Mẹo vặt dùng máy giặt an toàn, tiết kiệm điện năng

Mẹo vặt dùng máy giặt an toàn, tiết kiệm điện năng. Vẫn rất nhiều người tưởng rằng việc giặt giũ đơn giản đến mức chỉ việc bỏ quần áo bẩn vào rồi ấn nút. Nhưng hãy tỏ ra là người am hiểu chiếc máy giặt nhà mình để sử dụng chúng một cách hiệu quả và bền bỉ hơn.



Hãy tham khảo những cách chọn mua máy giặt để có một chiếc máy giặt tốt và sử dụng nó một cách hiệu quả nhất để tăng tuổi thọ của máy giặt bạn nhé

Chọn mua máy giặt

Có rất nhiều tiêu chí đặt ra để lựa chọn máy giặt như giá thành, công nghệ ứng dụng, tính năng hay kết cấu lồng giặt. Trong đó, kết cấu cửa máy thường được người tiêu dùng quan tâm nhất.

Máy giặt cửa trên: Phù hợp với gia đình có diện tích nhỏ hẹp, giá thành máy không cao, sử dụng dễ dàng.

Nhược điểm của loại máy này là tiêu thụ nhiều điện và nước. Sử dụng công nghệ làm sạch quay li tâm nên quần áo khi giặt sẽ bị xoắn vào nhau dẫn đến nhanh bị hỏng. Đôi khi xà phòng bị quấn vào trong làm đọng lại trên quần áo và chất lượng giặt giảm sút.

Máy giặt cửa trước: Gồm có lồng ngang và lồng nghiêng (khoảng 10 độ ): Dành cho gia đình có chỗ để rộng, dung tích lớn lại tiết kiệm nước và an toàn hơn khi giặt vì cửa sẽ bị đóng chặt khi máy vận hành.

Cơ cấu hoạt động không dùng lực ly tâm, xoay tròn tự nhiên nên quần áo không bị xoắn, vận hành nhẹ nhàng hơn và không ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch vì thế quần áo của bạn sẽ bền hơn. Thường những máy giặt cửa ngang là máy hiện đại với nhiều tính năng mới tối ưu hóa việc giặt giũ và giá của chúng thường cao hơn nhiều so với máy cửa trên.

Vị trí đặt máy phù hợp

Việc lắp đặt máy thường có thợ chuyên môn thực hiện nhưng việc bố trí vị trí cho chiếc máy giặt cũng không kém phần quan trọng bởi vị trí đặt máy không thích hợp sẽ làm giảm tuổi thọ của máy.

Máy giặt nên để ở nơi thông thoáng, không ẩm ướt.

Không nên để máy trong phòng tắm hoặc những nơi ẩm thấp, bị hắt mưa hoặc có ánh mặt trời soi trực tiếp dễ làm hỏng các bảng vi mạch điện tử điều khiển. Bếp cũng là nơi không nên để máy giặt bởi các chất dầu mỡ, mặn bám vào vỏ máy sẽ làm vỏ máy bị gỉ sét.

Đặt máy trên bề mặt bằng phẳng, vững chắc, cách tưởng một khoảng nhất định. Phải đảm bảo máy được đặt cân bằng, nếu không khi vận hành máy sẽ bị rung lắc mạnh, gây ra tiếng ồn khó chịu khi máy hoạt động.

Nên đặt máy gần nguồn nước, nguồn điện để tiện cho việc sử dụng và hạn chế được phiền phức do đường ống và dây điện dài gây ra.

Sử dụng khoa học

Các máy giặt hiện nay đều có rất nhiều chế độ giặt nên phân loại đồ giặt thành những nhóm phù hợp để chương trình giặt làm sạch quần áo nhất có thể mà lại không bị hại quần áo.

Quá nhiều đồ cho một lần giặt hay quá ít cũng gây những ảnh hưởng tới máy giặt. Nhiều đồ quá thì động cơ sẽ bị quá tải, dòng nước không chuyển động đều vào sâu trong quần áo làm chúng không sạch. Còn nếu ít quá thì sẽ gây nên những cú va đập, lắc mạnh trong khi vắt và sấy.

