Mẹo vặt chữa bệnh mất tiếng nhanh, an toàn

Mẹo vặt chữa bệnh mất tiếng nhanh, an toàn. Mùa đông trời lạnh nên cơ thể rất dễ bị cảm lạnh dẫn đến viêm thanh quản. Những người mắc bệnh viêm thanh quản nhẹ thì bị khàn tiếng, nặng thì bị mất tiếng, ngoài ra cơ thể còn xuất hiện một số triệu chứng như: sợ gió, phát sốt, đau đầu…


Để phòng tránh mất tiếng, bạn nên lưu ý một số biện pháp bảo vệ thanh quản như sau:

- Tránh gió lùa qua cửa sổ, cửa xe.

- Đừng hạ quá thấp nhiệt độ trong phòng làm việc. Nên mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là phần yết hầu.

- Không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng. Nếu bỏ được thói quen uống nước đá thì càng tốt, nhất là trong những ngày nắng gắt.

- Nên nghỉ bệnh 2-3 ngày một khi cảm cúm, nếu trước đó đã có lần tắt tiếng.

- Tránh quần áo ướt đẫm mồ hôi rồi lại bước ngay vào phòng máy lạnh.

- Đừng phơi đầu trần quá lâu dưới ánh nắng mặt trời gay gắt.

- Với người có thanh quản quá nhạy cảm, thầy thuốc Đông y khuyên nên dùng lòng bàn tay chà mặt trước khuỷu và cổ tay nhiều lần trong ngày để mượn tác dụng kháng viêm của số huyệt đạo khu trú ở hai nơi này làm phương tiện phòng ngừa khan tiếng.

Để chữa trị các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc từ thực phẩm sau đây

Giá đỗ

Công dụng: giá đỗ xanh có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt…Khi bạn bị mắc viêm phế quản với các triệu chứng như: đau họng, khát nước, ho, đờm vàng đặc, tắc mũi, mũi chảy nước đục, đầu lưới đỏ thì có thể sủ dụng giá đỗ như một phương pháp chữa trị rất công hiệu.

Bài thuốc: dùng giá đỗ xanh 300-500g, rửa sạch, giã nát, chế thêm chút nước sôi để nguội, chắt lấy nước, chia ra uống dần từng ít một. Bài thuốc này rất công hiệu rất nhanh, những người bị mất tiếng chỉ cần uống sau 1h sẽ nói lại được.

Củ gừng

Công dụng: theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ ho. Khi bạn mắc các triệu chứng như: sợ lạnh, sốt nhẹ, không mồ hôi, đau đầu, đau mình, mũi tắc, ho, mũi chảy nước trong…thì hãy sử dụng gừng để chữa trị.

Bài thuốc:

- Gừng già 10g, đường đỏ lượng thích hợp. Gừng thái lát, sắc lấy nước, hòa đường đỏ vào uống.

- Gừng già 10g, củ cải lượng thích hợp. Củ cải nấu sôi khoảng 3-5 phút, thêm gừng vào, lại nấu thêm 3-5 phút là được; Ăn củ cải và uống nước. Dùng chữa mất tiếng do nhiễm lạnh, viêm họng cấp có tác dụng tốt.

- Gừng già 10g, bạc hà 5g. Gừng thái lát, thêm 500ml nước, nấu lấy nước, cho bạc hà vào nấu thêm 3-5 phút là được. Chia ra uống trong ngày, uống ấm.

- Gừng tươi 10g, cành lá tía tô 10g, hành 5 cây (liền cả củ và rễ). Tất cả rửa sạch, sắc lấy nước uống.

 Quả sung

Công dụng: sung có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh lợi yết hầu, tiêu viêm, là vị thuốc chuyên trị các bệnh về thanh quản và họng.. Khi bị đau họng, các bạn hãy ăn vài trái sung là khỏi, ngoài ra có thể áp dụng bài thuốc sau.

Bài thuốc:

- Trái sung 30g, đường phèn lượng thích hợp; Sắc nước uống. Dùng chữa mất tiếng do viêm họng mạn tính.

- Trái sung phơi khô, nghiền thành bột mịn. Ngày dùng 4-5 lần, mỗi lần lấy 2-3g ngậm và nuốt dần. Dùng chữa mất tiếng kèm theo họng đau nhói, do phong nhiệt.

- Trái sung 15-20g, thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Uống thường xuyên còn có tác dụng phòng viêm họng cấp và khản tiếng.

Củ cải

Công dụng: Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát. Củ cải nấu chín vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị.

Bài thuốc: dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép. Nếu sợ lạnh thì trộn với nước gừng tươi để ngậm nuốt dần. Có thể làm mứt củ cải. Nếu phối hợp với nước giá đậu xanh thì hiệu quả càng cao, phối hợp với tỏi cũng tốt nhưng tỏi hăng và lâu hết mùi.
Đôi khi những thực phẩm rất gẫn gũi trong cuộc sống lại có nhiều công dụng mà chúng ta không thể biết hết được, chỉ cần bạn ghi nhớ là có thể áp dụng cho mình và mọi người trong gia đình.

Rẻ quạt

Rẻ quạt (xạ can): Ngày dùng 3- 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột làm viên ngậm. Có thể dùng từ 10- 20g thân rễ tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát với vài hạt muối, vắt nước ngậm và nuốt dần.



