Mẹo vặt để hát hay như ca sĩ

Mẹo vặt để hát hay như ca sĩ. Bạn có một giọng hát hay nhưng bạn đã biết cách thể hiện nó cho những người xung quanh mình biết chưa?


Mở thanh quản (hay là mở họng): Để có thể hát cao hơn, bền hơn mà không bị đau họng sau mỗi lần hát. Sau khi lấy hơi để “lên” 1 đoạn nào đó bạn phải uốn lưỡi sao cho nó có hình chữ U khi nhìn vào. Thật ra cách tốt nhất để kiểm tra xem mình đã hát đúng hay chưa là nên tập trước gương, soi vào đó mà thấy rõ cái hột gà và cái lưỡi nó lõm xuống thì tức là bạn mở họng đúng cách.

(Ảnh minh họa)

Khẩu hình: Tức là liên quan đến cách phát âm. Khi hát lời 1 bài, bạn phải mở rộng miệng, phát âm cố gắng sao cho rõ ràng từng chữ. Nếu bạn để ý, bạn sẽ nhận thấy các ca sĩ chuyên nghiệp như Lan Anh, Trọng Tấn… đều có khẩu hình rất chuẩn. Khi hát, bạn nên để ý 1 số điểm sau: Hàm dưới phải mềm, tránh căng cứng.

Xin được mách bạn một số cách luyện giọng đơn giản sau:

1. Thổi nến – (tập thở):

Thắp 1 ngọn nến để cách xa khoảng 50 cm hoặc hơn (ngồi trong phòng kín gió). Lấy hơi sâu và thổi thật đều hơi sao cho ngọn nến nó rung đều hoặc nghiêng đi 1 góc cố định nào đó cho đến khi dứt hơi. Mục đích là để ta có thể lấy được hơi dài và điều chỉnh hơi đều. Vì thường thì khi sắp hết hơi thì độ mạnh của hơi thổi ra hay bị giảm nên phải cố gắng điều chỉnh làm sao để từ khi bắt đầu thổi đến khi ngắt là phải có 1 độ mạnh như nhau (ta có thể thấy được điều đó qua ngọn nến), khi dứt hơi là khi không còn khả năng thổi mạnh như ban đầu nữa ấy (đoạn này là khó nhất, nhưng cũng là đoạn cần thiết nhất).

2. Ngụp nước: để luyện âm “a” và "i” để phát âm được hay và chuẩn

Luyện âm “a” là dễ nhất trong tất cả các âm và âm “i” đúng là loại khó nhất. Âm i phải đẩy lên mũi thì ta sẽ hát được tốt và được tiếng đẹp hơn. Chính vì thế bài tập ngụp nước sẽ giúp chúng ta rất nhiều.

Lấy 1 chậu nước sạch, đặt lên ghế cao càng tốt để người khỏi bị gập quá khi ngụp. Hít 1 hơi thật sâu, ngụp mặt vào chậu nước (tai phải ở trên mặt nước) và bắt đầu nói hoặc hát từng câu mà có âm "a" và âm "i". Âm "a" đơn giản bạn chỉ cần phát 1 hơi chữ “a” cũng được (nhưng nên đi vào câu hát thì sẽ tốt hơn), sao cho bạn nghe được tiếng “a” đấy gần được như nghe “trên bờ” là đạt. Bạn cứ thử dần dần rồi sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị.

Còn âm “i” cũng cách làm như vậy với câu hát nào có âm "i" ở cuối câu hay đơn giản tua đi tua lại từ “i” cũng được. Bạn sẽ biết là âm “i” có đẩy lên mũi không qua việc bóng khí sẽ thoát ra từ mũi bạn. Phải cố gắng và phải luyện vì có thể bạn sẽ bị sặc nước vào mũi vì cách luyện tập này. Chăm chỉ chiêu này thì khi hát, âm “i” của bạn cực đẹp. Bạn cũng có thể dùng cách này để luyện cao độ (tăng dần tông lên).

Ca sĩ Lan Anh là giọng ca opera hàng đầu Việt Nam hiện nay.

