Mẹo giúp bé sơ sinh ngủ ngon

Trẻ lớn lên trong giấc ngủ. Vì vậy, một giấc ngủ sâu chất lượng sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.



1. Trẻ ngủ như thế nào?

Trẻ ngủ nhiều cả ngày lẫn đêm, chỉ thức trong những cữ bú mỗi vài giờ/lần. Quả là khó khăn cho những bậc cha mẹ mới để biết con họ cần ngủ bao lâu và ngủ thường xuyên ra sao. Rủi ro thay, không có thời gian biểu nào áp dụng cho tất cả trẻ trong việc ngủ vào ban ngày hoặc đêm, vì điều không rõ ràng ở nhiều trẻ.
Nhìn chung, trẻ sơ sinh ngủ khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Đa số trẻ không bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) mà không thức giấc cho tới lúc được 3 tháng tuổi hoặc cho tới khi chúng cân nặng 5,4 đến 5,9kg.
Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ và cần phải thức giấc mỗi vài giờ một lần để bú. Trong đa số trường hợp, trẻ sẽ thức và sẵn sàng bú mỗi 3-4 giờ/lần. Bạn không cần phải đánh thức con để cho bú trừ khi bác sĩ nhi khoa khuyên bạn làm điều này. Tuy nhiên, không nên để trẻ ngủ lâu hơn 5 giờ/lần trong 5 – 6 tuần đầu trẻ mới chào đời. Vài trẻ sinh non cần bú thường xuyên hơn và phải được đánh thức để bú.
Bạn hãy quan sát những đổi thay trong cách ngủ của con bạn. Nếu bé ngủ ngon đều đặn rồi đột ngột thức giấc trong một này nào đó, có thể bé gặp rắc rối, thí dụ như bị nhiễm trùng tai. Vài sự xáo trộn giấc ngủ đơn giản là do những đổi thay trong quá trình bé phát triển hoặc do sự kích động quá mức.
Đừng bao giờ đặt trẻ lên giường với chai sữa ngậm trong miệng. Đây là một việc làm nguy hiểm vì có thể dẫn tới sự nhiễm trùng tai và trẻ bị nghẹt thở.
2. Quá trình ngủ của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn, chúng cũng có những giai đoạn ngủ khác nhau rồi ngủ sâu. Tùy theo giai đoạn, có thể trẻ sẽ chuyển động cơ thể tích cực hơn hoặc nằm rất yên. Cách ngủ của trẻ sơ sinh bắt đầu hình thành trong những tháng cuối của thai kỳ. Có hai loại giấc ngủ:
- Ngủ chuyển động mắt nhanh (REM):
Đây là giấc ngủ nhẹ khi những giấc mơ xuất hiện và đôi mắt chuyển động nhanh trước sau. Dù trẻ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng ½ khoảng thời gian này là ngủ chuyển động mắt nhanh. Những trẻ lớn và người trưởng thành thì ngủ ít giờ hơn và cũng có ít thời gian hơn trong việc ngủ chuyển động mắt nhanh.
- Ngủ không chuyển động mắt nhanh (Non-REM):
Loại ngủ này có 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Ngủ mơ màng – đôi mắt hạ xuống, có thể mở và khép.
+ Giai đoạn 2: Ngủ nhẹ – trẻ cử động và có thể giật mình bởi tiếng động.
+ Giai đoạn 3: Ngủ sâu – Trẻ yên lặng, không cử động.
+ Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu - Trẻ yên lặng, không cử động.
Trẻ bước vào giai đoạn 1 lúc bắt đầu chu kỳ ngủ rồi chuyển sang giai đoạn 2, 3, 4 rồi trở lại 3, 2 rồi đến ngủ chuyển động mắt nhanh. Những chu kỳ này có thể xuất hiện một số lần trong lúc ngủ. Trẻ có thể thức giấc khi chúng đi từ giấc ngủ sâu sang giấc ngủ nhẹ và có thể khó ngủ trở lại trong một vài tháng đầu chào đời.
3. Những giai đoạn cảnh giác khác nhau ở trẻ sơ sinh
Trẻ có sự khác biệt về sự cảnh giác trong lúc chúng thức giấc. Khi thức giấc ở cuối chu kỳ ngủ, trẻ có giai đoạn cảnh giác yên lặng một cách đặc thù. Đây là lúc trẻ rất yên tĩnh nhưng vẫn thức tỉnh và nhận biết môi trường. Trong thời gian cảnh giác yên lặng, trẻ có thể chú ý hoặc nhìn chằm chằm vào đồ vật và có phản ứng lại trước tiếng động lẫn sự chuyển động. Giai đoạn này thường chuyển sang giai đoạn cảnh giác tích cực khi trẻ chú ý đến âm thanh và hình ảnh. Sau giai đoạn này là giai đoạn khóc. Cơ thể trẻ cử động không vững vàng rồi trẻ có thể khóc lớn. Trẻ có thể dễ dàng bị kích động thái quá trong giai đoạn khóc. Tốt nhất bạn nên tìm cách để làm dịu con bạn. Việc ôm ấp con hoặc bọc con trong mền ấm (nhưng vẫn thoải mái) sẽ giúp con bạn bớt khóc.
