Tác dụng của việc uống bia với sức khỏe
Tác dụng của việc uống bia đối với phụ nữ
Tác dụng của việc uống bia với việc làm đẹp
Cách chống say khi uống bia từ kinh nghiệm thực tế của dân nhậu
Mẹo vặt để uống bia không say, không đau đầu. Không chỉ với những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, đối tác mà ngay trong dịp cuối năm này mỗi người sẽ tham dự rất nhiều các bữa tiệc.
Dưới đây là vài bí để bạn có thể giữ được sức khỏe nhưng không phải từ chối quá nhiều lời chúc tụng khi “được mời” uống bia rượu.
Trước tiên chúng ta nên tìm hiểu “cơ chế vận hành của rượu”: Rượu giữ lại trong dạ dày khoảng 5 phút, sau đó đi vào trong đường ruột và ngấm vào máu rất nhanh vì thế làm xuất hiện hiện tượng tim đập nhanh, mặt đỏ. Vì thế có 2 nguyên tắc chúng ta cần tuân theo trước khi ngồi vào bữa tiệc rượu:
1. Ăn một chút gì đó có thể kết hợp cùng với rượu để làm chậm thời gian rượu ngấm vào máu.
2. Ăn một chút đồ có thể giải rượu trong máu.
Dưới đây là một số bí kíp giúp bạn có tửu lượng đáng nể:
Một cốc sữa trước khi nhập tiệc: Sữa là loại đồ uống có thể hạn chế sự hấp thụ rượu vào trong máu vì thế trước khi uống rượu bạn uống một cốc sữa vừa có thể bảo vệ được dạ dày vừa có thể giảm độ kích thích của rượu đối với dạ dày. Đặc biệt là sữa chua, chúng chứa rất nhiều chất keo thực vật nên giữ lại trong dạ dày khá lâu.
Uống nước và các loại nước dạng sữa sau khi uống rượu: Sau khi uống rượu bạn lập tức uống một chút sữa hoặc uống nhiều nước và canh nóng. Một là có thể làm giảm độ mạnh của rượu, hai là đẩy nhanh quá trình bài tiết, bào tiết cồn và rượu ra ngoài.
Vitamin B giúp đẩy nhanh quá trình giải rượu: Trước khi uống rượu có thể uống 1, 2 viên vitamin B sẽ rất có lợi cho sức khoẻ, bởi quá trình giải độc tố rượu trong gan rất cần đến chúng.
Ăn cơm hoặc hoa quả: Những thực phẩm giàu tinh bột có thể kết hợp với rượu làm chậm quá trình hấp thu rượu vào trong máu. Còn chất keo trong hoa quả lại là chất có thể hấp thu rượu giúp dạ dày, hơn nữa trong hoa quả chứa rất nhiều nước giúp giải rượu.
Giải rượu bằng “cửa trên”: Nếu bạn cảm thấy khó chịu ngay trên bàn tiệc, cách tốt nhất là tới phòng rửa tay và nôn ra toàn bộ. Cách này cũng có thể gọi là “rửa dạ dày” cho những người say rượu
Pha nước ngọt vào rượu: Mọi người thường nghĩ làm như vậy sẽ giúp làm giảm nồng độ rượu, nhưng thật sai lầm, bởi các thành phần có trong nước ngọt có ga sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thụ rượu vào trong máu.
Nên uống chậm giãi, nhâm nhi: Uống rượu nên uống chậm chứ không nên uống nhanh, bởi uống nhanh sẽ làm cho tốc độ hấp thụ rượu vào trong máu cũng nhanh và khiến bạn say cũng rất nhanh. Nếu bạn uống chậm giãi sẽ có đủ thời gian để cơ thể bài tiết rượu ra ngoài và không dễ bị say.
Dù cho bạn có dùng cách nào để giải rượu cũng không tốt bằng việc hạn chế uống. Đặc biệt là những người mắc bệnh về đường tiêu hoá, sỏi thận, viêm gan, tim mạch. Sau khi uống thuốc nhất thiết không được uống rượu, nhất là những thuốc an thần, thuốc cảm.
