Món ăn bổ dưỡng cho người bệnh gan

Món ăn bổ dưỡng cho người bệnh gan. Khi mắc các bệnh về gan, nhất là viêm gan, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển hóa các loại thực phẩm và làm cho người bệnh mất cảm giác thèm ăn hay chán ăn. Mặt khác, nếu dùng chế độ dinh dưỡng không phù hợp khi mắc bệnh về gan sẽ làm cho bệnh lý về gan càng nặng thêm.


 

Người bệnh không nên ăn các
thức ăn có quá nhiều gia vị và dầu mỡ vì sẽ làm đầy bụng
Nguồn: sciencephoto.com

Dinh dưỡng phù hợp trong bệnh lý viêm gan là thực hiện chế độ ăn uống có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, các vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng này tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.

Trong bệnh lý viêm gan cấp

Trong bệnh lý viêm gan cấp, các tế bào gan bị phá hủy cấp tính cho nên các chức năng hoạt động bình thường của gan bị xáo trộn và được biểu hiện bằng các dấu hiệu mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, sình bụng, tiêu chảy, nhất là hay buồn nôn và nôn ói. Khi có một trong các dấu hiệu trên nhất thiết phải đến ngay các bác sĩ chuyên khoa để được khám và được hướng dẫn phương pháp điều trị kịp thời. Đồng thời, người bệnh phải áp dụng chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý với các loại thức ăn, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể, không nên kiêng ăn quá mức. Các loại thức ăn dành cho người bệnh trong giai đoạn này là những loại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: ngũ cốc, đường, mật ong và hoa quả ngọt. Đối với chất đạm, nên chọn loại có giá trị dinh dưỡng cao nhưng ít chất béo như lòng trắng trứng, cá nạc, sữa không béo, đậu hũ…với số lượng khoảng 50 - 70g mỗi ngày. Tuy nhiên, cần tránh quan niệm cho rằng “ăn chuối để chữa bệnh viêm gan”, vì chúng không có giá trị trong điều trị bệnh mà đó chỉ là những lời truyền miệng không có chứng cứ khoa học.

Trong trường hợp viêm gan quá nặng với các triệu chứng vật vã, lơ mơ thì phải giảm lượng đạm xuống dưới 40g mỗi ngày, vì chất được chuyển hóa từ đạm là amoniac (NH3) không còn được gan đào thải mà sẽ tích tụ trong máu dễ dẫn đến hôn mê gan. Mặt khác cũng cần thiết phải giảm cung cấp chất béo, chỉ sử dụng khoảng 15g mỗi ngày, tuyệt đối không ăn các loại thức ăn có nhiều cholesterol như óc, tim, gan, lòng heo, lòng đỏ trứng vì viêm gan có thể dẫn đến tắc mật cho nên không tiêu hóa hết các chất béo mà cần phải ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp chất khoáng và các vitamin cần thiết giúp cho gan hoạt động tốt hơn

Khi mắc bệnh gan tuyệt đối phải ngưng hẳn rượu bia và các thức uống có cồn cho đến khi gan hồi phục hoàn toàn. Khi sử dụng các loại thuốc tân dược cũng cần phải hết sức thận trọng vì có một số thuốc cũng có thể gây độc cho gan như thuốc an thần, các thuốc giảm đau kháng viêm, trong đó có cả paracetamol mà trong cộng đồng hiện đang dùng rộng rãi. Những người có tiền căn viêm gan mà mắc các loại bệnh khác, khi đến khám bệnh, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để có sự lựa chọn thuốc cho phù hợp tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh lý của gan. Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc cũng là biện pháp hỗ trợ giúp cho gan hồi phục nhanh hơn. Khi gan hồi phục hoàn toàn, có thể ăn uống trở lại như bình thường.

Trong bệnh lý viêm gan mạn

Khi gan bị viêm mạn tính, hầu hết người bệnh không có biểu hiện gì đặc biệt mà vẫn cảm thấy sinh hoạt và ăn uống bình thường mặc dù chức năng gan đã có sự biến đổi ngày càng nhiều theo chiều hướng xấu hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số ít người bệnh có cảm giác mệt mỏi và ăn uống kém đi.

Trong trường hợp này thì chế độ ăn cũng phải cân đối giữa các như chất đường, đạm, béo và tuyệt đối phải cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Vì có ăn uống đầy đủ chất và cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể thì mới có đủ sức kháng cự lại tình trạng viêm nhiễm của gan cũng như chống lại các tác dụng phụ do thuốc dùng trong quá trình điều trị gây ra. Khi người bệnh chưa có cảm giác mệt mỏi, chán ăn thì không nên quá kiêng khem trong ăn uống. Vì như thế sẽ làm cho người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn uống kém, từ đó người bệnh càng mệt mỏi hơn, thiếu sức đề kháng của cơ thể và làm cho bệnh gan bị nặng hơn.

