Mẹo vặt chữa bệnh ho ở trẻ em nhanh khỏi mà không cần dùng thuốc. Thường thường bé bị ho các mẹ hay cho con uống rất nhiều loại kháng sinh, mình mách nhỏ cho các mẹ một vài loại thuốc thông dụng có trong vườn nhà, vừa hiệu quả, vừa tốt cho sức khỏe của bé nữa các mẹ nhé.
Mùa hè đã đến, tiết trời có nhiều thay đổi, đây là thời điểm các bé dễ mắc các bệnh vế đường hô hấp như: ho, sốt, lở, ngứa nhưng phổ biến nhất cũng là bệnh ho. Các mẹ cần chú ý đến các bé nhiều hơn. Buổi sáng thường hay có sương, các mẹ không nên cho bé ra chơi ngoài sân vào mỗi buổi sáng sớm vì rất dễ bị cảm, ho kéo dài.
Thường thường bé bị ho các mẹ hay cho con uống rất nhiều loại kháng sinh, nhưng các mẹ ơi, mình mách nhỏ cho các mẹ một vài loại thuốc thông dụng có trong vườn nhà, vừa hiệu quả, vừa tốt cho sức khỏe của bé nữa đó các mẹ nhé.
- Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy, cho bé đánh răng, rửa mặt xong mẹ lấy 01 thìa cà phê mật ong cho bé uống rất tốt, mỗi ngày 01 lần cho đến khi bé lành ho. Cách này chỉ áp dụng với bé trên 1 tuổi các mẹ nhé vì bé dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong.
- Củ cải trắng, gừng xay nhuyễn bỏ vào bát sứ, thêm một ít nước lọc và một ít mật ong đem hấp cách thủy cỡ 10- 15 phút đưa ra cho bé uống, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, uống 3 lần/ một ngày.
|
(ảnh minh họa) |
- Củ nghệ tươi (người ta thường gọi củ nghệ cái), đem giã nhỏ, thêm nước lọc vào, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút cho bé uống, mỗi lần uống ½ thìa cà phê tùy vào độ tuổi của bé. Cứ như thế ngày uống 3 lần cho đến khi khỏi bệnh.
- Lá hẹ, ta lấy 10- 15 lá hẹ đem xay nhuyễn, bỏ vào bát sứ, thêm một ít đường phèn đem chưng cách thủy cỡ 15 phút đưa ra cho bé uống mỗi lần 2 thía cà phê, ngày uống 3-4 lần.
- Hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 15g, đường phèn. Cho tất cả ba loại vào bát sứ cho vòa ít nước lọc hấp cách thủy 10-15 phút. Sau đó cho uồng mỗi lần uống 1/2 thìa cà phê, ngày 3 lần.
- Hạt chanh xay nhuyễn hòa mật ong, thêm một ít nước lọc, khi cơm sôi vừa cạn ta hấp vào cho tới khi cơm chín là đủ, lấy ra cho bé uống mỗi lần 2-3 thìa cà phê, cứ nhứ thế ngày uống 3 lần cho đến khi bé khỏi bệnh.
Bé nhà mình nhờ có những bài thuốc đó mà cả năm bé không ho hen gì đó các mẹ, mà lại giúp các mẹ rất nhiều trong khoản kinh tế đó.
Khi bé bắt đầu bị ho mà chưa có điều kiện đưa bé đến bệnh viện ngay thì bạn có thể làm một số món ăn dưới đây để chữa ho cho bé mà không cần đến sự can thiệp của y tế.
1. Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.
2. Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết ho.
Rất nhiều các mẹ đã dùng bài thuốc rau diếp cá + nước vo gạo chữa ho cho bé. Dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt chỉ trong vòng từ 2 – 3 ngày. (Ảnh minh họa).
3. Chuẩn bị một nắm rau diếp cá, một nửa bát nước vo gạo đặc.
Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.
Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Nước gạo có tác dụng rửa sạch họng cho bé và diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan.
Trong thời gian bé uống rau diếp cá, các mẹ có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.
Rất nhiều các mẹ đã dùng bài thuốc rau diếp cá + nước vo gạo chữa ho cho bé. Dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt chỉ trong vòng từ 2 – 3 ngày.
Lưu ý: Khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hoá từ sữa chua.
4. Đu đủ một quả (đu đủ phải chín cây), mật ong vừa phải. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.
5. Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi.
Thuốc nam chữa ho cho trẻ
Ho là một triệu chứng thường gặp ở nhiều bệnh đường hô hấp. Ho xuất hiện cả bốn mùa nhưng hay gặp vào mùa thu và mùa đông.
