Sau khi sinh có được ăn đu đủ không?
Học mẹ Ken cách thúc đẩy sinh nở tự nhiên
Mẹo vặt để sinh nhanh cho mẹ bầu bớt âu lo. Bỏ túi những mẹo nhỏ này, mẹ bầu sẽ không còn sợ đau đẻ nữa.
Khi nhắc đến đau đẻ, kể cả người từng trải qua rồi lẫn người chưa đều “lắc đầu lè lưỡi”. Ai cũng hi vọng mình là người may mắn có thời gian chuyển dạ nhanh, bé yêu chào đời sớm. Đồng ý rằng việc chuyển dạ nhanh hay chậm là do cơ địa của mỗi người, tuy nhiên, một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp các mẹ vượt cạn dễ dàng hơn đấy. Các mẹ cùng tham khảo nhé.
Uống nước dứa
Trong dứa tươi hoặc nước ép dứa tươi có nhiều dưỡng chất như vitamin A, C, kali, magiê…. Điển hình nhất phải kể tới chất bromelain trong dứa tươi có tác dụng làm mềm tử cung.
Chính vì điều này mà việc các mẹ bầu ăn dứa hoặc uống nước ép dứa tươi được biết đến như là một liều thuốc tự nhiên để giúp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Liều thuốc này đặc biệt cần thiết với những mẹ bầu đã quá ngày sinh nở.
Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên ăn dứa trong 1 vài tuần cuối thai kỳ, còn trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu không nên uống nhiều nước dứa đâu nhé. Bởi vì chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung có thể dẫn tới tiêu chảy rất khó chịu cho các phụ nữ mang thai.
Ăn chè vừng đen
Trong vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic. Ngoài ra hạt vừng đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt.
Vừng đen không hề khó kiếm, đem nấu với sắn dây thành món chè vừa dễ ăn lại vừa thơm ngon. Mẹ bầu có thể ăn hàng sáng hoặc 3 lần/tuần, nhưng chú ý chỉ nên bắt đầu ăn từ tuần thai thứ 34-35 nhé. Mỗi lần các mẹ chỉ cần ăn 1 bát ăn cơm là đủ.
Uống nước lá tía tô
Tía tô không đơn thuần chỉ là một loại rau thơm ăn hằng ngày mà còn là một vị thuốc quý. Đối với mẹ bầu, khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, các mẹ nên nhờ người nhà nấu ngay cho một ca nước với lá tía tô (lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi nước đun bình thường). Nhớ là nước tía tô càng đặc càng tốt nhé. Sau đó để nguội một chút rồi cho vào bình thủy uống liên tục khoảng tầm 0.5-1 lít.
Nước lá tía tô có công dụng làm mềm cổ tử cung và giúp cổ tử cung mở nhanh hơn khi sinh nở. Tuy nhiên các mẹ nên lưu ý chỉ uống khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thôi nhé.
Nước lá tía tô giúp cổ tử cung mở nhanh hơn (Hình minh họa)
Ăn rau húng quế
Vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể thêm loại rau thơm này vào bữa ăn hàng ngày. Rau húng quế cũng có tác dụng giúp bà bầu những tuần cuối dễ dàng sinh nở hơn, thời gian chuyển dạ được rút ngắn lại giúp mẹ bầu vượt qua “hành trình đau đớn” một cách nhanh chóng.
Ăn cà tím
Cũng như rau húng quế, mẹ bầu nên chịu khó thêm cà tím vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình nhé. Theo kinh nghiệm dân gian, cà tím có tác dụng làm co giãn cổ tử cung, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý chỉ nên ăn cà tím vào những tuần cuối của thai kỳ thôi.
Uống trà cam thảo
Mẹ bầu đã biết chưa, uống trà cam thảo thường xuyên ở những tuần cuối thai kỳ có thể hỗ trợ việc gây ra những cơn co thắt giúp quá trình lâm bồn được dễ dàng hơn đấy.
Cơn co thắt đến sớm, đến nhanh thúc đẩy quá trình chuyển dạ, sinh con diễn ra nhanh hơn giúp mẹ bầu sớm được gặp bé yêu của mình.
Uống nước dừa nóng
Khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ thì lấy một quả dừa tươi, chặt phía trên đầu, sau đó để nguyên quả dừa như vậy và đặt lên bếp đun cho nóng nước dừa phía trong rồi lấy ống hút uống hết chỗ nước dừa ấy ngay khi còn nóng.
Sau đó mẹ bầu nên ăn thêm trứng luộc sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn. Quá trình sinh sớm hoàn tất, lúc ấy mẹ bầu sẽ không phải chịu những cơn đau đẻ kéo dài hành hạ nữa rồi.