Tuy nhiên, trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh cũng không nên ăn các thức ăn có quá nhiều gia vị và dầu mỡ vì sẽ làm cho đầy bụng vì khó tiêu, nên ăn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao mà dễ tiêu hóa như đậu nành, đậu hũ... Cũng cần cung cấp đầy đủ chất bột, đường thông qua các loại bánh, trái cây ngọt để tránh tình trạng hạ đường huyết. Mặt khác, trong bệnh lý viêm gan mạn tính, người bệnh tuyệt đối không được uống rượu bia và các loại thức uống có cồn vì như thế sẽ làm cho tình trạng viêm của gan càng nặng thêm. Để giúp gan hồi phục, trong quá trình điều trị cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Nếu viêm gan mạn do rượu, cần phải bổ sung thêm vitamin nhóm B và acid folic đồng thời phải nghỉ ngơi và sinh hoạt bình thường, nên tập thể dục, thể thao vừa sức, tránh lao động quá nặng nhọc.

Trong vàng da tắc mật

Trong trường hợp có vàng da do tắc mật, người bệnh thường bị tiêu chảy và phân sẽ có váng mỡ do mật không được bài tiết xuống ruột đầy đủ để tiêu hóa chất béo. Ở trường hợp này, trong chế độ ăn phải hạn chế các chất mỡ động vật mà nên dùng các loại dầu nhất là dầu đậu nành để giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn.



Khi bị bệnh gan, chúng ta không thể không lưu ý tới vấn đề dinh dưỡng. Gan đóng một vai trò quan trọng trong sự hoạt động của cơ thể. Hầu hết các chất bổ quan trọng đều đưa qua gan để dự trữ, biến thành hoá chất cần thiết cho cơ thể hay bài tiết.  Người bệnh thường có quan niệm sai lầm về dinh dưỡng. Vì lo sợ sẽ làm hại cho gan, bệnh nhân thường không ăn uống đúng đưa đến trường hợp thiếu dinh dưỡng, hoặc ăn quá nhiều những thức ăn không có lợi cho gan chẳng hạn như ăn quá nhiều muối có thể đưa đến tình trạng lú lẫn hoặc cổ chướng. Dinh dưỡng khác nhau tuỳ theo loại bệnh gan, tình trạng bệnh của gan chẳng hạn khi lúc bị gan cấp tính, lúc mãn tính, hoặc lúc chai gan, hay ung thư.

Tại sao gan quan trọng cho cơ thể?

Gan là một cơ quan lớn nhất trong cơ thể và gan có rất nhiều nhiệm vụ rất cần thiết để nuôi nấng cơ thể.  Những vai trò quan trọng của gan bao gồm:

Biến hóa thực phẩm hấp thụ thành năng lượng và những chất sinh hoá cần thiết cho cơ thể.
Biến lọc các chất độc và thuốc.
Sản xuất những chất sinh hoá quan trọng cho cơ thể.
Vai trò của gan trong dinh dưỡng:

Thực phẩm ăn được tiêu hoá trong bao tử và ruô.t.  Khoảng 85% tới 90% máu rời bao tử và ruột đem những chất bổ quan trọng tới gan để được biến hoá thành những chất sinh hóa quan trọng để cơ thể dùng. Gan giúp dự trữ hoặc tiêu hoá những chất bổ hấp thụ để cung cấp cho cơ thể dùng. Ðại khái khi bị bệnh gan, vai trò của gan vẫn được tiếp tục nhưng có thể không làm việc hữu hiệu như lúc khỏe ma.nh. Tuy nhiên bệnh nhân nên biết là bị bệnh gan không có nghĩa là thay đổi buổi ăn bình thường. Nên tham khảo ý kiến với bác sĩ để biết mình có nên kiêng cữ không và những thực phẩm nào nên tránh trong bữa ăn.

Những chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể:

Thực phẩm thường chứa 3 loại dinh dưỡng quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể: Chất Glucid (Carbohydrate), chất đạm (protein), chất mỡ (fats).

 
Chất Glucid (Carbohydrate) và mỡ đóng vai trò quan trọng cung cấp năng lượng giúp cho cơ thể và tế bào hoạt đô.ng. Riêng chất đạm thường được dùng bởi cơ thể  cho vấn đề sinh trưởng và sửa chữa tế bào.

Chất Glucid (Carbohydrate)

Chất Glucid có trong những thức ăn như bánh mì, cơm, khoai tây, pasta, ngũ cốc, trái cây và đồ ngo.t. Chất glucid thường là những hợp chất đường và được dự trữ trong gan là chất glycogen. Khi cơ thể trong thời kỳ hoạt động cần nhiều năng lượng, gan giúp phân ly chất glycogen thành những chất đường đơn giản (chẳng hạn như glucose, sucrose, lactose) để tế bào hoạt đô.ng.  Như vậy, cơ thể tránh những trường hợp đường trong máu quá thấp.  Có những trường hợp khi gan quá suy yếu không thể hoạt động được, cơ thể đưa đến tình trạng nguy hiểm nếu chất đường xuống quá thấp.

Chất Ðạm (Protein)

Chất đạm thường được phân ly và hấp thụ vào máu và đưa tới gan bằng những chất amino acid.  Khi tới gan, các chất amino acid được dự trữ để sau này dùng hay là chuyển thành năng lượng cho cơ bắp thịt hoặc chuyển biến thành chất urê để bài tiết qua đường thâ.n. Khi bệnh xơ gan người bệnh có thể bị lú lẫn khi chất ammonia cao. Những chất đạm quan trọng trong gan sản xuất chẳng hạn như albumin,  transferin, ceruloplasmin và lipproteins. Tất cả những chất đạm này đóng những vai trò quan trọng khác nhau trong cơ thể. Chất đạm có trong thịt cá, trứng, cheese, hột dẻ, và dairy.

