Mẹo vặt chữa ong đốt theo kinh nghiệm dân gian
Mẹo vặt chữa ong đốt hiệu nghiệm theo Đông y
Video Clip: Mẹo vặt chữa ong đốt đơn giản tại nhà
Nhiều trường hợp đi nương hoặc ở nhà đột nhiên do vô tình bị ong đốt, trong trường hợp này chớ chủ quan xem thường. Không hiếm trường hợp do bị ong đốt không xử lý kịp thời và đúng cách dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng, nhất là với trẻ em và người có tuổi do sức đề kháng, chịu đựng kém, người có mẫn cảm với phấn hoa.
Nọc ong được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (axit). Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine.
Nọc ong được chứa 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít ong.
Tùy theo loài ong mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như vong vò vẽ, ong đất, do đó tuyệt đối không được xem thường khi bị ong đốt vì người bị đốt khó phân biệt là mình bị loại ong nào đốt.
Khi bị ong đốt, nạn nhân tuyệt đối phải nhanh chóng sơ cấp cứu và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Nạn nhân chỉ cần nhận dạng con ong đã đốt mình để cung cấp cho bác sĩ biết, tìm hướng điều trị hợp lý, không nên tự mình phán đoán rồi xem thường bệnh trạng mà dẫn đến những nguy cơ khó lường.
Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.
Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt tự làm hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác, nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách có thể như sau:
Dùng các loại cây cỏ chà xát trên vết đốt. Các hoạt chất có trong cây khi gặp nọc ong (bản chất chính là những protein) sẽ tạo thành những “chất kết tủa”, từ đó giúp giải nọc độc.
Trước hết phải nhổ ngay kim chích (nếu có). Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ. Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương. Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.
Khi bị ong đốt, dùng một vật nhọn như mũi dao, đầu kim... để khều kim chích ra.
Hoặc nhanh chóng dùng một trong các kinh nghiệm dân gian sau:
- Dùng vôi đã tôi bôi vào chỗ bị đốt.
- Hạt và lá quất hồng bì giã nhỏ nhuyễn, đắp lên vết đốt.
- Măng tre vòi (tươi non) xát vào vết đốt.
- Cắt một lát củ dáy dại xát vào vết đốt.
- Thuốc lào tẩm nước điếu (hoặc giã nát) chấm vào vết đốt.
- Lấy lá, dây, củ chìa vôi giã nhỏ, đắp vào vết đốt.
BỊ ONG ĐỐT PHẢI LÀM GÌ
Ong đốt là một tai nạn thường gặp ở trẻ em do hiếu động, nghịch ngợm. Có một số trường hợp bị loại ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể đã gây nên tình trạng rất nguy kịch, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
Cần gắp ngòi nọc trên da sau khi bị ong đốt để giảm nhiễm độc.
Vì thế, khi bị ong đốt, nếu có thể được, cần lấy bỏ ngòi nọc ong cắm trên da bằng cách dùng một cái nhíp nhỏ để gắp hoặc dùng một vật có bờ sắc để gạt nhẹ ngòi nọc ong.
Rửa sạch vết ong đốt bằng dung dịch thuốc tím từ 0,1 đến 0,2% hoặc nước vôi, nước sạch với xà phòng.
Sau đó đặt một miếng gạc ẩm, lạnh lên chỗ vết đốt. Nếu có sẵn nước đá lạnh, cuốn nước đá vào trong một miếng vải sạch đắp lên chỗ bị ong đốt để làm giảm sưng, đau. Nên tháo nhẫn ở ngón tay, vòng đeo tay ở cổ tay nơi có vết ong đốt để phòng tránh sự chèn ép mạch máu khi có hiện tượng phù nề. Cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi nơi thoáng mát và uống nhiều nước.
Nếu nạn nhân có trên 10 vết ong đốt hoặc vết ong đốt ở vùng da đầu không nên bóp nặn vết đốt hay khi nạn nhân có biểu hiện đỏ da, nổi mề đay, triệu chứng ngứa lan rộng toàn thân... cần theo dõi, phát hiện các dấu hiệu dị ứng, nhiễm độc.
Nếu nạn nhân bị đau nhức nhiều, buồn nôn, nôn mửa, hoảng hốt, bồn chồn; bị kích thích, vật vã, tức ngực, khó thở... cần chuyển nạn nhân đến bệnh viện nơi gần nhất.
Khi bị ong đốt, nhất là loại ong vò vẽ đốt với nhiều vết chích trên cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. Cần sơ cứu, xử trí ban đầu và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được sự trợ giúp nhằm phòng tránh các nguy cơ hậu quả xấu có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng.
