Mẹo lau chùi nhà bếp

Gian bếp có thể quan trọng chẳng thua kém gì phòng khách hay phòng ngủ. Gian bếp là nơi sưởi ấm cả căn nhà yêu dấu của bạn. Bởi vậy dù bận rộn bạn cũng hay dành thời gian để chăm sóc nó mỗi ngày nhé.

Làm sạch lò vi sóng nhanh
 Nên vệ sinh lò vi sóng theo định kỳ m ỗi tháng . Cách vệ sinh nhanh nhất là bạn hãy pha 2 muỗng canh dấm vào 2 chén nước, sau đó đặt chúng vào lò và bật máy làm nóng từ 2 – 3 phút. Hơi nước từ dấm bay ra sẽ làm sạch lò vi sóng, dùng khăn giấy lau khô lò.
Thông ống thoát nước của bồn rửa chén
Để làm sạch đường thoát nước của bồn rửa chén, bạn hãy đổ xuống đường ống 1 chén dấm trắng, để qua đêm. Sáng hôm sau, nấu một ấm nước sôi đổ tiếp vào đường ống, vết bẩn sẽ trôi đi.





Làm sạch máy xay sinh tố
Lưỡi dao của m áy sinh tố rất khó chùi rửa. Bạn hãy nhỏ mấy giọt nước rửa chén vào, rồi châm nước nóng cho bọt nổi lên, đậy nắp, xóc mạnh. Sau đó rửa lại bằng nước lọc, máy xay của bạn sẽ sạch.
Kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm
Mỗi tháng 1 lần, bạn hãy lau dọn lại các kệ, ngăn chứa đồ ăn trong tủ lạnh, kiểm tra hạn sử dụng, để đảm bảo độ an toàn của thực phẩm.
Sắp xếp đồ dùng nhà bếp ngăn nắp





Sắp xếp đồ dùng nhà bếp như muỗng, nĩa, dao, chén, nồi... ngăn nắp, ở những vị trí cố định, bạn sẽ  không mất thời gian tìm kiếm chúng mỗi khi nấu nướng.
Lau chùi bếp sau khi nấu
Việc chùi rửa nhà bếp sau mỗi lần nấu, chỉ cần ít  thời gian, nhưng không phải ai cũng có thói quen này. Nhiều người hay dồn việc này tới cuối tuần. Nhưng, lúc đó những vết bẩn sẽ bám chặt hơn, khô lại nơi thành bếp và bạn sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc cọ rửa, làm sạch bếp. Vì thế hãy tuân thủ nguyên tắc lau chùi bếp ngay mỗi khi nấu xong.

Lò vi sóng bẩn dễ làm món ăn yêu thích của bạn bị làm hỏng, vì vậy đã đến lúc bạn nên lau chùi nó hàng ngày. Chỉ cần áp dụng những mẹo mà Amthuc365.vn đưa ra dưới đây, lò vi sóng của bạn sẽ được làm sạch một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Bước 1: Tháo bàn xoay và khay đựng

Nếu lò vi sóng có một bàn xoay hoặc khay đựng có thể tháo rời, thì bạn nên tháo chúng ra, rửa bằng nước ấm và xà phòng. Thức ăn bị mắc kẹt bên trong? Đừng lo lắng, hãy chà chúng thật kỹ với nước ấm và một ít bột nở. Bạn nên cẩn trọng và thật nhẹ nhàng với bàn xoay hoặc khay bằng thủy tinh bởi vì chúng rất trơn trong nước xà phòng.

Bước 2: Tạo hỗn hợp nước tẩy rửa

Cho vào một bát thủy tinh lớn từ 2 đến 3 cốc nước. Vắt thêm vào một nửa quả chanh hoặc nửa quả cam. Nếu không có chanh bạn có thể sử dụng nửa chén giấm để thay thế đều được. Những thành phần chứa trong hỗn hợp này có tác dụng rất hiệu quả trong việc loại bỏ thức ăn còn vướng trong lò vi sóng đồng thời để lại mùi thơm mát.