Chất Mỡ (Fats)

Chất mỡ thường có những thực phẩm như bơ, phó mát, dầu ăn, thịt mỡ. Mỡ không thể tiêu hoá nếu không có chất mâ.t. Mật được làm từ gan và được dữ trữ trong túi mâ.t. Mật được tiết vào ruột non để giúp cơ thể hấp thụ chất mỡ.  Mật cần thiết để hấp thụ các sinh tố tan trong mỡ A, D, E, và K. Chất mỡ có thể dùng cho năng lượng dài hạn khi cần.


Dinh dưỡng cân bình

Trong đời sống chúng ta, ăn uống đúng dinh dưỡng giúp chúng ta duy trì một cuộc sống khoẻ ma.nh. Một buổi ăn cân bình thường có ít chất mỡ, đường nhưng có nhiều chất xơ (fiber) và đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất (minerals). Dinh dưỡng đúng khi chúng ta ăn đầy đủ thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng kể trên.

Có năm loại thực phẩm chính:

Bánh mì, ngũ cốc, cơm
Rau và trái cây
Sữa, yogurt, phó mát
Thịt, cá, đậu
Mỡ, dầu, đồ ăn ngo.t.
Mỡ, dầu, đồ ăn ngọt cung cấp rất nhiều năng lượng (calories) và có thể đưa đến trường hợp bị mập nếu ăn nhiều quá. Quan trọng trong bữa ăn là chọn từ  4 loại thực phẩm đầu tiên. Mỡ, dầu, đồ ăn ngọt nên ăn nhiều hơn cho những người thiếu cân.  Riêng những người mập nên ăn ít hơn. Chúng ta cần calories khác nhau tùy theo tuổi tác, sex, trọng lượng và sinh hoa.t. Thí dụ:  một người già và nhỏ con sẽ cần ít thực phẩm hơn một thanh niên trẻ nhiều nghị lư.c. Nếu chúng ta ăn ít calorie hơn cơ thể cần, chúng ta sẽ sút cân. Nếu ăn nhiều hơn lượng cơ thể cần làm chúng ta mâ.p.


Dinh dưỡng tuỳ theo tình trạng của bệnh gan

Như đã nói trên, dinh dưỡng tuỳ theo bệnh gan và ở giai đoạn nào. Gan cần năng lượng khác nhau tuỳ theo giai đoạn bê.nh.  Trong lúc bị gan cấp tính bệnh nhân cần nhiều năng lượng vì thế nên ăn nhiều chất có năng lượng (calories) hơn. Nhưng lúc bị chai gan nặng, người bệnh nên giảm đi chất đa.m.

Bệnh sưng gan cấp tính

Bệnh gan cấp tính thường do viêm gan A, B, C, D, E hay rượu, thuốc. Ða số những bệnh nhân bị sưng gan cấp tính thường là khoẻ mạnh trước khi bê.nh. Thiếu dinh dưỡng không phải là một vấn đề quan tro.ng. Nhưng lúc bị cấp tính, bệnh nhân có thể bị buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hay đau bụng, nên cơ thể không thể ăn uống đươ.c. Những trường hợp đó cần phải nhập viện để điều trị. Riêng những bệnh nhân không có nhiều triệu chứng, không cần phải kiêng cữ nhiều.  Tuy nhiên khi lúc bệnh viêm gan cấp tính, tế bào rất cần nhiều năng lượng để phục hồi, nên ăn uống nhiều calories hơn bình thường. Nếu ăn được, nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất đạm và mỡ trong thời gian phục hồi. Nhưng trong lúc bệnh có thể làm cho người bệnh buồn nôn, khó chịu và không muốn ăn.  Trong
 những trường hợp đó, tốt nhất là ăn ít và ăn nhiều lần.

Bệnh sưng gan mãn tính

Trong lúc bị sưng gan mãn tính, đa số gan vẫn hoạt động bình thường, ngoại trừ khi gan tới thời kỳ chai gan nă.ng.  Trong lúc giai đoạn đầu, người bệnh nên ăn bình thường, bữa ăn được cân bằng có đầy đủ các chất năng lượng, vitamins và khoáng chất.  Ðại khái là không cần phải kiêng cữ thức ăn.

Tuy nhiên có vài loại bệnh gan đặc biệt, người bệnh nên cần phải thay đổi thức ăn. Bệnh gan do nhiều chất sắt (Hemochroma-tosis), người bệnh nên tránh uống hoặc chích chất sắt và tránh ăn những đồ ăn có chất sắt hoặc nấu ăn dùng nồi nấu bằng sắt.  Bệnh gan vì nhiều chất đồng (Wilson's disease), nên tránh ăn những đồ ăn có chứa nhiều chất đồng chẳng hạn như chocolate, hạt dẻ, shelfish, nấm. Bệnh mỡ gan thường gây ra bởi nhiều lý do chẳng hạn như starvation (đói), mập phì, thiếu chất đạm và phẫu thuật giảm cân (intestinal bypass), tiểu đường hoặc nhiều chất triglyceride. Dinh dưỡng cho bệnh mỡ gan khác nhau tuỳ theo căn bê.nh. Nếu bị mỡ gan vì thiếu dinh dưỡng nên ăn uống cân bình đầy đủ các chất glucid, đạm và mỡ.  Nhưng bị vì lý do mập hay bị bệnh mỡ cao, nên xuống
 cân và giảm đồ ăn mỡ.  Nếu vì lý do rượu bia, người bệnh nên giảm uống rượu và tránh ăn thiếu dinh dưỡng.

