Mẹo hay chữa ngạt mũi đơn giản mà hiệu quả bất ngờ

 

Thông thường, chúng ta rất chủ quan với hiện tượng ngạt mũi và dễ bỏ qua. Nhưng theo các chuyên gia tai mũi họng, đây là một dấu hiệu cần được quan tâm theo dõi vì có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm như khối u, dị vật...

 

Hiện tượng ngạt mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, là cấp tính hoặc mạn tính. Bình thường, chúng ta thở đường mũi một cách chậm rãi, đều đặn, không có tiếng kêu và miệng thì ngậm lại; khi bịt một bên mũi, ta vẫn thở được dễ dàng. Khi ngạt mũi, ta thở khó khăn và có tiếng kêu; nếu bịt một bên mũi, ta sẽ ngạt và phải thở bằng miệng. Người bị ngạt mũi ban đêm hay ngáy và sáng dậy họng bị khô, có cảm giác vướng họng, thường xuyên phải đằng hắng. Khi thở bằng miệng, không khí đi vào không được lọc sạch và sưởi ấm nên dễ gây viêm họng, viêm thanh quản, phế quản... Bệnh nhân không phát âm được những chữ m, n và nói giọng mũi kín.

Một số trường hợp tắc mũi gây ù tai, nghe kém do viêm phù nề và mủ đọng (làm tắc đường thông thương giữa mũi và tai). Viêm nhiễm ở mũi lâu dài có thể lan lên mắt, gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt (thông qua ống dẫn mắt mũi). Tình trạng ngạt tắc mũi thường xuyên ảnh hưởng xấu đến khuôn mặt như gây hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp... Bệnh nhân ngạt mũi thường xuyên thường bị thiếu không khí nên không được linh hoạt, hay chậm chạp, lười biếng, nhức đầu và khó tập trung tư tưởng.

Có thể đánh giá mức độ ngạt mũi bằng cách bịt từng bên mũi, để lưng bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia để nghe luồng khí đi qua. Cũng có thể hoặc đặt một gương nhỏ trước cửa mũi rồi thử từng bên xem có mờ gương hay không.

 

NGẠT MŨI CÓ RẤT NHIỀU NGUYÊN NHÂN
 

- Dị tật bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ mới đẻ do cửa mũi phía sau bị bịt bởi một lớp màng hoặc mảnh xương. Trẻ thường khó thở do phản xạ thở bằng mồm chưa hoàn thiện. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong.

- Viêm nhiễm: Viêm mũi họng ở trẻ em, viêm mũi xoang...

- Khối u: Lành tính hoặc ác tính.

- Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: Thường do trẻ em tự nhét vào mũi các hạt lạc, sáp màu...

- Rối loạn cảm giác ở mũi: Đường thở thông nhưng bệnh nhân vẫn kêu ngạt mũi, thường xảy ra ở những người mất cảm giác tại mũi.

- Rối loạn nội tiết: Hay xảy ra ở những phụ nữ có thai.

Với những trường hợp ngạt mũi do viêm nhiễm cấp tính, có thể dùng một số lá xông chứa tinh dầu hoặc thuốc có tinh dầu để xông mũi trong 5-10 phút. Không nên dùng thuốc quá nóng hoặc nhỏ quá nhiều vì hơi thuốc sẽ bốc lên mạnh, rất khó chịu. Không dùng cách này cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.

Nếu nhỏ thuốc co mạch, không được dùng quá 10 ngày vì dễ gây viêm mũi do thuốc - một loại bệnh rất khó điều trị. Tốt nhất là nên đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để có phương pháp điều trị đúng đắn ngay từ đầu.

 

MẸO CHỮA NGẠT MŨI KHI THAI KỲ

Ngạt mũi có thể khởi phát ở tháng thứ 2 và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh.