Nên sử dụng mức nước và thời gian giặt vừa phải theo từng loại quần áo. Hầu hết người dùng đều cho rằng mức nước và thời gian tối đa sẽ làm quần áo sạch hơn. Nhưng thực tế cách làm này khiến bạn tốn thêm nước và điện mà hiệu quả lại không cao, quần áo nhanh sờn rách. Cũng không nên chọn mức nước quá thấp khi đó không đủ áp lực quay, động cơ sẽ không hoạt động và chất lượng giặt không đảm bảo.

Lồng giặt thường làm bằng thép nên đảm bảo không bỏ quên đồ kim loại bên trong để tránh gây tiếng kêu lạ.

Hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ quên đồ kim loại trong quần áo khi giặt bởi chúng sẽ gây ra tiếng kêu lạ thậm chí kẹt vào mâm xoay múi khế hoặc làm rách quần áo và gây va xước lồng giặt.

Dùng đúng chủng loại bột giặt dành cho máy giặt. Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tác dụng của bột giặt tay với bột giặt máy. Bột giặt máy có công thức riêng, dễ hòa tan lại ít bọt nhưng khả năng tẩy rửa cao hơn làm quần áo được mau sạch và có thể tiết kiệm nước.

Mở máy giặt và đi ngủ là thói quen không hiếm gặp ở một số gia đình. Các chuyên gia máy giặt khuyên người dùng không nên làm thế vì trong quá trình giặt bạn vẫn cần để ý tới hoạt động của máy để xử lý những sự cố có thể xảy ra.

Vệ sinh, bảo trì

Vệ sinh máy sau mỗi lần giặt để tránh han gỉ cho lớp vỏ sắt sơn tĩnh điện bên ngoài.

Một số người dùng có thói quen ngâm vò xà phòng bên ngoài trước khi cho vào máy giặt. Điều đó cũng vô hại nếu bạn không làm rớt rớt nước xà phòng vào các bảng điều khiển và vỏ máy trong quá trình cho quần áo này vào máy giặt. Nếu vô tình để nước xà phòng này rớt vào thành máy, bạn nên lau sạch các vết bẩn trong và ngoài máy giặt bằng vải mềm, tránh vi khuẩn sinh sôi và ẩm các vi mạch điều khiển sau mỗi lần giặt.

Hãy tạo cho gia đình mình thói quen định kỳ một năm một lần tháo bánh sóng làm vệ sinh sạch sẽ những vết bụi bẩn bám lâu ngày.

Thường xuyên vệ sinh lưới lọc xơ vải và ngăn đựng nước xả, xà phòng để tránh hiện tượng cặn bẩn bám đóng và tắc nghẽn xảy ra trong quá trình giặt lần sau.
 

Chọn mua máy giặt tiết kiệm

Theo lời khuyên của các kỹ thuật viên, máy giặt lồng đứng phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy chật hẹp, dễ thao tác. Loại máy này khi giặt hay bị xoắn đồ giặt, tốt độ vắt không cao, tiếng ồn của động cơ rất lớn và tiêu thụ điện và nước cao nhất.

Với loại máy lồng ngang, phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy rộng. Máy có nhiều chế độ giặt, có kèm tính năng giặt nóng và sấy, giá đắt

Loại máy này khi giặt hay bị xoắn, tốt độ vắt không cao, tiếng ồn của động cơ rất lớn. Đặc biệt, loại lồng ngang tiếp kiệm điện và nước hơn.

Loại lồng nghiêng phù hợp với gia đình có vị trí đặt máy rộng; máy có nhiều chế độ giặt, có kèm tính năng giặt nóng và sấy. Loại máy này thường có giá thành đắt hơn so với loại lồng đứng. Cũng như loại máy lồng ngang, loại máy giặt lồng nghiêng khi giặt quần áo không bị xoắn, tốc độ vắt cao, máy chạy êm. Loại máy này cũng khá tiết kiệm điện và nước.

Máy giặt có chức năng sấy thường có giá tương đương hoặc đắt hơn so với giá của máy giặt có cùng công suất giặt. Loại máy này thường có công suất giặt tối đa là 8kg quần áo mỗi mẻ , trong khi máy sấy có thể sấy 11kg quần áo (sau khi đã vắt khô) mỗi mẻ.