Tốt nhất bạn nên cho con bú trước khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, trẻ có thể rất khó chịu, do đó có thể trẻ sẽ từ chối việc bú ngực hoặc bú bình. Ở trẻ sơ sinh, khóc là tín hiệu muộn màng của cơn đói.
4. Giúp con bạn ngủ
Trẻ không thể tự thiết lập kiểu ngủ và thức cho riêng chúng, đặc biệt là lúc đang chìm vào giấc ngủ. Bạn có thể giúp con bạn ngủ bằng việc nhận ra những dấu hiệu sẵn sàng ngủ, dạy trẻ chìm vào giấc ngủ và cung cấp môi trường thoải mái, an toàn để con bạn ngủ.
5. Những tín hiệu sẵn sàng ngủ
Con bạn có thể cho thấy những dấu hiệu sẵn sàng ngủ khi bạn thấy những dấu hiệu sau:
- Bé dụi mắt.
- Ngáp.
- Quay đầu đi.
- Làm ầm lên.
6. Cách giúp con bạn chìm vào giấc ngủ
Không phải trẻ nào cũng biết cách tự chìm vào giấc ngủ. Khi đến lúc lên giường, nhiều cha mẹ muốn đong đưa hoặc cho để giúp con họ ngủ. Việc thiết lập thói quen như thế lúc đến giờ lên giường là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, cần chắc rằng trẻ không chìm vào giấc ngủ trong vòng tay của bạn. điều này có thể trở thành một kiểu mẫu và trẻ có thể bắt đầu chờ đợi nằm trong vòng tay bạn để ngủ thiếp đi. Khi thức giấc giây lát trong chu kỳ ngủ, trẻ có thể không còn khả năng tự ngủ trở lại.
Đa số chuyên gia đề nghị là nên cho trẻ ngủ trong vòng tay của người mẹ rồi đặt trẻ vào giường trong lúc trẻ vẫn thức. Bằng cách này trẻ sẽ học được cách tự ngủ như thế nào.
Việc cho con bạn nghe nhạc êm dịu trong lúc bé sắp ngủ cũng là ý tưởng hay để tạo ra thói quen ngủ cho con bạn.
7. Tư thế ngủ nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh?
- Hãy đặt con bạn nằm ngửa trên tấm nệm vừa vặn, vững chắc trong giường cũi (loại giường đạt tiêu chuẩn an toàn hiện nay).
- Lấy tất cả gối, mền bông, mền làm bằng da cừu, đồ chơi nhồi bông và những vận khác ra khỏi giường cũi.
- Hãy suy nghĩ kỹ việc sử dụng một loại giường ngủ thay thế cho những cái mền mà không cần vật che phủ khác.
- Nếu sử dụng một cái mền, hãy đặt con bạn vào giường cũi rồi nhét một cái mền mỏng quanh nệm giường, chỉ đắp mền cao đến ngực trẻ.
- Cần chắc là đầu con bạn không bị che phủ trong lúc ngủ.
- Không đặt con bạn vào một cái nệm nước, ghế sofa, nệm mềm, gối hoặc bề mặt mềm khác để bé ngủ.
Việc phân chia giường hoặc cùng ngủ chung với con có thể là điều mạo hiểm đối với trẻ trong những hoàn cảnh nào đó. Vì thế, bạn cần chú ý đến những điều sau:
- Vợ chồng bạn cần suy nghĩ kỹ về việc đặt giường cũi của con gần giường vợ chồng bạn để tiện cho bú và tiếp xúc với nhau.
- Nếu bạn cho con ngủ trong giường của bé, nên cho bé ngủ nằm ngửa, tránh những bề mặt mềm hoặc những vật chung quanh có thể phủ lên người con bạn. Không nên đặt giường của con bạn sát tường hoặc gần sát đồ vật khác trong nhà để tránh bé bị mắc kẹt trong chúng.
- Những người lớn khác, cha mẹ, trẻ con, anh chị em trong nhà không nên ngủ chung giường với trẻ còn ẵm ngửa.
- Nếu ngủ chung giường với con, vợ chồng bạn không nên hút thuốc hoặc sử dụng những chất như dược phẩm hoặc rượu bia, vì điều này có thể làm suy yếu khả năng thức tỉnh của con bạn.
Để ngăn ngừa sự nóng bức quá mức, bạn nên cho con mặc quần áo nhẹ khi ngủ và nhiệt độ phòng cần giữ ở mức thoải mái. Tránh bọc thân thể bé quá kín. Hãy kiểm tra da của con bạn để biết chắc là không nóng khi bạn chạm vào.
Nếu cho trẻ ngủ nằm ngửa, khi trẻ thức bạn có thể đặt trẻ trong tư thế khác, thí dụ như nằm sấp để giúp phát triển cơ bắp và mắt, giúp ngăn ngừa những vùng bị dẹp ở phía sau đầu.

