Mẹo vặt chữa bệnh nhức đầu nhanh khỏi, an toàn

Mẹo vặt chữa bệnh nhức đầu nhanh khỏi, an toàn. Một vài mẹo nhỏ có thể là liều hay giúp bạn nguy cơ mắc chứng bệnh đau đầu.

Đau đầu có nhiều dạng, xác định đúng nguyên nhân thông qua các biểu hiện cụ thể, bạn sẽ biết cách giảm đau đầu hiệu quả.

Nhức đầu do căng thẳng

Triệu chứng: Đau cả đầu là kiểu đau phổ biến nhất và ảnh hưởng đến 70% nam giới. Nguyên nhân thường do bị căng thẳng cực độ hoặc bị đau cổ.

Điều trị: Dùng một số loại thuốc hỗ trợ để cắt giảm cơn đau như aspirin, acetaminophen… Bạn có thể tìm cách thư giãn cơ thể như mát xa đầu và cổ, thả lỏng tinh thần.

Phòng ngừa: Ngồi thẳng trong khi làm việc. Tránh ngồi liên tục trong nhiều giờ liền, đặc biệt trong lúc bạn đang bị căng thẳng. Khi cảm thấy quá mệt mỏi, có dấu hiệu đau đầu hãy đứng lên đi lại, đi bộ nhanh ra ngoài tránh xa sự ồn ào, ngột ngạt trong văn phòng làm việc của bạn.

2. Bệnh đau nửa đầu

Triệu chứng: Nếu bạn thấy rất đau, đau nhói và đau thường xuyên ở một bên đầu kèm theo triệu chứng buồn nôn hoặc nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh thì đó là bệnh đau nửa đầu. Căn bệnh này không phổ biến đối với nam giới ở độ tuổi 20 hoặc hơn để bắt đầu phát triển căn bệnh đau nửa đầu, vậy nên nếu bạn chưa bao giờ bị đau nửa đầu trước đó thì việc đau nửa đầu có thể là do một bệnh khác gây nên.

Điều trị: Bạn có thể sử dụng thuốc sumatriptan – một loại thuốc hữu ích chống đau nửa đầu. Ngoài ra bạn cần được nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh và tối.

Phòng ngừa: Xác định và loại trừ các yếu tố gây "kích hoạt" căn bệnh đau nửa đầu của bạn ( phổ biến nhất là rượu vang đỏ, pho mát và cà phê). Việc tập thể dục thường xuyên cũng giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.

3. Bệnh đau đầu kinh niên

Triệu chứng: Bạn thấy nhói đau ở sau mắt một cách thình lình rồi cơn đau biến mất rất nhanh. Đau đầu kinh niên có lặp lại nhiều lần như thế trong một khoảng thời gian ngắn và có thể tái phát trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng liền. Đau đầu kinh niên là bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng chưa đến 1% đối với người trưởng thành còn với người trong độ tuổi 20 thì có thể nhiều hơn.

Điều trị: Phương pháp điều trị bằng oxy có thể giúp bạn giảm đau đớn đi rất nhiều. Bạn cũng nên đến bác sĩ để kiểm tra bệnh ngưng thở khi ngủ, 80% bệnh đau đầu kinh niên do triệu chứng ngưng thở khi ngủ gây ra.

Phòng ngừa: Rất khó để xác định điều này nhưng nếu có bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào, bạn nên đến bác sĩ để khám và được tư vấn một cách tốt nhất.


Cho dù khác biệt về màu da, hàng tỉ người trên khắp địa cầu đều có một điểm tương đồng, đó là ai cũng có thể đau đầu.

Nặng - nhẹ tùy người, tùy lúc nhưng chắc chắn ai cũng đau đầu nhiều lần trong đời. Trẻ con ở độ tuổi mới vào nhà trẻ đã biết đau đầu, để rồi nỗi khổ từ đó theo đuổi mỗi người trong suốt đời người. Cũng vì thế mà nhiều người thuộc tên thuốc trị đau đầu hơn số CMND! Cũng vì thế mà thầy thuốc trị đau đầu khỏi lo chén cơm!