Bệnh chai gan

Khi bị chai gan, những tế bào bị thay thế bằng những tế bào se.o. Những tế bào sẹo không có còn giúp gan hoạt động bình thường đươ.c. Chai gan có thể đưa tới tình trạng thiếu dinh dưỡng. Bệnh nhân chai gan có thể cảm thấy buồn nôn, chán ăn, ói mửa và sút cân. Bệnh nhân vẫn nên ăn uống bình thường và điều độ trong thời kỳ chai gan chưa nă.ng. Chỉ khi thời kỳ gan bị chai nặng, thay đổi thức ăn rất cần thiết bằng cách giảm chất đạm và muối. Trung bình bệnh nhân bị chai gan cần 2.000 tới 3.000 calories một ngày để giúp gan phục sinh (regenerate). Tuy nhiên khi bị chai gan nặng ăn nhiều chất đạm quá có thể đưa đến tình trạng chất ammonia tăng trưởng trong máu và có thể ra lú lẫn. Nhưng ăn ít chất đạm quá sẽ không giúp gan phục hồi.  Ða số bệnh nhân nên ăn ít chất đạm khi đã
 từng bị lú lẫn do bệnh gan. Trung bình mỗi ngày không nên ăn hơn 2gm muối hay không chấm hay đổ thêm nước mắm hay xì dầu trong lúc ăn. Vì nhiều chất muối có thể gây ra cổ chướng, sưng chân. Khi bị cổ chướng hoặc sưng phù chân, người bệnh phải nên giảm chất muối trong đồ ăn và đôi khi phải bớt đi nước uống. Muối có rất nhiều trong thực phẩm khi chúng ta ăn vì thế nên cẩn thận khi mua đồ ăn hộp hoặc ra ngoài ăn.  Ðặc biệt đồ ăn Việt chúng ta có rất nhiều muối, buổi ăn lúc nào cũng có nước mắm hay nước tương.  Trong nước mắm hay nước tương có rất nhiều chất muối. Vì vậy nên cẩn thận khi nêm nếm thức ăn mỗi ngày.

Gan và rượu

Gan bảo vệ cơ thể từ những ��nh hưởng độc của rượu bằng cách phân ly rượu thành những chất không đô.c. Nhưng khi bị bệnh gan do rượu, siêu vi trùng gan B, C hay các bệnh gan khác, người bệnh tốt nhất không nên uống rươ.u. Khi bị bệnh gan nhẹ, hiện nay chưa có bằng chứng nào bắt bệnh nhân không uống rươ.u.  Nhưng đa số bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên uống rượu khi bị bệnh gan. Khi bị bệnh gan, mức được uống rượu có thể khác cho mỗi cá nhân, vì mỗi bệnh nhân có thể bị bệnh trong những giai đoạn khác nhau. Nhưng có thể cùng giai đoạn bị bệnh gan giống nhau, người bệnh có thể bị ảnh hưởng khác nhau khi uống cùng một số lượng rượu giống nhau.

Thuốc và Gan

Có nhiều loại thuốc rất là hại cho gan trong lúc bị bệnh gan.  Bệnh nhân nên biết thuốc có lợi hay hại cho gan khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Khi ăn uống không được, người bệnh có thể cần phải uống thêm sinh tố (vitamins) và các khoáng chất khác.  Nhưng không có nghĩa là phải ăn uống rất nhiều vitamins, vì nhiều quá có thể gây ra rất nhiều tai hại cho cơ thể. Thuốc acetamin-ophen (Tylenol) có thể hại cho gan nếu dùng quá độ khi bị bệnh gan. Trung bình không nên dùng hơn 2gm Tylenol khi bị chai gan.  Những thuốc nhức chẳng hạn như thuốc bắc, dược thảo, cỏ cây hoặc thức ăn.  Nhưng cho tới nay đa số không có được nghiên cứu lâu dài và công hiệu của những loại thuốc này không rõ ràng. Có nhiều dược phẩm bổ ít cho gan nhưng lại có ảnh hưởng phụ tai hại cho các cơ quan khác trong cơ
 thể\ Vì thế khi dùng những thuốc trên, người bệnh nên cân nhắc kỹ lưỡng.

Những chướng ngại khi ăn uống lúc bị bệnh gan

Khi bị bệnh gan, nhiều người không ăn uống vì bị mất cân.  Hai lý do chính là chán ăn (loss of appetie) và buồn nôn. Ðây là những cách (tips) có thể giúp cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Khi chán ăn:

Ăn ít nhưng thường xuyên thay vì ăn một bữa ăn to nhiều.
Cố gắng ăn thường xuyên khoảng 2-3 tiếng một lần
Ăn những loại thực phẩm mình thích.
Ăn từ từ.
Nếu ăn không được những chất solid, nên uống thêm các nước dinh dưỡng chẳng hạn như glucerna, ensure.
Khi bị buồn nôn:

Ðừng để cho mình đói, vì khi đói có thể mình bị buồn nôn hơn.
Ðồ lạnh dễ ăn hơn đồ nóng.
Ăn ít nhưng ăn thường khoảng 2-3 tiếng một lần. Không nên lo là phải ăn một buổi ăn cân bằng khi bị buồn nôn. Ăn những gì mình có thể ăn đươ.c.
Nếu một buổi ăn nào làm cho mình buồn nôn, nên hít thở không khí trong lành trước khi ăn. Nên giữ miệng fresh bằng cách đánh răng, dùng các thuốc súc miệng hoặc chất mints.
Nên tránh ăn những thực phẩm có acid chẳng hạn như cam, bưởi, khóm. Tránh ăn những thực phẩm cay, mỡ, hoặc thực phẩm có mùi vị, quá nóng.
Tóm lại dinh dưỡng rất là quan trọng khi bị bệnh gan.  Hầu hết những người bị bệnh gan nên cần có một bữa ăn cân bình, điều độ. Trong trường hợp bị chai gan nặng, đa số cần phải giảm đi chất đạm và muối. Bệnh nhân nên tham khảo với bác sĩ để có một chương trình dinh dưỡng; dược thảo đang được tiến hành nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh các thuốc Nam, thuốc Bắc, dược thảo, thức ăn bổ gan chữa cho hết bệnh gan. Tương lai, chúng ta sẽ hiểu biết thêm nhiều qua các nghiên cứu khác nhau để giúp chúng ta đề phòng, điều trị bệnh hữu hiệu hơn.

Cụ thể chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan:


1. Với người bị viêm gan B cấp tính: cần ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá no một lúc, không nên ăn những thức ăn khó tiêu có nhiều gia vị, dầu mỡ như tiêu, ớt, đồ ăn chiên rán; nên uống nhiều nước nhưng không uống nước đá, đặc biệt không uống bia rượu, cà phê, thuốc lá. Bên cạnh đó trong giai đoạn viêm cấp cần có chế độ nghỉ ngơi thường xuyên, không làm việc quá sức, tránh các căng thẳng tâm lý; hạn chế dùng thuốc một cách tối đa, nếu buộc phải dùng thuốc nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc bừa bãi. Khi tình trạng nhiễm độc gan trầm trọng cần được theo dõi chăm sóc trong bệnh viện, còn nếu mức độ nhẹ có thể nghỉ ngơi điều trị tại nhà. Trong trường hợp này nên ăn nhẹ và nhiều hơn về buổi sáng vì một số nghiên cứu cho thấy buổi sáng cơ thể và khả năng hấp thu của gan tốt hơn so với chiều, do tình trạng nhiễm độc vì vậy buổi chiều nên ăn ít hơn để tránh bị đầy bụng và nên ăn thành nhiều bữa. Về cơ bản vẫn phải ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ năng lượng. Sau khi gan bình phục có thể ăn uống trở lại bình thường, chỉ cần giảm mỡ và các đồ uống có hại cho gan.

2. Với người bị viêm gan mạn tính: Một số tác giả cho rằng nguy cơ đầu tiên lại chính là sự thiếu dinh dưỡng, chính vì vậy những người bị viêm gan mạn tính được khuyên nên tiếp tục ăn uống một cách bình thường, tránh ăn kiêng quá mức cần thiết. Đồng thời để tạo ra sự ngon miệng nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau, nên ăn nhiều rau quả và trái cây để có đủ chất xơ cũng như nên ăn nhiều đạm nhất là đạm thực vật, uống thêm một số thuốc bổ bổ sung vitamin và khoáng chất nhưng không nên uống hay ăn những thực phẩm chứa nhiều chất sắt vì gan là cơ quan có chứa rất nhiều chất sắt. Gan của người nhiễm siêu vi C có khuynh hướng giữ chất sắt nhiều hơn mức bình thường vì vậy đưa vào cơ thể thêm nhiều chất sắt dễ làm tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan khác như tim, tụy. Các tác giả khuyên rằng nên tránh nấu ăn bằng nồi sắt vì một số phân tử sắt có thể hòa tan vào thức ăn.

Ở những bệnh nhân viêm gan mạn tính, giai đoạn đầu có thể sự tiêu hoá chưa gặp trở ngại nào nhưng về lâu dài hệ thống tiêu hóa sẽ yếu dần vì vậy dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng. Các chất đa sinh tố, axit folic cũng được khuyến khích sử dụng nhất là trong những trường hợp viêm xơ gan do rượu.

Khi viêm gan mạn tính có vàng da, khả năng bài tiết mật có thể giảm vì thế sự hấp thu các chất béo trở nên khó khăn hơn, các loại sinh tố hòa tan trong mỡ như Vitamin A, D, E sẽ không hấp thụ đủ vì vậy nên bổ sung thêm các loại sinh tố trên mỗi ngày.

Việc bổ sung chất đạm trong viêm gan là cần thiết, vì chất đạm giúp cơ thể nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm cho tế bào gan tăng trưởng và phục hồi. Nên ăn các chất đạm có nguồn gốc từ thực vật như đậu xanh, đậu nành và từ tôm cá… Cần tránh tuyệt đối bia rượu, đây là kẻ thù rất nguy hiểm với gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những người nghiện rượu bia lâu ngày dễ dẫn tới viêm gan, xơ gan, đặc biệt dễ nhiễm siêu vi C và làm các bệnh gan trở nên trầm trọng hơn, do vậy tuổi thọ sẽ giảm so với những người bị viêm gan mà không uống rượu.

