Cách chữa bệnh ra mồ hôi tay chân nhanh và đơn giản
Mẹo dân gian chữa bệnh ra mồ hôi tay
Thế nào là mồ hôi trộm? Trẻ ra mồ hôi trộm là biểu hiện của bệnh gì? Chữa mồ hôi trộm như thế nào?
Thế nào là mồ hôi trộm?
Tuyến mồ hôi (MH) được điều hành bởi hệ thần kinh phó giao cảm. Khi hệ thần kinh này bị kích thích, nó sẽ thúc đẩy các tuyến MH thải ra nhiều MH.
Nhưng khi trẻ ở trạng thái tĩnh, là khi trẻ hoàn toàn không có chút vận động nào, đặc biệt là ban đêm mà đổ MH thì dân gian gọi là MH trộm. MH thường ra nhiều nhất ở lưng, trán, nách, háng, bàn tay – bàn chân, vì đó là nơi có nhiều tuyến MH nằm dưới da. Thành phần MH được thải ra hơn 90% là nước, còn lại một ít muối và các chất cặn bã mà cơ thể cần tống ra ngoài. Khi MH ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối. Sự mất nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn. Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý đến hiện tượng này của trẻ để tìm cách khắc phục, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cho trẻ tắm nắng để cung cấp vitamin D.
|
Nguyên nhân ra MH trộm
Chứng ra MH trộm này thường hay gặp ở những trẻ con thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời trẻ hay ra MH ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều MH lúc ngủ (MH trộm) nên trẻ hay rụng tóc vùng gáy. Trẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất, trẻ sinh non, thiếu cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, bị còi xương…
Do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con mình, hoặc phòng ngủ quá bí hơi không có chỗ thông gió tạo nên sự nóng bức ngột ngạt, làm trẻ em khi ngủ cảm thấy khó chịu nên rất dễ toát MH. Khi đó ra MH trộm không phải là một chứng bệnh, mà chỉ cần cải thiện môi trường nơi bé ngủ.
Hệ thần kinh của bé chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Bởi MH bài tiết nhiều hay ít là tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh.
Biện pháp khắc phục
Bổ sung vitamin D: với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho trẻ. Vì thế, những ngày có ánh nắng, bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để tắm nắng cho bé bằng cách: sáng trước 10 giờ, thời gian tắm nắng nên tăng dần từ 10 - 30 phút. Để cho càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Giữ cho trẻ luôn mát (ăn, ngủ nơi rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày). Cho trẻ uống đủ nước. Nên cho trẻ ăn nhiều loại rau quả có tính mát: rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam… Hạn chế các thức ăn sinh nhiệt, cay nóng.
Các thức ăn này sinh nhiệt, do đó dễ làm cho cơ thể có nhiều MH, có thể gây ngứa hoặc mụn ngoài da. Nên cho trẻ uống ac-ti-sô, củ sen, bột sắn dây, hay bài thuốc lục vị ẩm…
BS. Thục Anh
Hiện tượng ra mồ hôi chúng
ta hay gọi là mồ hôi trộm. Chứng ra mồ hôi trộm thường hay gặp ở những trẻ
con thiếu Vitamin D trong giai đoạn sớm. Triệu chứng cho thấy trẻ thườnghay quấy khóc, ngủ không yên giấc hay giật
mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời trẻ hay ra mồ hôi ở
trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ (mồ hôi trộm)
nên trẻ hay rụng tóc vùng gáy gọi là hình ảnh chiếu liếm, nguyên nhân có thể là
do:
1/ Thiếu ánh nắng mặt trời: Do chật hẹp, hoặc do tập quán giữ trẻ trong nhà,
không cho tiếp xúc với ánh sáng, mặc quá nhiều quần áo , hoặc do thời tiết ở
các nước có nhiều sương mù, mùa đông, gây cẩn trở việc tiếp xúc với ánh sáng
mặt trời của trẻ;
2/ Do Ăn uống: Trẻ ăn sữa mẹ còi xương hơn trẻ ăn sữa nhân tạo do tỉ lẹ can xi trong sữa mẹ là sinh lý nên giúp cho cả Canxi và phốt pho được hấp thu dễ dàng hơn. Cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột cũng có thể gây còi xương vì trong bột có chất gây cản trở hấp thu Canxi ở ruột;
3/ Những yếu tố thuận lợi gây thiếu Vitamin D:
- Tuổi: trẻ dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D do đây là giai đoạn hệ
xương phát triển mạnh nhất.
- Trẻ đẻ non, thiếu cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những trẻ bị rối loạn
tiêu hoá kéo dài hoặc mắc các tật bẩm sinh dễ bị còi xương….
