Nguyên nhân của bệnh đau khớp và chế độ ăn uống,kiêng kị cho người bệnh khớp
Nguyên nhân của bệnh thiếu máu não và chế độ ăn uống hợp lý cho người bệnh
Cách chăm sóc người bệnh sau mổ tốt nhất giúp bệnh nhân mau hồi phục
Người bị bệnh Gout (Gut) cần kiêng kị những gì? Những món ăn có lợi cho người bị bệnh gout. Ăn gì để phòng chống bệnh Gout
Thực phẩm cho người bị bệnh Gout
Những ai thường mắc bệnh gout?
Gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa nhân purin của tế bào, có
thể nói nôm na là rối loạn chuyển hóa đạm, được đặc trưng bởi sự tăng
cao quá mức axit uric trong máu và mô. Các tinh thể urat lắng đọng vào
màng hoạt dịch của khớp gây nên viêm khớp vi tinh thể với những triệu
chứng rất đặc trưng.
Bệnh thường xảy ra ở những người có địa vị cao trong xã hội hay người có kinh tế khá giả. Tuy nhiên, những năm gần đây, xã hội phát triển, đời sống dần được nâng cao, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn cũng bị rút ngắn nên bệnh gut không phải chỉ là bệnh của nhà giàu mà đã trở thành một trong những bệnh của cuộc sống văn minh hiện đại.
Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới
trưởng thành. Yếu tố gia đình thường hay gặp. Khoảng 10-30% bệnh nhân
gut có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này. Bệnh gut đặc biệt
hay gặp ở chủng tộc Polynesia, có thể là do thói quen sinh hoạt, chế độ
ăn uống giống nhau trong gia đình.
Nhiều bệnh nhân mô tả các đợt
sưng đau khớp dữ dội đến mức không đi lại được sau khi ăn nhiều hải sản,
thịt thú rừng, thịt chó, hay đơn giản chỉ là ăn lòng lợn, tiết canh.
Đặc biệt, uống nhiều rượu cũng góp phần gây tái phát bệnh.
Các tổn thương do gut gây ra
Khớp hay bị tổn thương là các khớp ở chi dưới như gối, cổ chân và đặc
biệt là ở ngón chân cái. Cơn viêm khớp cấp tính thường khởi phát đột
ngột và dữ dội vào nửa đêm. Khớp bị tổn thương đau ghê gớm, bỏng rát,
đau làm mất ngủ, da trên vùng khớp hay cạnh khớp sưng nề, có màu hồng
hoặc màu đỏ. Bệnh nhân đi lại rất khó khăn hay phải nằm bất động do đau.
V iêm khớp cấp tính thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sốt 38-38,5 độ C, có thể kèm rét run. Đợt viêm khớp cấp tính do gut kéo dài khoảng 1-2 tuần rồi khỏi, không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát với việc xuất hiện các đợt viêm khớp mới.
Một đặc điểm nữa là khi uống
thuốc colchicin thì bệnh nhân thấy giảm đau khớp nhanh trong vòng
48-72h. Nhiều bệnh nhân chủ quan không điều trị đến nơi đến chốn, hay tự
điều trị bằng các thuốc khớp, đặc biệt là dùng bừa bãi các thuốc
prednisolon, dexamethason. Hậu quả là bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu
hóa, gãy xương, tăng huyết áp, đái tháo đường…
Cần có một chế độ ăn uống hợp lý
Khi có các đợt viêm khớp cấp tính, bệnh nhân nên uống nhiều nước (nước
chè, nước hoa quả) và ăn cháo, súp. Một chế độ ăn hợp lý cần nhiều rau
xanh và hoa quả, đặc biệt là rau actisô, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa
chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua. Có thể ăn trứng, sữa và các chế
phẩm từ sữa, phomat trắng không lên men, cá nạc, ốc sò. Ngoài ra, bệnh
nhân cần tích cực uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm (sô đa,
nước khoáng Lavie, Vĩnh Hảo…) để tăng cường thải tiết axit uric qua nước
tiểu.
Để đề phòng đợt tái phát của bệnh, ngoài chế độ dùng thuốc hợp lý, bệnh
nhân còn phải phải tuân thủ một số quy tắc ăn uống, sinh hoạt khoa học
để đạt trọng lượng cơ thể ở mức sinh lý.
Cần nhận thức rằng ăn uống không hợp lý là một yếu tố thúc đẩy làm xuất
hiện bệnh và làm tái phát bệnh, do vậy bệnh nhân cần tự nguyện áp dụng
chế độ ăn kiêng, hạn chế bia rượu.
Cụ thể lượng thịt ăn hàng ngày không nên quá 150g, đặc biệt cần tránh ăn phủ tạng động vật (lòng lợn, tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi…), các loại thịt đỏ (thịt chó, dê, trâu, bê), các loại hải sản tôm, cua, cá béo), đậu hạt các loại, nấm khô, sôcôla.
