Mẹo chữa sổ mũi cho trẻ nhỏ trong mùa đông lạnh


Thời tiết thay đổi bạn dễ bị cảm cúm và kéo theo chứng nghẹt mũi rất khó chịu vì bạn không thở được.Xin mách bạn một số mẹo nhỏ giúp thông mũi khi bị nghẹt mũi. Bạn hãy thử nhé!



- Để mũi dễ thông, bạn nên chuẩn bị 1 chai nước muối để rửa. Chỉ cần ngửa cổ lên trời, nhỏ 1 đến 2 giọt nước muối loãng vào mũi. Hít nhẹ để nước muối vào mũi sâu là sẽ giảm ngay cảm giác nghẹt mũi. Bạn có thể nhỏ nhiều hơn, nếu bạn "chịu đựng" giỏi nhé!

- Bạn cũng có thể làm thông mũi bằng cách đắp một chiếc khăn ấm che ngang hai mắt xuống  gò má. Hơi nóng và ẩm sẽ làm máu lưu thông dễ dàng cũng như làm khoang mũi ấm hơn.

- Hoặc trước khi ngủ khoảng 30 phút, bạn uống một viên sinh tố B5 loại 250 mg. Cơn nghẹt mũi sẽ dịu xuống đồng thời xoa dịu được các triệu chứng dị ứng khác.

Nếu đã thử tất cả những cách trên nhiều lần mà vẫn không chữa được chứng nghẹt mũi kinh niên, bạn nên tìm một bác sĩ chuyên khoa về mũi nhé. Bệnh khoang mũi nếu kéo dài quá lâu có thể ảnh hưởng đến mắt và cả não bộ của bạn.

Bài thuốc trị viêm mũi


Viêm mũi teo còn gọi là viêm mũi thối hoặc trĩ mũi, Đông y gọi là "tị cả" (mũi khô) là một loại bệnh viêm mũi mãn tính đặc thù tiến triển chậm.y

Thường xảy ra nhiều ở nữ giới, triệu chứng tăng nặng trong thời kỳ có thai hoặc kinh nguyệt. Đặc điểm của bệnh là niêm mạc mũi bị teo lại, khô, phần dưới xương lá mía bị thu hẹp, hốc mũi nở rộng, gây ra triệu chứng tắc mũi. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số liệu pháp điều trị căn bệnh này.

Nội trị liệu pháp

Bài 1: Đương quy vĩ 15g, xích thược 15g, sinh địa 15g, tử đan sâm 15g, hoàng kỳ 15g, đảng sâm 15g, huyền sâm 20g, tử xuyên khung 10g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 10g, thảo quyết minh 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống.

Bài 2: Mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, sinh địa 15g, huyền sâm 15g, bà diệp 15g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 15g, hoa hồng 15g, đào nhân 10g, mỗi ngày 1 thang sắc uống.




Bài 3: Sa sâm 15g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, tang diệp 15g, hoàng cầm 15g, thương nhĩ tử 15g, kim ngân hoa 15g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, bạc hà 10g, phòng phong 10g, thạch cao 20g, liên kiều 20g, đàm phàn (phèn chua phi) 12g, hoắc hương 10g, hạnh nhân 10g, rau diếp cá 20g, sắc nước uống.

Bài 4: Cát cánh 10g, hoàng cầm 10g, thiên hoa phấn (rễ cây qua lâu) 10g, chiết bối mẫu 10g, 1 cành hoa thất diệp, thương nhĩ tử 10g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 6g, ngày 1 thang sắc uống.

Bài 5: Sa sâm 20g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 20g, thiên hoa phấn (bột qua lâu) 20g, hồng hoa 12g, phục linh 12g, cát cánh 10g, ô mai 30g, sắc nước uống, giúp ra mồ hôi giải nhiệt làm nhẹ người, trị viêm mũi teo do âm hư.

Bài 6: Thược dược 6g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 6g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 3g, đan bì 10g, phục linh 10g, hoàng cầm 10g, sinh địa 10g, bạch tật lê 15g, thương nhĩ tử 6g, sắc nước uống.

