Video Clip: Giảm đau bụng kinh hiệu quả
Thực phẩm làm giảm đau bụng kinh hiệu quả
Video Clip:Giảm đau bụng kinh đơn giản
Tác dụng của vitamin E đối với chị em phụ nữ: giảm đau bụng kinh
Mẹo vặt chữa đau bụng kinh hiệu quả, dễ làm. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn nhanh chóng làm giảm cơn đau bụng kinh và loại bỏ những khó chịu trong ngày "đến tháng".
Đau bụng kinh nguyệt là triệu chứng khó chịu thường gặp ở chị em, nó khiến chị em phụ nữ mệt mỏi, đau lưng, đau bụng âm ỉ, có khi là đau bụng dữ dội kèm huyết áp tụt, toát mồ hôi, chân tay lạnh, mặt nhợt nhạt buồn nôn…
Vậy nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt là gì???
Tử cung quá co thắt, co thắt mạnh, vị trí tử cung lệch về phía sau hoặc phía trước so với bình thường … khiến máu kinh lưu thông chậm, cơ tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài khiến đau bụng kinh.
Ống cổ tử cung quá hẹp khiến cơ tử cung phải co bóp mạnh khiến đau bụng kinh.
Do di truyền: nếu bà, mẹ bị đau bụng kinh thì di truyền cho con gái, cháu gái cũng sẽ bị đau bụng kinh
Cơ tử cung co bóp mạnh kết hợp hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên, cơ thể nào có chất cảm thụ đặc hiệu với prostaglandin quá nhạy khiến cơn đau bụng càng dữ dội hơn.
Sự giảm đột ngột progesteron và estrogen trong ngày đầu của chu kì kinh cũng là 1 yếu tố khiến đau bụng kinh.
Do ăn uống đồ lạnh vào gần ngày kinh nguyệt, tâm lí tinh thần không thoải mái.
Cơ thể yếu, trúng gió, gặp những chất hóa học công nghiệp như xăng, dầu … có thể khiến bạn không những đau bụng kinh mà còn bị nôn hoặc buồn nôn, chân tay lạnh, toát mồ hôi …
Ngoài ra nếu bạn bị đau bụng quá và kèm theo các dấu hiệu bất thường khác thì hãy đi khám chuyên khoa ngay để phòng tránh các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung …
Ngày kinh nguyệt nói gì về sức khỏe bạn gái? Kinh nguyệt là hiện tượng mà các chị em phải chịu đựng hàng tháng. Nhiều người cho rằng thật phiền phức vì họ hay cảm thấy tức ngực, đau bụng, thân thể nhức mỏi…Tuy nhiên kinh nguyệt lại phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khỏe của chị em thông qua màu sắc, lượng và thời gian.
Ngày kinh nguyệt và sức khỏe
Chu kì
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều có tính quy luật. Nếu bỗng nhiên có trước hoặc sau rất nhiều ngày kèm thêm cảm giác khó chịu thì phải kịp thời kiểm tra ngay. Nếu chỉ chậm từ 1 đến 2 ngày thì là hoàn toàn bình thương. 1-2 năm đầu khi thấy kinh hoặc gần kỳ mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi nhưng không phải là bệnh.
Màu sắc
Kinh nguyệt bình thường thường có màu đỏ sẫm. Nếu trong ngày kinh nguyệt, máu kinh có màu đỏ tươi, màu cà phê, màu vàng thì cần để tâm theo dõi. Đông y cho rằng, hiện tượng này là do khí hư có hàn hoặc nhiệt như thở ngắn hơi, tiếng nói nhỏ yếu, ngại nói, tay chân rã rời, cử động uể oải. Nếu chú ý giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt là có thể khắc phục được chứng bệnh này.
Lượng máu kinh
Ngày kinh nguyệt máu kinh quá nhiều hoặc quá ít đều không bình thường. Kinh nguyệt nhiều có thể được hiểu hoặc là lượng máu chảy ra quá nhiều (bình thường không quá 100ml) hoặc là thời gian hành kinh quá dài (bình thường tối đa là 7 ngày).