Ho do nhiễm khuẩn, do mùa lạnh mặc không đủ ấm, khi chuyển mùa nhiệt độ trong ngày chênh lệch lớn giữa các buổi; nếu mặc nhiều quần áo, mồ hôi ra nhiều không kịp thay, dễ bị cảm lạnh và ho; do quá giữ gìn làm cho cơ thể trẻ không thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ và áp suất bên ngoài cũng gây ho.
Thường ho khan, hắt hơi, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi trong, có thể sốt nhẹ.
Theo Đông y, chia ho làm hai thể bệnh: Ho do ngoại cảm và ho do nội thương.
|
Ho do ngoại cảm:
Cảm lạnh (phong hàn): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi. Dùng lá tía tô 20g, lá xương xông 12g, gừng tươi 8g, lá hẹ 12g, kinh giới 8g, đổ 600ml, sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em tuỳ tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.
Cảm cúm viêm họng (phong nhiệt): Sốt nhưng không sợ lạnh, khát, ho, đờm màu vàng. Dùng lá dâu, rau má mỗi vị 12g; cúc hoa, bạc hà, rễ chanh, lá hẹ mỗi vị 8g, kim ngân 16g, đổ 600ml sắc lấy 200ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em tuỳ tuổi mà chia uống 3– 5 ngày.
Ho do nội thương:
Ho kéo dài không rõ nguyên nhân ở người gầy (phế âm hư): Ho khan không có đờm, họng khô, đau hoặc có ra máu, người háo nóng, mệt mỏi. Dùng rau má 20g, lá chanh, lá tre mỗi vị 12g, vỏ rễ dâu (sao mật) 16g, quả dành dành (sao vàng), cam thảo dây mỗi vị 8g. Đổ 500ml nước, sắc lấy 20ml; người lớn chia ra uống 2 lần, trẻ em tuỳ tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.
Viêm phế quản mạn tính (tỳ dương hư): Ho đờm nhiều, khi gặp lạnh hoặc về mùa rét ho càng nhiều, ăn uống càng kém, mệt mỏi, chân tay lạnh, trong người cảm giác lạnh, sợ lạnh. Dùng vỏ quýt phơi khô sao lên, bán hạ chế, hạ củ cải, hạ tử tô mỗi vị 12g, cam thảo dây, gừng tươi mỗi vị 8g. Tất cả cho vào nồi đổ 500ml nước, sắc lấy 250ml; người lớn chia uống 3 lần lúc đói và trước khi đi ngủ. Trẻ em tuỳ tuổi, chia uống 4 – 5 lần.
THUỐC NAM CHỮA HO CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI:
* Hoa hồng bạch 1 bông, chỉ lấy cánh hoa, rửa sạch, vò nát, hoà với mật ong hoặc đường hấp cách thuỷ. Chắt nước cho trẻ uống, ngày 2 – 3 lần.
* Quả quất 1 – 2 quả, bỏ hạt, vắt bớt nước chua, cho đường hoặc mật ong, hấp cách thuỷ. Chắt nước cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần.
* Cam thảo nam 5g, hoa kim ngân 10g, đun nước, sắc kỹ uống 2 – 3 lần trong ngày.
* Lá tía tô 12g, lá hẹ 12g, lá xương xông 12g, kinh giới 12g, gừng tươi 3 lát. Các vị sắc uống, ngày 2 – 3 lần.
* Sa can 10g, vỏ quýt 4g, rễ chanh 10g, cam thảo nam 6g. Các vị sắc uống ngày 2 – 3 l���n.
* Bạc hà 8g, kim ngân hoa 12g, cát cánh 8g, cam thảo nam 6g. Các vị sắc uống ngày 2 – 3 lần phòng bệnh.
* Ho ở trẻ em: Lá cải cúc 6g thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thuỷ cho ra nước để uống trong ngày.
* Chứng ho dai dẳng: Rau cải cúc 100 – 150g, phổi heo 200g. Nấu canh đủ 1 bát to để ăn với cơm, ăn liền 3 – 4 ngày một liệu trình.
* Cháo giải cảm cúm (đau họng, ho, sốt) rau cải cúc tươi, lượng vừa đủ cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5 – 10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn.
THUỐC NAM CHỮA HO CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI:
Hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô mỗi thứ 10g, đường phèn 5g. Tất cả cho vào bát sứ có ít nước lọc, đun cách thuỷ bằng lửa than, để sôi nhỏ lửa càng lâu càng tốt. Để nguội hoặc cho vào chai thuỷ tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).