Bước 3: Đun sôi hỗn hợp tẩy rửa này trong lò vi sóng

Cho bát hỗn hợp trên vào lò vi sóng, đóng cửa lại và bật lò cho đến khi hỗn hợp này bắt đầu sôi. Đun sôi một hoặc hai phút, cho đến khi thấy có hơi nước bên trong thì tắt lò vi sóng. Hãy để nguyên trong vòng 15 phút để hơi nước làm sạch mùi thực phẩm và bụi bẩn, sau đó lấy bát hỗn hợp trên ra.

Bước 4: Lau chùi bên trong lò vi sóng

Dùng một miếng vải hoặc miếng bọt biển thấm nước lau sạch bên trong lò vi sóng. Nếu thức ăn "cứng đầu" vẫn còn bám bên trong thì bạn nên rắc một ít bột nở vào miếng bọt biển ẩm và chà xát. Để làm sạch bên trong cánh cửa, hãy sử dụng hỗn hợp 1 phần giấm và 1 phần nước. Có thể để một lát cho lò tự khô hoặc dùng vải sạch lau khô trước khi lắp bàn xoay và khay đựng vào.

Bước 5: Lau sạch bên ngoài lò vi sóng

Sử dụng miếng bọt biển ẩm và hỗn hợp nước giấm để lau sạch bên ngoài của lò vi sóng. Nhớ làm sạch mặt trước cửa lò và khóa. Bạn nên kiểm tra bụi bẩn ở các lỗ thông hơi phía sau lò vi sóng từ 3 đến 4 lần/năm. Bạn có thể dễ dàng xử lý bằng cách hút bụi để làm sạch lỗ thông hơi. Bây giờ thì lò vi sóng của bạn đã sạch sẽ, có mùi tươi mát và sẵn sàng để sử dụng cho những món ăn thật thơm ngon.


Một trong những tiêu chí chấm điểm nội trợ là xoong nồi luôn sáng bóng, sạch sẽ. Xin gợi ý cho chị em một số mẹo vặt để xử lý những vết cháy lì lợm bám chặt ở đáy nồi.

1. Dùng bột nở

Trộn đều 5 muỗng nhỏ bột nở với 5 cốc nước, sau đó đun hỗn hợp trên với nồi chảo bị cháy với lửa nhỏ trong khoảng 20 phút. Vết cháy sẽ bở ra và nổi lên mặt. Cuối cùng, dùng miếng chùi rửa cọ sạch các vết cháy còn bám lại trên bề mặt đáy nồi, chảo là xong.

2. Dùng giấm

Bạn chỉ cần đổ chút giấm vào nồi nước rồi đun sôi trong khoảng 30 phút. Khi nước sôi, các bạn nhớ mở lắp vung để hơi nước thoát ra ngoài. Với cách này, các vết cháy ở đáy nồi sẽ tự bong ra, còn hơi nước bốc lên có tác dụng khử hết mùi hôi trong bếp nữa đó.





3. Dùng trái táo

Thông thường ăn táo chúng ta hay gọt vỏ bỏ đi phải không? Bây giờ thì bạn đừng bao giờ làm điều này nữa nhé. Hãy giữ các vỏ táo lại, bạn sẽ thấy sự kỳ diệu của nó. Chỉ cần bỏ một ít vỏ táo vào nồi và đun sôi, vết cháy đen sẽ dần dần biến mất.

4. Dùng muối

Có một cách cũng đơn giản không kém. Xoong nồi rửa nhanh và sạch hơn nếu bạn rắc lên đáy một ít muối và rót một ít giấm rồi để ngâm trong vòng 10 - 15 phút. Cách này khá hữu hiệu trong trường hợp bạn nấu cơm bằng bếp củi hoặc rơm mà bị khê, hay chế biến món gì hơi quá lửa làm sém nồi.


Thay vì phải sử dụng những dung dịch tẩy rửa đắt tiền, bạn có thể lau chùi, làm sạch các vật dụng trong bếp bằng các nguyên liệu sẵn có như chanh, giấm, bột baking soda, muối…

Những chất tẩy rửa từ tự nhiên này rất hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Hãy tham khảo một số bí quyết chùi rửa các vật dụng thường gặp trong bếp dưới đây:

1. Thớt

Để tẩy sạch mùi hành, tỏi hoặc cá còn vương trên thớt, hãy cắt đôi quả chanh và chà lên bề mặt thớt.