Những triệu chứng xuât hiện ở con chị có thể là do cơ thể trẻ đang phát triển nhanh nên nhu cấu cung cấp các chất cho cơ thể rất lớn, nhất là lượng vitamin D cung cấp từ bên ngoài luôn thiếu so với nhu cầu của trẻ, nhưng đây mới chỉ là triệu chứng rất nhẹ, rất sớm của biểu hịên thiếu vitamin D. Việc bổ sung Vitamin D bằng thuốc mà chị cho cháu uống như thế là hoàn toàn hợp lý, sau một tháng nữa chị có thể tíêp tục uống bổ sung vitamin D3 (loại tan trong dầu) liều là một ống 5mg - tương đương với 200,000đv trong mỗi 6 tháng (chị có thể duy trì đều đặn liều này cho mỗi mùa đông, cho đến khi trẻ được 5 tuổi). Tuy nhiên việc cung cấp vitamin D qua đường tiêu hoá được cơ thể hấp thu rất hạn chế,thực chất việc hấp thu vitamin D qua da mớilà nguồn cung cấp Vitamin D chủ yếu cho trẻ. Dưới ánh nắng mặt trời, các tia tử ngoại ảnh hưởng đến sự tổng hợp của Vitamin D qua da (cholecalciferol), từ 7 – đehydrocholesterol xaỷra ở da. Mức độ tổng hợp được rất khác nhau tuỳ theo khí hậu, mức ô nhiếm không khí, mức độ chiếu nắng mặt trời và sắc tố da. Với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitaminD cho trẻ. Vì thế, những ngày có ánh nắng bạn nên tận dụng ánh sáng mặt trời vào buối sáng để tắm nắng cho bé theo cách sau:
Thời gian tắm nắng : Sáng trước 10h sáng; thời gian tắm nắng
nên tăng dần từ 10 đến 30 phút
Nguyên tắc tắm nắng : Để cho càng nhiều da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt,
không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời chiếu vào;
Công thức ăn bổ sung trong một ngày cho
trẻ 9 – 12 tháng chị có thể tham khảo như sau:
Bú mẹ theo nhu cầu + Bột đặc (200ml x 03 bữa) + Hoa quả nghiền 60 – 80ml lượng các thực phẩm cung cấp trong 3 bữa bột đó bao gồm tinh bột khoảng 60 g, chất đạm khoảng 50g, lá rau xanh khoảng 3 thìa cà phê nghiền nát + 3thìa dầu ăn + chút muối hoặc mắm ( cho muối hoặc mắm chị nhớ cho trẻ ăn nhạt hơn so với nhu cấu của chị là được, nhưng không nên không bổ sung muối hoặc mắm cho trẻ.
Chúc bé yêu của chị khoẻ mạnh.
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)
Cô bạn chí cốt của mẹ Tom hôm qua gọi điện ‘bán than’ là con trai (gần 2 tuổi) dạo này ra nhiều mồ hôi quá, nhất là lúc ngủ, lúc bú. Thậm chí, mấy hôm trời rét, nằm đắp chăn mà mồ hôi vẫn túa ra. Và bé cũng mới bị ốm do mẹ đêm ngủ quên, không kịp lau mồ hôi.
Khi Tom còn nhỏ cũng hay ra nhiều mồ hôi trộm nên mình có sưu tập một vài bài thuốc dân gian khá hay để đặc trị ‘bệnh’ này. Sẵn tiện chia sẻ với cô bạn, mình mách luôn cho các mẹ cũng đang có cùng nỗi lo, để chữa mồ hôi trộm cho trẻ hiệu quả nhé!
1. Chè đậu xanh
Nguyên liệu: Đậu xanh 50g, gạo nếp 50g, lá dâu non (khô) 10g, đường vừa đủ.
Cách chế biến: Đậu xanh gạo nếp sao vàng tán thành bột nhỏ, lá dâu khô cho vào ấm cùng 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước. Cho bột đậu, bột gạo, đường vào nước lá dâu quấy đều, đun cho sôi lại là được.
Lưu ý: Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói và cần ăn trong 7 ngày liền.
Trẻ ra mồ hôi trộm có thể được đặc trị bằng chè đậu xanh (Ảnh minh họa).
2. Chè đậu đen
Nguyên liệu: Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tầu 10g.
Cách chế biến: Đậu đen vo sạch cho vào nồi thêm 700ml nước ninh cho nhừ, long nhãn thái nhỏ, táo tầu bỏ hạt giã nhỏ, cho vào đậu đen đã nhừ, đun tiếp cho chè sôi là được.
Lưu ý: Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói vào sáng và tối, cần ăn liền trong 5 ngày.
3. Canh lá dâu
Nguyên liệu: 50g lá dâu non; 100g thịt lợn nạc; bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ, ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, rồi cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được.
