Mẹ bị đau bụng có nên cho bé bú hay không?
Làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất
Sau khi ăn cơm bị đau bụng - một số triệu chứng cần lưu ý
Mẹo vặt khi bị đau bụng đi ngoài, đau bụng kinh và đau bụng ở trẻ nhỏ. Cùng tham khảo những cách hữu hiệu dưới đây để xử trí nhanh và kịp thời nhé
Cách trị đau bụng đi ngoài
Khi cơ thể gặp một hiện tượng nào khác bất thường cũng khiến cho bạn khó chịu. Đau bụng kèm theo đi ngoài cũng vậy. Đây là một vấn đề gặp rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của mọi gia đình và ở mọi lứa tuổi. Một số cách phòng tránh đơn giản mà bạn có thể áp dụng như sau:
Khi bị tiêu chảy cấp nên ăn các thức ăn mềm như cháo loãng, mì và nước trà loãng, nước hoa quả, tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
Hình ảnh minh họa.
Tiêu chảy mạn nên ăn những thức ăn loãng, ít dầu mỡ, giàu protein, giàu nhiệt lượng, giàu vitamin. Ăn ít nhưng chia thành nhiều bữa, có thể ăn trứng hấp, thịt băm, cá, mì, rau băm nhuyễn, táo, chuối. Những thức ăn để qua đêm cần đun sôi tiệt trùng.
Lấy 15g đậu ván trắng, nhân sâm 5 – 10g, gạo 50g. Đậu ván luộc chín, sau đó cho gạo vào nấu cháo. Nhân sâm sắc lấy nước, khi cháo chín thì cho nước nhân sâm vào là được. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn khi đói. Công dụng: Ích tinh bổ phổi, kiện tỳ, cầm tiêu chảy. Thích hợp với những người tỳ vị hư nhược.
Phương pháp phòng ngừa:
Không uống nước lã, không ăn thức ăn ôi thiu và thực phẩm chưa được chứng nhận hợp tiêu chuẩn vệ sinh; chú ý rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; ngăn ngừa bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
Hình ảnh minh họa.
Trước khi ăn các thực phẩm từ động vật hoặc hải sản như cá biển, cua biển, sứa, tôm, nội tạng lợn, bò…. Và các chế phẩm từ sữa cần được đun kỹ.
Không ăn các thức ăn ôi thiu đã biến chất.
Cần có bộ dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín riêng biệt. Ngoài ra, không nên mua thức ăn hay ăn uống trong những cửa hàng không sạch sẽ.
Khi xung quanh có người mắc tiêu chảy nên cách ly. Những người mắc bệnh lỵ cần cách ly một tuần sau khi các triệu chứng biến mất, cần tiệt trùng dụng cụ ăn uống, phơi màn, chăn, quần áo.
Chú ý: Mùa hè nắng nóng oi bức, ngoài chú ý chống say nắng, giảm nhiệt độ, cần chú ý không để bị lạnh. Ví dụ ngồi trong phòng điều hòa quá lâu, nằm ngủ dưới đất lạnh, uống nhiều rượu bua, uống nhiều nước lạnh có thể gây tổn thương đường ruột. Trong đó, hiện tượng thường gặp nhiều nhất là tiêu chảy. Khi bị đi ngoài do bị nhiễm lạnh thường kèm theo đau bụng, trướng bụng, đại tiện không hết, phân nhớt…
Mẹo trị đau bụng khi đi du lịch
Để trị những bệnh rối loạn tiêu hóa quen thuộc như đầy bụng hay tiêu chảy thì dân du lịch phải tự "vũ trang" trong sổ tay du lịch của mình một số mẹo vặt.
Nếu bạn có đường ruột không tốt, nghĩa là rất dễ bị đau bụng, thì đừng bao giờ quên mang theo gừng.
Gừng tươi hay khô đều có tính ấm, giúp cầm nôn mửa, tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa. Dùng nước cốt gừng hay lấy 3 lát gừng cho vào cốc nước nóng để uống.
Vài lát gừng chấm muối ăn sống cũng sẽ giúp làm giảm chứng không tiêu.
Các nghiên cứu cho thấy nghệ có thể giúp giảm các vấn đề tiêu hóa nhờ các chất kháng viêm và khả năng làm giảm nhu động ruột. Dùng một muỗng bột nghệ pha vào nước ấm rồi uống sẽ chữa được rối loạn tiêu hóa dạng nhẹ. Riềng cũng có tác dụng tương tự.
Thức ăn nước uống lạ, thiếu vệ sinh cũng có thể làm hệ tiêu hóa của bạn chưa kịp quen, ví dụ như ăn không tiêu thì thử áp dụng vài :
Dầu bạc hà rất hữu ích, hãy uống mỗi lần khoảng 20 giọt pha nước ấm, Nếu không có dầu bạc hà thì có thể uống trà bạc hà hay các thực phẩm có bạc hà.
Tiêu cũng có tác dụng trợ tiêu hóa. Hãy dùng hạt tiêu ngâm với nước sôi, để nguội rồi uống.
Còn thần dược mật ong nữa. Nếu bạn đi du lịch cùng trẻ nhỏ và thấy bé có triệu chứng đau bụng, hãy cho trẻ ăn mỗi lần 2 muỗng mật ong, từ 3-5 lần 1 ngày cho đến khi bệnh giảm.
Trên đây là một vài mẹo vặt chữa một số chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ, nếu bạn thấy triệu chứng nặng thì nên nhanh chân chạy đến cơ sở y tế gần nhất nhé!
Cách chữa đau bụng kinh
Những phụ nữ hay bị đau bụng khi hành kinh có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tự tạo lập một cuộc sống tinh thần thoải mái. Trước và trong kỳ kinh, nên tránh ăn các đồ sống lạnh, ưu tiên các thực phẩm có tính ấm như trứng gà, đường đỏ, thịt dê, thịt lợn, nấm, mộc nhĩ...
Đau bụng kinh (thống kinh) là tình trạng đau bụng vùng hạ vị, xuất hiện trước, trong hoặc sau khi hành kinh. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh là sự mất điều hòa trong lưu thông khí huyết ở 2 mạch Nhâm và Xung; khí huyết bị cản trở, ứ tắc lại mà gây đau. Sau đây là một số bài thuốc giúp điều trị bệnh này: 1. Thống kinh thể thực chứng: Bệnh nhân đau vùng hạ vị (trước và trong kỳ kinh); đau tức, chướng hoặc quặn thắt, ấn vào vùng hạ vị thì cảm giác đau tăng. Lượng kinh ít, sắc đỏ tím sẫm, có thể có máu bầm đen. - Lá ngải cứu tươi 50 g (khô 30 g), gạo tẻ 100 g. Rửa sạch ngải cứu, thái vụn, cho vào nồi, đổ nước xâm xấp, đun khoảng 30 phút, bắc ra chắt lấy nước. Dùng nước chắt nấu cháo với gạo tẻ. Cháo chín thêm đường đỏ, đun sôi vài lượt là ăn được. Ăn nóng, ngày vài lần. - Đậu đen 30 g, hồng hoa 6 g, đường đỏ 30 g. Đậu đen rửa sạch, rang thơm, cho vào nồi cùng hồng hoa, đổ khoảng 400 ml nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa tới khi đậu chín nhừ. Lọc lấy nước, cho thêm đường đỏ, uống ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 ml, uống trong 3 ngày trước kỳ kinh. - Lá ngải cứu loại bánh tẻ 9 g, sinh khương (gừng tươi) 15 g, trứng gà 2 quả. Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ; gừng tươi rửa sạch, đập giập, đổ 300 ml nước, cho trứng gà vào luộc, khi trứng chín thì bóc vỏ, cho vào đun tiếp với dịch thuốc trong 5 phút. Uống nước thuốc, ăn trứng gà. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trong 3 ngày trước kỳ kinh. - Hương phụ 8 g, thanh bì 6 g, ô dược 8 g, ích mẫu 12 g, sa nhân 6 g, ngưu tất 12 g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục trước khi hành kinh khoảng 3 ngày. - Xuyên tiêu 10 g, can khương 30 g, đại táo 30 g. Tất cả ngâm nước trong 1 giờ, đại táo cắt bỏ hạt, gừng thái lát, cho 400 ml nước vào đun sôi, rồi cho xuyên tiêu vào đun tiếp trong 10 phút, bắc ra chắt lấy nước uống nóng, chia 2 lần/ngày. 2. Thống kinh thể hư chứng: Bệnh nhân đau bụng âm ỉ vùng hạ vị, thường đau sau khi hành kinh, xoa bóp thì đỡ. Người mệt mỏi, sắc mặt nhợt, lượng kinh ra ít, màu kinh nhợt. - Gà ác 1 con khoảng 1-1,5 kg, hoàng kỳ 100 g. Gà làm sạch, bỏ hết phủ tạng; hoàng kỳ rửa sạch, thái lát, nhồi vào bụng gà. Cho gà vào nồi, thêm 1.000 ml nước, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa hầm tới khi gà chín nhừ, thêm mắm muối. Ăn thịt gà, uống nước hầm. Ăn trước khi hành kinh khoảng 3 ngày. - Đương quy 90 g, gừng tươi 150 g, thịt dê 500 g. Đương quy, gừng tươi rửa sạch, thái lát nhỏ; thịt dê làm sạch, lọc bỏ màng mỡ, dùng nước nóng rửa sạch hết huyết đọng, thái miếng dài. Cho nước vào đun sôi, vớt bỏ váng bẩn, vặn nhỏ lửa hầm trong 1 giờ tới khi thịt dê chín nhừ là được. Ăn thịt, uống nước hầm (dùng hết trong 1 bữa). Ăn liên tục trong 3 ngày trước khi hành kinh. - Bạch truật 10 g, đẳng sâm, hà thủ ô, long nhãn, kỷ tử, ý dĩ, bạch biển đậu mỗi thứ 12 g; kê huyết đằng, hoài sơn, ngưu tất mỗi thứ 16 g. Sắc uống ngày 1 thang, uống trước khi hành kinh khoảng 3 ngày. |
Xử trí khi bé bị đau bụng
Bé bị đau bụng tưởng rất bình thường, nhưng đôi khi có những bệnh lý nếu không phát hiện và chẩn đoán sớm, chính xác thì tính mạng của bé có thể bị đe doạ.
Một số nguyên nhân chính gây đau bụng ở bé
Đau bụng cấp tính: bé thường quằn quại, khóc thét, mặt tái xanh, vã mồ hôi. Vì vậy, người nhà cần bình tĩnh để nghe bác sĩ hỏi bệnh và thăm khám cho bé một cách thuận lợi.
Viêm ruột thừa: Một trong những bệnh đau bụng cấp tính ở bé hay gặp nhất là viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa ở bé trên 2 tuổi cũng có những dấu hiệu tương tự như người lớn.
Ví dụ như: đau ở hố chậu phải (lúc đầu đau nhẹ, sau đó đau tăng lên), đau liên tục, kèm theo đau thường có buồn nôn, nôn, sốt nhẹ (khoảng 37-38ºC).
Khi khám, bé kêu đau và gạt tay bác sĩ không cho sờ vào vùng hố chậu phải hoặc vùng bụng. Đặc biệt điểm ruột thừa rất đau (điểm Mac Burney).
Với bé dưới 2 tuổi thường chẩn đoán viêm ruột thừa khó hơn nên phát hiện cũng sẽ chậm hơn (vì các triệu chứng không điển hình như bé lớn hoặc người trưởng thành); do đó, rất dễ gây biến chứng như thủng ruột thừa, viêm phúc mạc (viêm màng bụng) để lại hậu quả rất nặng nề.
Các triệu chứng thường gặp ở bé dưới 2 tuổi bị viêm ruột thừa là: có sốt nhẹ, nôn, trớ hay quấy khóc, trông bộ mặt lờ đờ, xanh tái.
Đầy hơi, chướng bụng, khi sờ vào bụng, bé khóc thét là có nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm phúc mạc. Một điều mà các nhà ngoại khoa cũng nhắc nhở là đau bụng do viêm ruột thừa ở bé lúc đầu có thể là đau ở vùng thượng vị, vùng quanh rốn, sau đó mới khu trú ở hố chậu phải.
Xử trí khi bé bị đau bụng
Lồng ruột: là một bệnh cấp tính thường hay gặp ở bé bụ bẫm, bé trai nhiều hơn bé gái, từ 3 tháng đến 2 tuổi, đặc biệt là bé từ 6–9 tháng tuổi. Triệu chứng chính của lồng ruột là: bé đau bụng, nôn, đi ngoài ra máu.
Khám có thể thấy búi lồng ruột, thăm trực tràng có thể thấy máu dính theo găng tay. Đau bụng ở bé cũng rất hay gặp trong trường hợp giun chui ống mật (GCOM) ở bé có giun ở đường tiêu hoá đặc biệt là sau tẩy giun (nhất là tẩy giun không đủ liều lượng).
Cơn đau khiến bé lăn lộn, khóc thét, vã mồ hôi và chổng mông. GCOM có thể gây nên áp-xe gan, sỏi đường dẫn mật, tắc đường mật.
Đau bụng ở bé trong dạng cấp cứu còn có thể do thoát vị bị nghẽn. Trong trường hợp này nếu không phát hiện kịp thời thì rất có thể làm đoạn ruột nghẽn bị hoại tử. Thoát vị nghẽn ngoài cơn đau bụng cũng có thể xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện.
Tắc ruột do lồng ruột: Đau bụng ở bé còn có thể do tắc ruột với các lý do khác nhau. Triệu chứng gặp là: nôn ra thức ăn, có mật xanh, mật vàng, bụng chướng. Nếu bị tắc ruột ở thấp thì bụng chướng càng nhiều.
Ngộ độc thức ăn: là một loại bệnh cấp cứu. Ngộ độc thức ăn có thể do vi sinh vật hoặc do hoá chất. Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn thường có sốt, đau quặn bụng, đi lỏng nhiều lần có khi phân có máu hoặc nhờ nhờ như máu cá (trường hợp ngộ độc thức ăn do vi khuẩn shigella).
Đau bụng giun ở bé: cũng là loại hay gặp. Đau bụng giun thường tái đi tái lại nhiều lần, đau bụng quanh rốn, đặc biệt xét nghiệm phân tìm trứng giun thấy có trứng giun. Trong một số trường hợp nhiều giun đũa thì siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa.
Bé cũng có thể bị sỏi đường tiết niệu gây đau bụng: có khi rất dữ dội, tuy nhiên, tỷ lệ bé bị sỏi đường tiết niệu không nhiều.
Ngoài sỏi tiết niệu, bé cũng có thể đau bụng do viêm đường tiết niệu, bé gái bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn bé trai gây nên cơn đau bụng dưới.
Xử trí khi bé đau bụng
Bố mẹ, ông bà, thầy cô giáo khi thấy bé kêu đau bụng (bé lớn) hoặc có rối loạn tiêu hoá như: nôn, trớ, đầy bụng, chướng hơi, lười ăn hoặc không chịu ăn, hay khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, đi tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau (tiểu buốt)…
Cần nhanh chóng đưa cháu đi khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất, không nên chần chừ, không nên chủ quan hoặc không nên xem thường cho là bé giả vờ.
Khi chưa được khám và chưa có ý kiến của bác sĩ thì chưa nên dùng bất cứ một loại thuốc gì dù là thuốc Tây hoặc thuốc Nam.
Nếu cho bé dùng thuốc trước khi đi khám thì sẽ làm lu mờ các triệu chứng đau bụng của bé, đặc biệt là đối với các trường hợp đau bụng cần cấp cứu ngoại khoa như: tắc, lồng ruột, viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn…
Khi đã được khám và được chỉ định điều trị của bác sĩ thì nên tuyệt đối tuân thủ. Nên cho bé đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh của bé như: viêm tiết niệu, nhiễm giun.
Bệnh đau bụng ở trẻ em và cách xử lý
Nguyên nhân đau bụng dưới
Đau bụng dưới khi mang thai
Cách chữa đau bụng kinh hiệu quả
Sau khi ăn cơm bị đau bụng - một số triệu chứng cần lưu ý
(st)