Tập cho bé sơ sinh ngủ ngoan


Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé  ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

Các giai đoạn của một giấc ngủ

Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ: 

  • Giấc ngủ nhanh (REM - rapid eye movement : cử động mắt nhanh)

    Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớnvà người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn.
  • Giấc ngủ chậm (Non-REM - Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh):
        Có 4 giai đoạn: 
    • Giai đoạn 1: buồn ngủ - mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.
    • Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è”
    • Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động
    • Giai đoạn 4: ngủ rất sâu - trẻ im lặng và không cử động 

Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai  đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM. Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu, trẻ có thể  thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.

Trẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào?

Trẻ sơ sinh cũng có nhiều kiểu tỉnh giấc khác nhau. Nếu trẻ sơ sinh thức giấc vào cuối của chu kỳ ngủ thì trẻ sẽ bắt đầu giai đoạn tỉnh giấc yên lặng. Trong giai đoạn này, trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được môi  trường xung quanh. Trong giai đoạn tỉnh giấc yên lặng, trẻ có thể nhìn mọi vật hay nhìn chăm chú vào một vật và đáp ứng với âm thanh và động chạm. Giai đoạn này thường sẽ chuyển sang giai đoạn tỉnh giấc hoạt động. Trong giai đoạn này, trẻ cũng chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh nhưng có cử động. Sau giai đoạn này là giai đoạn khóc. Bé cử động nhiều hơn và có thể khóc lớn. Bé có thể bị tăng kích thích trong giai đoạn khóc này. Bạn phải làm bé dịu đi bằng cách ôm bé sát vào người hay quấn bé trong một cái khăn/mền.

Tốt nhất là bạn cho bé bú trước khi bé bước sang giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, bé có thể quá “cáu” (quá  khó chịu) nên không chịu bú. Đối với trẻ sơ sinh, khóc là dấu hiệu cuối cùng của đói bụng, sau khi bé đã làm một số dấu hiệu như tìm vú, đưa tay vào miệng…

Tập thói quen ngủ ngoan cho bé

Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có  thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp bé ngủ ngon 

  1. Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ
    Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.

Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng  dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên đặt bé vào nôi hay giường.

  1. Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm

Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy  đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm. Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này và làm mẹ mệt mỏi vì không chịu ngủ khi mẹ đã ríu mắt rồi. Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.

Ban ngày, khi bé còn thức:
- Chơi với bé càng nhiều càng tốt.
- Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày.
- Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày.
- Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt…
- Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.

Ban đêm:
- Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.
- Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện  với bé nhiều.
  Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn. 

  1. Dạy bé tự ngủ

Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách bạn dỗ bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng. Nếu bạn cho bé nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé khi trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen và bé sẽ không thể ngủ  nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Bạn sẽ thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho bé như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… nhưng cần nhớ rằng bạn sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với bé vừa “khả thi” đối với  bạn. Bạn có thể bế bé đến khi bé thiu thiu ngủ rồi đặt bé xuống chứ không nên để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và bé sẽ thức dậy ngay khi bạn đặt bé xuống giường.

Bé sơ sinh giống  như tờ giấy trắng, bé sẽ là một em bé ngoan ngoãn, dễ ngủ nếu bạn không bỏ lỡ thời gian có thể dạy bé thói quen ngủ ngoan. Giấc ngủ của bé không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân bé mà còn quan trọng với mẹ. Nếu bé quấy đêm nhiều quá thì bạn cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc bé tốt được. Hãy khôn ngoan lựa chọn cách dỗ bé ngủ thích hợp để cả con và mẹ đều được ngủ ngon.



rẻ mới sinh không phân biệt được ngày hay đêm và dạ dày bé nhỏ cũng không chứa đủ sữa hay chất dinh dưỡng để có thể làm cho trẻ thoải mái trong một thời gian dài. Các bé cần bú sữa mỗi giờ cho dù là đêm hay là ngày.