3. Luyện cao độ với đàn: Gọi là luyện Mi – Ma

VD: Với đàn guitar, 3 nốt thấp nhất là Mì Fa Sol thì bạn tập như sau: đánh Són – Fa – Mì ; Són – Fa – Mì tương ứng với việc đánh như thế là phát âm Mí i ì - Má a à. Sau đó lại tăng lên nửa cung và lặp lại mi ma như trên. Phải cố gắng đến mức cao nhất có thể. Tập với piano là tốt nhất.

Chú ý: Nên giữ họng cho tốt bằng cách vệ sinh răng miệng, dùng nước muối thì càng tốt. Tập sướng âm vào buổi sáng sớm là tốt nhất. Hút thuốc nhiều thì phá giọng ghê lắm.
 

Theo mình thì giọng hát hay là do năng khiếu , trời cho thế nào thì có thế như chị mình thì 9,0 hát nhạc còn mình 5,6 ,chứ làm thế nào để hay thì khó lắm .

Nếu có thể thì bạn có thể làm cho giọng hát trong hơn , thanh hơn bằng cách ngậm chanh , tập lấy hơi , luyện thanh đơn giản .

Bạn tham khảo 1 số pp sau nhé:

A = Luồng hơi. Đừng bao giờ giữ chặt hơi thở của bạn khi hát. Dòng hơi là thứ tạo nên và luân chuyển thanh âm của bạn, vì thế hãy để cho nó được lưu thông dễ dàng. Tránh kiểu thở bằng xương đòn và thở bụng, thay vào đó hãy học cách thở thích hợp cho việc ca hát, gọi là thở bằng cơ hoành. Lấp đầy phần dưới của phổi, như thể bạn đang đều lấp đầy một cái ống bên trong cuốn quanh eo của bạn. 

B = Breathing properly for singing
Thở một cách thích hợp trong lúc hát yêu cầu đôi vai phải thấp và thả lỏng, không rướn cao khi lấy hơi vào. Một ca sỹ có thể có được sức mạnh của giọng mình bằng cách làm khỏe các cơ trong lưng của họ. 

C = Communicate the music's message.
Giao tiếp qua thông điệp âm nhạc. Trong suốt buổi trình diễn, phải chú ý trong cách trao đổi các thông điệp âm nhạc, nó rất quan trọng . Nếu bạn mắc phải một “sai lầm” nào, đừng gây chú ý về nó đến khán giả. Thậm chí hầu như mọi người không quan tâm đến nó 

D = Diaphragmatic Support 
Hỗ trợ cơ hoành. Phát triển sức mạnh và sự điều phối của cơ hoành để có thể tự kiểm soát tốc độ, số lượng của việc phóng thích hơi, 

E = Elasticity of the Vocal Folds.
Sự co giãn trong cách phát âm. Luồng hơi đẩy qua các khẽ của dây thanh âm, làm rung lên và tạo nên âm thanh. Âm thanh có thể giảm sự co giãn nếu như bạn sử dụng quá mức, hoặc không sử dụng, hoặcc do tuổi tác. Hãy luôn luôn luyện giọng với các bài tập phát âm cơ bản để giữ giọng bạn thật tốt. 

F = Free your natural voice
. Hãy tạo giọng tự nhiên. Đừng quá lệ thuộc vào bất kỳ loại nhạc nào – thậm chí ngay cả loại nhạc mà bạn ưa thích. Hãy học cách hát với giọng tự nhiên và đầy đủ bằng cách phát triển và điều phối cách phát âm mạnh. Sau đó thêm vào phong thái nghệ thuật thì bạn sẽ đạt được phong cách ca hát mà bạn muốn. 

G = Guessing Games.
 Đoán nhạc. Đừng bao giờ tự đoán các nốt nhạc mà bạn sẽ hát. Hãy lắng nghe trước khi bạn hát. 

H = High notes
 Nốt cao yêu cầu hơi dài và dai. Nhiều sinh viên luôn có khuynh hướng giữ hơi để hát giọng cao. Để không khí tràn vào. Cố gắng tăng hơi và sẽ đạt được kết quả. 

I = Increase your breathing capacity and control
 Điều chỉnh và tăng dần khả năng hít thở bằng cách luyện tập hít thở mỗi ngày. Tránh việc hít thở theo khuôn mẫu. Ca sĩ phải biết ứng dụng các cụm từ dài, điều này rất quan trọng. 