Kinh nguyệt quá nhiều: Thường do màng trong tử cung bong ra bất thường hoặc có những bệnh tử cung nhu u xơ tử cung…; có thể gây ra bởi các bệnh của các cơ quan khác như rối loạn chức năng gan, các bệnh về máu…; hoặc do chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh như không chú ý vệ sinh kinh nguyệt, bị lạnh, bị nóng quá, tinh thần căng thẳng….
Kinh nguyệt quá ít: Phụ nữ trên 18 tuổi vẫn chưa thấy hành kinh, hoặc những tháng trước thấy kinh bình thường, mà nay liên tục trên 3 tháng sau không thấy đến kỳ thì gọi là bế kinh (tắc kinh). Đây là biểu hiện gây ra do các bệnh như thiếu máu nghiêm trọng, bị bệnh gan, đái đường… mắc một số bệnh sán hút máu…, dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hoà, lao bộ phận sinh dục….
Ngoài ra, đại não bị kích thích mạnh hoặc bị tổn thương như quá căng thẳng, quá đau khổ, phiền não, dầm mưa lạnh, lao động mệt mỏi cũng đều có thể gây bế kinh. Tuy vậy, bế kinh trong thời gian sinh đẻ và cho con bú là hiện tượng sinh lý bình thường
Triệu chứng bệnh
Phụ nữ khỏe mạnh trong kỳ kinh sẽ không có biểu hiện gì đặc biệt. Số ít sẽ có cảm giác hơi khó chịu như tinh thần bị ức chế, dễ bị kích động, toàn thân mệt mỏi, tức ngực, chóng mặt, buồn nôn… nhưng sau khi hết kinh thì những cảm giác này cũng kết thúc.
Nếu trong những ngày kinh nguyệt mà thấy rõ các triệu chứng khác hoặc qua hết ngày “đèn đỏ” mà vẫn thấy có những triệu chứng lạ như đau bụng, đau vú, chảy máu cam, ngứa rát vùng kín, chảy máu vùng kín … thì hãy nghĩ ngay tới các dạng bệnh lí khác như u vú, ung thư vú, viêm nhiễm đường sinh dục …
Trên đây là những điều mà chị em phụ nữ nên biết về ngày kinh nguyệt của mình. Chúc chị em có cái nhìn đúng đắn về ngày kinh nguyệt và các bệnh lí khác liên quan.
1. Uống trà hoa cúc
Trà hoa cục là loại trà thảo dược có lợi cho cơ thể của con người. Các chất chủ yếu có trong loại hoa cúc là tinh dầu Volatite và Flavonoid có tác dụng chống co thắt, giãn cơ, điều chỉnh nhu động ruột, chống viêm và đặc biệt có tác dụng giảm trực tiếp quá trình viêm ở mô, kháng khuẩn, kháng nấm, chống dị ứng...
Vì vậy, trà hoa cúc được coi như một “phương thuốc” chống viêm, giảm đau tự nhiên. Uống trà hoa cúc thường xuyên ngoài tác dụng khắc phục được các cơn co rút cơ (chuột rút) nó còn giúp bạn giảm đau bụng kinh.
2. Các bài tập nhẹ nhàng
Bạn không muốn đến các phòng tập thể dục trong kỳ “nguyệt san”. Tuy nhiên trên thực tế, một số bài tập nhẹ nhàng có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc làm giảm đau bụng kinh.
Bạn có thể đi bộ nhanh hoặc đạp xe đạp trong những ngày này, vừa là để hít thở không khí trong lành, vừa giúp thư giãn các cơ, thoái mái tinh thần và giảm khó chịu trong những ngày "đến tháng".
3. Sử dụng túi chườm nước nóng
Trong trường hợp bạn bị đau bụng kinh nhẹ, hãy tạm thời sử dụng túi chườm nước nóng để xoa dịu cơn đau. Cách thức này rất đơn giản, chỉ cần bạn nằm thẳng và đặt túi chườm lên trên bụng dưới của bạn hoặc trên vị trí chính xác mà bạn cảm thấy cơn đau đang quặn thắt.
Nếu bạn cảm thấy túi chườm nóng khá cồng kềnh thì có thể dùng khăn ấm để chườm cũng có tác dụng phần nào.