Trộn hai muỗng canh thuốc tẩy dạng lỏng vào một chiếc thau (chậu) chứa nước ấm, ngâm chiếc thớt cũ của bạn vào trong nước. Sau đó, rửa thớt lại bằng nước sạch vài lần với nước ấm. Chiếc thớt cũ sẽ trông như mới.

Mẹo chùi rửa các vật dụng nhà bếp, Kinh nghiệm hay, Eva Sành điệu, lam sach do gia dung, chui rua vat dung nha bep, meo vat nha bep, lam sach thot, lam sach xoong noi, lam sach tu lanh, lam sach bon rua chen

Muối có tác dụng làm sạch vết thức ăn bị cháy trong nồi. (Ảnh minh họa).



2. Xoong nồi

Muốn làm sạch vết thức ăn bị cháy trong nồi, trước hết bạn cần cạo sơ lớp thức ăn cháy (hết mức có thể). Sau khi cạo xong, đổ nước lạnh vào đầy nồi, cho thêm ½ chén muối vào và ngâm qua đêm. Ngày hôm sau, đặt nồi lên bếp và đun sôi, để nước trong nồi sôi nhẹ khoảng 15 phút rồi tắt bếp, đợi cho đến khi nước nguội mới đổ nước ra ngoài và tiếp tục vệ sinh nồi như bình thường vì lúc này lớp thức ăn bị cháy khét đã tan rã một cách nhẹ nhàng.

3. Tủ lạnh

Hãy lau chùi phần bên trong của tủ lạnh bằng giấm và nước để ngăn ngừa nấm mốc. Nên chú ý giữ cho hệ thống điện ở phía sau tủ lạnh luôn sạch sẽ và không bị bám bụi. Phải ngắt điện cho tủ trước khi tiến hành vệ sinh, lau chùi.

Một cục than đặt trong tủ đông chính là cách giúp bạn khử hết mùi hôi cho tủ.

Đối với các loại tủ đông không đóng tuyết, bạn có thể trộn ½ chén cồn với một nồi nước ấm và dùng chúng để lau tủ. Cồn làm tan hết các các lớp đá nhỏ còn bám dính trong tủ và sẽ nhanh chóng bay hơi nên bạn sẽ không cần phải đợi cho đến khi tủ khô. Tiếp tục dùng miếng bọt biển lau sạch những vết bẩn.

Sau khi rã đông tủ có đóng tuyết, hãy xịt vào tủ một ít cồn hoặc dầu thực vật. Biện pháp này giúp bạn rã đông tủ nhanh hơn vào lần tiếp theo.

Mẹo chùi rửa các vật dụng nhà bếp, Kinh nghiệm hay, Eva Sành điệu, lam sach do gia dung, chui rua vat dung nha bep, meo vat nha bep, lam sach thot, lam sach xoong noi, lam sach tu lanh, lam sach bon rua chen

Hãy lau chùi phần bên trong của tủ lạnh bằng giấm. (Ảnh minh họa).


4. Bồn rửa chén

Nếu lỗ thoát nước trên bồn rửa bị tắc do có quá nhiều dầu mỡ bám vào, bạn có thể đun sôi một ấm nước và đổ vào bồn (chú ý cẩn thận với nước sôi). Tiếp tục đổ thêm 1 chén giấm và 1 chén bột baking soda vào bồn. Khoảng 15 phút sau, chiếc bồn rửa của bạn sẽ hết bị tắc.

Để chùi những vết bẩn cứng đầu bám trên bồn rửa, bạn có thể dùng cồn hoặt dầu trộn xà lách để lau chùi. Tiếp tục đánh bóng và làm sáng chiếc bồn inox bằng giấm.




1. Chùi rửa bồn rửa chén

Khu vực này tập trung nhiều vi khuẩn và là một trong những nơi bẩn nhất trong nhà. Mỗi góc khuất của bồn rửa đều có thể là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn con vi khuẩn.