Rau lang luộc
Rau lang không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, là “kẻ thù” của táo bón và trĩ mà còn có tác dụng giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn. Ăn rau lang luộc thường xuyên trong những tuần cuối thai kỳ cho đến khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn và giảm thời gian đau đẻ.
Ngoài ra, sau khi sinh xong, ăn rau lang còn giúp sản phụ có nhiều sữa cho bé yêu bú nữa đấy. Các mẹ cùng thử xem sao nhé.
Ăn rau lang giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn (Hình minh họa)
Ngoài những mẹo nhỏ thông qua việc ăn uống như đã nêu ở trên, mẹ bầu nên kết hợp với những hoạt động sau:
Massage
Hãy tìm cho mình một chuyên gia massage chuyên nghiệp và thực hành thường xuyên trong những tháng cuối thai kỳ. Massage đúng cách cũng giúp quá trình chuyển dạ nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn.
Nếu việc tìm chuyên gia massage chuyên nghiệp gây khó khăn, các mẹ có thể đến các trung tâm massage một vài buổi để học hỏi kỹ thuật massage đúng cách. Hãy biến mình và chồng yêu thành những chuyên gia massage hàng đầu trong gia đình nhé.
Kích thích ‘nhũ hoa’
Kích thích nhũ hoa tạo ra những cơn co thắt mạnh và chị em bầu sẽ dễ dàng sinh nở hơn. Đây là phương cách phổ biến và hữu hiệu trong quá trình lâm bồn mà các chị em nên áp dụng.
Tạo cực khoái
Dù bất cứ hành động nào có thể tạo ra cực khoái cho chị em đều được khuyến khích thực hiện khi bà bầu đã lên bàn sinh nở. Cực khoái sẽ giúp quá trình lâm bồn dễ dàng hơn rất nhiều.
Đi bộ
Việc di chuyển khi bắt đầu có những cơn đau đẻ sẽ khiến thai nhi dễ dàng “rơi” vào vị trí sinh nở. Đây cũng là cách phổ biến nhất mà mẹ bầu bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ khoa sản khi bắt đầu trở dạ đấy.
Bí quyết để gọi bé ra nhanh
Đau đẻ luôn là nỗi ám ảnh tột cùng của nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nhưng điều tồi tệ hơn là thời gian đau đẻ bị trì hoãn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như vị trí của thai nhi, các cơn co thắt bất thường, xương chậu hẹp, thai phụ kiệt sức hoặc mất nước, tâm lý không ổn định gây cản trở cơ thể tiết hormone sinh nở.
Tuy vậy, thời gian chuyển dạ nhanh hay chậm phần lớn phụ thuộc vào cơ địa của bà bầu, bạn vẫn có thể tự trau dồi những bí quyết riêng để gọi bé ra nhanh với mẹ.
Bước 1: Đi dạo
Thông thường những rắc rối trong thời gian đau đẻ đa phần do thai nhi dịch chuyển khỏi vị trí sinh nở. Chính vì vậy, những cuộc đi dạo ngắn vào những ngày cuối thai kỳ sẽ giúp chỉnh lại “lỗi”, đặt đầu con trở về dưới xương chậu.
Thời gian chuyển dạ nhanh hay chậm phụ thuộc và cơ địa từng mẹ bầu
Bước 2: Kích thích “nhũ hoa”
Nhằm sản xuất oxytoxin một cách tự nhiên, giúp tăng tốc cơn đau đẻ để nó kết thúc sớm trong thời gian sớm nhất. Massage vùng ngực trong vòng 20 phút khi tắm và để dòng nước kích thích oxytoxin trong cơ thể bạn.
Ngoài ra, hiện nay nhiều bà bầu đã sử dụng máy hút sữa bằng tay trong quá trình nuôi trẻ sơ sinh. Nếu kết hợp nó trong quá trình kích thích “nhũ hoa”, có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bước 3: Làm “chuyện ấy”
Miễn là bạn chưa bị vỡ ối hay đang trong giai đoạn đầu của cơn đau, thì một chút “cuộc vui” đôi lúc là liều thuốc tuyệt vời. Nó cung cấp một loại hormone mang tên relaxin được tìm thấy ở tinh dịch, có khả năng làm mềm cổ tử cung cũng như kéo dài dây chằng xương chậu, giúp chuyến vượt cạn dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, tốt nhất nên kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi bắt đầu bất cứ phương pháp nào. Cho dù bạn có muốn được gặp cục cưng sớm đến mức nào, thì thời gian đủ để thai nhi hoàn thiện mình là vô cùng quan trọng vì chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe về sau của bé.