1. Biết rõ tửu lượng của mình
Tửu lượng của mỗi người rất khác nhau, tùy theo trọng lượng, tuổi tác, giới tính… Hãy xác định rõ tửu lượng của mình và tránh vượt quá “ngưỡng an toàn” này để đảm bảo sức khỏe và an toàn sau những buổi tiệc. Thông thường, ngưỡng an toàn khi uống bia (nồng độ 4%) là từ 300-350ml, rượu sâm banh (nồng độ 11%) khoảng 150-200ml và rượu màu có mùi (nồng độ 17-20%) khoảng 50ml.
2. Ăn trước khi uống
Tuyệt đối không được để dạ dày trống, vì như thế không những ethanol càng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, mà khi đi vào dạ dày, do không có vật gì cản trở, nên ethanol sẽ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, dễ gây ra các bênh về dạ dày như viêm loét dạ dày.
Loại thức ăn thích hợp nhất trước mỗi “bữa nhậu” là sữa và gan lợn. Gan lợn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể. Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu sẽ bị thiếu hụt vitamin B, và gan lợn là nguồn bổ sung vitamin B dồi dào nhất.
3. Uống chậm trong suốt buổi
Trung bình cơ thể bạn cần khoảng 1 giờ đồng hồ để “tiêu hóa” hết 30ml thức uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh thì cơ thể càng mất khả năng chống lại sự “tấn công” của chất cồn. Để học cách uống rượu không say, trước hết bạn nên tìm hiểu qua về quá trình rượu thẩm thấu vào cơ thể:
5 phút sau khi uống, chất ethanol trong rượu bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu. 30 - 120 phút tiếp theo là khoảng thời gian ethanol tiếp tục lan truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể. Và đây cũng là lúc chất cồn "ngấm" vào não và bạn sẽ có cảm giác bị say rượu.
Khi đó cơ thể bạn cần đủ thời gian để đốt cháy hết lượng chất cồn này. Trung bình, cơ thể bạn cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để “tiêu hủy” hết 30ml chất uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh, thì cơ thể bạn càng không có khả năng chống lại sự “tấn công” của rượu.
Nhưng nếu bạn biết cách uống chậm rãi, từ từ, điều độ thì dù là người “tửu lượng” kém, bạn cũng khó lòng bị rượu “ hạ gục”.
4. Tuyệt đối không “đọ”
Đừng vì bất cứ lý do gì mà “hơn thua” trong khi uống rượu. Tất cả hậu quả chỉ có bạn chịu thôi. Chỉ lên ly khi có lý do thực sư hợp lý, và khéo léo từ chối những lời mời, lời khích từ người khác. Khuấy động không khí trên bàn tiệc, hòa nhập với mọi người nhưng vẫn kiểm soát được – đó là một nghệ thuật.
5. Bổ sung vitamin B
Một trong những nguyên nhân làm bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi uống các thức uống có cồn là do cơ thể mất đi các vitamin B. Do đó, việc bổ sung vitamin B6 và vitamin B tổng hợp sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say. Vitamin B dễ dàng tìm thấy trong các thực phẩm như sữa, súp lơ xanh, cà rốt, dưa đỏ, mơ, quả hạnh, lạc và các loại rau xanh đậm..
6. Tuyệt đối không pha trộn
Việc pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn sẽ làm bạn say nhanh chóng. Vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng cần tránh uống lẫn lộn các thức uống có cồn với nhau.
7. Bổ sung thêm nước lọc và hoa quả
Hãy uống một ly nước lọc để bổ sung lại nước cho cơ thể khi kết thúc buổi tiệc. Còn nếu muốn mau chóng tỉnh táo, hãy uống một ly trà atiso vì đây là một loại thảo dược có khả năng giải rượu rất tốt. Một chút đồ ăn có vị ngọt hoặc một vài lát hoa quả sẽ giúp cho bạn duy trì được trạng thái tỉnh táo.
Theo một kinh nghiệm cổ xưa, sau khi uống rượu, hãy ăn một vài quả hồng chín, vì có thể át được mùi rượu, khiến bạn không bị say. Các loại hoa quả không chỉ có nhiều đường fructoza, không những có khả năng “tiêu hóa”, mà còn đẩy nhanh quá trình đào thải chất ethanol ra khỏi cơ thể. Việc ăn trái cây này cũng có thể giảm sự đau đầu của bạn khi uống những loại có nồng độ cồn cao.