Để vệ sinh bồn rửa, hãy hòa nước chanh và muối thành một hỗn hợp đặc giống như kem đánh răng. Dùng hỗn hợp này để chà nhẹ nhàng bên trong và bề mặt khu vực bồn rửa. Sau đó, rửa lại bằng nước. Phương pháp này cũng sẽ giúp tẩy sạch những vết gỉ bẩn bám trên bồn rửa. Hỗn hợp từ nước chanh và muối thích hợp với nhiều loại chất liệu khác nhau như đồng, thép không gỉ…

2. Làm tan chảy chất bẩn bị lắng đọng


Bạn có thể dùng nước chanh để làm sạch nước thải, lọc bỏ tạp chất bám trong cống và hạn chế tính a-xít trong nước thải, vốn có khả năng ăn mòn. Lớp chất thải được hình thành từ sự tích tụ của các khoáng chất có trong nước thải sinh hoạt hàng ngày, bám trong hệ thống cống của các bồn rửa có thể gây tắc nghẽn cống và gây nguy hiểm cho sức khỏe.






Để xử lý tình trạng tắc nghẽn cống, hãy dùng một miếng bọt biển ngâm vào nước chanh tươi cho chúng ngấm đều nước chanh rồi nhét bọt biển vào ống cống. Sau vài phút, bạn có thể cọ rửa lại chỗ ống cống, cố gắng đổ thật nhiều nước vào để dội hết lớp cặn vừa được nước chanh tẩy sạch.

3. Khử mùi thức ăn






Khi thức ăn được để quá lâu trong thùng rác, chúng sẽ phát ra mùi hôi trong bếp. Nếu sử dụng bình xịt khử mùi sẽ làm cho mùi hôi trở nên khó chịu hơn. Trong trường hợp này, bạn nên cắt đôi quả chanh, nghiền nát và cho vào thùng rác để loại trừ hoàn toàn mùi hôi. Lớp vỏ chanh hoặc vỏ cam cũng có tác dụng khử mùi tương tự.

4. Vệ sinh bếp lò hoặc những vết thức ăn bị rơi ra bên ngoài






Bếp lò là nơi thường xuyên bị bẩn do thức ăn hoặc dầu mỡ bắn ra ngoài và bám vào bếp trong quá trình xào, nấu. Để lau chùi bếp lò và vết thức ăn bị rơi vãi bên ngoài, bạn nên dùng một ít nước chanh tươi hòa với nước và bột nở tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này thoa đều lên bề mặt của bếp lò và những nơi có vết bẩn, để khoảng 15 phút rồi dùng  bọt biển lau chùi và rửa sạch lại bằng nước.5. Tẩy mùi hôi bám trên thớt





Sau khi được thái, cắt, một số loại thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành hay cá… thường để lại mùi trên thớt. Để khử mùi cho thớt, tránh làm lây mùi sang các thực phẩm khác trong những lần sử dụng tiếp theo, sau khi đã rửa vệ sinh thớt sạch sẽ, bạn có thể dùng một ít nước chanh thoa lên bề mặt của thớt, lau chùi vài lần hoặc cắt đôi quả chanh và dùng chúng chà xát lên thớt rồi rửa lại bằng nước sạch.


Để đỡ tốn thời gian và công sức cho việc lau chùi góc bếp, đặc biệt là chiếc bếp gas, mời bạn hãy tham khảo vài mẹo nhỏ nhé.

1. Bếp gas rất dễ dính dầu mỡ bẩn. Nếu dùng nước kiềm rửa sẽ làm mất sơn trên bếp. Cách tốt nhất, bạn hãy lấy nước cơm để lau chùi, nước cơm có công dụng rất tốt trong việc tẩy rửa dầu mỡ, vết bẩn.





2. Hoặc bạn cũng có thể dùng một miếng giẻ sạch, bàn chải đánh răng nhúng giấm hoặc nước cốt chanh để chùi rửa bếp ga, nhưng nhớ phải dùng nước sạch để lau chùi lại nhé.

3. Ngoài ra, còn có một cách cực kỳ đơn giản là ra siêu thị mua kem tẩy rửa đa năng, chỉ cần xịt lên vết bẩn rồi lau nhẹ, bếp gas sẽ sáng bóng.


Nồi xoong chảo sau khi nấu hải sản có mùi tanh, thì ta có thể đổ nước trà hay dấm vào, bắc lên bếp đun sôi, tráng qua nước cho lan khắp bề mặt trong của dụng cụ, nước trà hay dấm khi bay hơi sẽ mang theo hết mùi tanh. 