Ngoài ra cũng nên tránh béo phì vì bệnh béo phì dễ dẫn đến các bệnh tim, mạch, huyết áp, tiểu đường, nhiễm mỡ gan làm cho gan đã bị viêm có nguy cơ trở thành xơ gan, vì vậy những người viêm gan mạn tính cũng nên có chế độ tập thể dục một cách phù hợp và giảm bớt các thức ăn có chất béo, cholesterol và đường; nên có chế độ ăn uống ít calo hơn ở những người bị viêm gan mạn mà không mắc bệnh béo phì. Nhưng cũng cần lưu ý ở những người béo phì bị viêm gan mạn vẫn có thể bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng mặc dù bên ngoài có vẻ như rất mập mạp...

Về thuốc, rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh có thể gây tổn thương các tế bào gan, nên người bị viêm gan cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ một loại thuốc nào.

Tóm lại người bị viêm gan, đối với từng giai đoạn, việc lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể và tránh xa các chất độc hại là rất cần thiết để góp phần tạo nên chất lượng sống tốt hơn cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.


Dinh dưỡng hàng ngày cho người mắc bệnh viêm gan


Thịt bò nấu cà chua

Gan heo xào củ cải, canh ba ba - tủy heo, thịt bò nấu cà chua… là những món ăn rất tốt cho những người bị bệnh viêm gan

Mục đích chung dinh dưỡng trị liệu cho người bệnh viêm gan là tránh gây gánh nặng và tổn thương cho gan, thúc đẩy sự tái sinh của tổ chức gan, dự phòng xảy ra những tổn thương gan mang tính lâu dài. Bên cạnh đó, thông qua ăn uống thúc đẩy gan chuyển hóa các chất, nâng cao chức năng miễn dịch cũng như loại bỏ một số triệu chứng.

Phương pháp ăn uống điều dưỡng tùy theo từng người bệnh sẽ có phương án khác nhau, căn cứ theo từng thời kỳ bệnh chọn ra những kế hoạch dinh dưỡng khác nhau.

Gan heo xào củ cải

Vật liệu: gan heo 250g, củ cải 250g, dầu ăn, hành, bột nêm với mỗi thứ một ít.

Chế biến: gan heo và củ cải thái lát mỏng. Dùng dầu xào củ cải cho đến gần chín, thêm muối vừa đủ, múc lên đĩa; lại bắc chảo lên bếp, thêm 2 muỗng dầu, cho nóng, cho vào gan lát xào nhanh trong 3 phút, thêm củ cải lát xào chung, vài phút sau, thêm hành, bột nêm gia vị thì hoàn tất.

Cách dùng: dùng làm món phụ, ngày 2 lần.

Công hiệu: bổ hư ích can, khai vị kiện tỳ.

Chủ trị: thích hợp dùng cho người bệnh viêm gan mạn tính thể can tỳ lưỡng hư.

Canh ba ba - tủy heo

Vật liệu: ba ba 1 con, tủy heo 200g, vật liệu nêm nếm vừa đủ.

Chế biến: tủy heo rửa sạch chứa trong chén, ba ba sau khi giết mổ bằng nước sôi bỏ đầu, móng, nội tạng, cho vào nồi, thêm nước đun sôi bằng lửa to, thêm gừng, hành, bột tiêu, chuyển lửa nhỏ nấu gần chín, thêm tủy heo, nấu chung đến chín, bỏ bột nêm.

Cách dùng: dùng canh ăn thịt, dùng làm món phụ.

Công hiệu: tư âm bổ thận, điền tinh ích tủy.

Chủ trị: thích hợp dùng cho người bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan thể thận âm bất túc, có triệu chứng đau ngầm hông sườn, sắc mặt sạm, váng đầu hoa mắt, mộng nhiều di tinh, lưng gối mỏi đau.

Thịt bò nấu cà chua

Vật liệu: cà chua 250g, thịt bò 100g.

Chế biến: cà chua rửa sạch thái lát, thịt bò thái lát nhỏ, thêm ít dầu, muối, đường nấu chung đến chín.

Cách dùng: dùng làm món phụ.

Công hiệu: dưỡng can bổ tỳ.

Chủ trị: thích hợp dùng cho người bệnh viêm gan mạn tính, tăng huyết áp. Các chứng đau tức vùng gan, váng đầu ù tai.

Gỏi ba màu

Vật liệu: củ cải 150g, cà rốt 150g, củ su hào 150g, vật liệu nêm nếm vừa đủ.

Chế biến: tất cả vật liệu lần lượt rửa sạch thái sợi, theo thứ tự sắp xếp lên đĩa với bên ngoài là su hào, giữa là cà rốt và trong là củ cải, dùng nước mắm, giấm, muối, bột nêm trộn thành xốt rưới lên trên mặt.

Cách dùng: dùng làm món phụ.

Công hiệu: sơ can tiêu thũng, lý khí giảm đau.

Chủ trị: thích hợp dùng hỗ trợ điều trị cho người bệnh gan nhiễm mỡ với triệu chứng đau ở vùng gan, đầy bụng, tức ngực hoặc ho khạc nhiều đàm.

Đậu phụ tiềm ngân nhĩ

Vật liệu: nấm rơm 100g, ngân nhĩ 50g, đậu phụ 3 lát.

