Mẹo làm sạch nồi thủy tinh cực đơn giản

Có sức chịu nhiệt cao, giữ nhiệt tốt, an toàn cho sức khỏe con người... là những ưu điểm của nồi thủy tinh khiến người nội trợ ngày càng tin dùng loại sản phẩm này.


Ngày càng nhiều người lựa chọn nồi thủy tinh vì những ưu điểm: thiết kế đơn giản, màu sắc trang nhã, kiểu dáng sang trọng... Chị Ngọc Hoa (Q. 3, TP. HCM) chia sẻ: “Nồi thủy tinh giữ nhiệt lâu nên giúp tôi tiết kiệm gas. Bề mặt nồi lại láng mịn, dễ chùi rửa nên cũng đỡ mất thời gian”.

Nhiều ưu điểm

Trên thị trường hiện bắt đầu đa dạng các nhãn hiệu nồi thủy tinh như: Vision, Corningware, Luminarc... được nhập khẩu từ Pháp, Singapore, Mỹ.

Đa số nồi thủy tinh được chế tạo từ gốm thủy tinh, thích ứng với nhiều mức nhiệt độ khác nhau từ 0 - 4.8000oC và có khả năng chịu sốc nhiệt cao. Tức là, bạn không phải bận tâm sợ nồi bị vỡ hay nứt khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.





Nồi thủy tinh giữ nhiệt tốt, thích hợp cho việc nấu các món ăn như: súp, các món cà-ri hay lẩu... Với khả năng thích ứng nhiệt tốt, thức ăn được nấu bằng nồi thủy tinh không cần phải chờ nguội hẳn mà vẫn có thể cho vào tủ lạnh cất giữ. Chị Minh Hằng (Q. 11, TP. HCM) cho biết: “Nồi thủy tinh dễ chùi rửa, tôi có thể cho vào máy rửa chén để làm sạch dễ dàng”.

An toàn cho sức khỏe

So với nồi nhôm hay inox, nồi, chảo thủy tinh có trọng lượng nặng hơn nhiều. Nhưng đây lại là ưu điểm, bảo vệ thức ăn tránh bị cháy xém và đảm bảo nguồn dinh dưỡng không bị bốc hơi trong quá trình chế biến.

Nồi thủy tinh tốt có giá khá đắt. Giá bán từng chiếc nồi từ 750.000 - 1.480.000 đồng tùy kích cỡ; chảo một tay cầm 23cm, giá khoảng 790.000 đồng. Riêng bộ sản phẩm gồm 3 chiếc nồi hoặc 2 chiếc nồi và 1 chảo có giá dao động từ 2.500.000 - 3.000.000 đồng. “Giá nồi, chảo thủy tinh không rẻ nhưng thân thiện cho sức khỏe cả nhà thì dù giá có mắc nhưng để dành tiền mua một lần cũng thấy đáng”, chị Hoa cho biết.

Bộ nồi thủy tinh đang dần thay thế cho những dụng cụ đun nấu bằng kim loại ở nhiều gia đình. Những sản phẩm nhôm, inox kém chất lượng dễ bị ăn mòn và xỉn màu, hay giữ lại dấu vết, mùi vị từ lần nấu trước, có thể sản sinh những chất độc hại do phản ứng của các chất có trong thức ăn tiếp xúc với nồi, không tốt cho sức khỏe con người.

Khi chọn mua sản phẩm bằng thủy tinh bạn nên xem xét kỹ, chọn nồi có độ trong suốt, không có bọt khí (dù là rất nhỏ), lớp đúc đều đặn, không có vết nứt, vết rạn, gõ vào tiếng vang thanh, sờ vào bề mặt láng mịn hoàn toàn.

Với loại sản phẩm này, bạn cần cẩn thận khi chùi rửa, tránh làm trầy hay làm mờ thủy tinh, mất vẻ thẩm mỹ. Khi bảo quản, không được xếp lòng nồi vào nhau, có thể làm hư hỏng.


Mẹo làm sạch xoong nồi thủy tinh


Nấu nướng với xoong nồi bằng thủy tinh thì bạn có thể nhìn rõ món ăn trong nồi, xem đồ ăn đang chuẩn bị sôi.

