn đã say thì sẽ có cảm giác hơi nghẹn vì thuốc chống say chặn không để bạn bị nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.
Dùng miếng dán cổ tay và rốn 
Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị giảm giác say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.
Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc cao Salonpas dán vào lỗ rốn. Cách này giúp cho vùng bụng của bạn sẽ được giữ ấm.
Ngồi ghế trước

Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn, nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Ngồi ghế trước thường ít xóc hơn.


Vỏ quýt
Bạn nhớ mang theo một quả quýt khi lên xe. Tinh dầu từ vỏ quýt sẽ giúp bạn đỡ say với hương thơm dìu dịu của giúp bạn dễ chịu hơn.
Dấm ăn

Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha dấm, như thế cũng có thể phòng chống được say xe.

Tránh ăn no
Trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống các chất có cồn . Tuy nhiên, bạn cũng đừng đi xe với cái bụng rỗng
Tập trung

Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh (khiến mắt phải làm việc nhiều hơn) hoặc nói chuyện về chúng. Tốt nhất hãy nói chuyện với những người xung quanh.
Dầu gió

Khi ngồi trên xe, lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào lỗ rốn, sau đó lấy băng che đi là được.

Không đọc sách báo
Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp
Chỉ cần bạn liếc qua vài dòng trong sách cũng đủ đưa bạn vào trạng thái say xe ngay lập tức.
Tránh ngồi cạnh người cũng say xe
Người bên cạnh bạn say xe và nôn cũng sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức, nên tránh ngồi hai người cũng say xe với nhau
Cố gắng không bị phụ thuộc vào cảm giác

Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường.

Gừng tươi

Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được. Hiện nay, trà gừng có bán khá nhiều và bạn có thể uống trước khi đi. Ngậm kẹo gừng cũng là một giải pháp, chất ngọt sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn não tốt hơn.
Thở bằng khí trời

Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài và tránh để gió thốc thẳng vào đầu. Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng

Ấn huyệt nội quan
Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. “Chiêu” này thường được các bác sỹ đông y áp dụng.



Trò chuyện với mọi người xung quanh
Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe.

Trang bị túi dự phòng

Để bạn có thể dùng trong những tính huống khẩn cấp như khi xe dừng lại chẳng hạn, vì đó là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn.
Khi đã nôn xong, bạn nên uống nước có chất ngọt, giúp cho đầu tỉnh táo hơn.
Ngủ một chút nếu có thể
Giấc ngủ trên xe sẽ giúp bạn rất nhiều việc chống lại cơn say đang chực chờ hạ gục bạn khi có thể. Nếu được, hãy ngủ một chút cho quên cảm giác say.
Bịt khẩu trang
Chuyện này có vẻ rất nhỏ nhưng lại tốt cho bạn. Khẩu trang giúp bạn không bị mùi của xăng xe và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đâu
Chơi các trò chơi

Đối với trẻ em, những trò chơi có khả năng thu hút khiến chúng trở nên sao lãng. Vì vậy, bất kỳ trò chơi nào cần nhìn ra ngoài cửa sổ đều rất phù hợp để tránh say xe, chẳng hạn như trò chơi từ ngữ hoặc gieo vần.



Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ, khỏe khoắn và không bị say xe.

Để bé không còn say xe khi đi du lịch


Sẽ thật kém vui nếu bé nhà bạn lại bị say xe khi đi du lịch trong ngày 1/6. Hãy làm theo một vài mẹo nhỏ dưới đây trước khi dùng đến thuốc chống say tàu xe nhé!

Kế sách giúp trẻ

- Gừng: là một loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp, nó còn có khả năng trị bệnh, đặc biệt có tác dụng giúp chống nôn, say khi đi tàu xe. Bạn có thể cho bé uống trà gừng có pha thêm một chút đường trước khi lên ô tô.

- Ăn 2 thìa dầu oliu trước khi đi ô tô cũng giúp bé không bị say ô tô.
-  “Đi xe ngồi đầu, đi tàu ngồi cuối”, hãy để bé ngồi trước ô tô thay vì để trẻ ngồi ghế giữa hay ghế cuối.

- Nên cho bé ăn trước khi đi. Nhiều bậc cha mẹ thường sai lầm khi cho rằng, nên để cho bé nhịn khi đi thì sẽ giúp trẻ không bị nôn hay nói đúng hơn là không có gì để nôn khi đi ô tô. Điều này sẽ khiến bé không chỉ phải chịu đựng cảm giác đói, mệt mỏi mà thậm chí còn bị hạ huyết áp. 

Tuy nhiên, không nên cho bé ăn quá no, có thể cho bé ăn nhẹ trước 1 – 2 giờ khi lên ô tô, bữa ăn nên hạn chế dầu mỡ và các sản phẩm chế biến từ bơ, sữa.

- Khi đã lên ô tô, nên thường xuyên nói chuyện hay gây chú ý cho trẻ sang một vấn đề khác, thay vì để bé nghĩ đến chuyện bị say xe. Ví như bạn có thể cùng bé chơi những trò chơi nào đó mà bé ưa thích để trẻ tập trung hết tâm trí vào trò chơi đó.

- Luôn duy trì không khí trong ô tô sao cho mát mẻ, thông thoáng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn có thể bật điều hòa, điều hòa sẽ khiến cho bé dễ bị nôn hơn. Tốt nhất là nên mở cửa sổ để không khí được trong lành.

- Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc chống say tàu xe, không nên tự ý cho trẻ uống vì có những loại thuốc chống chỉ định cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.

- Nên chuẩn bị những túi đựng nhỏ để đề phòng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

- Thêm vào đó, bạn có thể dùng những miếng dán ở cổ tay cho bé để giúp cải thiện tình hình.


Mẹo giúp tránh say tàu xe
Cách chống say xe hiệu quả nhất
Cách chống say xe hiệu quả
Tránh đi du lịch khi mang thai
Những chuyến đi bằng xe hơi cùng trẻ
Những điều kiêng kị khi mang thai

(st)