Chế biến: nấm rơm rửa sạch, ngân nhĩ ngâm nước, đậu phụ thái lát nhỏ. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, chiên đậu phụ ngả vàng, thêm ít nước, thêm nấm rơm, ngân nhĩ, hầm với lửa nhỏ, nêm muối, đường, bột nêm, nước tương, dầu mè, thêm bột năng nấu sôi thì hoàn tất.

Cách dùng: dùng tùy lượng.

Công hiệu: bổ ích tỳ vị, dưỡng âm nhuận táo.

Chủ trị: viêm gan mạn tính thể tỳ hư âm suy, biểu hiện mỏi mệt mất sức, chán ăn, đại tiện táo, họng khô miệng khát, đôi lúc phiền nhiệt.

Mứt nước củ cải

Vật liệu: củ cải 500g, mật ong 150g.

Chế biến: củ cải rửa sạch, thái hạt lựu, cho vào nước nấu sôi vớt ra, để ráo nước, phơi râm nửa ngày, cho vào nồi đất, thêm mật ong, đun sôi bằng lửa nhỏ, trộn đều thì hoàn tất. Để nguội, chứa trong keo.

Cách dùng: dùng sau bữa ăn.

Công hiệu: khoan trung lý khí.

Chủ trị: trướng bụng, nôn ói, ăn không tiêu.

Cháo gan gà

Vật liệu: gan gà trống 1 cái, gạo 100g, gừng, hành, muối, bột nêm vừa đủ, dầu mè 10ml.

Chế biến: gan gà trống rửa sạch, thái lát nhỏ, tất cả cùng cho vào 400ml nước, ninh thành cháo, gia vị nêm nếm.

Cách dùng: dùng lúc bụng đói.

Công hiệu: bổ thận mạnh lưng, ích can khí.

Chủ trị: thích hợp dùng cho người bệnh viêm gan mạn tính suy giảm sức miễn dịch.

Nước táo đỏ - vỏ quít

Vật liệu: vỏ quít 50g, đại táo 10 quả, đường trắng vừa đủ.

Chế biến: vỏ quít rửa sạch, đại táo bỏ hột rửa sạch, cùng cho vào nồi thêm nước vừa đủ để đun, sau khi sôi nêm đường trắng thì hoàn tất.

Cách dùng: dùng uống thay trà mọi lúc, dùng liền 1 tuần.

Công hiệu: thanh nhiệt giải độc, bảo vệ gan chống vàng da.

Chủ trị: viêm gan cấp tính.

Bánh thịt xào hải sâm

Vật liệu: hải sâm khô 300g, thịt heo xay 600g, nấm hương 200g, trứng gà 1 quả, vật liệu nêm nếm vừa đủ.

Chế biến: hải sâm ngâm nước 2 ngày, rửa sạch, nấm hương ngâm nước ấm, rửa sạch. Thịt heo xay cho vào chén, thêm vừa đủ bột năng, đường trắng, muối, trứng gà trộn đều, chia thành 3 khoanh tròn, chấm lên bột năng làm thành bánh, cho vào chảo có dầu chiên gần chín, gắp ra. Chừa dầu trong chảo, thêm hải sâm, nấm hương vào chảo xào sơ, thêm nước vừa đủ, thêm các bánh thịt vào hầm đến khi nước cô, rưới lên dầu mè, nước tương, làm xốt đảo đều múc lên đĩa thì hoàn tất.

Cách dùng: dùng làm món phụ.

Công hiệu: tư thận dưỡng huyết, cường tráng bổ thận.

Chủ trị: viêm gan mạn tính thể thận tinh hư tổn, rối loạn chức năng gan.

Thịt bò nấu vỏ quít

Vật liệu: thịt bò 1 kg, vỏ quít 30g, củ cải 500g, bột nêm, muối mỗi thứ một ít.

Chế biến: thịt bò thái lát, ngâm trong nước lạnh nửa giờ vớt ra, để ráo phần nước. Vỏ quít rửa sạch thái lát, củ cải gọt vỏ, thái lát xiên. Đổ nước vào nồi đun sôi, thêm vào thịt bò, vớt váng, cho đến khi thịt chín thêm vỏ quít, củ cải, chuyển lửa nhỏ, duy trì nấu sôi, chờ củ cải mềm nêm muối, bột nêm thì múc ra tô, loại bỏ vỏ quít, dùng canh ăn thịt.

Cách dùng: ngày 2 lần, dùng liền 1 tuần.

Công hiệu: điều khí hoạt huyết, tư bổ can thận.

Chủ trị: thích hợp dùng cho người bệnh viêm gan mạn tính, xơ gan, có triệu chứng đau tức hông sườn, ngực sườn đầy tức, lưng gối mỏi đau, váng đầu hoa mắt, mất ngủ mộng nhiều.

Giấm lê

Vật liệu: lê vừa đủ, giấm gạo vừa đủ.

Chế biến: lê gọt vỏ, thêm giấm gạo ngâm trong vài ngày.

Cách dùng: dùng thường xuyên.

Công hiệu: liễm âm nhuận táo.

Chủ trị: viêm gan./.


Dinh dưỡng cho người mắc bệnh gan 

Sữa rất tốt cho bệnh nhân gan.

Khi bị viêm gan cấp, cần áp dụng chế độ nương nhẹ gan và dạ dày, ruột. Chỉ nên uống nước đường, nước luộc rau; truyền dịch glucose và axit amin để thay thế cho sự ăn.