Bước 4: Chế độ dinh dưỡng đặc biệt
Uống nhiều nước và cung cấp thức ăn vặt cho cơ thể vì cơ thể trong tình trạng thiếu nước sẽ kéo dài tiến trình sinh nở. Bên cạnh đó, thức ăn vặt có khả năng cung cấp năng lượng giúp bạn chống chọi với cơn đau đẻ một cách nhanh chóng nhất. Ngoài ra, còn một vài gợi ý mà bạn không thể bỏ qua:
Nước dứa: Không chỉ chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, C và kali, nước dứa còn cung cấp cả bromelain giúp làm mềm tử cung. Tuy nhiên, chỉ nên dùng nước dứa trong giai đoạn cuối thai kỳ. Nếu sử dụng vào giai đoạn đầu có thể gây tiêu chảy, khó chịu.
Chè mè đen: Dùng trong khoảng tuần thứ 2 – 35, vừa tăng cường dinh dưỡng, vừa chữa được nhiều chứng bệnh phổ biến trong thai kỳ. Chè mè đen còn giúp tiêu hóa tốt.
Nước lá tía tô: Được coi là thức uống phổ biến của thai phụ, nước lá tía tô giúp làm mềm cổ tử cung và giảm cơn đau. Đừng quên chỉ nên dùng thức uống này trong những lần xuất hiện cơn chuyển dạ.
Rau lang luộc: Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, món ăn này còn chữa táo bón và trĩ, hai “thủ phạm” nguy hiểm cho những cơn đau đẻ. Trong những tuần cuối cùng, thai phụ nên ăn rau lang luộc thường xuyên để mở rộng cổ tử cung và rút ngắn thời gian sinh nở.
Bước 5: Cầu cứu bác sĩ
Tham khảo ý kiến bác sĩ về piocin vì đây là loại chất thường xuyên được kê đơn khi cơn đau đẻ kéo dài trầm trọng. Dù vậy, đây không phải là thuốc kê đơn thông thường mà có thể bạn phải vừa dùng, vừa sử dụng máy theo dõi trong bệnh viện. Từ bác sĩ, bạn còn có thể tìm ra tư thế thoải mái nhất khi sinh.
Mách nhau mẹo vặt để sinh thường dễ dàng
Ngày nay, dường như các ca sinh nở khó khăn hơn trước rất nhiều. Theo các chuyên gia khoa sản, do chị em bầu ngày nay lười vận động nên các ca sinh thường kéo dài thời gian và hầu hết phải sử dụng đến thủ thuật rạch tầng sinh môn mới có thể đón bé chào đời an toàn và nhanh hơn.
Tuy nhiên, chắc chắc mẹ bầu nào cũng mong muốn mình có được ca sinh nở dễ dàng, bớt đau đớn. Có bí kíp nào không?
Kinh nghiệm từ các mẹ bầu
Trên thực tế, có những mẹ bầu chuyển dạ và sinh nở rất nhanh chỉ trong vòng 3-4 giờ nhưng lại có những mẹ đau đẻ 1-2 ngày mà vẫn không thể sinh được. Đồng ý rằng việc chuyển dạ nhanh hay chậm là do cơ địa của mỗi người, tuy nhiên, có một số bí kíp nhỏ để giúp sinh nở dễ dàng hơn mà một số mẹ đã áp dụng và thấy có hiệu quả. Hãy cùng nghe các mẹ chia sẻ nhé!
Mẹ Chích Bông: “Hồi mình mang bầu tuần thứ 34 được mẹ chồng nấu chè vừng đen cho ăn. Bà bảo ăn chè vừng đen sẽ sinh thường dễ lắm. Hai chị dâu mình cũng được mẹ nấu cho ăn nên đều đẻ thường dễ dàng. Mẹ chồng còn giải thích trong vừng đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, axit folic. Ngoài ra hạt vừng đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt. Phương pháp này đúng là hiệu quả thật. Mình sinh 2 bé đều áp dụng cách này và đẻ thường rất nhanh chỉ 2-3 giờ”.
Uống nước lá tía tô, ăn chè vừng đen… giúp thúc đẩy sinh nở. (ảnh minh họa)
Mẹ Bin: “Hồi mình sinh cu Bin, may mắn được gặp một bác đưa con đi đẻ cùng. Bác đã mách cho mình cách uống nước lá tía tô khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh và sinh thường dễ dàng hơn. Cách thực hiện là khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, sản phụ nên nhờ người nhà nấu cho một ca nước với lá tía tô (lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi nước đun bình thường), nước tía tô càng đặc càng tốt. Sau đó để nguội một chút rồi cho vào bình thủy uống liên tục khoảng tầm 0.5-1 lít. Lưu ý là chỉ uống khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ. Mình đã sinh Bin dễ dàng nhờ phương cách này đấy!”
