Ăn bao nhiêu trứng 1 tuần là đủ với từng đối tượng?
Cách chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nhanh và đơn giản
Mẹo dân gian chữa bệnh ra mồ hôi tay
Ảnh minh họa
Nguyên nhân ra mồ hôi chân thì có rất nhiều nhưng có mấy nguyên nhân chủ yếu sau: Một số người do di truyền, tuyến mồ hôi ở chân nhiều nên nó tiết ra mồ hôi. Còn có người lại do dây thần kinh ở tuyến mồ hôi chân nhiều, rất mẫn cảm nên mỗi khi đị lại, chạy nhảy, thậm chí chỉ cần thân kinh của họ căng thẳng hay bị kích động, thần kinh ở trạng thái hưng phấn cao thì chân họ cũng ra rất nhiều mồ hôi. Chân có nhiều mồ hôi thì chân có thể áp dụng một số cách sau đây để làm giảm bớt mồ hôi tiết ra: dùng 5% dung dịch phèn chua, 3% - 5% dung dịch formaldehyte hoặc 0,5% dung dịch axit axetic bôi vào chỗ ra nhiều mồ hôi. Hoặc là dùng các loại thuốc viên như probantin, astropine nghiền thành bộ và bôi vào chỗ ra nhiều mồ hôi. Nếu chúng ta làm như vậy thì có thể hấp thụ được mồ hôi ở chân.
Trị chứng mồ hôi chân
Để giảm tiết mồ hôi và khử mùi hôi ở chân, các bác sĩ khuyên nên làm theo cách sau đây:
Rửa sạch chân kể cả các kẽ chân bằng nước ấm với xà phòng. Có thể rửa nhiều lần trong ngày nếu chân ra nhiều mồ hôi. Sau mỗi lần rửa, dùng khăn sạch lau khô chân.
Sau khi rửa sạch, lau khô chân rồi thoa phấn vào chân, kể cả rắc bột tan (talc) vào giày để giữ đôi chân được mát mẻ khô ráo.
Dùng thuốc khử mùi hôi cho chân.
Luôn thay tất chân: Có thể thay tất 3-4 lần/ngày nếu cần và nên dùng tất cotton dễ hút ẩm.
Đi xăng-đan hoặc giày hở mũi: Vì đi giày kín làm gia tăng mồ hôi chân và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, càng làm tăng thêm mùi hôi. Tránh dùng giày bằng cao su và plastic vì bí hơi. Không đi cùng một đôi giày trong hai ngày vì ít nhất là 24 giờ sau giày mới khô hẳn.
Dùng các chất có tác dụng làm khô ráo chân và khống chế mùi hôi như :
Trà: Đun sôi một lít nước với trà, thêm ít nước lạnh đủ để ngâm hai bàn chân. Ngâm khoảng 20-30 phút, lau khô bàn chân và thoa phấn bột. Nên ngâm 2 lần/ngày cho đến khi khống chế được mùi hôi. Sau đó ngâm chân 2 lần/tuần có thể mùi hôi không tái phát.
Muối thô: Nên ngâm đôi bàn chân vào chậu 1 lít nước với nửa tách muối thô.
Giấm: Ngâm chân 15 phút/lần, 2 lần/tuần trong chậu có khoảng 1 lít nước với nửa tách giấm. Ban đêm, dùng rượu lau rửa kỹ chân để làm chân mát và mau khô.
Người bị ra mồ hôi chân nên giữ cho tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi. Sự mừng rỡ hay lo âu, buồn bã đều có thể làm tăng tiết mồ hôi quá nhiều và do vậy có thể làm gia tăng hoạt động của vi khuẩn ở trong giày dẫn tới mồ hôi. Không ăn các thứ cay nóng như tiêu, tỏi, hành hay hành dăm vì tinh dầu của các thứ đó có thể bài tiết qua tuyến mồ hôi ở bàn chân làm tỏa mùi giống như các gia vị trên.
