Tìm hiểu về bệnh sốt phát ban ở trẻ em
Trẻ bị sốt phát ban phải làm gì để trẻ hết bệnh, mau khỏe
Trẻ bị sốt phát ban phải làm gì?
Mẹo vặt chữa bệnh sốt phát ban hiệu nghiệm. Thời điểm giao mùa, nhiều bệnh dịch có thể xảy ra như viêm màng não, các bệnh về hô hấp, tiêu chảy..., đặc biệt là sốt phát ban.
Sốt phát ban (Rubella) là một bệnh truyền nhiễm có thể tạo thành dịch do virus gây ra với các triệu chứng sốt, phát ban và nổi hạch ở sau tai, chẩm và sau cổ. Bệnh lây từ người sang người bằng đường tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân hoặc có thể lây truyền qua các hạt nước bọt của bệnh nhân được khuếch tán trong không khí, do đó bệnh có thể lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Bệnh Rubella ở trẻ em thường nhẹ, ở người lớn nặng hơn, có thể gây đau khớp, viêm khớp và biến chứng viêm não. Đặc biệt với phụ nữ có thai có thể dẫn đến sự phát triển không bình thường của thai nhi.
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng hiện nay đang lây lan nhanh ở người lớn. Vậy sốt phát ban có những biểu hiện gì? Cần kiêng kị và điều trị như thế nào?
Bệnh sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn. Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 1 lần mắc bệnh này, bệnh được biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân (phát ban).
Nguyên nhân gây nên bệnh sốt phát ban?
Bệnh do nhiều loại siêu vi gây ra nhưng có 2 nguyên nhân chính gây bệnh sốt phát ban là siêu vi sởi và siêu vi gây bệnh rubella. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, còn bệnh rubella còn gọi là ban đào.
Bệnh sốt phát ban lây theo đường nào?
Ðây là bệnh lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.
Bệnh sốt phát ban biểu hiện như thế nào?
Sốt phát ban do sởi thường biểu hiệu bằng sốt cao kèm ho, sổ mũi, mắt đỏ vài ngày sau đó phát ban toàn thân. Trước khi phát ban trẻ thường bứt rứt quấy khóc nhiều và sau khi ra ban trẻ sẽ giảm sốt và giảm quấy. Trong khi đó, phát ban do rubella thường kèm sốt nhẹ hay không sốt và ban xuất hiện rất nhanh có thể 1 ngày đã nổi khắp cơ thể. Ða số trẻ có kèm tiêu chảy hoặc phân hơi lỏng.
Ban đào hay rubella thì rất lành tính ở trẻ em, rất hiếm gặp biến chứng (ảnh minh họa)
Bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không?
Ban đỏ hay sởi chỉ nguy hiểm khi có biến chứng, các biến chứng thường gặp của sởi là viêm phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ và nặng hơn là viêm não. Ban đào hay rubella thì rất lành tính ở trẻ em, rất hiếm gặp biến chứng. Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu mắc bệnh ban đào sẽ ảnh hưởng đến thai nhi gây sẩy thai, sinh non, thai nhi sinh ra mắc nhiều tật ở mắt, tim, não.
Bệnh sốt phát ban có cần phải nhập viện không?
Bệnh sốt phát ban có thể điều trị tại nhà bằng cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu có sốt, thuốc giảm ho, cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cần mang trẻ đến bệnh viện khi trẻ sốt cao không hạ, thở mệt, tiêu phân có máu, chảy mủ tai, co giật hôn mê vì lúc này trẻ đã có biến chứng.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sốt phát ban?
Cần cách ly trẻ bệnh, nhưng cách này rất khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.
Cách phòng ngừa tốt nhất là chủng ngừa:
Sởi có thể chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng
Rubella được chích chung với quai bị và sởi trong cùng 1 lần khi trẻ được 12 tháng tuổi.
Có nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn cho trẻ bị sốt phát ban hay không?
Không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên không nên để trẻ bị lạnh. Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.
Bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không?
Trường hợp nhiễm bệnh của bé Phomai và bé Nghé trên đây chỉ là một trong những ví dụ cho thấy virus Rubella rất khó xác định sớm. Sốt phát ban là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, và nó chỉ nguy hiểm khi hiểu sai cách chữa trị và dẫn tới biến chứng. Phát ban ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, nặng hơn sẽ là viêm não. Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian bé có khả năng lây bệnh cao nhất. Sự nguy hiểm ở đây là bệnh rất dễ lây lan và nguồn lây bệnh không thể phát hiện được cho đến khi bé bị nhiễm có triệu chứng phát ban 7 ngày sau đó. Biện pháp cách ly đến thời điểm này cũng được xem là đã quá trễ.