4. Uống thuốc giảm đau theo toa của bác sĩ
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc giảm đau mà bạn có thể sử dụng trong giai đoạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi uống bất kỳ loại thuốc nào thì bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sỹ và chắc chắn rằng mình không mẫn cảm với thành phần nào của thuốc đã được kê toa.
Thông thường những viên thuốc giảm đau sẽ ngay lập tức làm dứt cơn đau của bạn, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng trong trường hợp bắt buộc. Vì nếu lạm dụng chúng, khả năng chịu đau của bạn sẽ giảm và thậm chí bạn còn phải đối mặt với một vài tác dụng phụ không mong muốn.
5. Hãy cố gắng ngủ nhiều nhất có thể
Đau bụng kinh và sự khó chịu xung quanh chu kỳ kinh nguyệt là những điều thường xuất hiện trong kì kinh nguyệt khiến chị em mệt mỏi. Để giảm những khó chịu này, hãy tranh thủ ngủ và nghỉ ngơi.
Hãy thử thay đổi tư thế ngủ mỗi nửa giờ để các vùng trên cơ thể như: thắt lưng, bụng và dạ dày được thư giãn tốt. Như thế bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều trong kỳ đèn đỏ của mình.
6. Tránh xa một vài loại thực phẩm
Các chuyên gia khuyên rằng trong giai đoạn “đèn đỏ”, tốt nhất bạn nên tránh các loại thịt đỏ, cà phê, rượu và các loại thực phẩm giàu chất béo khác. Bởi vì, các loại thực phẩm này có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu, ậm ạch trong bụng. Mặt khác những thực phẩm này còn là tác nhân khiến các cơn đau bụng kinh dữ dội hơn.
Thay vào đó, bạn nên ăn những thức ăn dễ tiêu như rau và trái cây với các khẩu phần nhỏ trong ngày và giữ cho dạ dày bị quá no, dẫn đến trướng bụng.
7. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh quanh năm
Một trong những giải pháp lâu dài, hiệu quả nhất để bạn giảm cơn đau đau bụng kinh là tăng cường khả năng miễn dịch và duy trì cơ thể khỏe mạnh quanh năm.
Để làm được như vậy, bạn hãy duy trì một chế độ ăn uống cân bằng gồm protein, vitamin, khoáng chất và chất béo. Khi có một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn hoàn toàn ở trong một trạng thái cơ thể tốt hơn để đối phó với cơn đau của mình mỗi tháng.
8. Tập trung vào các hoạt động giải trí khác
Mỗi khi đau bụng kinh, bạn thường nằm dài trên giường với khuôn mặt ảm đạm, nhăn nhó cả ngày. Cứ như vậy, bạn sẽ càng cảm thấy cơn đau khủng khiếp hơn và không có dấu hiệu kết thúc.
Vậy tại sao, thay vì nằm dài và nghĩ về nó, bạn không đọc sách, tạp chí, xem phim, nấu ăn... nhỉ? Hãy làm bất cứ điều gì bạn thích để phân tán tư tưởng nghĩ về cơn đau bạn đang phải chịu. Bằng cách này, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn.
Cơn đau bụng đáng sợ mỗi lần "thấy tháng" của bạn sẽ dịu đi rất nhiều nếu bạn áp dụng một số mẹo vặt dưới đây.
Với đa số phụ nữ, cảm giác đau bụng kinh không quá dữ dội nhưng vẫn gây mệt mỏi. Và ở một số người, cơn đau có thể ở mức không chịu nổi, khiến họ cảm thấy khốn khổ và kiệt sức. Những giải pháp sau sẽ giúp giảm sự phiền toái đó.
Tắm nước ấm: Cơn đau của bạn sẽ dịu đi nếu bạn tắm khoảng 10 phút dưới vòi nước ấm. Lưu ý không tắm lâu hay ngâm mình trong những ngày đặc biệt này, vì bạn rất dễ ốm.
Chườm nóng phần bụng dưới: Hãy đổ nước nóng vào túi chườm và đặt lên bụng. Sức nóng của nước sẽ làm các cơ được thả lỏng, tuần hoàn được lưu thông và cơn đau giảm hẳn hoặc ít ra cũng trở nên có thể chịu đựng. Lưu ý đến nhiệt độ của nước, đừng để bạn bị bỏng.