GIẢM ĐAU VẾT ONG ĐỐT
Vết ong đốt gây đau nhức và nặng nề hơn trong tất cả những loại côn trùng. Dưới đây là một cách xử lý đơn giản và rẻ tiền, bạn có thể áp dụng trong trường hợp vô tình bị ong đốt với những đồ dùng tại nhà.
- Đầu tiên, rửa sạch vùng bị chích bằng nước sạch hay bằng oxy già.
- Sau đó, lấy một cái tô nhỏ và nung 1 thìa canh sô-đa trong đó. Cho thêm một chút nước và trộn đều thành một hỗn hợp nhão.
- Cuối cùng, đắp hỗn hợp này lên vết ong đốt và nằm nghỉ. Khi vết ong đốt đã hết đau, rửa lại bằng nước sạch.
BÀI THUỐC DÂN GIAN ĐƠN GIẢN CHỮA ONG ĐỐT
Chữa ong đốt bằng rau dền
Chứa lượng protit và các vitamin cao nên ngoài tác dụng bồi bổ, rau dền còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh như lợi tiểu, sát khuẩn, chữa ong đốt, rết cắn, dị ứng, mẩn ngứa, kiết lỵ, cương khớp, hậu sản...
Theo Đông y, rau dền vị ngọt nhạt, tính lạnh, không độc. So với nhiều loại rau ăn khác, tỷ lệ protit có trong rau dền thuộc loại cao và điều đáng quý là nó có gần đầy đủ các axit amin cần thiết như lysine, methionine, phenylalaline, valine, leucine, isoleucine, threonine, arginine, histidine, chỉ thiếu tryptophan.
Rau dền có gần đầy đủ các axit amin cần thiết
Rau dền còn có nhiều chất khoáng và vitamin. Do giàu canxi và các vitamin A, C, rau dền có tác dụng giúp trẻ em tăng trưởng khoẻ mạnh, phát triển chiều cao. Đặc biệt, món cháo tôm - rau dền được nhân dân ta coi là một món ăn, bài thuốc bồi bổ sức khoẻ tốt cho trẻ nhỏ.
Rau dền còn được dùng làm thuốc lợi tiểu, sát khuẩn, chữa ong đốt, rết cắn, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ... Những bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian này thường rất đơn giản. Để chữa chứng kiết lỵ, lở loét do nhiệt nhân dân ta thường lấy rau dền tía luộc chín, ăn cả cái lẫn nước mỗi ngày khoảng 15-20g trong 2-3 ngày sẽ khỏi.
Còn nếu không may bị ong đốt (nhất là loại ong to có nọc độc) chỉ cần lấy rau dền vò nát, xát vào chỗ bị đốt sẽ thấy dịu đau buốt rất nhanh.
Dùng rau dền tía nấu canh hoặc sắc lấy nước nấu cháo để chữa phụ nữ hậu sản có kết quả tốt.
Cây dền gai được dùng cả thân, lá, rễ, hạt để làm thuốc. Toàn cây dền gai chứa nhiều muối kali nên có tác dụng lợi tiểu. Lá dền gai sắc uống cùng một số vị thuốc khác có tác dụng chữa khớp xương sưng đau. Giã nát lá đắp chữa bỏng, thúc nhọt chóng lên mủ.
Ngoài ra, rễ dền gai còn được dùng phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa khí hư và đi lỵ ra máu.
Chữa ong đốt bằng lá bạc hà
Bài thuốc:
* Rút ngòi ong ra, sau đó lấy lá bạc hà tươi rửa sạch, vò nát, xát vào.
Hoặc
* Lấy lá, dây, củ cây chìa vôi giã nhuyễn, đắp.
* Cũng có thể dùng vôi ăn trầu hoặc hột quất hồng bì giã nhuyễn, đắp.
Hoặc
* Cắt một lát củ ráy dại xát vào.
Hoặc
* Lấy rau sam rửa sạch, giã nhuyễn, đắp.
* Nếu là ong vò vẽ hay bồ nâu, dùng nước tiểu của bé trai khoẻ mạnh rửa vết đốt, sau đó dùng hành, hẹ, tỏi, sả, củ nén giã nát, vắt lấy nước cốt, hoà với chút rượu trắng cho uống.
Một số mẹo hay trị bệnh từ nhà bếp đơn giản cho bạn tham khảo
Những loại cây cỏ gia vị hay mật ong, trứng, lá ổi, dứa… vẫn được ưa dùng bởi sự an toàn và hiệu quả của nó. Dưới đây là tập hợp những mẹo hay bỏ túi giúp bảo vệ sức khoẻ mà không tốn tiền
Để giảm ho, lấy một lát mỏng hành tươi trộn với hai thìa mật ong, sau đó để khoảng 3 đến 4 tiếng thì bỏ miếng hành ra và ăn mật ong sẽ giúp giảm ho, rát họng đáng kể.