Trên thực tế, không hẳn hễ đau đầu là phải uống thuốc mới xong. Trong nhiều trường hợp, có thể thay thuốc không mấy khó bằng vài mẹo vặt, chẳng hạn:

- Ứng dụng ảnh hưởng của khác biệt nhiệt độ trên hệ thần kinh giao cảm bằng cách tắm nước nóng, rồi đổi sang nước lạnh khi phát hiện cơn đau đầu lăm le gây rối.

- Đội mũ dù không ra đường, dù trong phòng không lạnh để tăng tuần hoàn dưới da đầu.

- Nhai thật chậm một nhúm ngò, vì tinh dầu trong ngò có tác dụng cương giãn mạch.

- Thư giãn trong phòng yên tĩnh tắt đèn tối đen. Đừng quên tia sáng nhấp nháy cũng như âm thanh bất ngờ là nguyên nhân gây bộc phát cơn đau đầu. Nếu biết cách thiền định hay kỹ thuật hô hấp thư giãn càng hay.

Bơi lội là môn thể thao tốt nhất để phòng chống nhức đầu (Ảnh minh họa)

- Uống nhiều lần trong ngày nước ép củ dền, cà rốt hay khoai tây khi nhận thấy dấu hiệu căng thẳng thần kinh. Nếu dùng được cả 3 loại theo tỉ lệ bằng nhau càng tốt.

- Bơi lội là môn thể thao tốt nhất để phòng chống nhức đầu, theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Essen - Đức.

- Với người hay nhức đầu mỗi sáng sớm, đừng ngồi bật dậy khi vừa thức. Trái lại, hãy “nướng” thêm ít phút với động tác nằm ngửa đạp xe tưởng tượng, đồng thời xoa bóp vùng sau ót.

- Ngậm viên đường có ít giọt dầu khuynh diệp khoảng 10 phút trước giờ hay bị nhức đầu.

- Ăn trái chua như cốc, ổi, me... khi nhức đầu, theo kinh nghiệm của thầy thuốc cổ truyền ở Áo.

- Dùng bông gòn thấm chút dầu tràm ngoáy lỗ tai nếu nhức đầu đi kèm buồn nôn.

- Xoa nóng lòng 10 ngón chân khi đang căng đầu

Không dông dài cũng hiểu thuốc trị nhức đầu là món hàng dễ bán như thế nào. Vì quá thông thường nên ít ai để ý đến phản ứng phụ khó tránh khi dùng dài lâu các loại thuốc này. Kẹt là mấy ai dùng thuốc đau đầu chỉ vài lần trong đời!

Đó là chưa kể đến chuyện tốn kém. Mấy người đã thử “kết toán” chi phí vì thuốc nhức đầu? Thủ sẵn vài “chiêu” để phòng trị cơn đau đầu chắc chắn là chuyện nên làm. Bớt tốn tiền trong thời buổi kinh tế khó khăn lại giảm được phản ứng phụ để không vướng bệnh khác vì... thuốc, còn muốn gì hơn?



Một số mẹo đơn giản chữa nhức đầu tại nhà


 

1. Xoa bóp đầu bằng dầu xạ hương (húng tây) và hương thảo. Chấm ít dầu xạ hương hoặc hương thảo vào hai thái dương. Xoa bóp nhẹ cho dầu thấm vào da, rồi ngồi yên vài phút. Nghiên cứu năm 2010 cho thấy dầu xạ hương và hương thảo chứa carvacrol, một chất tác dụng như chất ức chế COX-II, rất giống chất phi steroid (nonsteroidal) chống viêm nhiễm như thuốc ibuprofen.

2. Trà Gừng. Gừng có thể chống đau nửa đầu bằng cách ức chế prostaglandin. Gừng còn có thể ức chế nôn mửa thường theo sau chứng đau nửa đầu. Pha trà bằng cách dùng 3 lát gừng với 2 tách nước sôi, ủ 30 phút.

3. Trà Cúc (Chamomile tea). Trà cúc có các hợp chất giúp thư giãn và làm giảm nhức đầu. Dùng 1 túi trà cúc bỏ vào tách nước sôi, ủ 10 phút. Có thể pha chút mật ong. Uống nóng và ngồi yên một lúc.

Trà Gừng có thể chống đau nửa đầu bằng cách ức chế prostaglandin. Ảnh: internet

4. Tắm dầu Bạc hà và dầu Oải hương. Một số tinh dầu thiên nhiên rất tốt khi pha vào nước tắm. Nước nóng dẫn máu xuống chân và làm bớt căng mạch máu ở đầu. Thêm vài giọt dầu bạc hà và/hoặc dầu oải hương vào nước nóng rồi tắm rất tốt cho mạch máu.

5. Magnesium. Chứng đau nửa đầu là do mức magnesium trong não thấp. Nghiên cứu cho thấy bổ sung magnesium có thể ngăn ngừa các chứng nhức đầu. Các chuyên gia khuyên mỗi ngày dùng 400 mg magnesium hoặc magnesium oxide. Chú ý: Magnesium có thể gây tiêu chảy ở một số người.

6. Vitamin B2. Theo một cuộc nghiên cứu, hàng ngày dùng 400 mg vitamin B2, còn gọi là riboflavin, dùng trong 3 tháng sẽ giảm đau nửa đầu 50-59%, chỉ giảm 15% ở những người dùng giả dược.

7. Chất chiết xuất Gai lông. Một loại thảo dược gọi là Gai lông (butterbur) cho thấy hiệu quả trong việc làm giảm chứng đau nửa đầu. Có 3 cuộc nghiên cứu dùng Petadolex và dùng chất chiết xuất gai lông, thảo dược gai lông làm giảm chứng đau nửa đầu nhiều hơn so với giả dược. Liều lượng khuyên dùng là 75 mg, dùng mỗi ngày 2 lần trong 1 tháng, sau đó dùng 50 mg mỗi ngày 2 lần.

 

5 loại đau đầu thường gặp và cách chữa trị

Hàng ngày trên thế giới có tới hàng triệu người phải chịu đựng chứng đau đầu hành hạ, thậm chí ngay cả một người hoàn toàn khoẻ mạnh đôi khi cũng không tránh khỏi căn bệnh này. Đau đầu có thể là do thời tiết hoặc cũng có thể là do quá mệt mỏi. Và nhiều khi “đau đầu” giống như “người bạn đồng hành” cùng chúng ta từ ngày này qua ngày khác mà không có loại thuốc aspirin nào hay một sự nghỉ ngơi thư giãn nào có thể đuổi nó đi được. Các bác sỹ đã chỉ ra 5 chứng đau đầu thường gặp nhất, hãy xem bạn có rơi vào trường hợp nào không để kịp thời chữa trị:

Nhức đầu cluster. Không nhiều người trên thế giới bị mắc chứng đau đầu kiểu này, tuy nhiên 80% trong số rất ít những người đó lại thường là nam giới. Chứng bệnh này khá trầm trọng khiến người mắc bệnh thậm chí đau đến mức không thể di chuyển và cũng không thể nói chuyện. Triệu chứng của loại đau đầu này là lưu lượng máu bị tụ lại trong đầu, nhói ở thái dương, mắt có dấu hiệu bị đỏ và chảy nước mắt. Tình trạng nhức đầu kiểu này có thể kéo dài từ 15 phút tới 1 tiếng, 1 lần/tuần hoặc 1 tháng/lần. Nguyên nhân của bệnh hiện vẫn chưa được các chuyên gia tìm ra nên rất khó điều trị. Các bác sỹ chỉ có thể cung cấp mặt nạ oxy hô hấp để bệnh nhân dùng trong trường hợp khẩn cấp hoặc đưa ra các loại thuốc để tạm thời trì hoãn cơn đau.
Đau nửa đầu. Có lẽ đây là chứng bệnh phổ biến nhất và khủng khiếp nhất trong danh mục “đau đầu”. Nó có thể xảy ra sau khi bạn vừa mới thức dậy, nhưng ngay cả khi cơn đau vừa qua đi thì cũng không có gì đảm bảo là chúng sẽ không quay trở lại một lần nữa. Thời gian có thể kéo dài trong vòng vài giờ hoặc 2 ngày. Triệu chứng này đi kèm với chóng mặt, buồn nôn và trong đầu lúc nào cũng vang lên những tiếng ồn inh tai nhức óc. Cho tới nay nguyên nhân của căn bệnh này vẫn là một điều bí ẩn, tuy nhiên một điều khá rõ ràng là nạn nhân phổ biến phải chịu đựng sự giày vò này thường là nữ giới. Một lời khuyên dành cho các bệnh nhân là nên đi làm các xét nghiệm máu và chụp cắt lớp CT.

Đau đầu do cố gắng quá sức. Những cảm xúc trạng thái như lo lắng, hồi hộp, căng thẳng có thể là nguyên nhân gây ra đau đầu. Ngoài ra nó còn có nguy cơ tiềm ẩn phát triển thành bệnh trầm cảm. Vì thế những ai bị rơi vào trường hợp này nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ thần kinh.

Đau đầu do áp lực. Loại đau đầu này giờ đây trở nên phổ biến nhất trong các chứng đau đầu vì xã hội hiện đại khiến con người phải đối mặt với quá nhiều áp lực trong công việc cũng như cuộc sống thường nhật. Triệu chứng có thể là do chấn thương từ lâu ở vùng cổ hoặc đầu. Đây không phải là bệnh mãn tính mà nó chỉ xảy ra vào một khoảng thời gian nhất định. Rơi vào tình trạng này người bệnh có thể trực tiếp cảm nhận qua sự căng thẳng như có áp lực gì đó trong mắt và đầu do bị vật vô hình nào đó ép chặt. Những cơn đau này thường đến vào buổi chiều khi tất cả sự căng thẳng bị dồn tới đỉnh điểm. Lúc này người bệnh nên cố gắng thư giãn, để cơn đau lắng xuống hãy uống paracetamol, nhưng tốt nhất là nên dừng tất cả công việc lại đi đâu đó hít thở không khí trong lành và vận động nhẹ nhàng.

Bệnh viêm động mạch thái dương. Những người mắc bệnh này thường trên 50 tuổi. Chứng bệnh đi kèm với hiện tượng mất ngủ, trầm cảm và bị giảm cân liên tục. Ngoài đau đầu còn có thể phát sinh đau cổ và đau vai. Yếu tố dẫn tới bệnh viêm động mạch thái dương là do tác hại của rượu, hay việc sử dụng quá nhiều các loại thuốc, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, hoặc do nhiễm virus… Nếu bị mắc chứng bệnh này nhất định cần phải chữa trị kịp thời và dứt điểm nếu không có thể bị mù.

Bí quyết phòng tránh bệnh nhức đầu


Vài mẹo giúp bạn tránh được nhức đầu – một chứng đau chẳng dễ chịu chút nào.

Tránh nghiến răng:

Trừ phi bạn đang ăn hoặc nhai. Chỉ cần khép miệng mà không để 2 hàm răng đụng nhau trèo trẹo và cứ giữ như thế.

Tập thể dục cho miệng:

Thường xuyên có những bài tập cho miệng, như mở miệng to và xoay tròn khuôn miệng. Ban đầu bạn có thể nghe vài tiếng lách cách, nhưng những tiếng động này sẽ biến mất sau những lần tập kế tiếp.

Bỏ thói quen nhíu lông mày:

Nếu bạn luôn có tật nhíu đôi lông mày lại với nhau, hãy ngừng ngay chuyện đó. Đây có thể là nguyên nhân khiến bạn tối ngày bị chứng nhức đầu hành hạ.

Thử mát xa đầu:

Khi đau đầu, thử dùng tay mát xa những phần đang nhức để xem cơn đau có bớt không. Từ đó, xác định điểm có thể thư giãn các cơ căng cứng, giúp bạn giảm đau nhanh chóng.

Tập thể dục thường xuyên:

Không gì có thể thay thế được tập luyện. Tập thể dục có thể giải quyết được hầu hết những vấn đề bệnh tật thông thường, từ cảm mạo, nhức đầu đến ho hen. Đây là phương pháp chữa trị hiệu quả nhất và cơn nhức đầu sẽ bay biến ngay khi một người tập luyện chăm chỉ và đều đặn.

Bổ sung đủ nước:

Trong hầu hết trường hợp, uống nước có thể giúp bạn bớt nhức đầu, do cơn đau nhức này có thể là kết quả của quá trình mất nước. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng có thể gây nên vấn đề, vì nó làm giảm chất dinh dưỡng trong cơ thể.





Bệnh đau đầu căng cơ
10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu
Làm gì khi bà bầu bị đau đầu
Làm sao để hết đau đầu sau khi uống rượu
Làm sao để hết đau đầu và cách phòng đau đầu hiệu quả nhất




(st)