Điều trị sốt phát ban theo cách nào?
Một số phụ huynh khi thấy con sốt, chưa xác định cụ thể bệnh vẫn thường tự điều trị tại nhà cho con bằng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ dẫn đến bệnh của trẻ không giảm mà còn nặng lên. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng kháng sinh không có tác dụng với virus, bạn cần tư vấn của bác sỹ để xác minh bé có thực sự bị sốt phát ban do virut rubella hay không.
Bé Phô Mai sau khi khám và xác định bị sốt virut đã được điều trị tại nhà, bố mẹ hạ sốt cho bé bằng cách chườm khăn mát, uống thuốc hạ sốt dạng xiro, và được bổ sung vitamin C, uống nước cam, chanh để bé tăng sức đề kháng. Một tuần sau, các nốt đỏ mờ dần đi, bé cũng trở nên vui hơn, không còn khó chịu vì ngứa nữa nên đã chịu ăn cháo uống sữa trở lại.
Nghe theo chỉ dẫn của bác sỹ, chị Mai vẫn lau người cho cu Nghé bằng nước ấm bình thường và tắm nhanh, tắm ở nơi kín gió và lau khô nhanh cho bé vì sạch sẽ sẽ giúp da bé bài tiết tốt hơn. Khi tắm xong, tránh cơ thể Nghé tiếp xúc với gió, ngay cả gió quạt máy. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn điều trị bệnh cũng được chị rất quan trọng, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể con chống lại bệnh, vừa đảm bảo vệ sinh để bé không bị mắc tiêu chảy. Chế độ ăn được tăng thêm , chị cho con ăn nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa và ưu tiên cho những thức ăn dễ tiêu hóa. Đến hôm nay, cơn sốt được hạ, cu Nghé đã tíu tít vui chơi trở lại dù vết ban vẫn còn mờ đỏ, đang giảm dần từng ngày.
Chị Mai cũng chia sẻ rằng trong suốt thời gian bị sốt phát ban, nếu kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế vệ sinh cá nhân cho bé, thì bé sẽ cảm thấy không thoải mái, tệ hơn là cơ thể bé sẽ khó hạ sốt, nguy cơ bị nhiễm trùng da và gặp biến chứng viêm phổi rất cao. Ăn tinh sẽ làm cho bé rơi vào tình trạng thiếu năng lượng, rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém nên khó chống chọi được với bệnh tật. Đặc biệt, khi con bạn sốt phát ban rubella, bạn cần hạn chế bé tiếp xúc với nhiều người để tránh lây nhiễm bệnh và điều trị cho con phải tuyệt đối tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Trong y học cổ truyền, bệnh Rubella thuộc phạm vi các chứng Phong chẩn, Phong sa với các chứng trạng được mô tả tương tự trong các y thư cổ. Về mặt trị liệu, căn bệnh này được người xưa chữa trị bằng nhiều biện pháp. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc cụ thể để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng
Kim ngân hoa.
Bài 1:
Kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, kinh giới 6g, bạc hà 6g, ngưu bàng tử 6g, cát cánh 6g, đậu xị 4g, cam thảo 4g, lô căn 15g, sắc uống (liều lượng này dùng cho trẻ nhỏ, tùy theo lứa tuổi có thể tăng thêm cho hợp lý). Nếu sốt cao gia thạch cao 20g, tri mẫu 9g ; ban nổi có sắc đỏ gia đan bì 10g, xích thược 10g ; hạch nổi sưng to gia hạ khô thảo 10g, côn bố 10g; chảy máu cam gia bạch mao căn 10g, hoàng cầm 10g; ngực đầy tức khó chịu gia chi tử sao đen 10g.
Bài 2: Kim ngân hoa 8g, liên kiều 8g, kinh giới tuệ 5g, ngưu bàng tử 5g, cát cánh 5g, bạc hà 4g, trúc diệp 4g, cát căn 6g, thăng ma 6g, cam thảo 8g, sắc uống. Nếu sốt cao, môi khô miệng khát gia sinh thạch cao 15g, sài hồ 6g; hầu họng sưng đỏ đau gia bản lam căn 10g, thuyền thoái 3g, huyền sâm 6g, xạ can 6g; ngứa nhiều gia câu đằng 6g, địa phu tử 6g; ban nổi sắc nhạt gia phòng phong 6g; mắt đỏ gia hoàng cầm 6g, cúc hoa 10g; ho ít đờm gia tiền hồ 6g, tang diệp 6g, hạnh nhân 6g; hạch sưng to gia hạ khô thảo 10g, bối mẫu 6g.