Và điều cuối cùng bạn nên nhớ: “Đã uống thức uống có cồn thì không được lái xe’’. Chất cồn không chỉ làm suy giảm khả năng điều khiển xe mà còn ảnh hưởng đến khả năng phán đoán âm thanh, dễ dẫn đến những tai nạn gây tổn hại tới bản thân và những người khác. Do đó, hãy chủ động nhờ bạn bè, người quen hay người thân trong gia đình đến đón bạn, còn nếu không thể, hãy gọi một chiếc taxi đưa bạn về.
Mẹo uống rượu bia lâu say, chóng tỉnh
Cần biết một vài mẹo để rượu bia không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong ngày Tết.
Làm sao để uống rượu, uống bia không bị say, mẹo uống rượu không bị say, hướng dẫn cách uống rượu bia không bị say, làm thế nào uống rượu không bị say?
1. Trước khi uống bia rượu, làm một ly nhỏ dầu ăn. Lớp dầu này sẽ phủ toàn bộ lớp lông trong dạ dày, rượu không thấm qua được hoặc rất ít.
2. Trước khi uống làm vài quả chanh, vắt lấy nước, nếu thấy chua qua thì thêm một ít nước sôi nóng rồi uống. Rượu là Bazo, Chanh là axit (AX+BZ=Muối+Nước..), nó hòa tan nhau.
3. Khi uống rượu bia không được uống nước( bất cứ nước gì kể cả nước đá) để chữa cháy. Uống nước sẽ làm căng bụng nhưng lượng rượu đưa vào không hề giảm. Sẽ làm cho bạn nhanh bị ói.
4. Trong lúc uống rượu, uống một ly một lần. Nếu uống nhiều lần gây cảm giác như uống nhiều ly nên sẽ nhanh xỉn hơn.
5. Trong lúc uống cố gắng nói nhiều và cười vừa tạo không khí vui vẻ, vừa bay bớt hơi rượu. Ví dụ uống xong đi hát Karaoke
6. Sau khi uống xong không được nằm liền vì nằm mọi thứ sẽ dốc ngược lên dễ bị ói. Nên dù có hơi mệt thì cũng chịu khó đi lại đâu đó cho thoải mái. Vài giờ sau là tỉnh táo liền.
7. Tết sẽ uống rất nhiều nhà, nên nếu thấy hơi hơi choáng thì đừng gắng, kiếm chổ nào nằm nghỉ một tí (1 tiếng) sau đó uống tiếp. Lúc này sẽ uống được nhiều hơn.
8. Nếu say ko thể uống được, thì nghỉ một tí, ngồi tựa lưng vào thành giường rồi sau đó ngủ (ko được uống nước).
9. Không nên móc cho ói ra, vì sẽ tạo thành thói quen, đến “cửa” đó là phải ói.
10. Nếu đã ói rồi thì không nên nằm, chịu khó ngồi tựa lưng vào đâu đó để thức ăn còn lại không bị ói ra luôn.
11. Khi say nên uống cốc nước mía, hoặc nước khoáng mặn cho vài quả chanh vào, thêm chút muối và cho dễ uống và thêm dá càng tốt. Sẽ giải rượu bia nhanh tỉnh lại.
12. Trường hợp ói mãi rồi vẫn muốn ói tiếp thì nên uống cốc sữa đá có tác dụng giảm buồn nôn.
Không tắm ngay sau khi uống rượu, bia: Vì nếu không sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch.
Không hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia: Bởi nếu như thế sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.
Không dùng trà ngay sau khi uống rượu, bia: Trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn.
Không uống rượu, bia khi đói: Nếu uống rượu, bia khi đói lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Do đó, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơ thể.
Không uống nhiều loại rượu, bia cùng lúc: Rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng... bởi mỗi loại có thành phần khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.
Không uống rượu, bia nhanh: Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ “đổ bộ” vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn.
Nên uống nhiều nước khi uống rượu, bia: Nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn không bị say khi uống rượu.
“Làm ấm” rượu trước khi uống: Đối với các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy “làm ấm” chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả: Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.
Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan (Ảnh: Internet)
Mẹo giải rượu:
Giấm: lấy giấm ăn nấu thành một bát canh chua để ăn hoặc lấy một ly giấm nhỏ (20l25ml) uống từ từ. Ngoài ra, có thể lấy giấm ăn trộn với củ cải trắng thái lát mỏng, cho thêm vào một ít đường trắng, trộn đều rồi ăn, cũng có tác dụng giải rượu rất tốt.
Củ cải trắng: lấy 1.000gr củ cải trắng, ép nhỏ lấy nước, chia làm 2 lần để uống.
Mía: lấy một khúc mía, gọt vỏ, nghiền nát lấy nước uống.
Cam: lấy 3 - 5 quả cam tươi hoặt quýt tươi bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống
Vỏ quýt: lấy vỏ quýt sấy khô, nghiền nhỏ, thêm vào 1,5gr muối, nấu canh ăn.
Quả lê: lê gọt vỏ ăn trực tiếp hoặc xay ép thành nước để uống.
Chuối: Người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3l5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi, giải rượu.
Hồng: lấy mấy quả hồng tươi bóc vỏ ăn, có thể tỉnh rượu.
Dưa hấu: Khi say ăn liền một lúc 300gr dưa hấu, có hiệu quả giải độc rượu rất tốt.
Muối: Nếu uống quá nhiều rượu và cảm thấy tức ngực, có thể lấy một cốc nước ấm cho vào một ít muối uống trực tiếp.
Đỗ xanh: lấy một lượng đỗ xanh thích hợp, rửa sạch bằng nước ấm, xay nhuyễn, pha với nước sôi để uống hoặc nấu canh ăn đều được.
Khoai lang: lấy củ khoai lang xay nhuyễn, cho thêm với một lượng đường thích hợp, trộn đều lên ăn.
Nước cơm: Người say rượu có thể ăn nước cơm đặc hoặc cháo để giải rượu, trong nước cơm đặc hàm chứa nhiều loại đường và vitamin B, có tác dụng giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng để ăn, hiệu quả sẽ tốt hơn.
Mật ong: Mật ong có tác dụng bảo vệ gan và giải độc rất tốt.
Bia không làm say
Các nhà khoa học Australia vừa tìm ra loại bia không làm say xỉn mà vẫn giữ được mùi vị nguyên gốc của chúng.
Bạn có thể uống bia thoải mái mà không sợ bị say xỉn. Ảnh: Australian Times. |
Từ trước đến nay, bia gây ra say xỉn là vì bia rượu thực chất làm mất nước chứ không phải để giải khát. Chính sự mất nước này ảnh hưởng đến hệ thần kinh như quyết định sai lầm, chóng mặt và khiến con người không làm chủ được bản thân.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Sức khỏe, thuộc Đại học Griffith đã tìm ra cách loại bỏ tính chất làm mất nước của bia bằng cách thêm hợp chất điện phân, một thành phần thường sử dụng cho các loại nước uống thể thao. Điều này giúp việc uống bia trở nên rất sảng khoái chứ không bị say xỉn.
Nhóm nghiên cứu thực hiện một cuộc thử nghiệm bằng cách điều khiển chất điện phân ở hai loại bia. Một loại có độ cồn trung bình và một loại nhẹ. Sau đó, các loại bia đã tinh chỉnh này được đưa cho một nhóm đối tượng thí nghiệm vừa tập thể dục nặng xong để uống nó.
Đo đạc khả năng hồi phục sau khi mất nước, các nhà khoa học thấy loại bia nhẹ kết hợp với chất điện phân giúp hồi phục nước tốt nhất. Điều thú vị là mùi vị của bia không hề bị thay đổi.
Giới chuyên gia đưa ra lời khuyên tốt nhất là không nên uống bia sau khi vừa tập thể dục nặng hoặc khi khát nước. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng tốt hơn là giúp mỗi người giảm bớt sự mất nước còn hơn là cấm không uống bia.
Nghiên cứu trên được cho là bước đầu tiên để tìm cách loại bỏ hoàn toàn tính chất gây say xỉn ở tất cả các loại rượu bia.