J = Jumping Jacks.
 Nhảy tự do. Nếu bạn đang gặp rắc rối với cơ thể trong khi hát, hãy cố gắng làm một số động tác có lợi cho tim mạch, như nhảy tự do một vài phút trước khi bắt đầu lại. Thỉnh thoảng các bộ phận trong cơ thể bạn cần được đánh thức. 

K = Know your limits. 
Hãy biết tự giới hạn. Đừng hát quá cao hoặc quá thấp. Đừng hát tập trung vào âm khó. Đừng bao giờ ngân dài giọng. Điều này sẽ không tạo kết quả tốt cho việc hát cao, thấp hoặc giọng khỏe mà ngươc lại sẽ tạoáp lực đến giọng của bạn. 

L = Low notes
 Nếu bạn sử dụng quá nhiều hơi sẽ tạo nên nốt thấp. Cố gắng giảm hơi để có được âm điệu tự nhiên và thoải mái. 

M = Mirror.
 Gương. Hãy nên luyện tập trước gương sẽ giúp ca sĩ khám phá nhiều về khả năng, cũng như những động tác của họ là chính xác. Hãy nên luyện tập trước gương và có thể đối mặt với khán giả. 

N = Never sing if it hurts to swallow. Không bao giờ được hát nếu như bạn cam thấy đau khi nuốt.


O = Open your mouth wider. 
Mở miện rộng hơn. Há miệng rộng từ 9 đến 10 lần sẽ giúp bạn có được âm giọng mạnh hơn và chuẩn hợn. 

P = Prepare your instrument before singing
. Chuẩn bị cơ thể trước khi hát. Ca sĩ rất giống vận động viên. Luôn phải chăm sóc cơ thế bằng cách căng những cơ phát âm ra và thả lỏng cơ thể trước khi hát. 


Q = Quit smoking.
 Không hút thuốc. Không nói quá lớn. Không nói quá nhiều.. 

R = Raise the Soft Palate.
 Nâng vòm miệng lên cao. Hãy tạo một khoảng không lớn trong miệng bạn bằng cách nâng cao vòm miệng, hoặc phần thịt phía sau cổ họng, điều này sẽ giúp bạn có được giọng hát sâu. 

S = Sing through the vocal breaks.
 Hát âm ngắt. Nếu bạn không thường xuyên luyện tập cơ bắp với những hoạt động cần thiết để hát qua các đoan có âm điệu ngắt quảng, thành công sẽ không bao giờ mỉm cười với bạn. Phải hát vượt qua nó, cố gắng vượt qua … 

T = Tone Placement.
 Điều chỉnh âm điệu. Hãy học cách điều chỉnh âm điệu và cách tạo âm vang sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt rất lớn trong khả năng ca hát. Trong điều kiện bình thường, ca sĩ phải có khoang mũi lớn, ngực rộng, xương cứng cáp để có thể tạo âm vang tốt. Hãy tập trung vào cách tạo âm vang theo đúng cách, điều này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc phát triển âm thanh cá nhân. 

U = Unique Voice Under Construction.
 Hãy luôn kiểm soát giọng hát của bạn. Hãy nhớ rẳng mỗi người sở hữu một giọng hát riêng biệt và nó chỉ thay đổi theo môi trường hoặc thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bạn hãy thưởng xuyên quan tâm, lắng nghe giọng hát của mình cũng như sử dụng các công cụ luyện thanh để giữ giọng luôn tốt. 

V = Vibrato. 
Giọng ngân. Giọng ngân là một giọng hát tự nhiên, nó sẽ bị thay đổi bất thường nếu bạn cố gượng ép nó.. Bạn đừng nên quá tập trung trong việc luyện giọng ngân. Mà hãy tập trung vào các kiến thức cơ bản trong cách hát, thở và hỗ trợ. Khi bạn đạt được những điều đó thì tự nhiên bạn sẽ hát được với giọng ngân. 

W = Water. Water. Water
. Nước, Nước, Nước. Phải uống nước với nhiệt độ mà nơi bạn đang đứng để giữ giọng thật tốt. Nếu bạn chỉ uống nước thật nóng hoặc thật lạnh, nó sẽ tạo nên những tiếng rít trong miệng bạn. Điều này khiến cho giọng của bạn sẽ run hoặc căng thẳng khi bạn bước vào nơi có nhiệt độ khác. 