Khi sốt đã giảm, lượng nước tiểu tăng lên, nên ăn sữa với khoảng 1.500 ml/ngày. Sữa là một loại thức ăn tốt vì nó không có nhiều cặn bã, không độc mà còn có khả năng chống độc, lợi tiểu. Có thể dùng sữa đã tách bơ hoặc rút kem pha thêm đường; hoặc dùng các sản phẩm dinh dưỡng khác như: Ensure, Isocal, Sandosource, Vivonex T.E.N...

Cuối giai đoạn viêm gan cấp, có thể cho bệnh nhân ăn thêm ngũ cốc dưới dạng bột, cháo và khi đã hết sốt thì áp dụng chế độ ăn nhiều protid và methionin (như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc) với mức 2 g protid/kg thể trọng mỗi ngày, đồng thời tăng cường calo, chất bột.

Khi giai đoạn cấp tính đã qua, bệnh nhân ở vào tình trạ ng “yếu gan”, thời kỳ này có khi kéo dài rất lâu. Người bệnh không chịu được những bữa ăn có quá nhiều chất béo, nhiều loại thực phẩm, hoặc những thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu. Chế độ ăn cần chú ý đến những điểm sau: Thức ăn phải tươi, tránh để lâu, không nên nấu nướng cầu kỳ; không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng; nên ăn nhiều bữa để hấp thu tốt hơn, chú ý dùng chế độ ăn nương nhẹ cả gan lẫn dạ dày và ruột; ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn thịt súc vật non vì có chứa nhiều nucleoprotid; ăn nhiều sữa, trứng ăn vừa phải và chỉ nên dùng trứng tươi. Với chất béo, chỉ nên dùng ít và dùng dạng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật. Ngoài ra, cần tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc, rau quả loại tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt. Không dùng gia vị, rượu bia, chất kích thích...

Thực đơn dành cho bệnh nhân viêm gan (giai đoạn cấp tính):

- 6h30: Sữa chua 200 ml; 10h: Phở 1 bát (bánh phở 200 g, thịt nạc 25 g); 13h30: Sữa chua 150 ml; 17h: Cơm (gạo tẻ 100 g), khoai tây hầm thịt bò (khoai tây 200 g, thịt bò 25 g), chuối 1 quả; 19h: Nước cam (cam 200 g, đường 20 g); 21h: Sữa tách bơ 150 ml.

- 6h30: Sữa chua 200 ml. 10h: Cơm (gạo tẻ 100 g), giá xào (giá đỗ 100 g, thịt nạc 20 g, dầu 5 g); 13h30: Sữa chua 150 ml; 17h: Cơm (gạo tẻ 100 g), gan xào (gan lợn 30 g), canh cải (rau cải 100 g), chuối tiêu 1 quả; 19h: Nước cam (cam 200 g, đường 20 g); 21h: Sữa tách bơ 150 ml.

- 6h30: Sữa chua 200 ml; 10h: Mỳ thịt bò (mỳ sợi 100 g, thịt bò 25 g); 13h30: Sữa chua 150 ml; 17h: Cơm (gạo tẻ 100 g), trứng, thịt hấp (trứng gà 1 quả, thịt nạc 10 g), canh rau ngót (rau ngót 100 g), chuối tiêu 1 quả; 19h: Nước cam (cam 200 g, đường 20 g); 21h: Sữa tách bơ 150 ml.

Chế độ ăn khi bị xơ gan

Cần cung cấp nhiều protid (1,5-2 g/kg mỗi ngày) và glucid, nhiều vitamin nhóm B, vitamin K. Khi có cổ trướng cần ăn nhạt. Nếu tĩnh mạch thực quản giãn, cần tránh thức ăn có nhiều xơ cứng, đề phòng cọ xát gây vỡ tĩnh mạch do thức ăn. Chế độ ăn trong điều trị xơ gan cần áp dụng kéo dài khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn nữa.

Nếu bệnh nhân có nguy cơ bị hôn mê gan (do gan suy nặng), cần hạn chế chất đạm do protid không hấp thu được sẽ đọng lại trong ruột sinh ra nhiều NH3, ngấm vào máu gây độc cho hệ thần kinh.

Đồng thời với chế độ ăn trong điều trị xơ gan, cần tăng cường các vitamin nhóm B như B1, B2, PP và các axit amin.

Thực đơn dành cho bệnh nhân xơ gan (giai đoạn tiến triển):

7h: Sữa tách bơ 200 ml (sữa bột tách bơ 25 g, đường glucose 10 g), bánh bột khoai hấp 2 cái (bột khoai lang hoặc khoai sọ 50 g, đường glucose 20 g).

11h: Cháo thịt (gạo 100 g, thịt nạc 30 g, dầu 5 g, hành 5 g), chuối tiêu 100 g.

14h: Nước mía 250 ml.

16h: Súp rau thịt + bún (bún 150 g, bắp cải 100 g, khoai tây 150 g, hành, mùi 10 g, dầu 5 g), quýt ngọt 200 g.

19h: Chè bột sắn dây 200 ml (bột sắn 25 g, đường glucose 15 g).





Món ăn cho người bệnh Gout
Thức ăn cho người bị bệnh trĩ -
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường -
Món ăn cho người bị đau dạ dày -
Thức ăn cho người bị bệnh tim
Những món ăn cho người bị sỏi thận



(st)