Hàng ngày, cho bé uống 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều. Khi cho bé uống thuốc, bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, tró, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.
Chú ý: Bài thuốc nam nói trên hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên nếu bé sốt quá cao, ho sặc sụa, quấy khóc, chán bú thì phải đưa bé đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nhi.Tuyệt đói không tự dùng các thuốc khác khi chưa được phép của bác sĩ chuyên khoa.
Những sai lầm thường gặp khi chữa ho cho trẻ
Hệ miễn dịch của trẻ dưới 3 tuổi chưa hoàn thiện nên rất dễ ho, sốt, sổ mũi… Tuy nhiên, cũng vì mức độ thường xuyên này mà cha mẹ có thể mắc những sai lầm trong điều trị bệnh, đặc biệt là ho….
Dưới đây là 4 sai lầm cha mẹ hay gặp khi chữa ho cho con:
Vội vàng dùng thuốc kháng sinh
Nhiều cha mẹ khi thấy con ho là cho uống kháng sinh. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn.
Nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng việc tiếp xúc với vi khuẩn ở giai đoạn rất sớm, đặc biệt là ở đường ruột, dường như có ích cho sự trưởng thành và hệ miễn dịch cân bằng ở trẻ. Vì thế, khi cho trẻ sử dụng kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh phổ rộng, có thể làm thay đổi quần thể vi khuẩn trong ruột, do đó làm mất cân bằng hệ miễn dịch và khiến cơ thể đáp ứng yếu với tác nhân dị ứng.
Ngay lập tức dùng thuốc ức chế ho
Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Vì thế thuốc ức chế cơn ho chỉ dùng khi trẻ ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Đối với những trường hợp như hen phế quản, viêm phế quản cấp, trẻ quá nhỏ (không có phản xạ ho, khạc như người lớn nên dễ bị viêm tắc đờm, dẫn đến xẹp phổi), không tự ý mua bất kỳ loại thuốc ho nào mà cần tuân thủ đơn kê của bác sĩ.
Dừng thuốc khi thấy đỡ
Đây là một sai lầm thường gặp ở nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là khi uống kháng sinh. Chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng khi thấy con đã khỏe hơn, triệu chứng bệnh không còn hoặc giảm hẳn, cha mẹ nghĩ con đã khỏi, liền dừng dùng thuốc. Tuy nhiên khi đó vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần hoặc bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, nếu bỏ thuốc, rất có thể chúng sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.
Thậm chí ngay cả với các thuốc ho thảo dược, việc điều trị cũng nên duy trì ít nhất một tuần đối với trường hợp viêm đường hô hấp nhẹ. Ngay cả khi đã hết triệu chứng, trẻ vẫn cần được cho uống thêm 2-3 ngày nữa để đảm bảo hiệu quả đợt điều trị sau.
Kiêng ăn tôm, cua, gà khi con bị ho
Theo dân gian, trẻ bị ho cần phải kiêng khá nhiều thứ như cua, tôm, thịt gà, rau cải… . Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chưa có chứng cứ khoa học cho thấy những thực phẩm này khiến trẻ ho nặng hơn. Trẻ ho thường biếng ăn nên việc kiêng ăn trong thời gian này là hết sức sai lầm, có thể khiến bé càng ốm nặng hơn vì mất sức đề kháng do cơ thể thiếu chất.
Thực tế, trẻ bị ho không cần phải kiêng ăn gì. Chỉ riêng trẻ bị ho do hen suyễn cần tránh những thức ăn mà người bệnh hay bị dị ứng gây ho, lên cơn hen như: trứng, tôm, cua, cá, sữa bò… Tuy nhiên nếu không dị ứng thì cũng không cần kiêng.
Nếu điều trị ho bằng Đông y, việc kiêng ăn tùy theo từng thang thuốc, vị thuốc.
Trong những thời điểm giao mùa, trẻ rất dễ bị ho do viêm đường hô hấp, viêm phế quản…Khi thấy con có biểu hiện ho, sốt cao, sổ mũi…cha mẹ nên đưa bé đi khám để có những chẩn đoán, cách chữa trị chính xác nhất.
Chữa ho cho trẻ sơ sinh
Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Chữa bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Mẹo chữa ho và sổ mũi ở trẻ nhỏ rất đơn giản.
Chữa ho sổ mũi cho trẻ nhỏ bằng những bài thuốc đơn giản
Trẻ bị ho nhiều vào đêm
(st)