Bài 7: Nam sa sâm 15g, thạch cao sống 15-30g, thạch hộc (lan hoàng thảo) 15g, hoàng cúc hoa 10g, hoàng cầm 10g, tang bạch bì 12g, sắc nước uống, ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài 8: Rễ cây mướp, sắc nước uống hoặc nấu canh thịt nạc. Ngày 1 thang.

Bài 9: Sinh địa 15g, huyền sâm 15g, mạch môn đông (củ tóc tiên) 15g, bạch thược 15g, đan bì 10g, bạch chỉ 10g, bạc hà 5g, chiết bối 5g, tân di (mộc lan) 5g, cam thảo 5g. Sắc nước uống ngày 1 thang, trong 5 ngày, nghỉ 5 ngày uống tiếp một đợt khác.

Đồ dược liệu pháp

Bài 1: Giã tỏi lọc lấy nước, bôi vào trong xoang mũi ngày 3 lần, trị viêm mũi teo.

Bài 2: Mật ong tươi (chưa pha chế), rửa hố mũi bằng nước ấm, sau đó dùng tăm bông tiệt khuẩn chấm thuốc bôi vào bên trong hốc mũi, ngày bôi 3 lần cho đến khi hết bệnh.
 Mạch môn đông.

Xuy dược liệu pháp (thổi thuốc)

Bài 1: Hoàng bá 15g, minh hồng hoàng (đá hồng hoàng, có màu hồng đỏ) 6g, tinh dầu bạc hà 3g, tất bát (lá lốt) 6g. Tất cả nghiền bột, đựng trong bình kín. Khi dùng lấy 1 ít thuốc thổi vào trong mũi, sau khi thổi nước mắt nước mũi chảy ra khiến mũi thông thoáng. Ngày làm 1-2 lần, mỗi đợt điều trị 3 ngày, cách nhau 2 ngày.

Bài 2: Long não 2 g, cuống dưa 14 cái.

Cách dùng: Nghiền bột, đựng trong bình kín. Thổi một ít vào mũi, trị chứng mũi khô không chảy nước.

Bài 3: Ngũ cốc trùng 12g, cánh hoa mộc lan 5g, bạch chỉ 6g, vu hoa 3g, long não 3g, băng phiến 3g.

Cách dùng: Sấy khô 4 vị thuốc đầu (ngũ cốc trùng, cánh hoa mộc lan, bạch chỉ, vu hoa) nghiền thành bột chung với long não và băng phiến đựng trong bình kín. Thổi vào mũi bằng ống thổi ngày 3 lần, mỗi bên mũi 1 lần, trị viêm mũi teo, điều trị liên tục trong 3-5 tuần.



Bạch môn đông


Trích dược liệu pháp (nhỏ thuốc)

Bài 1: Dầu thương nhĩ tử, nhỏ mũi ngày 3 lần, trị viêm mũi teo, khô.

Bài 2: Dầu vừng 100g, đun nhỏ lửa, để sôi 15 phút lấy xuống để nguội, đựng trong bình kín, mỗi ngày nhỏ mũi vài lần.

Bài 3: Dầu vừng 150g, hoàng liên 10g, ngâm hoàng liên với dầu vừng 7 ngày, sau đó gạn bỏ cặn, nhỏ dung dịch thuốc mũi ngày 4 lần.

Bài 4: Mật ong 10g, bạch cúc hoa 20g. Chưng mật ong với hoa cúc 2 giờ, lọc bỏ cặn, nhỏ mũi ngày vài lần.

Bài 5: Thương nhĩ tử 160g, tân di (mộc lan) 160g, dầu vừng 1.000ml. Đun nóng dầu vừng, bỏ thương nhĩ tử và tân di ngiền nhỏ vào ngâm 24 giờ. Tiếp theo sắc còn 800ml, để nguội, lọc cặn đựng trong bình, ngày nhỏ mũi 3 lần, trong 30 ngày, trị viêm mũi mạn tính, viêm mũi teo.

Bài 6: Cam thảo tươi 30g, sinh địa hoàng 30g, địa cốt bì 30g, sắc đặc làm dung dịch nhỏ mũi ngày nhỏ 3 lần, trị chứng khô ngẹt mũi, khô cổ.

Bài 7: Ngư tinh thảo (rau diếp cá), sắc nước làm dung dịch nhỏ mũi, nhỏ ngày 3 lần, trị viêm mũi teo.





Tắc dược liệu pháp

Bài 1: Dung dịch hoàng liên 100%, dùng vải xô chấm vào dung dịch nhét vào mũi, trị viêm mũi teo.

Bài 2: 1-2 nhánh lá đào non, vò nát thành viên tròn nhét vào mũi 10-20 phút, ngày làm 4 lần, liên tục trong 7 ngày.

Bài 3: Ngư não thạch 30g, tân di hoa (hoa mộc lan) 30g, nghiền thành bột, dùng bông chấm một ít thuốc nhét vào mũi, trị chứng viêm mũi teo.


Mẹo hay “thông” mũi


Không khí lạnh thất thường khiến hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị ảnh hưởng nhiều và hậu quả là chứng ngạt mũi sẽ có cơ hội tìm đến. Sau đây là một số mẹo đơn giản để giữ cho mũi luôn được thông thoáng trong thời tiết này.

Tư thế ngủ

Tư thế này sẽ  làm giảm sự hình thành dịch chất nhầy ở trong mũi gây khó chịu. Bất kỳ vị trí nằm nào khác cũng có thể tạo áp lực lên xoang gây ra chất nhầy này. Cách tốt nhất là ngủ mặt đối mặt với trần nhà và đầu luôn giữ vị trí kê cao hơn bình thường.  

Củ hành  

Củ hành là cách tốt để giữ mũi luôn được thông thoáng. Thật đơn giản, bạn có thể thái củ hành thành miếng rồi ngửi trong 5 phút. Hành sẽ đóng vai trò như chất xúc tác để tiết ra dung dịch làm sạch mũi.  



Ăn thức ăn cay 

Khi ăn thức ăn cay như hạt tiêu sẽ làm cho mũi nhạy cảm hơn và hoạt động tốt hơn giúp cho lỗ mũi sẽ được sạch sẽ và thông thoáng.  

Uống nhiều đồ uống nóng  

Trả và cà phê lại có tác dụng tốt trong chứng bệnh khó chịu này. Hơi nước từ những thức uống nóng này sẽ giúp làm loãng chất nước nhầy có trong mũi. Ngoài ra, trà cũng có thể giúp long đờm. 

Xông hơi 

Nhỏ một ít giọt bạc hà vào nước nóng, sau đó phủ lên đầu với một chiếc khăn và bắt đầu ngửi dung dịch hơi nước này. Dùng khăn để phủ lên đầu sẽ giúp cho hơi nước được giữ lại nhiều hơn, không bị thoát hơi ra ngoài. Như vậy, sẽ có tác dụng tốt hơn.


CẢNH BÁO NGỘ ĐỘC THUỐC NHỎ MŨI Ở TRẺ NHỎ


Trong thực tế đã thấy nhiều trường hợp ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch xảy ra ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi do người nhà tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ em.

Vì sao trẻ hay bị nghẹt mũi? 

Trẻ em thường dễ nhạy cảm với thời tiết. Hệ hô hấp của trẻ nhỏ cũng rất dễ bị sung huyết, kích ứng đường thở khi nhiệt độ trong ngày thay đổi đột ngột, nhất là lúc chuyển mùa hoặc nằm phòng điều hòa.
Do nghẹt mũi, khò khè, nhiều bé không thể bú được và rất khó ngủ. Trong những trường hợp này, nhiều bà mẹ đã vội cho con mình dùng thuốc nhỏ mũi của người lớn dẫn đến do bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi, thường hay gặp là loại naphazoline. 