Nguyên nhân nghẹt mũi thai kỳ

Chảy mũi hoặc ngạt mũi trở nên phổ biến hơn khi mang thai. Có tới 30% phụ nữ mang thai từng bị nghẹt mũi mà không phải dị ứng hay bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này còn được gọi là viêm mũi thai kỳ.

Ngạt mũi có thể khởi phát ở tháng thứ 2 và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh.

Hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Chưa kể, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.

Chẩn đoán

Nếu bạn chỉ bị nghẹt (chảy) mũi mà không kèm triệu chứng khác thì có thể bạn bị viêm mũi thai kỳ. Nếu nghẹt mũi kèm hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt thì có thể bạn bị cảm hoặc bệnh truyền nhiễm.

Chứng viêm xoang cũng rất thường gặp khi mang thai. Nếu bạn bị các triệu chứng của viêm xoang như sốt (đau đầu, mũi chảy dịch vàng hoặc xanh, đau vùng mặt, đau hàm hoặc giảm khả năng nhận biết mùi) thì bạn nên đi khám.

Nếu bạn bị tắc (chảy mũi) với dịch mũi trong, kèm hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bạn bị dị ứng. Dị ứng trong thai kỳ thường khó dự đoán: Chúng có thể đỡ hoặc nặng thêm; hoặc bạn trở nên nhạy cảm với những chất dị ứng khác mà trước đó bạn chưa bị.

Dùng thuốc

Nếu tắc mũi làm bạn khổ sở thì bạn nên đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn. Tốt nhất bạn nên tránh các loại thuốc trong 3 tháng đầu mang thai, khi mà các cơ quan của thai đang hình thành, trừ khi thật cần thiết (ví dụ để kiểm soát suyễn). Mọi loại thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ.

 



MẸO HAY CHỮA NGẠT MŨI

- Cắt một củ tỏi ra thành miếng gần bằng độ lớn của lỗ mũi, dùng vải mỏng gói lại và nhét vào lỗ mũi. Có thể thay tỏi bằng củ hành tím, giã nhỏ, lấy bông sạch tẩm nước hành rồi nhét bông ấy vào lỗ mũi một lát là hết nghẹt ngay.

- Thái vài củ hành tím hoặc hành tây rồi sắc lên, dùng hơi nước bốc lên để xông mũi khá hiệu quả. Có thể thay hành bằng nước giấm ăn.

- Trước khi đi ngủ, hãy lấy một miếng vải hoặc khăn tay sạch nhúng vào nước nóng. Sau đó vắt cho khăn còn âm ấm thì phủ lên hai tai từ 10 đến 15 phút mũi sẽ thông trở lại.



THỰC PHẨM CÓ TÁC DỤNG KHÁNG CÚM THẦN KỲ
 

Mùa thu, thời tiết thường hay thay đổi thất thường, đây cũng là thời điểm dễ nhiễm cúm nhất. Làm thế nào có thể phòng ngừa cảm cúm mà không cần uống thuốc?

Xin giới thiệu với các bạn 6 nhóm thực phẩm có công dụng kháng cúm thần kỳ.
 
Rau, củ có màu xanh sẫm và vàng cam tăng vitamin A
 
Theo các chuyên gia, rau, củ có màu vàng cam (bí đỏ, cà rốt...) rất giàu carotenoid, có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, loại vitamin này có thể tăng cường chức năng tế bào biểu mô, tạo ra sức đề kháng đối với virus cúm. 
 
Chúng còn tăng cường màng nhầy cho họng và phổi, bảo đảm sự trao đổi chất ở bộ phận này hoạt động bình thường, tránh được cảm cúm.
 
Rau có màu xanh lục đặc biệt giàu axit folic - nhân tố cần thiết để tổng hợp chất miễn dịch. Loại rau này cũng như chứa một lượng lớn flavonoid và vitamin C có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy sự tổng hợp các chất kháng virus như interferon nên giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc cúm.
 