Bệnh nhân cần bỏ rượu, thậm chí
cả rượu vang, rượu thuốc. Một số loại thức ăn cần hạn chế sôcôla,
cacao, nấm, nhộng, rau giền… Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem
chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì chính những chất chua
làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính. Bệnh nhân mắc
chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm kalo.
Tóm lại, bệnh nhân bị gut cần phải cố gắng duy trì chế độ ăn uống khoa
học hợp lý như chọn cho mình các thức ăn lành mạnh, bổ dưỡng, tránh các
loại thức ăn chứa quá nhiều đạm cũng như tránh thức uống có chất kích
thích như bia, rượu, cả nước chanh.
Bệnh nhân gut cũng cần được sự hợp tác, thông cảm từ người thân, bè bạn trong những dịp liên hoan ăn uống. Khi đó, người bệnh sẽ có thể chủ động áp dụng chế độ ăn thích hợp với tình trạng bệnh của mình để có được cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc.
Theo TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc
Sức khỏe và đời sống
Chế độ ăn uống kiêng kị cho người bị bệnh gout
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh Gouttheo y học cổ truyền là:
+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác.
+ Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp.
+ Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn.
Bệnh Gout là một trong những bệnh thấp khớp gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp.
Người bị bệnh Gout phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn:
* Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
* Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như :
+ Đạm động vật nói chung nahư: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.
* Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
+ Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.
+ Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50 kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày
2. Đồ
uống :
Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu,
nếp than…
Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
Giảm các đồ uống có tính toan như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
II. Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút:
1. Thức ăn có
lợi
:
Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm
quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm
sự hình thành acid uric.
1. Đồ uống có
lợi:
Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày).
Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh Gout
Y học cổ truyền cho rằng, gout (gút) là một bệnh thống phong, do ngoại
tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp...
Theo lương y Như Tá, về khía cạnh y học cổ truyền, thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp, gây đau đớn mỗi khi co duỗi các khớp. Ban đầu bệnh ở cơ biểu kinh lạc, khi bệnh lâu ngày, tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục tô phi quanh khớp (những cục u nổi ở các khớp), dưới da. Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận, làm biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần.
Thực ra, trong y văn cổ truyền không ghi chứng bệnh gút, nhưng có ghi chứng thống phong - đó là chỉ chứng thống tý lâu ngày khó khỏi. Do vậy, bệnh thống phong được quy thuộc phạm trù chứng tý trong Đông y.
Những thể bệnh gút thường gặp và bài thuốc chữa
Tùy theo thể bệnh, lương y Như Tá cho biết có bài thuốc chữa khác nhau. Chẳng hạn:
Thể thấp nhiệt uẩn kết: biểu hiện khớp sưng đỏ, đau, nóng, đau đầu,
sốt, người sợ lạnh... Phép trị trong trường hợp này là “tuyên thanh, lợi
thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống”, dùng bài thuốc gồm các vị: bạch
truật, đương quy, đảng sâm, hoàng cầm (mỗi vị 10g), thương truật, trư
linh, trạch tả, phòng kỷ (cùng 12g), long đởm thảo (sao), khổ sâm, tri
mẫu, thăng ma (cùng 6g), ý dĩ nhân (sống), xích tiểu đậu (cùng 15g).
Kiêng dùng hải sản, nên dùng nhiều rau quả tươi - Ảnh minh họa.
Thể đờm ngưng trở lạc - biểu hiện gồm: ho nhiều đờm, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau... Phép trị trong trường hợp này là “hòa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thông lạc”, dùng bài thuốc có tên “Đào hồng tứ vật thang gia giảm”, gồm các vị: xích thược, đương quy, đào nhân, mộc qua (cùng 10g), hồng hoa, uy linh tiên, xuyên khung (cùng 6g), dã xích đậu, triết bối mẫu (đều 12g), ty qua lạc, tạo giác thích (mỗi thứ 8g). Cách sắc (nấu) hai bài thuốc là: nước đầu cho các vị thuốc cùng 4 chén nước, nấu còn 1 chén thuốc, chắt ra; nước hai cho tiếp 3 chén nước vào, nấu còn lại nửa chén thuốc. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Về ăn uống
Theo lương y Như Tá, với người mắc bệnh gút, phải kiêng những thực phẩm giàu đạm như: hải sản, các loại thịt có màu đỏ, các loại phủ tạng động vật (tim, gan, thận...), trứng gia cầm, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi (như trứng vịt lộn), măng tre, măng trúc, nấm. Tuyệt đối không uống bia, rượu, thức uống có cồn...
Còn những thực phẩm cần giảm ăn gồm có: thịt vịt, thịt gà, lươn, ếch, tào phớ... Hạn chế đồ uống có ga, nước ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì - vốn là một trong những yếu tố làm bệnh gút nặng hơn.