Ra mồ hôi nhiều do hạch cường giao cảm
Chào Thanh! Mình cũng bị ra mồ hôi nhiều giống như bạn.Lúc còn đi học rất khổ sở vì mồ hôi cứ chảy giọt, viết bài phải lót thêm khăn và giấy mà vở lúc nào cũng ướt nhẹp. Mình cũng làm nhiều cách nhưng vẫn chưa khỏi. Nhiều người khuyên mình đi phẫu thuật hạch giao cảm để hạn chế tiết mồ hôi. Nhưng cũng có người bảo phẫu thuật xong sẽ không ra mồ hôi ở chân tay nũa, mà ra mồ hôi từ phần bụng trở xuống, nếu như vậy sẽ rất bất tiện cho bạn nhất là khi bạn phải ngồi nhiều ở văn phòng.
Lúc nhỏ, Ba mình dùng lá đinh lăng phơi khô rồi nhồi vào vỏ gối cho mình nằm, khoảng thời gian đó mình cũng thấy đỡ, mồ hôi cũng bớt ra. Bạn thử xem cách này có hiệu quả không nhé! Nếu không thì dùng cây lá lốt như bài thuốc sau xem sao nhé, mình thấy cách này cũng khá tốt đó! Một cách chữa từ dân gian mà mình đọc được ở báo cách đây 3 năm.
Bài thuốc đơn giản như sau: nhổ những cây lá lốt lấy cả rễ, cắt bỏ phần ngọn rồi chặt thành từng khúc dài bằng hai đốt ngón tay. Rửa thật sạch, đem phơi cho tái đi, sau đó đem sao vàng. Khi mẻ cây lá lốt sao chuyển sang màu vàng, đổ xuống đám đất sạch cho nguội đi. Phương pháp này dân gian gọi là "hạ thổ" để lấy "âm dương". Mỗi ngày, lấy một nắm lá lốt đã sao vàng ấy cho vào ấm đun sôi chừng 15 phút. Nước lá lốt này không nên đặc quá hoặc loãng quá. Uống cả ngày như uống nước chè. Mỗi ngày một ấm thuốc, uống liên tục trong vòng 7 ngày. Sau khi ngừng uống 4 đến 5 ngày tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa.
Bạn có thể hoàn toàn kiểm soát được sự đổ mồ hôi ở chân tay của bạn
trong mùa hè nóng nực này đấy. Hãy lắng nghe và áp dụng ngay nhé!
Bệnh tăng tiết mồ hôi (Hyperhydrosis) có thể xuất hiện trên toàn bộ cơ thể hoặc chỉ khu trú ở hai bàn tay, chân, nách…
Nguyên nhân
Có thể thứ phát sau những tổn thương thần kinh trung ương, ngoại vi hay cục bộ hoặc có thể là một bệnh của cương giáp trạng.
Bệnh tăng tiết mồ hôi cũng có thể là tiên phát, xuất hiện trên toàn bộ cơ thể hoặc chỉ khu trú ở hai bàn tay, bàn chân, hai nách, người ta coi bệnh này là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng hoạt động của trung tâm bài tiết mồ hôi.
Điều trị
Bệnh tăng tiết mồ hôi đặc biệt ở chân, tay là một bệnh khó điều trị, điều trị nội khoa thường chỉ mang lại kết quả tạm thời. Muốn có kết quả lâu dài, các thầy thuốc đều cho rằng phương pháp mổ cắt hạch giao cảm ngực trên là có hiệu quả nhất.
Điều trị nội khoa
Có thể bôi trên bàn tay, bàn chân dung dịch nhôm cloruahay Kali-Permanganat hoặc formon hay bột khô có tính chất làm khô da hay hút nước, tác dụng thường chỉ mang tính tạm thời. Ngoài ra có thể dùng các thuốc an thần, tâm lý liệu pháp hay châm cứu.
Điều trị ngoại khoa
Cắt bỏ hạch giao cảm ngực trên thứ 2 hoặc cả thứ 3. Phương pháp điều trị này có thể cho kết quả lâu dài nhưng chỉ có khả năng làm khô được 2 cánh tay, bàn tay còn ở chân thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong điều trị, chủ yếu vẫn dùng phương pháp thoa tại chỗ.
Một số phương pháp hay áp dụng:
- Cắt hạch giao cảm bằng ống soi trong màng phổi.
- Cắt hạch giao cảm bằng đốt điện hạch qua da.
- Hủy hạch giao cảm ngực trên bằng tiêm huyết thanh nóng qua da vào chuỗi hạch giao cảm...
Trường hợp của ban nên được khám tổng quát cũng như chuyên khoa thần kinh để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.