Trẻ sơ sinh ngủ bao lâu?

Trẻ sơ sinh có thể ngủ 16 tiếng một ngày (thậm chí là hơn). Mỗi lần ngủ từ 3 – 4 tiếng. Cũng giống như người lớn, trẻ thường trải qua những giai đoạn khác nhau của giấc ngủ: mơ màng, ngủ ngắn, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Khi bé lớn dần lên thì khoảng thời gian thức giấc cũng tăng lên.


Bi quyet giup be ngu ngoan

Mỗi lần trẻ ngủ từ 3 – 4 tiếng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ vì mẹ sẽ phải thức giấc giữa đêm. Mẹ hãy kiên nhẫn nhé vì điều này sẽ thay đổi khi con lớn dần lên và bắt đầu biết thích nghi với nhịp điệu cuộc sống bên ngoài cái bụng ấm áp của mẹ.

Lúc này, trẻ có nhu cầu ăn lớn hơn nhu cầu ngủ. Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyến cáo là các mẹ không nên để trẻ mới sinh ngủ lâu quá mà không cho con bú. Điều đó có nghĩa là mẹ nên cho con bú cứ 3 – 4 tiếng một lần, có thể thường xuyên hơn. Các bé bú sữa mẹ sẽ nhanh đói hơn các bé bú sữa bình và mẹ cần phải cho bé bú cứ 2 giờ một lần trong những tuần đầu tiên.

Nơi ngủ và tư thế lí tưởng cho trẻ

Trong những tuần đầu tiên, phần lớn các mẹ đặt bé ở trong cũi hoặc nôi trong phòng ngủ. Không nên đặt bé ở phòng riêng vì mẹ sẽ không thể để mắt thường xuyên đến bé.


cho be ngu ngoan

Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyến cáo là mẹ không nên bế bé vào ngủ cùng giường với mình vì những lí do an toàn. Mặc dù rất nhiều nơi tán thành việc mẹ ngủ cùng bé thì vẫn có những nguy cơ bé bị đè vào người dẫn đến ngạt thở. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu trẻ ngủ ở giường với bố mẹ thì nguy cơ bị đột tử ở bé cũng cao hơn.

Mẹ cũng nên tạo cho bé thói quen ngủ càng sớm càng tốt. Mẹ hãy luôn đặt bé vào trong nôi cho bé ngủ để hình thành thói quen cho bé. Mẹ cũng nên nhớ là phải mất vài tuần thì não bộ của bé mới phân biệt được đêm và ngày, vì thế mà mẹ hãy luôn để mắt đến bé.

Mẹ nên đặt yếu tố an toàn cho bé lên hàng đầu. Đừng đặt bất cứ thứ đồ chơi, gối, chăn nào có thể ảnh hưởng đến việc hô hấp ở trẻ. Nhiều mẹ thích trang trí cho nôi của bé thêm nhiều màu sắc nhưng nó lại góp phần gây nguy hiểm cho bé đấy. Tránh đặt những vật dạng dây buộc, có cạnh sắc trong nôi và phải đảm bảo nôi và cũi mẹ dùng cho con đáp ứng đủ những tiêu chuẩn về an toàn.

Các bác sĩ nhi khoa cũng khuyên mẹ nên đặt bé nằm ngửa chứ không được nằm sấp vì bé rất có thể bị nghẹt thở. Những em bé nằm sấp thường khó ngủ và sẽ hít lại khí CO2 bởi vì bé sẽ không thể tự mình thay đổi tư thế. Tỉ lệ tử vong ở trẻ đã giảm xuống 50% kể từ năm 1992 khi các bác sĩ chính thức lên tiếng khuyến cáo.


Không nên để những đồ chơi có cạnh sắc ở gần bé

Mẹ có thể giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của trẻ để trẻ ngủ về đêm bằng cách tránh các kích thích khi cho con bú hay thay tã ban đêm. Mẹ  hãy để đèn mờ mờ và hạn chế chơi hay nói với bé. Điều này sẽ tự động truyền thông điệp cho bé là ban đêm chính là thời gian để ngủ.

Trẻ quá mệt sẽ gặp nhiều vấn đề trong lúc ngủ hơn là trẻ ngủ đủ giấc trong ngày. Chính vì thế nếu mẹ nào muốn con mình thức trong ngày để ban đêm con ngủ nhiều hơn thì chẳng có tác dụng gì đâu.

Nuôi con khi trẻ mới sinh ra được một tháng là quãng thời gian khó khăn nhất đối với các mẹ bởi mẹ sẽ phải thức giấc cứ vài giờ một lần.