Như vậy nếu kết hợp giữa máy giặt 6kg/mẻ với máy sấy 11 kg/mẻ (giặt 2 mẻ rồi sấy cùng) sẽ kinh tế hơn so với dùng một máy giặt có chức năng sấy có công suất giặt bằng hoặc lớn hơn 6kg/mẻ;

Một cách tiết kiệm điện năng khác là người tiêu dung nên chọn mua máy giặt có chức năng giặt tiết kiệm (Economy mode). Với máy giặt lồng ngang, nên mua loại có chức năng tạm dừng chu trình giặt để bổ sung thêm quần áo.

Nên chọn mua máy giặt có chức năng giặt tiết kiệm

Sử dụng nhiệt độ nước thích hợp

Thông thường các máy giặt mới có công nghệ giặt hiện đại phần lớp đã đáp ứng được độ sạch cần thiết khi giặt trong nước lạnh. Vì vậy để tiết kiệm điện năng tối đa thì không cần thiết sử dụng nước có nhiệt độ cao để giặt giũ.

Với những quần áo không quá dơ bẩn, chỉ cần giặt sơ qua, và nên chọn nước có mức nhiệt độ thấp. Như một quy luật hiển nhiên thì quần áo càng ít bẩn thì càng nên lựa chọn nhiệt độ thấp hơn.

Ngoài ra, người tiêu dùng cần lưu ý, không giặt ở chế độ nước nóng khi không cần thiết. Khi giặt nước nóng, chỉ nên đặt ở nhiệt độ 40độ C- 50 độ C.

Chọn chế độ vắt theo độ ẩm không khí và vị trí phơi quần cáo. Chỉ dùng tốc độ vắt tối đa khi độ ẩm không khí trên 80% và phơi ở nơi có mái che.

Nếu sau khi giặt sẽ sấy quần áo, bạn nên chọn chế độ vắt cao nhất. Bạn cũng nên lưu ý thường xuyên vệ sinh lưới lọc máy bơm của máy giặt.

Giặt ít không giúp tiếp tiệm điện

Khối lượng đồ giặt mỗi lần ít hơn so với quy định của máy cũng không làm máy giặt tiêu thụ nước và điện năng ít đi.

Các loại máy giặt hiện đại thường có bộ phận cảm biến khối lượng quần áo giặt, điều chỉnh lượng nước tiêu thụ cho phù hợp nhưng mức tiêu thụ điện, nước và thời gian luôn sẽ là thấp nhất trên mỗi kg đồ giặt nếu bạn cho vào đầy lồng giặt. Vì vậy khi giặt đầy lồng giặt theo khối lượng đề nghị của nhà sản xuất sẽ giúp tiết kiệm tối ưu nhất.

Và để tránh thêm hiện tượng rão hỏng động cơ hay mòn trục bi (cũng là một cách tiết kiệm chi phí) thì không nên giặt ít hoặc chia làm nhiều lần giặt khác nhau.

Hai thông số quan trọng nhất khi lựa chọn máy giặt là khối lượng giặt và tốc độ vắt. Với gia đình có từ 4 đến 5 người thì nên lựa chọn máy giặt có khối lượng giặt từ 5,5kg đến 6,5kg/mẻ và tốc độ vắt (tối đa) từ 550 đến 650 vòng/phút là đủ đáp ứng nhu cầu giặt;

Sử dụng các chương trình giặt vải cotton

Máy giặt thế hệ mới thường có nhiều chương trình giặt phù hợp với nhiều chất liệu vải khác nhau từ jeans, len, thun, cotton,…nhưng không nhất thiết loại vải nào phải chọn chương trình giặt tương đương mà còn tùy theo mức độ sạch, bẩn của đồ giặt.

Cho dù quần áo được làm bằng chất liệu nào và không quá dơ bẩn, tốt nhất nên chọn chế độ giặt vải cotton. Chương trình này sẽ giặt hiệu quả hơn các chương trình khác do tiêu thụ ít nước và điện năng hơn trên mỗi kg đồ, đồng thời cho phép bạn giặt lượng quần áo đầy với kết quả tối ưu, tiết kiệm nhất.