Y = You Can Sing with Impact!
 Bạn chỉ có thể hát khi bị thúc ép! Hãy thường xuyên luyện giọng mỗi ngày. Đừng hát chỉ khi bị thúc ép. 

Z = Zzzzzzzz.
 Hãy nghỉ ngơi. Khi bạn mệt, giọng của bạn sẽ biểu hiện điều đó. Một cơ thể mệt mỏi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất giọng của bạn.


Bí quyết để có giọng hát karaoke hay

Giọng hát karaoke là đại sứ của bạn đối với khán thính giả. Nó thể hiện tính cách và cảm xúc của bạn. Mọi người có thể đánh giá khả năng hát karaoke của bạn dựa trên giọng hát, vì vậy việc giữ giọng hát rất quan trọng.

Xin tiết lộ cho bạn 10 bí quyết để giữ giọng hát karaoke của bạn luôn hay:

1. Uống nhiều nước, tránh chất cồn, rượu bia và caffeine. Dây thanh quản của bạn rung động rất nhanh, lượng nước đầy đủ sẽ giúp nó luôn nhẹ nhàng. Những thức ăn chứa nhiều nước sẽ giúp bạn chống khô cổ rất tốt như táo, lê, dưa hấu, đào, nho, mận… đó là vì sao các quán karaoke thường có món “quái đản” này.

2. Tự cho phép giọng hát của mình nghỉ ngơi đôi chút khi tham gia hát karaoke, đặc biệt vào những lúc bạn phải sử dụng nhiều. Chẳng hạn, các ca sĩ nên nghỉ hát vào giờ giải lao để MC tung hứng và tìm một chỗ yên tĩnh thay vì nói chuyện ầm ĩ với các bạn.

3. Không hút thuốc. Nếu bạn đã trót rồi thì hãy từ bỏ. Hút thuốc gia tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng, hít khói thuốc hay hút thuốc thụ động cũng làm sưng tấy dây thanh quản.

4. Không lạm dụng hay phá giọng. Tránh gào thét, la hét và không nên nói to trong phòng karaoke. Nếu họng bạn khô hay giọng bạn bị khàn, nên nghỉ nói. Giọng khàn là dấu hiệu cảnh báo dây thanh quản của bạn đang bị đau và sưng tấy.

5. Giữ họng và các cơ ở cổ thư giãn ngay cả khi bạn hát ở nốt cao hoặc nốt thấp. Một số ca sĩ vươn cao cổ khi hát nốt cao và lại cúi mặt xuống khi hát nốt thấp. Dần dần, nó không chỉ làm căng cơ thanh quản mà còn hạn chế âm vực của bạn.

6. Chú ý đến cách luyện giọng hằng ngày. Kể cả những nghệ sĩ có thói quen hát tốt cũng không biết giữ giọng khi nói. Mọi người nên có luồng thở mạnh hơn khi nói.

7. Đừng hắng giọng nhiều quá. Khi bạn hắng giọng, bạn đã xô các dây thanh quản vào nhau. Làm nhiều quá sẽ làm chúng tổn thương và khiến bạn bị khản giọng. Cố gắng nhấp một ngụm nước hoặc nuốt khan thay vì hắng giọng. Nếu bạn nhận thấy mình phải hắng giọng nhiều thì nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể bị bệnh viêm họng dị ứng hay viêm xoang.

8. Khi cảm cúm, đừng để giọng bị lây. Ngừng nói chuyện khi bạn bị khản giọng do cảm lạnh hay viễm nhiễm. Hãy lắng nghe giọng nói của mình.

9. Khi bạn cần phải nói trước công chúng, hay nói ngoài trời, hãy sử dụng loa để tránh phải căng giọng.

10. Giữ ẩm phòng ở và nơi làm việc. Nhớ rằng độ ẩm tốt cho giọng của bạn.

Trong phòng karaoke không nên hút thuốc vì hút thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và người xung quanh, ảnh hưởng đến giọng hát của mình và có thể gây hỏa hoạn chết người!
 