Tuy nhiên, việc rửa nồi sau khi nấu lại là việc không đơn giản. Vì những đồ làm bếp bằng thuỷ tinh khi chùi rửa cần phải thật nhẹ tay. Nếu không cẩn thận hoặc làm không đúng cách thì có thể làm trầy hay làm mờ thuỷ tinh.

Xin chia sẻ với bạn một số mẹo làm sạch nồi thủy tinh:

- Đối với các vết bẩn thông thường thì rất đơn giản, chỉ cần ngâm khoảng 10 phút trong nước vo gạo, sau đó rửa lại thật sạch bằng nước lạnh. 



- Với những vết bẩn cứng đầu hơn, phải dùng bột nở (baking soda). Hòa một ít baking soda vào nước ấm làm thành dung dịch, sau đó thấm lên trên vết bẩn. Để khô trong 15 phút. Sau đó chỉ cần lau chỗ đó đi rồi rửa lại với nước lạnh.
 
- Với những vết bẩn do cặn khoáng chất trong thức ăn để lại này cũng khó rửa sạch. Với loại vết bẩn này, ta phải dùng giấm. Đổ giấm nguyên chất vào nồi, rồi bắc lên bếp nấu cho đến khi sôi. Để sôi khoảng 2 phút thì nhắc xuống rồi lại rửa sạch. Dùng giấm không chỉ rửa sạch các vết bẩn mà còn giúp đồ dùng thuỷ tinh sáng đẹp như mới nên các bạn cũng có thể áp dụng để làm bóng đồ dùng thuỷ tinh.


Tham, khảo thêm mẹo nhỏ mà hay giúp sử dụng đồ thủy tinh bền đẹp


Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ của đồ thủy tinh và giữ chúng luôn bền đẹp? Mời các bạn tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây..

Cách giữ gìn đồ bằng thuỷ tinh ít vỡ do nước sôi



Khi mới mua đồ bằng thuỷ tinh về, bạn hãy bỏ các món ấy vào nồi nước có pha muối rồi nấu cho nước sôi lên. Sau đó, bạn để nước nguội mới vớt ra rửa lại bằng nước lã. Chắc chắn đồ thuỷ tinh của bạn sẽ chịu nước sôi bền hơn. Tuy nhiên khi đi mua các món đồ thuỷ tinh, bạn đừng mua loại chất lượng kém quá, có nhiều bọt, mau vỡ hơn.


Cách làm sạch đồ thủy tinh



Với cốc uống nước, bình, lọ hoặc cửa kính và gương, dùng bột có men dùng làm bánh mỳ pha với nước lau qua một lần lên bề mặt, một lúc sau dùng giẻ mềm lau lại. Đồ dùng sẽ sáng bóng trong nhiều tuần lễ.


Tránh mùi trong cốc thủy tinh


Không nên úp ngược đồ thủy tinh (bình, cốc, ly...), điều đó có thể tránh được bụi nhưng sẽ gây nên mùi khó chịu.


Rửa ly thủy tinh bóng, sáng 



Ly thủy tinh dùng lâu ngày thường hay bị ố vàng, xỉn màu.  Hãy rửa ly bằng nước nóng và xà phòng rồi xả lại bằng nước có pha giấm. 


Cách giữ cho ly thuỷ tinh không khỏi nứt khi rót nước sôi vào ly 



Muốn tránh tình trạng này, bạn hãy áp dụng một trong hai phương pháp sau đây:


- Khi rót nước sôi hoặc nước quá nóng vào ly, bạn hãy lót 1 chiếc khăn ướt dưới đáy ly.


- Hoặc bạn để vào trong ly một cái đũa, một cái muỗng cà phê hay một que sắt bằng kim loại khi đổ nước sôi vào ly. Chất kim khí sẽ hút nhiệt làm giảm nhiệt độ của nước sôi.




Món ăn ngon từ lò vi sóng

Cách làm sữa chua ngon tại nhà vừa an toàn

Mẹo lau nhà sạch

Xử lý các đồ dùng hàng ngày

Mẹo lau chùi nhà bếp



(st)