Dùng giấm và chanh

Dấm đun nóng có tác dụng khử mùi rất tốt. Ngay cả với các loại thực phẩm sống, rửa qua bằng giấm cũng làm mất mùi tanh. Nếu mặt bếp, hay sàn bếp bị bắn, rớt dầu mỡ hay nước thực phẩm sống làm bám mùi, ta có thể lau bằng giấm pha loãng trong nước ấm, mặt đá, sàn gạch sẽ không còn bám mùi.


Ngoài ra, tinh chất chanh cũng là biện pháp được sử dụng cho khử mùi tiện gọn nhất. Như những con dao mới sử dụng hay có mùi tanh kim loại, hoặc mùi cá chẳng hạn, chỉ việc dùng dao cắt chanh sẽ bay hết mùi. Dao to thì dùng ngay miếng chanh đã vắt hết nước chà lên, dao sẽ hết ngay mùi khó chịu.


Dao thớt, tô đĩa hay hộp nhựa thường dễ bám mùi thực phẩm sống thì hãy lấy giấm hoặc nước chanh chà qua trước, sau đó rửa lại bằng nước rửa chén. Hoặc tiện gọn nhất là hãy chọn loại nước rửa chén GEL linh hoạt có độ đậm đặc tinh chất chanh để rửa sạch mùi.

Lỡ tay cháy khét đồ ăn, hãy rắc một ít muối và rót chút giấm vào nồi, để chừng 10-15 phút sẽ sạch ngay. Cách này áp dụng hiệu quả cho những món ăn nào được nấu bằng củi, than hay rơm.

Làm sạch cặn trong ấm đun nước


Ấm nấu nước lâu ngày cũng bị lớp cặn đóng dưới đáy. Ta có thể bỏ vài thìa giấm vào ấm đầy nước, đun sôi 30 phút , đem ra lắc và chà nhẹ, lớp cặn sẽ bong ra ngay. Sau đó tráng qua nước lạnh, cái ấm sẽ lại sạch bong như mới.


Hay cả những phích nước nóng, bình đựng nước thông thường, chỉ cần đổ nước nóng có pha giấm vào, để qua chừng 1 tiếng đồng hồ, rửa lại sẽ sạch ngay.


Mùi tanh


Sau khi chúng ta nướng, hoặc chiên rán cá thịt, thường có mùi khó chịu tích tụ trong bếp do mùi tanh và mùi cháy khét. Để khử mùi tanh đó, ta cho vỏ chanh, vỏ cam hay vỏ bưởi vào nồi nước nóng, đun sôi cho hơi nước mang tinh dầu thơm của cam, chanh, bưởi đó bay khắp phòng bếp, chỉ một lát sau, mùi tanh hôi trong bếp sẽ hết. Vỏ quít phơi khô hơ đốt trên bếp cũng có tác dụng hữu hiệu tương tự.


Tủ lạnh

Ngoài việc chúng ta thường xuyên xả đông rồi lau chùi tù lạnh mỗi khi có dịp rảnh để ngăn chặn vi khuẩn gây hại sinh sôi làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, chúng ta nên bọc đồ ăn thức uống cẩn thận lại trước khi bỏ vào tủ.

Tuy nhiên, tủ lạnh cũng có thể thường xuyên bị mùi hôi, ta có thể khử mùi bằng cách cho nguyên cuộn vỏ bưởi vào tủ, kể cả ngăn đá hoặc ngăn chứa thực phẩm đông lạnh, vỏ bưởi sẽ hút hết mùi hôi tủ lạnh, và hương bưởi sẽ lan tỏa trong tủ. Khi vỏ bưởi cũ hết mùi, thay thế bằng cuộn vỏ bưởi khác. Một cách đơn giản và cũng tiện gọn không kém là đặc một chén bã cà phê phin đã pha xong hoặc ly cà phê cần làm lạnh chẳng hạn vào tủ lạnh, mỗi lần mở ra mở vào, ta sẽ thấy mùi hôi tủ lạnh khó chịu biến mất, mà thay vào đó là thoảng mùi cà phê dễ chịu.


(ST).