Bí quyết giúp bạn có được chất giọng họa mi


Làm thế nào để cổ họng chúng mình "đạt chuẩn" bây giờ


Các ấy biết không, để có giọng nói hay, làm người nghe cảm thấy dễ chịu không hẳn chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền và cơ địa của mỗi người đâu. Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Khoa học Mỹ, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện giọng nói của mình bằng cách chỉnh sửa các thói quen hàng ngày. Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên 100 sinh viên và thấy rằng, những người biết cách giữ gìn cổ họng của mình thường có giọng nói hay hơn gấp ba lần so với người khác đó nghen!

Mẹo giúp ấy giữ gìn cổ họng của mình

Chúng mình nên
- Rèn luyện cơ thể đều đặn hằng ngày bằng cách tập thể dục mỗi sáng để tăng cường sức đề kháng chống đỡ với vi khuẩn và virus.
- Uống nhiều nước. Mỗi ngày bạn cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2 l - 2,5 lít nước. Lý do vì dây thanh quản của bạn rung động rất nhanh và thường xuyên nên lượng nước đầy đủ sẽ giúp nó luôn trơn tru, hoạt động tốt hơn.
- Nên măm măm những thức ăn, hoa quả chứa nhiều nước sẽ giúp bạn chống háo nước rất tốt như táo, lê, dưa hấu, đào, nho, mận...
- Khi sử dụng điều hòa chỉ nên bật ở nhiệt mức 25 - 26 độ C. Giữ ẩm phòng ở vì độ ẩm rất tốt cho giọng của bạn, thế nên hãy để một chậu nước nhỏ trong phòng lạnh.


- Các bạn hãy tập cho mình thói quen xúc miệng nước muối vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và sáng thức dậy. Nước muối giúp tẩy trùng cổ họng và miệng không bị viêm nhiễm.

- Khi để qua đêm, bàn chải có thể trở thành nguồn lây nhiễm vi khuẩn và tạo nên những vấn đề ở cổ họng và miệng. Vì thế, các ấy hãy ngâm bàn chải vào một cốc nước muối ấm để diệt khuẩn.
Hãy nói không với
- Không sử dụng các chất kích thích như chè, cà phê , thức ăn cay, nhiều chất béo vì nó làm giảm tiết nước bọt, gây khô rát cổ họng.
- Không uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay ở lâu trong phòng điều hòa có nhiệt độ thấp.
- Các ấy cần tránh gào thét, la hét và không nên nói to trong khu vực ồn ào gây ảnh hưởng âm thanh. Nếu cổ họng bạn khô hay giọng bị khàn, hãy nghỉ nói. Giọng khàn là dấu hiệu cảnh báo dây thanh quản đang bị sưng tấy đấy!
- Đừng tằng hắng quá nhiều. Khi bạn hắng giọng, các dây thanh quản bị xô đẩy vào nhau, gây tổn thương và làm bạn khàn giọng. Bạn nên nhấp một ngụm nước hoặc nuốt khan khi cảm thấy ngứa cổ họng.
- Stress cũng là một trong số các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến giọng nói. Hãy cố gắng xoa dịu, giải tỏa đầu óc bằng cách thư giãn, nghỉ ngơi bạn nhé!


Xử lý nhanh khi bị viêm họng

Chứng bệnh này là một trong những "kẻ thù" đáng gờm nhất đối với chất giọng của bạn. Vì thế, khi cảm thấy cổ họng đau rát, có dấu hiệu viêm, ấy hãy lập tức thực hiện những điều sau nhá!
- Uống trà mật ong. Trà và mật ong được xem như những loại thảo dược thần kỳ giúp bạn nhanh chóng trị dứt cảm giác đau họng. Đơn giản bạn hãy cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm 1 nửa quả chanh vắt.
- Gừng cũng rất hữu hiệu khi chúng ta bị rát họng. Bạn có thể ăn hỗn hợp gừng và mật ong sau đó uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng.


Làm sao để cải thiện giọng hát để ngày càng hay hơn
Làm sao để cải thiện giọng nói để luôn trong trẻo
Học cách nói chuyện hay thu hút mọi người xung quanh
Làm gì khi bị khàn tiếng
Cách cải thiện nghe tiếng Anh hiệu quả nhất
Học cách nói chuyện hài hước



(st)