Mẹ Híp: “Mình được các chị trong cơ quan mách thường xuyên ăn dứa trong 1 vài tuần cuối thai kỳ sẽ giúp cổ tử cung mềm ra và sinh nở dễ dàng hơn. Dứa là loại thực phẩm chức năng hữu ích cho sức khỏe, trong dứa có chứa nhiều vitamin A, C, kali, magiê… Dứa giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn bởi vì trong dứa chứa nhiều enzyme bromelain có tác dụng làm mềm cổ tử cung. Hồi mang bầu Híp, mình cũng thực hiện theo cách này đấy, chẳng biết do cơ địa hay do ăn nhiều dứa mà từ lúc đau đẻ đến lúc Híp chào đời chỉ vỏn vẹn trong vòng 3 tiếng. Thật may mắn”.
Mẹ Tôm: “Mấy tuần cuối mang bầu nhóc Tôm, mình được mẹ chồng cho ăn rau lang luộc hàng ngày. Mẹ bảo phương pháp này giúp sinh thường dễ dàng lắm. Mình đã thực hiện và thấy hiệu quả lắm ý. Mỗi tội mình chẳng thích rau lang tí nào. Mẹ nào khoái khẩu với món ăn này thì hãy thực hiện nhé. Rau lang còn rất tốt cho hệ tiêu hóa trong thời gian bầu bí nữa đấy.”
Chuyên gia nói gì?
Theo các chuyên gia khoa sản, ngày nay phụ nữ mang thai thường gặp khó khăn trong vấn đề sinh nở chủ yếu là do họ lười vận động cộng thêm với việc các mẹ thường bồi bổ quá nhiều khiến con to từ 3,5-4kg. Điều này tất yếu dẫn đến việc cổ tử cung khó mở và các bác sĩ phải sử dụng đến các thủ thuật như rạch tầng sinh môn. Ngoài ra, nhiều trường hợp chị em còn không biết rặn đẻ và lười rặn đẻ cũng khiến ca sinh nở gây nhiều phiền toái và kéo dài.
Để sinh nở dễ dàng hơn, trong thời gian mang bầu, chị em nên thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và chăm chỉ tập luyện thể thao. Dưới đây là một số lưu ý để chị em giảm thiểu nguy cơ rạch tầng sinh môn và sinh bé dễ dàng hơn:
Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng hơn. (ảnh minh họa)
Tập thể dục thường xuyên
Trong thời gian mang bầu, chị em nên có chế độ tập luyện thể thao thường xuyên và khoa học. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được những môn thể thao hợp lý. Bạn có thể tập luyện những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội. Ngoài ra những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên chăm chỉ đi bộ buổi sáng sớm hoặc tối. Bạn cũng nên thực hiện những bài tập với bóng sinh nở – sẽ giúp cơ xương chậu đàn hồi tốt, có lợi cho quá trình sinh nở.
Ăn uống khoa học
Ngày nay hầu như các mẹ bầu đều có xu hướng thừa cân vì lười vận động và ăn uống vô tội vạ. Việc ăn uống quá nhiều để tăng cân “phi mã” trong thời gian bầu bí là hoàn toàn không tốt. Lời khuyên của các chuyên gia là trong suốt thời gian bầu bí, chị em chỉ nên tăng từ 12-15kg là đủ. Các mẹ cũng nên có chế độ ăn khoa học, không nên ăn tối quá nhiều để tránh nguy cơ tăng cân không kiểm soát dẫn đến tình trạng nặng nề, lười vận động và khó sinh nở.
Tham gia lớp học tiền sản
Tại những lớp học tiền sản, chị em bầu sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ, cách rặn đẻ, cách kiểm soát cơn đau khi chuyển dạ và chăm sóc bản thân sau sinh nở. Lớp học này thông thường chỉ diễn ra trong khoảng 2-3 buổi nên chị em hãy dành thời gian để tham gia, sẽ có rất nhiều kiến thức hữu ích cho thai kỳ của bạn.
10 mẹo giúp đẻ nhanh của mẹ Tây
Mẹ bầu nào cũng lo lắng không biết khi sinh mình có thuận lợi không?
1. Quan hệ tình dục
Chị em vẫn có thể quan hệ tình dục đến giai đoạn cuối của thai kỳ nếu không có nguy cơ gặp các vấn đề như nhau tiền đạo, chảy máu âm đạo hoặc rỉ ối.