Lưu ý khi dùng thuốc

Thuốc nhỏ mũi co mạch được dùng phổ biến ở nước ta là naphazoline. Có khá nhiều tên thương mại như rhinex 0,05%, nasoline 0,05%... Cần chú ý loại này không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 7 tuổi.
Trong thực tế đã thấy nhiều trường hợp ngộ độc thuốc nhỏ mũi co mạch xảy ra ở nhóm tuổi từ 1 tháng đến 3 tuổi do người nhà tự ý dùng loại thuốc này cho trẻ em. Chỉ cần nhỏ 2 giọt là đã đủ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
Sau khi nhỏ mũi từ 30 phút đến 2 giờ sẽ xuất hiện các biểu hiện vã mồ hôi, tay chân lạnh ngắt. Sau đó, trẻ lừ đừ, hôn mê, thở yếu. Thậm chí có những dấu hiệu nặng như ngưng thở từng cơn, nhịp tim không đều có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 



Không được tự ý sử dụng thuốc co mạch cho trẻ nhỏ. Khi trẻ bị nghẹt mũi cần làm thông mũi cho trẻ. Nếu trẻ nghẹt nhiều, nên sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi.
Hướng dẫn trẻ tránh thói quen hỉ mũi mạnh cả hai bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ. Làm thông mũi 2 - 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn.
Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Tuyệt đối không nên dùng miệng để hút mũi vì có thể lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ. Không tự ý dùng thuốc kháng sinh trị nghẹt mũi vì không những không hết nghẹt mũi mà còn làm cho vi khuẩn kháng thuốc.   
Thực tế cho thấy, mặc dù triệu chứng nghẹt mũi rất hay gặp ở trẻ em nhưng đa số các bà mẹ không biết cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh nên đã tự ý điều trị nghẹt mũi theo kinh nghiệm hay mua thuốc theo mách bảo.
Do vậy, để phòng tránh ngộ độc thuốc nhỏ mũi ở trẻ em, cần tuyên truyền rộng rãi, nhắc nhở lại khuyến cáo không dùng thuốc nhỏ mũi co mạch cho trẻ em dưới 7 tuổi. Người nhà cần biết cách chăm sóc trẻ khi bị nghẹt mũi để tránh tai biến cũng như diễn tiến bệnh kéo dài gây biến chứng.

Cẩn thận khi nhỏ mũi cho trẻ nhỏ


Không chỉ đơn giản là nhỏ để giúp thông mũi mà loại thuốc này còn có thể gây những ảnh hưởng nặng nề, thậm chí tử vong nếu dùng quá liều hoặc không đúng chỉ định


90% ngộ độc do nhỏ quá liều

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng T.Ư cảnh báo, những ảnh hưởng của thuốc nhỏ mũi, nhất là các thuốc co mạnh rất nặng nề, đặc biệt là với trẻ em.

Hiện tuy chưa có nhiều thống kê liên quan đến tình trạng ngộ độc thuốc nhỏ mũi, nhưng từ kinh nghiệm, thực tiễn khám, bác sĩ Dinh cho biết, các ca ngộ độc thuốc nhỏ mũi khá nhiều, thường rơi vào những trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 90%) do nhỏ quá liều và không đúng chỉ định.

Trước đó, thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, từ năm 1994 - 2000 đã tiếp nhận 71 ca ngộ độc thuốc nhỏ mũi.

Với trẻ em, khi thời tiết thay đổi rất hay bị ngạt mũi, chảy nước mũi, nhiều bậc cha mẹ chưa tìm nguyên nhân để điều trị, đã vội mua các loại thuốc dùng tại chỗ để nhỏ mũi để trẻ dễ thở. Không chỉ cha mẹ, mà nhiều bác sĩ cũng kê các loại thuốc này để giảm tình trạng ngạt mũi.

Thuốc có hiệu quả rất nhanh nên được các bà mẹ “tín nhiệm” và dễ dẫn đến lạm dụng. Hiện nay tình trạng lạm dụng thuốc co mạch đang ngày càng nhiều do chưa hiểu rõ tác dụng và tác hại. Thuốc co mạch có hoạt chất là Xylometazoline 0.05% - 0.1% (biệt dược Otilin, Otdin, Coldi-B…). Đây chỉ là thuốc tạm thời giảm nghẹt mũi, tạm thời giảm triệu chứng khó chịu, có tác dụng hỗ trợ, không phải là thuốc trị bệnh, không giải quyết tận gốc cơ chế sinh bệnh.