Lưu ý: Cho bé ăn một 1 lần/ngày với cơm và ăn liên tục trong 5 ngày
4. Cháo gốc hẹ
Nguyên liệu: 30g gốc hẹ; 50g gạo; 50g thịt lợn nạc; gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch giã nhỏ, lọc lấy 200ml nước đặc. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột, cho vào nước gốc hẹ quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lên là được.
Lưu ý: Cho bé ăn ngày một lần, cần ăn liền 2-3 ngày, nếu bé chưa ăn được thì lọc lấy nước cho uống.
5. Cháo trai
Nguyên liệu: 5 con trai đồng loại vừa; 30g lá dâu non; 50g gạo nếp; 50g gạo tẻ; dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.
Cách chế biến: Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một tiếng vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc. Nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm.
Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ. Gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được.
Lưu ý: Cho bé ăn 2 lần/ngày vào lúc đói, cần ăn liền trong 4-5 ngày.
Món ăn chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ
|
Cháo trai giúp chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ. Ảnh: SK&ĐS. |
Mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường, dù trời nóng hay lạnh, và chỉ bị khi trẻ ngủ. Mồ hôi trộm xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng mắc nhiều ở trẻ em.
Theo y học cổ truyền, mồ hôi trộm là do chân âm hư yếu, cơ thể không giữ được tân dịch, nhiệt thịnh gây ra nóng trong. Dưới đây là một số món ăn, nước uống để các bậc phụ huynh tham khảo và áp dụng chữa cho con em mình.
Cháo gốc hẹ: Gốc hẹ 30g, gạo 50g, thịt lợn nạc 50g, gia vị vừa đủ.
Gốc hẹ chọn phần thân sát củ, rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước đặc. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột, cho vào nước gốc hẹ quấy đều, đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín cho thịt lợn, bột ngọt vào đảo đều, cháo sôi lên là được. Cho trẻ ăn ngày một lần, cần ăn liền 2 - 3 ngày, nếu trẻ nhỏ chưa ăn được thì lọc lấy nước cho uống.
Cháo chạch: Cá chạch đồng 100g, gạo 50g, dầu thực vật, bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nội tạng, đuôi, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt, ướp bột gia vị, xào bằng dầu thực vật. Xương chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc, xương chạch quấy đều đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho thịt chạch và gia vị vào đảo đều. Cháo sôi lại là được. Ăn một lần trong ngày lúc đói, cần ăn liền 3 ngày.
Cháo cá quả: Cá quả một con (200g), gạo 50g, ngũ vị 2g, gia vị vừa đủ.
Cá quả làm sạch, bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc, ướp bột gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước ngọt. Gạo, ngũ vị xay thành bột mịn, cho vào nước lọc xương cá quấy đều đun trên lửa nhỏ, khi cháo chín, cho gia vị, thịt cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói, cần ăn liền 3 - 5 ngày.
Cháo trai: Trai đồng 5 con loại vừa, lá dâu non 30g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 50g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.
Pha nước muối loãng ngâm trai, sau một giờ vớt ra rửa sạch, cho vào nồi luộc, nhặt lấy ruột trai và lọc lấy nước trong. Ruột trai bỏ hết phần đất, thái nhỏ ướp gia vị, dùng dầu thực vật xào cho thơm. Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, gạo tẻ, gạo nếp xay thành bột mịn, cho thêm nước vào nước luộc trai, cho bột gạo vào quấy đều, đun nhỏ lửa, khi cháo chín cho trai, lá dâu, nêm vừa gia vị, cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói, cần ăn liền trong 4 - 5 ngày
Cháo sò, hến: Sò biển 100g, hến 100g, gạo 50g, rễ cây hẹ 3g, gia vị vừa đủ.
Sò, hến đem rửa sạch, hấp cách thủy rồi bỏ vỏ, ruột thái nhỏ, ướp bột gia vị. Rễ cây hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò biển và hến vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày một lần lúc đói. Cần ăn liền 3 - 5 ngày.
Canh lá dâu: Lá dâu non 50g, thịt lợn nạc 100g, bột ngọt, gia vị vừa đủ.
Lá dâu non rửa sạch thái nhỏ, thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín, thêm 200ml nước đun sôi, cho lá dâu đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được. Ăn ngày một lần với cơm, ăn liền 5 ngày.
Nước đậu đen: Đậu đen 50g, long nhãn 15g, táo tàu 5 quả.
Đậu đen đem rang chín, cho vào nồi cùng long nhãn, táo tàu, thêm 300ml nước đun nhỏ lửa, khi còn 200ml chắt lấy nước, chia làm 4 lần uống trong ngày. Cần uống liền 3 ngày.
Nước mộc nhĩ: Mộc nhĩ 20g, táo tàu 5 quả.
Mộc nhĩ rửa sạch cùng táo tàu cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ chắt lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5 ngày.
(BS Nguyễn Văn Trường, Sức khỏe và Đời sống)(ST)