Trà đặc và muối: Có thể dùng một chút muối pha với trà đặc để súc miệng hàng ngày sau khi bị mất giọng, cho tới khi cảm thấy đã lấy lại được giọng nói.

Mật ong và sữa tươi: Thức uống được pha trộn giữa mật ong và sữa tươi ấm cải thiện đáng kể tình trạng giọng nói của người mất giọng.

Mật ong và chanh tươi: Khía kiểu mũi khế ở lớp vỏ ngoài của quả chanh, đặt quả chanh trong một chén nhỏ, sau đó cho một vài thìa cà phê mật ong cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh. Để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm.

Ngoài ra, để tránh bị khản giọng, mất giọng, trước lúc hát, có thể ngậm hoặc xúc miệng nước muối loãng. Trong quá trình ca hát có thể sử dụng vài thức uống có tác dụng bảo vệ họng như chanh muối, mơ muối… Bên cạnh đó, đối với những người có thói quen hút thuốc lá, nên hạn chế và dừng việc sử dụng thuốc lá khi bị khản giọng, mất giọng.



Tham khảo thêm bài thuốc dân gian chữa mất tiếng

 

Mất tiếng thuộc phạm vi chứng thất âm của y học cổ truyền, có liên quan đến hoạt động thất thường của hai tạng phế và thận. Phế chủ khí là cửa của thanh âm, thận khí là gốc của thanh âm.

Nguyên nhân gây mất tiếng là do ngoại cảm phong hàn, đàm nhiệt xâm phạm vào phế làm phế khí không thông gây ra bệnh, hoặc do phế âm hư, tân dịch không đầy đủ, không khí hóa được gây ra bệnh.

Một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh

Loại cấp tính (thực chứng): được chia làm 2 thể ngoại cảm phong hàn và đàm nhiệt.

Ngoại cảm phong hàn: Người bệnh tiếng nói khàn, không ra tiếng, sốt nhẹ, sợ lạnh, khạc ra đờm nhiều, loãng không dính, mạch phù, rêu lưỡi trắng mỏng. Phép chữa là phát tán phong hàn. Dùng một trong các bài thuốc:

Mất tiếng do ngoại cảm phong hàn, đàm nhiệt xâm phạm vào phế khí làm phế khí không thông.

Bài 1: kinh giới 12g, tang diệp 12g, tang bạch bì 12g, địa cốt bì 12g, tử tô 8g, bán hạ chế 8g, trần bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: tiền hồ 8g, bán hạ chế 6g, kinh giới 12g, tế tân 6g, gừng 6g, phục linh 8g, cam thảo 6g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Đàm nhiệt: Người bệnh nói không ra tiếng, đờm nhiều, đặc vàng dính, họng khô, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác. Phép chữa là thanh phế hóa đàm. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: tang bạch bì 12g, lá tre 12g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, thổ bối mẫu 10g, trúc nhự 12g, gừng 4g, nam tinh chế 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Bài 2 – Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, cát cánh 8g, phục linh 8g, tri mẫu 12g, bối mẫu 8g. Tất cả tán bột, ngày uống 10g, chia 2 lần.

Loại mạn tính (hư chứng): được chia làm 2 thể phế âm hư và thận âm hư.

Phế âm hư: Người bệnh gầy, họng khô, ho khan nhiều, khản tiếng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Phép chữa là tư âm dưỡng phế. Dùng một trong các bài:

Bài 1: sa sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, tang bạch bì 8g, bố chính sâm 12g, ngưu bàng tử 8g, sinh địa 8g, đan bì 6g, địa cốt bì 8g, trúc lịch 10ml. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2 – Thanh táo cứu phế thang: tang diệp 12g, thạch cao 12g, cam thảo 6g, mạch môn 12g, tỳ bà diệp 12g, hạnh nhân 12g, gừng 4g, a giao 8g, đẳng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thận âm hư: Người bệnh họng khô, khản tiếng, bứt rứt, đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, mạch tế sác. Phép chữa là bổ thận âm nạp khí tuyên phế. Dùng một trong các bài:

Bài 1: mạch môn 12g, thiên môn 12g, thạch hộc 12g, a giao 8g, thục địa 12g, tô tử 8g, bạc hà 8g, ngưu bàng tử 8g, kỷ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2 – Thất vị đô khí hoàn: thục địa 12g, đan bì 8g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, trạch tả 16g, phục linh 12g, ngũ vị tử 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý: Người bệnh nên sinh hoạt hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi. Không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá thuốc lào, cà phê. Đắp khăn nóng trước cổ, xông các dầu thơm như tinh dầu bạc hà, bạch đàn. Nhỏ mũi, súc miệng bằng nước muối sinh lý hằng ngày. Nếu bệnh nặng cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.




Chữa khản tiếng lâu ngày không khỏi
Khàn tiếng nguyên nhân và cách điều trị
Cách khắc phục âm thanh máy tính bằng các bước đơn giản
Làm sao để cải thiện giọng nói để luôn trong trẻo
Bệnh khàn tiếng và cách chữa trị
Bệnh khó thở ở trẻ em




(st)