 

Những điều cần biết khi sử dụng máy giặt

Máy giặt là một thiết bị gia dụng trợ giúp rất nhiều trong công việc nội trợ. Hiện nay hầu hết các máy giặt đều có chức năng điều khiển tự động, tuy nhiên để sử dụng máy giặt một cách có hiệu quả và giúp bảo quản máy giặt tốt nhất thì bạn cũng cần phải lưu ý sử dụng máy giặt theo đúng cách. Sau đây là những điều cần biết khi sử dụng máy giặt.

1. Luôn đọc sách hướng dẫn trước khi sử dụng

  • Mỗi máy giặt sẽ có cấu tạo và các thức vận hành khác nhau, do đó việc đầu tiên bạn cần làm là phải đọc kỹ sách hướng dẫn trước khi sử dụng.

  • Sách hướng dẫn luôn được kèm theo máy, nếu bị mất bạn có thể liên hệ với nơi bán hoặc truy cập vào trang web của nhà sản xuất để đọc hoặc tải tài liệu hướng dẫn sử dụng.

2. Không giặt quá khối lượng cho phép của máy giặt

  • Trên mỗi máy giặt đều có in khối lượng (Kg) tối đa của quần áo cho phép trong mổi lần giặt. Nếu giặt quá khối lượng cho phép này thì không chỉ giặt không sạch mà còn làm giảm tuổi thọ của máy.

  • Nếu bạn không biết chắc thì có thể tạm tính khối lượng trung bình quần áo của người lớn như sau: áo sơ mi, áo thun thông thường nặng khoảng 0,2kg; quần tây nặng khoảng 0,4kg và quần Jean nặng khoảng 0,6kg,…

  • Ngoài ra bạn cũng có thể ước lượng theo kinh nghiệm của mình trong quá trình giặt để có thể đạt được hiệu quả cao.

3. Sử dụng đúng loại xà bông và đúng liều lượng

  • Trên bao bì của những loại xà bông dùng cho máy giặt sẽ ghi rõ dùng cho loại máy giặt nào. Việc sử dụng xà bông đúng với các loại máy giặt sẽ giúp đạt được hiệu quả cao.

  • Ngoài ra cũng có in hướng dẫn sử dụng đúng liều lượng khi giặt. Nếu cho ít thì sẽ không giặt sạch được quần áo, ngược lại nếu cho quá nhiều thì xà bông có thể sẽ không được xả sạch hết.

4. Kiểm tra các vật dụng trong túi quần áo trước khi giặt

  • Trước khi cho quần áo vào máy giặt bạn hãy kiểm tra để đảm bảo là không bỏ quên các đồ vật bằng kim loại trong đồ giặt (như kẹp tóc, gim cài, tiền xu…) vì chúng sẽ gây ra tiếng kêu lạ, làm kẹt máy hoặc làm rách quần áo.

  • Khi giặt rèm cửa cần tháo các móc hoặc buộc chúng lại trong túi hoặc lưới. Cột chặt các sợi dây dài và kéo các móc khóa trên quần áo lại vì chúng khi mở tung ra có thể gây hư hại cho đồ giặt hoặc thùng giặt.

  • Ngoài ra các vật dụng cũng có thể sẽ làm tắc nghẽn đường ống xả nước.

5. Cẩn thận trong khi sử dụng máy giặt

  • Khi máy đang hoạt động, không cho tay vào thùng giặt hoặc thò tay vào đáy máy, các bộ phận khi quay có thể gây thương tích cho bạn.

  • Không để trẻ em chơi đùa bên trên hay trong máy giặt, không cho trẻ nghịch máy khi máy đang hoạt động.

  • Không làm văng nước hay đổ nước lên bảng điều khiển gây chạm mạch, hư hỏng làm sai lệch chức năng. Không nên dùng xô hay vòi riêng cấp nước cho máy.

  • Một số gia đình có thói quen giặt trước bằng tay rồi mới cho vào máy để giặt hoặc vắt, khi đó cần chú ý tránh nước rớt từ quần áo vào mạch điều khiển và nên dàn đều đồ giặt trong máy, tránh để lệch về một góc.

6. Sử dụng chế độ giặt tự động

  • Hiện nay hầu hết các máy giặt đều có chế độ tự động hay thường gọi là chế độ giặt thông minh, bạn nên sử dụng chế độ này vì nó đã được lập trình để giặt tốt đối với các trường hợp thông thường.

  • Trong chế độ giặt tự động, máy giặt sẽ tự kiểm tra để biết trọng lượng của quần áo và cho một lượng nước thích hợp vào máy sau đó áp dụng các chương trình giặt thích hợp đã được lập trình sẵn.

7. Lưu ý các loại chất liệu vải của quần áo khi giặt

  • Tùy theo loại quần áo mà chọn chế độ giặt thích hợp. Các loại vải cao cấp như tơ lụa nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường chọn chế độ vừa, chỉ có quần áo dày như Jean, kaki… mới dùng chế độ giặt mạnh. Muốn tiết kiệm điện, nước rút ngắn thời gian giặt và quần áo được giặt sạch, sau lần giặt đầu tiên nên lấy ra vắt cho hết nước bẩn đi rồi hãy giặt tiếp (vì ở các chế độ xả máy không tự vắt được, điều này làm các chất bẩn khó thoát ra hết bên ngoài).

  • Thông thường quần áo dạng sợi tổng hợp hay hàng tơ, lông nên giặt khoảng 2-4 phút; quần áo bình thường giặt 6-8 phút; nếu quần áo quá bẩn thì giặt từ 10-12 phút. Sau đó chuyển sang chế độ xả. Rút ngắn thời gian sử dụng hợp lý ngoài việc tiết kiệm điện, nước còn kéo dài tuổi thọ của cả quần áo và máy.

  • Các loại quần áo như len, thun mỏng dễ giãn, dạ… không nên giặt bằng máy vì các loại này không chịu được ma sát, giằng kéo. Tương tự như vậy các loại vải cao cấp cũng không nên giặt bằng máy, có thể làm quần áo bị sờn, bạc do ma sát mạnh.

  • Nếu quần áo quá bẩn nên ngâm nước khoảng 20 phút bên ngoài, chà sạch các cổ áo sau đó cho vào máy. Tỷ lệ trọng lượng của nước và quần áo là 20:1 là ở chế độ tiết kiệm. Nên dùng bột giặt ít bọt nhưng có năng lực tẩy rửa cao khi giặt bằng máy. Điều này làm cho khi xả được mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước.

  • Quần áo dính nhiều xăng, dầu không được cho vào máy giặt. Quần áo đã dùng xăng để tẩy cũng không được giặt bằng máy, vì rất có thể gây ra cháy, hư máy hay làm hỏng các quần áo khác.

  • Khi giặt các loại quần áo có đính kim tuyến, đồ lót, nylon và sợi tổng hợp mỏng, nên sử dụng lưới giặt nylon để bảo vệ, lưới này có bán trên thị trường. Với đồ giặt bằng len, hoặc có xơ vải, cần lộn mặt trái ra ngoài.





Một số sai lầm thường gặp khi dùng máy giặt


 

Máy giặt rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng cách và hiệu quả đồng thời không làm thiệt hại kinh tế cho chủ nhân.

“Quá tải” hay “quá ít” đều có hại

Nếu lượng quần áo “quá tải” trong một lần giặt, sẽ gây ra những vấn đề không chỉ cho máy giặt mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả giặt. Quần áo sẽ chuyển động thành một khối, không thể khuấy hoặc lắc mạnh theo guồng quay của dòng nước, và bột giặt sẽ không thể lưu thông một cách hoàn hảo. Theo đó, quần áo sẽ không thể giặt sạch hoàn toàn. Thậm chí các vết dơ còn giữ nguyên khiến chủ nhân rất khó chịu.

Máy giặt rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng cách

Tuy nhiên, quá ít quần áo có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là quá tải vì quần áo có thể sẽ dồn về một phía của lồng giặt, làm cho lồng giặt mất cân đối, gây nên những cú lắc mạnh, va đập trong khi vắt và sấy.

Vì thế, tốt nhất là căn đúng khối lượng quần áo cho một lần giặt tương đương với qui định trọng lượng máy giặt. (thông thường mức quần áo khô khi bỏ vào có thể ước lượng khoảng 4/5 so với chiều cao của lồng giặt).

Tất cả đổ chung một mẻ

Bạn nên sớm thay đổi thói quen này. Mỗi loại quần áo, tùy theo chất liệu vải thường đòi hỏi một chế độ giặt khác nhau. Với các loại vải cao cấp, nên chọn chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường (cotton, sợi tổng hợp) chọn chế độ vừa, chỉ có quần áo dày như jean mới dùng chế độ giặt mạnh.

Trước khi giặt quần áo, bạn cần phân loại những thứ cần giặt thành từng nhóm, để có thể chọn chế độ giặt phù hợp.

Dùng bột giặt tay cho giặt máy

Rất nhiều người thực hiện thói quen xấu này mà không biết rằng công thức của bột giặt tay và bột giặt dành cho máy hoàn toàn khác nhau. Bạn cần biết rằng, bột giặt sử dụng cho máy có công thức riêng, ít bọt hơn nhưng năng lực tẩy rửa cao hơn, làm cho quần áo xả được mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước.

Độ òa tan của bột giặt sử dụng cho máy cũng tốt hơn, nhằm tránh để lại các vết xà phòng vằn vện trên quần áo sau khi giặt. Ngoài ra, nếu sử dụng bột giặt tay, công thức quá nhiều bọt của loại bột giặt này thường ảnh hưởng đến hoạt động và độ bền của máy. Khi bọt quá nhiều sẽ tràn qua lồng giặt, làm ẩm môi trường bên trong máy và mô tơ nên máy dễ hư hỏng.

Chọn mực nước, thời gian giặt “tuỳ hứng”

Bạn không nên lúc nào cũng chọn thời gian giặt và mực nước tối đa với hi vọng cách này làm quần áo sạch hơn. Thực tế là nếu bạn chọn một mực nước và thời gian giặt quá dư thì không chỉ tốn thêm nước, thêm điện mà còn làm chất lượng áo quần giảm xuống, nhanh bị sờn hỏng.

Tuy nhiên, nếu bạn chọn mực nước quá thấp hay thời gian giặt quá ngắn thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của máy cũng như chất lượng giặt. Cách tốt nhất là bạn nên chọn mực nước và thời gian giặt phù hợp với lượng quần áo cần giặt của mình.

Mở máy giặt, và… đi ngủ!

Các chuyên gia máy giặt khuyên rằng trong quá trình giặt, bạn vẫn cần để mắt đến hoạt động của máy để xử lý những sự cố có thể xảy ra. Nếu thấy máy nóng hoặc phát ra tiếng động lạ phải lập tức dừng ngay việc giặt lại.

Đặc biệt, nên chú ý đến lượng nước cấp cho máy. Nguồn nước cung cấp quá yếu sẽ làm cho máy dễ hư hỏng. Nước quá yếu cũng là nguyên nhân khiến cho áo quần sau khi giặt máy còn dính các vệt bột giặt.

Nước yếu sẽ không thể làm cho bột giặt trong ngăn đựng của máy chảy ra ngoài hết mà vẫn còn bị đặc quánh lại ở hai bên thành ngăn. Lượng bột giặt này lại được đưa vào quần áo trong quá trình xả trước khi sấy nên quần áo không thể xả sạch được.

Để khắc phục, bạn nên chú ý vệ sinh ngăn đựng xà phòng trước và sau khi giặt quần áo, tăng áp lực nước cấp cho máy bằng bơm tăng áp.






Cách chọn mua máy giặt phù hợp với túi tiền gia đình bạn
Mẹo chọn mua máy giặt và cách sử dụng đảm bảo
Mẹo giặt quần áo bằng máy giặt
Khử mùi hôi trong máy giặt không hề khó
Sử dụng vào bảo quản máy giặt đúng cách
Sử dụng và bảo dưỡng máy giặt




(st)