Đến tháng thứ 2 thì hầu hết các trẻ sơ sinh đều ngủ từ 6 – 8 tiếng qua đêm. Nếu con bạn thức giấc trong đêm khi ở tháng tuổi thứ tư thì hãy nói với bác sĩ để tìm hướng giải quyết.


Quấn giúp bé có cảm giác an toàn, ấm áp và được yêu thương.

Chính cảm giác này sẽ làm nguôi ngoai cơn quấy khóc ở bé sơ sinh. Kỹ thuật quấn bé không cần quá phức tạp, chỉ cần một tấm chăn (tã) mỏng và bạn bọc bé lại nhẹ nhàng, sao cho bé cảm thấy dễ chịu là được

2. Lắc lư

Một cái ghế bập bênh dành cho người mẹ ngồi dỗ con là một gợi ý làm dịu mỗi khi bé quấy. Những chuyển động nhẹ nhàng lắc lư giống như “thuốc an thần” mỗi khi bé ọ ẹ cáu kỉnh. Nếu không có ghế, bạn thử đi bộ quanh phòng hoặc đứng một chỗ, nhẹ nhàng đu đưa từ bên này sang bên kia trong khi đang bế bé. Các chuyển động đơn giản và nhẹ nhàng này còn khiến bé nhanh buồn ngủ. Ngoài “kỹ thuật” trên, bạn có thể đặt bé vào nôi và đưa nôi, đó cũng là cách lắc lư giúp bé trấn tĩnh

3. Âm nhạc dịu nhẹ

Tránh những loại nhạc chát chúa hoặc có lời bài hát gào thét vì chúng sẽ khiến bé bị kích thích. Loại nhạc này hoàn toàn không hợp nếu bé đang khóc và buồn ngủ. Thay vào đó, thử chuyển sang thể loại nhạc nhẹ, mô phỏng tiếng chim hót, suối chảy, gió nhẹ nhàng hay tiếng con cá bơi lội…

4. Cho bé vào xe đẩy

Chuyển động nhẹ nhàng của xe đẩy cùng với những thay đổi liên tục của cảnh xung quanh có tác dụng thu hút bé, khiến bé qua cơn quấy và thậm chí, còn nhắm mắt lại ngủ ngon lành

5. Phòng ngủ tối

Đưa bé vào một căn phòng tối là mẹo khi bé quấy khóc do kích thích ánh sáng. Chuyển bé vào một phòng tối sẽ đánh lạc hướng bé và khiến bé buồn ngủ nhanh

Nước ấm, khăn mềm có thể giúp bé thư giãn. Hãy tắm thật nhanh, trong phòng ấm, không có đồ chơi hay trò chuyện như khi tắm ban ngày để con không quá phấn khích và thích chơi đùa.

Dưới đây là một số gợi ý khác từ Parenting mà bạn có thể áp dụng để giúp con ngủ ngon.

Ngủ chung

Dù bạn thích cho con ngủ riêng nhưng các nghiên cứu cho thấy trẻ ngủ chung với bố mẹ lớn lên sẽ tự tin hơn và ít lo âu. Để ngủ chung an toàn, có thể cho bé nằm trong cũi ngay sát giường mẹ hoặc nằm cạnh mẹ trong giường rộng, không có quá nhiều chăn, gối.

Ngoài ra, thú nhồi bông, đồ chơi cần được mang đi khỏi cũi, giường bởi vừa gây vướng vừa làm tăng nguy cơ khiến bé ngạt. Bạn cũng có thể thay chiếc chăn lồng phồng bằng chiếc túi ngủ ấm áp cho con nếu sợ bé lạnh.


Cho con ăn đủ

Nếu bé của bạn hay thức dậy giữa đêm vì đói, việc cho bé ăn đủ trước khi ngủ có thể cải thiện tình hình. Thay vì đợi bé đói bụng dậy đòi ăn, hãy cho con ăn trước khi ngủ hoặc lúc đang ngủ, nhưng đừng cho bé ăn quá no, con sẽ khó chịu.

Chú ý tới mùi hương

Một số người có thể được ru ngủ với chút mùi của vài giọt tinh dầu oải hương. Mặc dù tinh dầu hoa oải hương và một số loại tinh dầu khác giúp thư giãn và chống lo âu, nhưng nước hoa không được khuyên dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Vì thế với trẻ nhỏ có làn da và mũi rất nhạy cảm, nên loại bỏ những thứ có mùi thơm và khi giặt đồ cho bé cũng nên dùng những loại mùi nhẹ nhất.

Kiểm tra bệnh lý

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh phổ biến khiến một số trẻ bị vấn đề về giấc ngủ. Bé hay  nôn trớ, sợ ăn, thở khò khè kéo dài, sôi bụng... là những dấu hiệu cần chú ý. Nếu có nghi vấn, bạn nên đưa bé đi khám và xin lời khuyên của bác sĩ nhi.

Đặt giờ ngủ nhất định

Mệt mỏi thường khiến bé khó ngủ. Nên tạo một giờ ngủ nhất định và nhiều chuyên gia cho rằng, với bé dưới 1 tuổi thì thời gian từ 6h30 và 7 giờ tối là phù hợp. Ngủ sớm không có nghĩa là bé sẽ dậy sớm mà một giấc ngủ ngon ban đêm thường cho kết quả là bé sẽ dậy muộn hơn vào sáng hôm sau và tỉnh táo hơn.

Mặc thoáng

Cho bé mặc thoáng, quần áo bằng vải cotton có khả năng thấm hút cao. Những loại sợi vải tổng hợp có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé và làm con khó ngủ ngon.

Ngoài ra, để nhiệt độ phòng vừa phải cũng giúp bé ngủ ngon hơn.

Tắt đèn

Để giúp bé nhận biết giờ ngủ, hãy để phòng tối. Ban ngày cần mở cửa sáng để bé thấy sự khác biệt.

Massage

Theo nghiên cứu, các bé tận hưởng 15 phút massage rơi vào giấc ngủ nhanh hơn là khi chỉ nghe một câu chuyện, theo nghiên cứu. Dùng dầu massage và chà xát nhè nhẹ lên khắp người bé với lực vừa phải.

Ngoài ra, khi đặt con vào giường hay cũi bạn cũng nên lấy tay xoa nhẹ lên bụng, tay, đầu bé để vỗ vễ con. Điều này có thể giúp con cảm thấy an tâm và có giấc ngủ ngon suốt đêm.

Ngủ trưa

Giấc ngủ trưa rất quan trọng cho sự phát triển tinh thần và thể chất của bé. Đừng bỏ qua giấc ngủ trưa với hy vọng con sẽ ngủ dài vào ban đêm.

Để tã luôn khô ráo

Sự ẩm ướt và các chất bẩn sẽ khiến bé khó chịu và không thể ng�� yên. Dùng loại bỉm siêu thấm cho đêm, nên thay ngay nếu thấy bỉm đầy hoặc mỗi lần bé đại tiện.

Dùng núm vú giả

Một núm vú giả có thể giúp bé dễ ngủ và nghiên cứu cho thấy núm vú còn bảo vệ bé khỏi nguy cơ đột tử sơ sinh. Khi con đã ngủ nên bỏ núm vú giả khỏi miệng bé vì con có thể thức giấc nếu ti giả rơi ra. Nên dùng loại ti giả mềm, và cần vệ sinh, tiệt trùng kỹ hằng ngày.

Quấn tã đúng cách

Các bé sơ sinh đã quen không gian ấm, chặt trong tử cung của mẹ, nên việc quấn tã đúng cách cho bé cảm giác an toàn và ngủ ngon hơn.

Kể chuyện

Đọc những mẩu chuyện ngắn với giọng êm dịu trước giờ ngủ giúp bé thư giãn. Đây là thói quen nên duy trì suốt thời thơ ấu cho con.

Nhận biết dấu hiệu bé buồn ngủ

Dụi mắt, ngáp... là những dấu hiệu cho thấy con đã buồn ngủ và cho con đi ngủ ngay. Đừng đợi tới khi con gắt gỏng và mệt mỏi vì khi đó bé sẽ khó ngủ.

Âm thanh phù hợp

Khi bé chào đời, giọng nói của bạn đã gần gũi và có ảnh hưởng tích cực tới con. Hãy dịu dàng hát ru hay thì thầm để giúp con có cảm giác an tâm là mẹ đang ở bên cạnh và có giấc ngủ sâu.

Ngoài ra, bạn đừng cố gắng giữ im lặng hoàn toàn khi bé ngủ. Trong tử cung, bé đã quen với những âm thanh khác nhau như nhịp đập của tim mẹ hay những tiếng dạ dày sôi lục bục, vì vậy sự yên lặng hoàn toàn có thể khiến bé bất an. Một số trẻ lại dễ ngủ hơn nếu bạn mở quạt.

Hôn con

Không cần lý do cho những cái ôm và nụ hôn dành cho thiên thần bé nhỏ của bạn. Khi bạn thể hiện tình yêu thương với con trước khi đi ngủ, bạn sẽ khiến bé cảm thấy an toàn và được nâng niu, giúp bé ngủ sâu và dài hơn.


Tham khảo thêm bé ngủ ngon theo từng độ tuổi


Một em bé từ sơ sinh cho đến ba tuổi có thời gian ngủ không như người lớn chúng ta.

Sự khác biệt này khiến cho cuộc sống của bạn thực sự đảo lộn. Để đối phó với việc này một cách hiệu quả, các bà mẹ nên tìm hiểu kỹ về giấc ngủ của trẻ...

Giai đoạn mới sinh

Những ngày mới sinh, bé cần được ngủ từ 16 đến 20 tiếng mỗi ngày. Bé không có một chút khái niệm gì về ngày, đêm hay giờ giấc. Tức là hầu hết thời gian trong ngày bé đều ngủ, chỉ thức dậy để ăn trong khoảng từ 30 – 45 phút. Cái dạ dày bé xíu của bé còn quá non nớt, chưa hoàn thiện chức năng của nó nên bé tiêu hoá rất nhanh, và vì thế, bé cần được cho ăn trong khoảng 2 tiếng/lần, bất kể ngày hay đêm.

Bạn có thể làm gì trong giai đoạn này? Đương nhiên là phải tuyệt đối tuân theo nhu cầu ăn ngủ của bé, nhưng có thể bước đầu tập cho bé về sự khác biệt giữa ăn ban ngày và ban đêm. Ví dụ như khi cho bé ăn ban ngày, bạn hãy bật đèn sáng và trò chuyện với bé, khi cho bé ăn ban đêm, hãy để đèn tối và giữ yên lặng, khá đơn giản phải không? Và đừng quên tranh thủ ngủ mỗi khi bé ngủ, để đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể và không bị mất sữa nếu bạn cho con bú.

Từ 0 tới 3 tháng

Khoảng hai tuần sau khi sinh, thời gian ngủ của bé bắt đầu thay đổi, giảm xuống còn 15 đến 18 tiếng một ngày. Bé bắt đầu thức nhiều hơn vào ban ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Nếu tập được cho bé tốt, bé có thể đi vào “quỹ đạo” ăn ngủ theo ý bạn sau sáu tuần. Vào khoảng thời gian bé được ba tháng, bé sẽ chỉ còn giữ thói quen ngủ ba giấc vào ban ngày và một giấc ngủ dài vào ban đêm, chỉ tỉnh dậy để ăn một đến hai lần.

Bạn có thể làm được gì trong giai đoạn này? Đến giai đoạn này, việc tập cho bé cảm nhận sự khác biệt giữa ngày và đêm cần phải cụ thể hơn. Bạn nên chơi với bé nhiều hơn vào ban ngày, thậm chí khi bé ngủ, hãy để những âm thanh của các hoạt động ban ngày diễn ra bình thường, đừng quá giữ yên ắng. Tập để bé tự ngủ vào ban đêm, đừng giúp đỡ bé ngủ quá nhiều bằng cách cho bé ti rồi ngủ luôn, hoặc cho bé nằm lên ngực bạn khi đi ngủ. Việc này sẽ tạo cho bé một thói quen xấu, sau này bé sẽ rất khó ngủ lại nếu thức dậy vào ban đêm và rồi không được ti hay nằm lên ngực bạn.

Từ 3 – 6 tháng

Giai đoạn này, thời gian ngủ của bé là 9 – 12 tiếng mỗi đêm và ít nhất hai giấc ngủ ngắn ban ngày. Giấc ngủ ngày của bé có thể kéo dài từ 45 phút đến hai tiếng, và thời gian cho mỗi lần thức cũng vào khoảng hai tiếng. Các bà mẹ cũng có thể dự đoán trước được thời điểm bé thức dậy để ăn vào ban đêm. Tới khi bé được bốn tháng, hoặc cân nặng 7kg, nhu cầu dinh dưỡng của bé sẽ thay đổi, và nếu không đáp ứng được sự thay đổi này, sẽ rất khó để bạn đưa bé tuyệt đối tuân theo lịch trình ăn ngủ hàng ngày.

Bạn có thể làm được gì trong giai đoạn này? Khi bé được bốn tháng, hãy bắt đầu cho bé thử ăn dặm để đáp ứng sự thay đổi nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé. Tuy nhiên, việc ăn dặm cần hết sức cẩn thận, nếu bé không thay đổi quá nhiều, hoặc thể hiện sự đòi hỏi về việc ăn uống quá nhiều, tốt nhất chờ đến khi bé được sáu tháng hãy cho bé ăn dặm.