Massage với dầu nóng hoặc tinh dầu: Động tác massage kết hợp với tinh dầu (như tinh dầu đinh hương, khuynh diệp hay thậm chí chỉ là dầu xoa bình thường) sẽ khiến bạn cảm thấy thư thái dễ chịu, cơn đau dịu đi. Nhớ là chỉ xoa thật nhẹ tay.
Đắp gừng tươi: Gừng tươi giã hoặc xắt lát, xoa và đắp vào phần bụng dưới. Đây cũng là cách làm ấm bụng để giảm cơn đau.
Nghỉ ngơi: Trong những ngày “đèn đỏ”, bạn chỉ nên làm việc nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh stress tối đa.
Lưu ý chế độ ăn: Hạn chế đường, muối, dầu mỡ, chất caffeine, chất cồn, gia vị chua cay; ăn nhiều rau xanh, trái cây và chất bột dạng chưa tinh chế, chẳng hạn gạo lức, khoai lang, yến mạch, các loại hạt. Sữa đậu nành, những thực phẩm giàu vitamin E như mầm ngũ cốc, giá, rau xanh… cũng có tác dụng giảm đau do hành kinh rất tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy một ly sữa ấm hay một hũ sữa chua sẽ giúp giảm đau bụng đáng kể.
Không nên ăn nhiều một lúc mà chia thành các bữa nhỏ, tránh những thức ăn gây đầy bụng, khó tiêu. Kiêng ăn hoặc uống đồ lạnh. Ngay cả giữa mùa hè, bạn cũng nên uống nước ấm hoặc ít ra là nước không cho đá.
Một số vị thuốc Đông y như ích mẫu, ngải cứu, có tác dụng giảm đau bụng kinh. Bạn có thể sắc lấy nước uống. Riêng ích mẫu đã được nhiều công ty đông dược chế thành cao hoặc viên hoàn cho tiện sử dụng.
Nếu bạn đau quá mức, các biện pháp kể trên chỉ giảm được một phần, bạn nên hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau. Còn nếu cơn đau có tính chất khác thường, hay bạn vẫn đau bụng ngay cả khi đã hết kinh, hãy đi khám vì đó có thể là dấu hiệu bệnh lý.
Những phụ nữ hay bị đau bụng khi hành kinh có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tự tạo lập một cuộc sống tinh thần thoải mái. Trước và trong kỳ kinh, nên tránh ăn các đồ sống lạnh, ưu tiên các thực phẩm có tính ấm như trứng gà, đường đỏ, thịt dê, thịt lợn, nấm, mộc nhĩ...
Đau bụng kinh nguyệt là hiện tượng của nhiều chị em phụ nữ, nó khiến cho các chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Dưới đây là các loại thực phẩm giúp giảm đau bụng kinh tốt cho chị em:
Dứa:
- Dứa có chứa chất bromelain có khả năng giúp làm giảm cơn đau bụng kinh của chị em, ngoài ra nó còn có chất chống viêm, giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Hạt bí đỏ:
- Trong hạt bí đỏ có chứa hàm lượng kẽm cao được chứng minh là giúp làm giảm triệu chứng đau bụng trong ngày kinh nguyệt.
Nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như cải xoăn, cải lá xanh, bông cải xanh và sữa chua.
Uống nhiều nước trong ngày “đèn đỏ”:
- Uống 2,5 lít nước mỗi ngày, uống nhiều nước cũng là cách giảm đau hiệu quả.
Nên ăn các loại hạt họ đậu
- Trong ngày “đèn đỏ” bạn mất 1 lượng máu lớn nên cần bổ sung magie và sắt nên ăn các thực phẩm giàu magie như đậu tương, đậu xanh, đậu đỏ…nó cũng giúp các bạn giảm đau bụng trong ngày “đèn đỏ”.
Củ cải: có chứa nhiều vitamin E và vitamin C, ngoài ra các khoáng chất và canxi chứa trong củ cải sẽ giúp giảm đau bụng trong thời kì kinh nguyệt.
(st)