Mẹ bầu vẫn có thể quan hệ tình dục khi mang thai. (Ảnh minh họa)
Một số ý kiến cho rằng việc quan hệ tình dục giúp tăng cường việc sản xuất hormone oxytocin, giúp tử cung mở ra dễ dàng.
Ngoài ra, trong tinh dịch có chứa prostaglandin sẽ làm mềm cổ tử cung tạo thuận lợi khi sinh.
2. Ăn cà ri
Lý thuyết này được đưa vì món cà ri cay sẽ kích thích dạ dày và ruột tạo ra một phản ứng dây chuyền tới thành tử cung. Giúp tử cung co bóp tốt hơn.
3. Xoa bóp núm vú
Việc xoa bóp núm vú sẽ kích thích sản xuất oxytocin làm co thắt dạ con, giúp quá trình sinh nở thuận lợi.
Chị em nên xoa bóp nhẹ nhàng quanh bầu vú hoặc riêng đầu nhũ hoa 5-10 phút/ngày.
4. Ăn dứa
Dứa có chứa một loại enzyme được cho là giúp làm mềm cổ tử cung. Mẹ bầu nên chọn ăn dứa tươi và dứa đúng mùa. Có thể uống nước dứa ép hoặc ăn quả tươi.
Dứa có chứa một loại enzym làm mềm cổ tử cung. (Ảnh minh họa)
5. Dầu thầu dầu
Dầu thầu dầu còn có tên gọi là dầu Hải ly. Đây là một loại dầu rất tốt cho quá trình tiêu hóa, không những nhuận tràng mà còn có tác dụng kích thích sự co bóp cổ tử cung.
Mẹ bầu có thể cho vài giọt dầu thầu dầu vào ly nước cam, chanh giúp ngon miệng hơn. Lưu ý rằng, nó có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy nếu lạm dụng.
6. Tinh thần thoải mái
Luôn giữ tinh thần thoái mái, vứt bỏ stress là những việc làm cần thiết trước ngày sinh. Những căng thẳng sẽ khiến mẹ bầu thêm mất sức và thiếu tập trung khi phải cần sức rặn sinh. Chị em có thể massage nhẹ nhàng trong thời gian này.
7. Tắm nước ấm
Mẹ bầu hãy tưởng tượng đang được thả mình trong bồn nước ấm, xung quanh là những mùi hương thoảng nhẹ nhàng, dễ chịu. Những điều này sẽ giúp thai phụ giảm những căng thẳng, những cơn đau co thắt khi chịu sự chèn ép của bụng bầu.
Tắm trong bồn nước ấm là một cách thư giãn hiệu quả cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
8. Đi dạo nhẹ nhàng
Đây cũng là cách tập thể dục rất có lợi cho mẹ bầu. Việc đi lại sẽ giúp đầu thai nhi quay đúng hướng cổ tử cung, tạo thuận lợi trong khi sinh. Khi mẹ bầu có cơn chuyển dạ, các bác sĩ thường yêu cầu thai phụ nên đi lại để dễ sinh hơn.
Mẹ bầu chỉ nên đi dạo từ 15-20 phút/ ngày, không cần đi nhiều để tránh mất sức.
9. Châm cứu
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu vẫn có thể châm cứu. Châm cứu có thể giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng ốm nghén và đau lưng.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, châm cứu cũng giúp mẹ bầu sinh nở thuận lợi hơn.
Trong khi mang thai bà bầu vẫn có thể châm cứu. (Ảnh minh họa)
Chị em có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về lựa chọn này.
10. Trà mâm xôi
Từ lâu, trà từ cây mâm xôi được cho rằng có tác dụng nhất định với bà bầu khi sử dụng trong những tháng cuối của thai kỳ, nó sẽ giúp chị em không mất nhiều thời gian chuyển dạ, giúp cơ tử cung luôn dẻo dai.
Qủa mâm xôi có tác dụng giúp cơ tử cung co bóp tốt hơn. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, một số trường hợp không nên dùng trà mâm xôi như có thai phụ có tiền sử sinh non, mang đa thai, ra máu giữa thai kỳ, thai phụ bị cao huyết áp.
Làm sao để giảm vòng 2 sau khi sinh một cách nhanh nhất
Chăm sóc da sau khi sinh em bé hiệu quả nhanh
Làm sao để hết rạn bụng sau khi sinh nhanh mà an toàn
Cách chăm sóc bà mẹ sau sinh nhanh phục hồi sức khỏe
“Bí kíp” đón sữa nhanh về sau sinh
Điều trị bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh an toàn, nhanh khỏi
(st)