Hoa quả bổ sung nhiều loại vitamin
 

Ăn hoa quả là lựa chọn sáng suốt nhất để bổ sung nhiều loại vitamin. Hơn nữa, trong hầu hết các loại hoa quả đều chứa chất cyanidin có tác dụng trong việc kích thích hoạt động của hệ miễn dịch.

Vì vậy, bạn nên thường xuyên lựa chọn hoa quả giàu vitamin C và cyanidin như chuối, cam, kiwi, dâu tây , táo mèo… để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
 
Ăn hoa quả là lựa chọn sáng suốt nhất để bổ sung nhiều loại vitamin. Ảnh internet

Trứng, đậu bổ sung protein chất lượng cao
 
Protein là chất quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và được coi là chất kháng thể chính có chức năng đặc biệt trong việc bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại virus. Cho nên, chúng ta cần phải bảo đảm bổ sung một lượng nhất định protein chất lượng cao vào cơ thể. Protein chất lượng cao chủ yếu có từ các loại sữa, trứng, cá, thịt nạc và các sản phẩm từ đậu.
 
Thường xuyên ăn các loại khoai để tăng cường hệ miễn dịch
 
Các loại khoai (khoai tây, khoai sọ, khoai môn, củ từ...) có thể chế biến trong các bữa ăn chính vì chúng cung cấp một lượng vitamin C, vitamin B1, kali, chất xơ... phong phú cho cơ thê. Khoai lang, khoai môn, củ từ còn chứa chất mucin giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
 
Muốn bổ sung kẽm hay chọn ngũ cốc và hải sản
 
Trong các nguyên tố vi lượng, kẽm có quan hệ mật thiết nhất với chức năng miễn dịch. Kẽm có thể tăng cường khả năng kiểm soát tế bào, từ đó phát huy tác dụng diệt khuẩn. Bổ sung kẽm có thể nâng cao sức đề kháng, điều tiết nội tiết tố trong cơ thể.
Thực phẩm chứa kẽm bao gồm ngũ cốc, hàu, gan gà, lạc, cá, trứng, hạt mè đen... Tuy nhiên, ăn bao nhiêu thì bạn nên tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ.
 
Sữa chua bổ sung lợi khuẩn
 

Sữa chua có chứa những vi khuẩn tốt (lợi khuẩn) nên có thể giúp hệ miễn dịch hoạt đông bình thường. Bên cạnh đó, nếu bạn không thích ăn sữa chua thì có thể chọn các loại thức uống như trà xanh, trà hoa, trà hoa cúc... để thay thế vì chúng cũng có tác dụng tương tự sữa chua.



SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI CHỮA BỆNH CẢM CÚM

Vì chủ quan cho rằng cảm cúm là bệnh có thể tự khỏi nên nhiều người vẫn có những sai lầm trong việc điều trị bệnh.

Mùa đông đến đồng nghĩa với việc bạn dễ mắc bệnh cảm cúm với cảm giác khó chịu như ho, hắt hơi và viêm họng dù đã trang bị áo ấm. Tuy nhiên việc điều trị bệnh cảm cúm sao cho đúng thì không phải ai cũng biết. 
 
Dưới đây là 7 sai lầm thường gặp khi chữa bệnh cảm cúm.
 
Sai lầm 1: Kiêng ăn các chất béo như trứng, sữa khi bị cảm
 
Sau khi bị cảm, cơ thể sẽ mất cảm giác ngon miệng, các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, sốt đều làm tăng sự tiêu hao năng lượng, nếu không tăng cường dinh dưỡng và nạp đủ năng lượng, bệnh càng lâu khỏi hơn.
 
Do đó, sau khi bị cảm phải ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa, khẩu vị nên thanh đạm, tốt nhất nên nạp nhiều protein, vitamin và nguyên tố vi lượng như thịt nạc, các loại trứng, rau, hoa quả mới có thể giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
 
Sai lầm 2: Đóng kín cửa, trùm đầu ngủ để toát mồ hôi 
 
Đây là một ảo tưởng, bởi vì sau khi đổ mồ hôi cơ thể dường như nhẹ nhõm hơn, nhưng việc này không thể giúp chữa khỏi bệnh.
 