Nhai lá ổi sống để trị tiêu chảy một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Để chữa ợ chua sau bữa ăn nên uống một cốc nước có pha một miếng đường thốt nốt (đường sống màu nâu chưa qua chế biến).
Bạn bị nấc? Hãy rang nóng hạt hồ tiêu sau đó hít thật sâu. Cách này sẽ giúp bạn hết nấc ngay.
Một cách khác để trị tiêu chảy là dùng hạt cỏ cà ri cho vào trong nửa cốc nước ấm để uống.
Cải thiện sức khoẻ gan bằng cách ăn một miếng dứa tươi đã được ướp lạnh nhúng trong mật ong, ngày ăn một lần. Bạn sẽ thấy sức khoẻ cải thiện trong vòng 15 ngày.
Để làm giảm tình trạng táo bón mãn tính hãy ăn nửa cốc rau bina.
Nhai đinh hương là một cách rất hay để bảo vệ răng và tránh được hôi miệng.
Bạn có cần chữa đau nhức cơ bắp? Hãy thử tắm với mù tạt. Lấy khoảng 15 đến 20 gam bột mù tạt cho vào trong một miếng vải, buộc chặt lại và nhúng vào một xô nước nóng khoảng 10-15 phút rồi dùng nước đó để tắm. Nó sẽ giúp bạn chữa đau nhức và chuột rút.
Bạn có biết bắp cải sống và nước ép bắp cải giúp phục hồi các niêm mạc bị tổn thương do quá trình co bóp thức ăn bên trong dạ dày và ruột không? Nếu có điều kiện hãy uống nước ép bắp cải nhé.
Giảm nọc độc do ong đốt, lấy một thìa cà phê nước ép củ hành xoa vào vùng bị ong đốt sau đó dùng nhíp gắp ngòi ra. Ngoài ra, có thể dùng aspirin xoa lên chỗ ong đốt để giảm đau.
Chữa hôi miệng bằng cách đun sôi một vài lá cỏ cà ri (khoảng 4-6 lá) trong một cốc nước sau đó súc miệng khi nước còn ấm. Hãy thử làm trong vòng 7 ngày, mỗi ngày hai lần bạn sẽ thấy tình hình cải thiện đáng kể.
Ngâm một thìa bột mỳ trong khoảng 150ml nước để qua đêm. Uống lớp nước trong thu được mỗi sáng sẽ giảm nồng độ axit và các vấn đề về dạ dày.
Nhai khoảng 5 lá húng quế vào lúc vừa ngủ dậy để giữ cho họng khỏi bị viêm nhiễm, các bệnh về miệng và nướu lợi. Thực hiện điều này như một thói quen thường xuyên đề tránh mắc các bệnh về họng.
Bạn cảm thấy khó tiêu? Một thìa nước ép từ cây bạc hà trộn với một lượng mật ong mật ong và nước chanh sẽ giải quyết vấn đề này nhanh chóng. Thử áp dụng trong 3 ngày sau bữa ăn chính, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.
Bạn muốn che giấu vết thâm, bầm tím để còn tham dự cuộc đi chơi quan trọng nào đó? Hãy dùng bông nhúng vào giấm nguyên chất và băng vùng bị thâm tím lại cho đến khô thì thôi.
Có thể dùng lòng trắng trứng để thay thế cho công dụng của thuốc mỡ.
Bị hen suyễn có thể dùng mật ong pha trong một cốc nước sôi uống hàng ngày.
Để thoát khỏi bệnh ho dai dẳng, hãy ăn một quả ổi đã được nướng trong lò vi sóng hoặc trên than củi. Áp dụng cho 4-5 ngày liền.
Dùng nước dừa non xoa lên da thường xuyên trong khoảng 6 tháng để làm giảm và xoá những sẹo nhỏ.
Uống nước ép từ tiểu mạch thảo (cỏ mỳ non) để bồi bổ sức khoẻ. Uống nước ép này hằng ngày giúp cơ thể cường tráng hơn.
Ngâm chân tay vào nước muối nóng trước khi ngủ để giảm bớt sự đau nhức.
Một thìa cà phê dầu thầu dầu uống với nước ấm vào sáng sớm (chưa ăn gì) để chữa bệnh khó tiêu đồng thời giảm đau nhức cơ bắp.
Giảm đau bụng kinh bằng cách dùng một vài nhánh tỏi rán qua bơ, để nguội thêm một ít đường rồi nuốt. Chỉ sau khoảng 15 phút bạn sẽ thấy đỡ ngay.