Bài 3: Kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, ngưu bàng tử 10g, phòng phong 10g, trúc diệp 6g, bạc hà 6g, cát cánh 6g, cam thảo 6g, sắc uống. Nếu ho nhiều gia hạnh nhân; sốt cao gia cương tàm, đan bì; ngứa nhiều gia thuyền thoái; đại tiện táo gia qua lâu nhân; môi khô miệng khát gia lô căn, sa sâm; hầu họng sưng đau gia huyền sâm.
Bài 4: Kim ngân hoa 15g, huyền sâm 15g, thuyền thoái 6g, bạc hà 9g, sinh thạch cao 24 - 45g (dưới 2 tuổi 24g, 2 - 5 tuổi 30g, trên 5 tuổi 45g), tử thảo 9 - 15g (ban sắc đỏ nhạt 9g, ban sắc đỏ sẫm 15g), sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em
Bệnh sởi và sốt phát ban rất dễ bị nhầm lẫn nếu không lưu ý . Một số cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em sẽ giúp các bà mẹ có thể phát hiện sớm và điều trị đúng cách cho con mình
Triệu chứng bệnh sởi như thế nào?
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Virus này có tính lây truyền cao nên dễ gây thành dịch. Khi trên 94% quần thể trong cộng đồng có tính miễn dịch thì mới có thể cắt được sự lây truyền của sởi.Virus sởi truyền từ người này sang người khác qua những giọt dịch mũi – họng bắn ra khi nói, cười. Nếu người lành hít phải, virus sẽ xâm nhập qua niêm mạc đường hô hấp và gây bệnh. Do đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao nếu mọi người không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không hiệu quả (cần tiêm đủ 2 mũi). Sởi sẽ rất nguy hiểm nếu có biến chứng, đặc biệt là viêm não sau sởi.
Sốt: Các triệu chứng của sởi là sốt nhẹ hoặc sốt cao 39-40 độ C, sốt liên tục. Người bệnh bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt, viêm kết mạc, dử mắt, phù nhẹ mi, ho (có thể ho khan, khàn tiếng hoặc có đờm), tiêu chảy.
Nổi đỏ: Có những chấm nhỏ khoảng 1 mm nổi lên trên niêm mạc má, dễ quan sát khi há miệng to; chấm có màu đỏ, sung huyết, ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất. Dấu hiệu này mất nhanh trong vòng 12-18 giờ.
Cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ em
Sau khi sốt 3-4 ngày, thân người bị phát ban. Đầu tiên ban mọc từ sau tai, lan dần hai bên má, cổ, ngực, chi trên, sau lưng, chi dưới, đến toàn thân. Ban màu hồng nhạt, nhẵn, khi ấn vào thì biến mất, có xu hướng kết dính lại với nhau, phát ban xen giữa những khoảng da lành. Thể nhẹ thì ban rải rác, thể nặng thì ban dày gần như che kín da, cả gan bàn tay, chân, sau khi bay để lại vết thâm trên da. Người bệnh ăn kém, mệt, mỏi. Thường thì 3-4 ngày sau khi ban mọc, ban sẽ bắt đầu bay, nhạt màu dần, nơi nào mọc trước thì sẽ bay trước và để lại vết thâm trên da, khoảng một tuần sau thì không còn dấu vết gì. Người bệnh lại sức dần và hết sốt.
Còn bệnh rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nung bệnh 12 đến 14 ngày, khởi phát với các triệu chứng sốt nhẹ, các dấu hiệu mắt ướt, ho, chảy nước mũi, ỉa lỏng… nhưng gần như không thấy. Khi bệnh toàn phát, các biểu hiện mới rõ: Mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước dãi và rõ ràng nhất là nổi mẩn đỏ trên da giống như bệnh sởi. Trẻ ít khi nằm li bì, xung huyết mắt, da mặt, hạch to ở dọc hai bên cổ, không đau. Các nốt ban trên da dạng chấm đỏ rải rác, mọc không có quy luật. Có thể thấy đau khớp. Khi bệnh lui sẽ hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại các dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau 1 tuần.