Khi bị cảm ăn uống ít, thể chất yếu ớt, nếu đổ mồ hôi nhiều dễ gây mất nước và kiệt sức, dẫn tới sức đề kháng suy giảm, bệnh tình càng trầm trọng hơn.
 
Sai lầm 3: Khi bị cảm cúm thông thường không cần phải chữa
 
Cảm mạo thông thường là vấn đề sức khỏe chung chủ yếu của con người, nhưng mọi người lại coi nhẹ việc điều trị cảm cúm thông thường, mỗi năm người trưởng thành đều bị cảm 2- 4 lần, biểu hiện thông thường là đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể..
 

Cảm cúm là bệnh thông thường không cần phải chữa.

 
 
Với những triệu chứng này, cần tích cực và kịp thời điều trị, nếu xử lý không tốt, có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng đối với hệ thống tim mạch như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hô hấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm họng… 
 
Các bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn, thậm chí còn đe dọa tới tình mạng. Do đó, cảm cúm nên kịp thời điều trị đúng cách.
 
Sai lầm 4: Cảm cúm chỉ là bệnh nhỏ, không cần nghỉ ngơi
 
Thực tiễn y học chứng minh, khi ngủ ít, làm việc quá sức, bị cảm lạnh, sức đề kháng giảm sút, vi khuẩn và virus sẽ tận dụng điều kiện này để xâm nhập vào cơ thể, dẫn tới bệnh. 
 
Đặc biệt là sau khi cảm cúm không chú ý nghỉ ngơi, mầm bệnh rất dễ xâm nhập vào các bộ phận khác, gây nhiễm trùng cơ thể như viêm amidan mủ, viêm xoang có mủ, viêm phế quản do vi khuẩn gây ra, bệnh nhân cũng có chuyển sang bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm thận…
 
Sai lầm 5: Uống thuốc cảm càng nhiều, càng nhanh khỏi
 
Đa số mọi người đều có có quan điểm rằng, sau khi bị cảm sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, vitamin thì bệnh sẽ càng nhanh khỏi hơn. 
 
Nhưng đây là quan điểm sai lầm bởi vì đa số cảm cúm thông thường do virus cúm gây ra, thuốc kháng sinh không những không hề có tác dụng đối với virus, mà còn có thể gây ra phản ứng xấu do lạm dụng thuốc.
 
Sai lầm 6: Khi điều trị cảm cúm có thể tùy ý sử dụng một loại thuốc cảm
 
Trên thực tế, thuốc cảm được bày bán tràn lan trên thị trường, hầu hết là các thành phần hợp chất và liều lượng không giống nhau, với các thành phần khác nhau thì điều trị các triệu chứng cảm khác nhau.
 
Các triệu chứng cảm khác nhau nên lựa chọn một loại thuốc cảm tương ứng với các thành phần hoạt chất, chứ không nên tùy ý uống một loại, cũng đừng tùy ý tăng liều lượng và thời gian uống của thuốc cảm.
 
Thuốc chữa cảm cúm đều chứa chất giảm đau hạ sốt, nếu uống lẫn các loại, có thể dẫn tới dùng thuốc quá liều.

(st)
chao bac si cho em hoi lieu trong qua trinh mang thai bi cam nghet mui va dom nhieu co anh huong toi thai khong
hơn 1 tháng trước - Thích (19)
ecug pi nget mui a ko pit chua bag cach nao? mog bs tu van zum. e xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
không
hơn 1 tháng trước - Thích
tôi hay bị ù tai ngạt mũi
hơn 1 tháng trước - Thích
Bé nhà em được 18 ngày tuổi bị ho. Giờ e phải làm gì hả bác sĩ
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận