Mẹo vặt chữa sạm da không hề tốn kém

Mẹo vặt chữa sạm da không hề tốn kém. Nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây sạm da. Sau viêm nhiễm, da bị tăng sắc tố, trở nên xanh xám, nâu. Hiện tượng này sẽ dần biến mất, nhanh hay chậm tuỳ vào độ sâu của vết thương.


Bình thường, chỗ da trên cơ thể có ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều sẽ sẫm màu một cách đồng đều. Trong chứng sạm da có sự xuất hiện những nốt hay mảng màu sẫm hơn xung quanh. Đó là tình trạng tăng nhiễm sắc tố. Bệnh không nguy hiểm nhưng là mối quan tâm không nhỏ về mặt thẩm mỹ của nhiều người.

Sự khác nhau về màu da ở con người liên quan đến số lượng melanin, oxyhemoglobin, hemoglobin khử và caroten. Melanin là sắc tố chủ yếu tạo nên màu da, tóc và mắt. Nó cũng là lá chắn làm giảm tác hại của tia cực tím đối với da, ngăn ngừa các phản ứng viêm da do ánh nắng. Sạm da có thể toàn thân hay khu trú. Da có thể nhẵn hay xù xì, lan tỏa hay từng mảng, có màu nâu vàng (nám da), cà phê sữa hay đen, kèm ngứa hay triệu chứng của các bệnh khác

Nguyên nhân gây sạm da


Do rối loạn sắc tố, di truyền: Da của bệnh nhân có chỗ bị đen, có nhiều nốt ruồi đen, bớt bẩm sinh, vết chàm trên môi, mặt, ngón tay. Đơn cử là bệnh u xơ thần kinh - một bệnh di truyền trội, xuất hiện từ lúc 3 tuổi. Thương tổn da chủ yếu ở thân mình, tứ chi. Đó là các dát màu nâu, hơi vàng hay cà phê sữa, kích thước mảng 1-1,5 cm, có trên 6 mảng, kèm theo nhiều u xơ nhỏ, có chân dính với da, đặc biệt chỉ khu trú ở phần trên cơ thể, kèm theo là triệu chứng của u tuyến cận giáp.

Nguyên nhân nội tiết: Ở bệnh suy thượng thận kinh diễn hai bên, 94% trường hợp có sạm da. Chỗ da tiếp xúc với mặt trời bị sạm lan tỏa, không đồng đều, da khô, xỉn, kém đàn hồi, niêm mạc sẫm. Các biểu hiện khác: yếu cơ toàn thân, mau mệt mỏi, huyết áp hạ (tối đa 85-90 mmHg). Bệnh nhân chán ăn, buồn nôn, đau bụng từng cơn, gầy nhanh, suy kiệt. Sạm da còn có thể do rối loạn chức phận tuyến yên, tuyến sinh dục. Sự thay đổi nội tiết cũng gây sạm da ở phụ nữ có thai. Sau khi sinh, bệnh sẽ bớt hoặc khỏi, nhưng cũng có khi tồn tại vĩnh viễn.

Nguyên nhân chuyển hóa: Biểu hiện ở bệnh nhiễm sắc tố sắt do bị ứ đọng quá mức chất sắt trong cơ thể, nhất là ở gan và các tổ chức, trong đó có da. Sạm da cũng hay gặp ở người xơ gan, đái tháo đường.

Nguyên nhân dinh dưỡng: Bệnh nhân suy dinh dưỡng trường diễn thường có các dát màu nâu bẩn ở khắp thân mình. Hiện tượng này cũng gặp ở các bệnh giảm protein, viêm cầu thận mạn, viêm đại tràng mạn, hội chứng giảm hấp thu, đôi khi tóc biến đổi thành màu đỏ nâu. Trong bệnh thiếu vitamin B12, tóc có màu nâu xám, da tăng sắc tố ở các khớp nhỏ của bàn tay.

Nguyên nhân hóa học: Bệnh hắc tố Riehl gặp ở những công nhân tiếp xúc với các sản phẩm dầu lửa, hắc ín, những người nội trợ dùng bếp ga, dầu hỏa; thường gặp ở lứa tuổi 30. Da sạm khi ra nắng, có hiện tượng ngứa nhẹ. Bắt đầu sạm da ở mặt, trán, thái dương, gò má, cằm, chi trên, bụng, ngực, chi dưới; lúc đầu sẫm, sau đó có màu đen, là những chấm hay mảng đen, da thô ráp. Bệnh nhân kém ăn, nhức đầu, gầy sút, suy nhược, nhịp tim chậm. Bệnh thường kéo dài, khó chữa. Sạm da cũng gặp ở những người lạm dụng hóa mỹ phẩm như kem bôi có hydroquinon; người dùng hóa trị liệu lâu ngày, dùng thuốc tránh thai, thuốc chống sốt rét, tetraxyclin.

Nguyên nhân lý học: Tổn thương da trong các chấn thương cơ học hay do bỏng, nóng, do tia tử ngoại... Thường sạm da khu trú ở những nơi tiếp xúc với các yếu tố trên, có khi là giảm sắc tố.

Nguyên nhân khối u: Các u ác tính ở giai đoạn cuối có thể làm da tăng sắc tố, có màu xanh đen. Các dát màu nâu, mịn như nhung, vị trí thường ở nách. Bệnh thường kết hợp với các ung thư biểu mô đường tiêu hóa, hô hấp.

Điều trị sạm da

Melanin có thể bị nhạt hoặc mất màu bởi các chất oxy hóa khử mạnh như oxy già, thuốc tím, vitamin C. Ngoài việc điều trị nguyên nhân, tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, ta còn có thể điều trị bằng vitamin C liều cao, Methionin, vitamin nhóm B, điều trị các bệnh tiêu hóa, an thần.

Có thể dùng điện thủy châm các huyệt can du, phế du, thận du bằng vitamin B12, vitamin H3, Novocain 1%. Điều trị 1-3 lần/tuần, mỗi đợt 2-3 tháng. Kết quả điều trị tốt 28%, vừa 41%, không khỏi 26%. Cách tốt nhất là khi bị sạm da, bệnh nhân phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định đúng nguyên nhân để được điều trị và phòng bệnh đúng cách.

Phòng ngừa sạm da

Phòng ngừa nám, sạm da điều quan trọng nhất là tránh nắng: bằng cách sử dụng kem chống nắng, khẩu trang, mũ rộng vành cũng như quần áo bảo vệ.

Hạn chế tối đa ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, vì vào thời điểm này ánh nắng cực mạnh.

Mặc quần áo bảo vệ ánh nắng, đội mũ rộng vành, áo tay dài khi ra ngoài.

Thoa kem chống nắng thường xuyên, nên dùng loại kem chống nắng có phổ rộng tránh cả UVA và UVB và có độ chống nắng (SPF) khoảng 15 hoặc hơn. Nên thoa trước khi ra nắng khoảng 20 phút hoặc hơn, nên thoa lặp lại khi ra mồ hôi nhiều hoặc sau khi tiếp xúc nước.

Có nhiều phương pháp điều trị sạm da như: thuốc thoa tẩy nám, laser/BBL, lột da mặt… Tuy nhiên, không có một phương pháp nào tối ưu, tùy thuộc vào tình trạng sạm da mà chọn lựa phương pháp phù hợp và có thể phối hợp nhiều phương pháp.

Để giữ gìn một làn da đẹp

Lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ.

Ăn uống điều độ, không nên ăn quá nhiều mỡ động vật, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh…

Thể dục thường xuyên.

Tránh stress.

Chăm sóc da đúng cách, đều đặn mỗi ngày, rửa mặt nhẹ nhàng, không chà xát da quá mạnh và quá thường xuyên, tôn trọng cấu trúc da, không được chích lể, không quá lạm dụng mỹ phẩm. Nên đến một bác sĩ chuyên khoa da tư vấn để sử dụng các sản phẩm chăm sóc da một cách có hiệu quả và an toàn.


Cách chữa sạm da bằng hoa quả tự nhiên

Da mặt bị sạm là nỗi lo của nhiều người, nhất là chị em phụ nữ vừa mới sinh, hoặc những người phải làm việc ngoài trời, đi lại nhiều. Một số loại mặt nạ thảo dược giúp hạn chế tình trạng này.

Cà chua + mướp đắng + trứng gà chống sạm và thô da

Cà chua, mướp đắng, trứng gà mỗi thứ 1 quả. Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ, nghiền nát. Mướp đắng rửa sạch, bỏ hạt, giã nát. Tất cả hòa chung với lòng đỏ, lòng trắng trứng gà, trộn đều, đánh nhuyễn.

Tối đến trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch, lau mặt khô rồi lau nhẹ lại bằng nước cồn hoa hồng.

Sau đó bôi dung dịch cà chua - mướp đắng - trứng gà lên mặt, khi khô thì bôi tiếp làm thành mặt nạ. Sau 1 giờ thì lột bỏ, rửa mặt sạch sẽ, đi ngủ.

Dưa chuột + mướp non giúp mịn da, hết sạm

Dưa chuột tươi 1 quả, mướp non 1 quả bằng cỡ quả dưa chuột. Rửa sạch dưa chuột, mướp non, để cả vỏ, hạt, thái nhỏ, giã nát, ép lấy nước cốt để tủ lạnh dùng trong ngày, 2-3 lần.

Rửa mặt sạch như trên sau đó bôi nước cốt dưa chuột, mướp lên mặt. Sau 30 phút thì rửa sạch mặt với nước lạnh.

Nha đam + nước gạo trị mụn, tàn nhang và nám da

Nha đam (lô hội) tươi 1 phần, nước vo gạo 1 phần. Lấy nước vo gạo để lắng khoảng 10 phút, bỏ phần nước trong.

Lá lô hội gọt bỏ vỏ 1 mặt lá, dùng muỗng cà phê nạo lấy nhựa nhớt bằng lượng nước cốt vo gạo, rồi trộn đều 2 loại.

Trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch rồi thoa nước cốt này lên mặt. Sáng dậy rửa sạch.
 

Chữa sạm da từ bài thuốc dân gian


Theo dân gian có nhiều bài thuốc giúp da bạn trắng hồng tự nhiên. Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc một số bài thuốc chữa sạm da, tàn nhang và làm mịn da.

Đối với da mặt bị sạm:

Theo lương y Nguyễn Công Đức – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược (TP HCM), thì y học cổ truyền có các phương thuốc như:

* Dùng 12 g quả đào nhân, 6 g cam thảo, 12 g đại hoàng, 6 g quế chi và 6 g mang tiêu đem sắc với 2 chén nước còn lại 1 chén. Mỗi ngày dùng 3 lần (dùng lúc âm ấm), mỗi lần 1/3 chén trước khi ăn. Ngoài việc có công dụng trị sạm, mặt nám, mụn, còn điều hòa kinh nguyệt, trị đau bụng kinh… ở phụ nữ (phụ nữ có thai không được dùng).

* Hoặc dùng 1 quả cà chua tươi (rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ, nghiền nát), 1 quả khổ qua tươi (rửa sạch, bỏ hạt, giã nát) đem trộn đều với 1 lòng đỏ và lòng trắng trứng gà. Buổi tối trước khi đi ngủ, rửa mặt cho sạch, lau khô, chà nhẹ với nước hoa hồng. Sau đó bôi dung dịch trên lên mặt, khi khô bôi tiếp lần nữa. Sau 1 giờ thì gỡ bỏ, rửa mặt sạch sẽ, đi ngủ. Phương pháp này giúp cho da mặt hết sạm, hết thô, trở nên mịn màng.

Chữa sạm da từ bài thuốc dân gian, Làm đẹp,

Làm đẹp da với những bài thuốc dân gian dễ làm

* Hay dùng 1 quả dưa chuột tươi, 1 quả mướp non (nhỏ bằng quả dưa chuột). Cả hai để cả vỏ, thái nhỏ, giã nát, ép lấy nước cốt để trong tủ lạnh dùng trong ngày (2 – 3 lần) thoa lên mặt, sau 30 phút rửa mặt lại với nước lạnh, có công dụng trị chứng sạm da, giúp da mịn màng.

* Hoặc lấy nước vo gạo để lắng 10 phút, bỏ nước bên trên, nha đam (lô hội) tươi lấy nhựa nhớt bên trong, trộn đều hai thứ với một lượng bằng nhau để dùng trong ngày. Buổi tối trước khi đi ngủ, rửa mặt bằng nước hoa hồng, lau khô. Thoa nước cốt lô hội và gạo lên mặt, để vậy đến sáng dậy mới rửa sạch mặt. Ngoài công dụng trị nám da, phương pháp này còn trị tàn nhang, trị mụn và giúp da mịn màng.

* Hoặc phương thuốc làm từ 100 g vỏ quýt, 200 g hoa đào, 100 g hạt bí đao, 100 g hạt củ cải: Hoa đào phơi khô, vỏ quýt, hạt bí đao, hạt củ cải tẩm rượu, sao vàng trộn đều, tán bột mịn, cho vào lọ đậy kín. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh với nước ấm sau mỗi bữa ăn, sẽ có công dụng trị chứng sạm đen da, dưỡng khí huyết.

Với những người bị tàn nhang, nám da mặt

* Dùng phương thuốc làm từ 100g bèo tấm (khô), 100g hạnh nhân và lòng trắng trứng gà. Bèo tấm rửa sạch phơi khô, hạnh nhân rang cho tróc hết vỏ. Cả hai trộn đều, tán thành bột mịn để vào lọ đậy kín. Buổi tối trước khi đi ngủ lau sạch mặt bằng dấm bạch truật (dấm ăn ngâm với bạch truật), rồi dùng một ít bột trên trộn đều với lòng trắng trứng gà thoa lên mặt, sáng sớm rửa sạch với nước ấm rồi lau mặt bằng nước hoa hồng.

Chữa sạm da từ bài thuốc dân gian, Làm đẹp,

Làn da mịn màng là mơ ước của đa số phụ nữ

* Hoặc dùng 100 g hoa đào và 100 g hạt bí đao trộn chung, tán thành bột mịn và để vào lọ kín. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt bằng nước dấm bạch truật, rồi dùng bột hoa đào với hạt bí đao hòa đều với lòng trắng trứng gà thoa lên mặt, để đến sáng rửa mặt với nước ấm. Hoặc bài thuốc từ lý tử nhân (hạt trái lý), rất hiệu quả với chứng mặt nám kèm tàn nhang: Hạt lý bỏ vỏ phơi khô, tán bột mịn để vào lọ nút kín. Buổi tối trước khi đi ngủ hòa bột hạt lý với lòng trắng trứng gà thoa mặt. Sáng sớm rửa sạch mặt với nước ấm.

Đối với người có làn da thường bị khô, không tươi

Có bài thuốc làm từ 20 g mè đen, 1 muỗng canh mật ong, 40 g hoàng kỳ, 12 g trần bì, 20 g hỏa ma nhân. Để riêng mật ong, 4 vị thuốc trên sắc với 4 chén nước còn lại 1,5 chén, rồi hòa mật ong vào, trộn đều. Dùng lúc còn ấm, ngày 3 lần, mỗi lần 100 ml trước bữa ăn sẽ làm cho da dẻ mịn màng, sắc mặt hồng hào tươi. Người da tay hay khô, nứt thì dùng 50 g quả mướp già (khô) cả hạt thái nhỏ, sao cho cháy thành than, giã nát mịn rồi trộn với 50 ml dầu mù u, để thoa vào nơi da tay chân bị khô, nứt nẻ.

Đặc biệt, với những người da mặt bị những vết nhăn

Dùng 2 củ cà rốt tươi, 50 g ngó sen tươi, 1 lòng đỏ trứng gà. Ngó sen giã nát vắt lấy nước cốt hòa lẫn với lòng đỏ trộn đều, cà rốt rửa sạch để nguyên vỏ thái nhỏ, giã nhuyễn trộn chung với lòng đỏ đã có lẫn nước cốt ngó sen. Sau khi xông mặt bằng khăn nóng, lau khô, đắp hỗn hợp trên lên mặt. Sau 30 phút rửa mặt bằng nước lạnh, xoa bóp cả mặt và lưu ý chỗ da mặt có nếp nhăn. Ngày sử dụng 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.




Chữa sạm da, tàn nhang bằng bài thuốc đơn giản rất hiệu quả
Lời khuyên cho cô dâu da sạm, mụn
Cách chọn kem chống nắng đi biển cho da không sạm đen
Bà bầu bị nám da
Cách làm sáng da cho bà bầu cực hiệu quả
Cách làm trắng da sau khi đi biển đơn giản mà hiệu quả




(st)