Tổng cộng thời gian ngủ của bé từ 2-3 tuổi cả giấc đêm và giấc
ngày là 10 – 12 tiếng.(ảnh minh họa)

Từ 6 – 12 tháng

11 tiếng cho giấc ngủ đêm và thêm ít nhất hai giấc ngủ ngày. Có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao bé được ăn giặm rồi, tức là ăn no lâu hơn rồi, mà đêm vẫn tỉnh dậy đòi ăn? Rất có thể, không phải bé thức dậy để đòi ăn, mà là do sự phát triển của những chiếc răng bé xíu trong lợi của bé, chúng khiến bé khó chịu và khó ngủ. Và đến độ tuổi này, sự nhận biết về cha mẹ cũng đã cực kỳ rõ ràng, bé sẽ thấy bất an với sự vắng mặt của bạn nên khi dậy sẽ rất dễ khóc vào buổi đêm.

Bạn có thể làm được gì trong giai đoạn này? Trước tiên, hãy đảm bảo cho việc tăng cân của bé được ổn định, khi bé đủ dinh dưỡng, bé sẽ không tỉnh dậy vì đói. Bạn cũng cần tập cho bé không ăn đêm để bé dần có thể hiểu được bé cần phải ngủ nhiều hơn vào thời điểm này trong ngày. Nếu bạn thấy bé có dấu hiệu mọc răng, hãy dùng những loại gel bôi chuyên dụng giúp làm giảm đau lợi cho bé, để bé bớt đau đớn và quấy khóc. Hay đơn giản làm yên lòng bé mỗi khi thức dậy trong cũi và không thấy ba mẹ bên cạnh bằng những người bạn đồ chơi mà bé thích.

Từ 1 – 2 tuổi

Thời gian ngủ dao động trong khoảng 10 – 12 tiếng mỗi đêm, cộng thêm hai giấc ngủ ngắn ban ngày. Đến độ tuổi này, vào giấc ngủ đêm, bé có thể sẽ ngủ khoảng bốn tiếng, sau đó thức dậy. Cảm xúc của bé phát triển nhiều hơn cũng đem lại những nỗi sợ mơ hồ cho bé nhiều hơn. Tuy nhiên nếu bạn may mắn, cộng thêm việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé tốt và giỏi trong việc tập luyện thời gian cho bé, bé sẽ ngủ thâu đêm và bạn không phải khổ sở thức dậy để dỗ dành bé mỗi đêm nữa.

Bạn có thể làm gì trong giai đoạn này? Quan trọng nhất là tạo cho bé cảm giác an toàn và yên tâm mỗi khi đi ngủ. Một chiếc giường đẹp theo đúng sở thích của bé, với những người bạn đồ chơi quen thuộc, nhưng câu chuyện vui vẻ trước khi đi ngủ là những gợi ý dễ dàng nhất. Ba mẹ hãy thể hiện để bé hiểu được tình yêu thương của ba mẹ, vì thời gian này là lúc bé phát triển nhận thức rất nhanh. Một điều nhỏ nữa, nếu bé ngủ trưa, đừng để bé ngủ quá 4g chiều.

Từ 2 – 3 tuổi


Tổng cộng thời gian ngủ của bé cả giấc đêm và giấc ngày là 10 – 12 tiếng. Đôi khi vì mải chơi, bé thậm chí không ngủ trưa mà dành toàn bộ thời gian ngủ cho giấc đêm. Việc này đôi khi lại gây nên hậu quả trái ngược, vì không được ngủ ngắn vào ban ngày nên chiều bé thường sẽ rất quấy và không chịu ăn uống tử tế. Đến ban đêm, bé cũng sẽ dễ thức dậy hơn vì cơ thể sẽ nhầm tưởng đó là giấc ngủ ngày. Giai đoạn này, những giấc mơ và ác mộng xuất hiện rất rõ ràng đôi khi cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.

Bạn có thể làm gì trong giai đoạn này? Hạn chế thời gian xem tivi và những trò chơi vận động quá mạnh của bé trước khi đi ngủ. Cho bé đi ngủ đúng giờ, đừng để tới khi bé mệt rũ và gắt gỏng quá mức rồi mới cho bé ngủ. Đẩy mạnh những thói quen để bé có thể ngủ đúng giờ và yên tâm với giấc ngủ của mình. Ba mẹ cũng nên linh hoạt với bé một chút, nếu cần có thể ngủ cùng bé khi bé gặp ác mộng và quá sợ hãi vào ban đêm.

Cơ thể của mỗi bé là khác nhau, và việc đáp ứng theo nhu cầu của mỗi bé cũng là khác nhau. Vì thế, hãy không ngừng tìm hiểu về con bạn để nắm rõ những thay đổi cũng như nhu cầu hàng ngày của bé bạn nhé.


Hiện tượng nổi mụn ở trẻ sơ sinh
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Làm gì khi trẻ bị sặc sữa
Tư thế nằm ngủ của trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh


(st)