Về biến chứng, bệnh sởi có thể gây viêm phổi, viêm phế quản thậm chí dẫn đến tử vong (nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi), viêm tai giữa, xoang, răng lợi, tiêu chảy mất nước, suy dinh dưỡng; viêm loét giác mạc… Các biến chứng thường xuất hiện khi bệnh toàn phát hoặc đã lui. Còn bênh rubella biến chứng chủ yếu là đau và sưng khớp, nhất là ở những phụ nữ cao tuổi (chiếm 70%), viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm thần kinh, gây dị dạng thai nhi ở phụ nữ có thai. Phụ nữ mắc bệnh rubella khi đang mang thai có khả năng sinh con bị các dị tật bẩm sinh như bệnh tim, đầu nhỏ, chậm phát triển tâm thần, đục thủy tinh thể, điếc…
Ở bệnh sởi, ban đỏ xuất hiện sau sốt khoảng ba ngày. Còn trong sốt phát ban, các nốt đỏ mọc không theo trình tự nào. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết dịch sốt phát ban chủ yếu ở người lớn. Tuy nhiên, trong thời tiết giao mùa như hiện nay, dịch bệnh lại xuất hiện ở nhóm trẻ em và chưa có dấu hiệu dừng. Hiện, mỗi ngày, riêng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận 4 – 5 bệnh nhi. Theo tiến sĩ Dũng, các trường hợp sốt phát ban ở trẻ nhỏ chưa có ca nào biến chứng nặng nhưng điều đáng lo ngại là người lớn rất dễ nhầm sốt phát ban ở trẻ nhỏ với bệnh sởi. Bệnh sởi là do nhiễm virus cấp tính, biểu hiện ban đầu sốt, viêm kết mạc, chảy nước mũi, ho và có nốt ở niêm mạc miệng. Sau đó, các nốt ban đỏ sẽ xuất hiện từ ngày thứ ba đến ngày thứ 7. Còn ở sốt phát ban, quá trình mọc ban đỏ không theo trình tự nào, có thể sau sốt 1 – 2 ngày. Trẻ nhỏ bị sốt phát ban nhẹ không cần đi bệnh viện mà cần chăm sóc chu đáo như tăng cường chế độ dinh dưỡng, điều trị hạ sốt, bổ sung nhiều nước, giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng… Sau vài ngày, bệnh sẽ tự khỏi. Nếu bệnh tiến triển nặng với các triệu chứng sốt cao li bì, mạch huyết áp bị ảnh hưởng, xuất hiện các biểu hiện rối loạn tri giác như la hét, vật vã thì cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa.
Vắc xin là biện pháp dự phòng tốt nhất
Trước khi có vắc xin sởi phòng bệnh thì đây là căn bệnh mà tuổi ấu thơ hầu như ai cũng mắc phải. Phòng bệnh bằng vắc xin được khuyến cáo khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, tuy nhiên người ta thấy rằng việc tiêm một mũi vắc xin duy nhất không đủ tạo ra miễn dịch bền vững và rộng rãi trong cộng đồng vì tỷ lệ trẻ tiêm phòng bệnh sót cũng như tỷ lệ đạt được miễn dịch của vắc xin này cũng chỉ đạt xung quanh 90%. Do vậy cần phải tiêm nhắc lại mũi thứ 2, thời gian tiêm là khi trẻ đủ 6 tuổi, độ tuổi bước vào lớp 1. Việc tiêm liều thứ 2 có thể tạo miễn dịch tới 99%. Chương trình TCMR Việt Nam đã thực hiện mũi nhắc lại này trên cả nước từ năm 2006. Tại các địa phương còn xuất hiện những vụ dịch sởi nhỏ, khi đối tượng mắc không chỉ trẻ em thì cần thiết phải thực hiện những chiến dịch tiêm nhắc cho người dân khu vực này để tạo miễn dịch lớn và bền vững trong cộng đồng trong nhiều năm.
Hiệu quả của tiêm phòng vắc xin sởi còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng bảo quản, vận chuyển vắc xin. Nhiệt độ bảo quản vắc xin lý tưởng là từ 2-8oC. Có thể dùng loại vắc xin kết hợp sởi – quai bị – rubella (MMR) để phòng được 3 bệnh một lúc. Tất cả bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và tại các cơ sở y tế. Trước khi tiêm cán bộ y tế cần khám sơ loại, nếu trẻ đang mắc các bệnh khác thì có thể hoãn lịch tiêm đến khi trẻ khỏe mạnh bình thường.
Trẻ bị sốt phát ban phải làm gì?
Tìm hiểu về bệnh sốt phát ban ở trẻ em
Mang thai sau khi bị sốt phát ban có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tìm hiểu về bệnh sốt siêu vi
Bé bị sốt sau khi đi tiêm phòng nên xử lý như thế nào?
(st)