Dù cảnh báo nhiều nhưng không ít bà mẹ vẫn lạm dụng thuốc này để nhỏ cho trẻ.

Gặp hoạ mới… tỉnh

Đến giờ, khi con đã được hơn 1 năm tuổi, chị Hồng ngõ 6, đường Chiến Thắng, Hà Đông vẫn không khỏi ân hận khi nghĩ tới “sự cố” xảy ra với cậu con giai đầu lòng.

Chị sinh con vào tháng 7, trời nóng nực, bức bối. Em bé của chị không may bị viêm mũi cấp khi mới được 24 ngày tuổi. Vội đưa con đi khám tại khoa Tai - Mũi - Họng BV Nhi T.Ư, bác sĩ đã kê thuốc xịt muối biển và Naphazoline.

Đọc hướng dẫn sử dụng Naphazoline dù thấy không an toàn với trẻ nhỏ, nhưng lo lắng tình trạng bệnh của con, cộng với tin tưởng thầy thuốc nên chị vẫn dùng theo đúng chỉ dẫn, thậm chí có phần thấp hơn.

Được khoảng 3 tháng, thấy con có dấu hiệu hắt hơi, chảy mũi trong nhiều, chị lại bê y nguyên đơn thuốc cũ để chữa cho bé. Chẳng may vào đúng hôm nhà có giỗ, khách khứa đông đúc, chị không để ý tới việc nhỏ mũi cho con mà dặn người giúp việc làm thay. Đến chiều, thấy con ngủ lơ tơ mơ, không sâu rồi bé có vẻ mệt, chị nghĩ đơn giản là do hôm nay khách khứa đông, hơi người nhiều khiến bé mệt. Nhưng con cũng không chịu ti, lúc này, chị mới đưa vội con đến bệnh viện. Thì ra, người giúp việc đã nhỏ đến 6 - 7 lần thuốc thuốc Naphazoline cho cháu, khiến bé bị lịm đi, ngộ độc ở mức độ nhẹ.

“May mà cấp cứu kịp thời, không xảy ra hậu quả nghiêm trọng, nếu không, mình sẽ ân hận cả đời. Hiện mình không dám tự ý “dờ” tới các loại thuốc này mà chỉ dùng muối sinh lý nhỏ cho bé”, chị Hồng nói.

Dùng không đúng cách - hại nhiều hơn lợi

“Thuốc nhỏ mũi có thể gây nên ngộ độc nguy hiểm không kém các tình trạng ngộ độc thuốc đường uống khác, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời”, BS Dinh cảnh báo.

Bệnh nhi ngộ độc thuốc nhỏ mũi thường nhập viện 30 phút đến 6 giờ sau khi sử dụng thuốc, với các triệu chứng lơ mơ, hôn mê, mất phản xạ, ức chế trung tâm hô hấp…

Theo các bác sĩ, để tránh các tai biến do ngộ độc thuốc co mạch, nhất là loại Naphazoline, không nên cho trẻ dưới 7 tuổi dùng thuốc này. Trên thực tế, đã có những cháu bé dùng Naphazolin bị ngộ độc dẫn đến tử vong. Vì vậy, tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi. Dùng thuốc không nên kéo dài 10 ngày.

Ngoài ra, nhóm thuốc co mạch dùng co mạch kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tim mạch đặc biệt bệnh cao HA, gây viêm mũi quá phát phải can thiệp như đốt cuốn mũi phẫu thuật; gây viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi...

“Cha mẹ cần phân biệt, nhận biết rõ các nhóm thuốc co mạch để sử dụng cho con đúng cách nhất, vì mỗi loại có những chỉ định khác nhau, tránh tình trạng lạm dụng gây ra những hậu quả nghiêm trọng kể trên”, BS Dinh cảnh báo.


Bé bị sổ mũi mùa
Chứng sổ mũi mùa
Trẻ sơ sinh bị ho uống thuốc gì
Chẳng lo bị ho khi bầu bí
Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Phòng tránh cảm cúm khi mang thai

(st)