Những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gút gồm các thực phẩm giàu chất xơ như: dưa leo, cà chua, củ sắn. Người bệnh gút nên uống nhiều nước trong ngày...
Chế độ sinh hoạt cho người bị bệnh gút
* Trong cơn
đau: tuyệt đối để khớp nghỉ ngơi vì sự vận động làm phóng thích nhiều
hơn các tinh thể muối urat vào trong khớp. Hậu quả là khớp sưng đau
nhiều hơn. Tốt nhất nằm nghỉ ngơi hoặc bất động bằng nẹp hay bột sẽ giúp
giảm đau tốt hơn.
* Ngoài cơn đau: cần phải có chế độ lao động và
sinh hoạt thích hợp với tình trạng khớp đau. Nếu làm quá sức sẽ làm khớp
mau hư hơn.
+ Giảm cân, tránh béo phì.
+ Vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên.
+ Tránh làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao với cường độ mạnh.
+ Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh, tránh dầm mưa lạnh.
+ Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là một trong những yếu tố gây phát cơn gút cấp).
+
Ngâm chân nước nóng hàng tối, có thể làm thường xuyên nhưng không nên
dung nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.
Bệnh
nhân bị gút nên dùng Hoàng Thống Phong liều 9 viên/ ngày, uống 3 lần/
ngày, mỗi lần 3 viên, theo từng đợt từ 3- 6 tháng để hỗ trợ điều trị, hạ
acid uric máu và dự phong tái phát cơn Gút cấp.
Phân loại thức ăn theo hàm lượng purin cao hay thấp (g/100g thực phẩm)
Cần nhận thức rằng ăn uống không hợp lý là một yếu tố thúc đẩy xuất hiện bệnh và làm tái phát bệnh. Nhiều bệnh nhân xuất hiện đợt sưng đau khớp dữ dội đến mức không đi lại được sau khi ăn nhậu nhiều hải sản, thịt chó, thịt thú rừng hay dạ dày, lòng lợn tiết canh. Vì vậy chế độ ăn uống của bệnh nhân gút có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp hạ axit uric huyết bằng hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể (axit uric được tạo nên do ôxy hoá nhân purin).
Nguyên tắc chế độ ăn trong phòng bệnh Gút:
· Đảm bảo bữa ăn có đủ các chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối.
· Đảm bảo cân đối giữa các thành phần sinh nặng lượng (Đạm-Béo-Đường). Tỉ lệ năng lượng do các thành phần cung cấp nên là: Đạm : Béo : Đường = 12-15% : 18-20% : 65-70%
· Ăn vừa phải các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin: các loại thịt, hải sản, các loại phủ tạng.
· Cần có sự lựa chọn và phối hợp nhiều loại thực phẩm đều đặn trong thực đơn hàng ngày.
· Không uống quá nhiều và kéo dài rượu, bia, cà phê.
· Luôn uống đủ nước
Chế độ ăn trong điều trị bệnh Gút:
· Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần
· Không nên ăn các thực phẩm có chứa nhiều axit uric (nhóm III): óc, gan, bầu dục các loại phủ tạng, nước ninh xương, luộc thịt...
· Ăn vừa phải các loại thực phẩm có hàm lượng axit uric trung bình (nhóm II): Thịt, cá, hải sản, đậu đỗ... các thực phẩm nhóm II chỉ nên ăn mỗi tuần 2-3 lần.
· Sử dụng các thực phẩm chứa ít axit uric trong chế biến bữa ăn hàng ngày: ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, trứng, sữa, phomát, rau quả
· Hạn chế đồ uống gây tăng axit uric máu: rượu, bia, chè, cà phê.
· Ăn nhiều rau quả không chua. Hạn chế ăn các loại quả chua vì làm tăng thêm độ axit trong máu.
· Lượng đường, bột trong khẩu phần (gạo, bột mì, đường, bánh, kẹo có thể sử dụng với tỉ lệ cao hơn người bình thường một chút)
· Uống nước có tính kiềm: nước rau, nước khoáng
· Uống đủ nước hàng ngày.
Hàm lượng Purin trong một số loại thực phẩm (tính theo mg trong 100 mg thực phẩm)
Nhóm 1: Nhân Purin thấp (5-15mg): Ngũ cốc, dầu, mỡ, trứng, sữa, rau, quả, hạt
Nhóm 2: Nhân Purin trung bình (50- 150mg): Thịt, cá, hải sản, đậu, đỗ
Nhóm 3: Nhân Purin cao (trên 150mg): Óc, gan, bầu dục, cá trích, nấm, măng tây, nước dùng thịt
Nhóm 4: Các loại đồ uống chứa nhân Purin: Rượu, bia, cà phê, chè
Để điều trị bệnh Gút có hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chế độ ăn theo bệnh và sử dụng thuốc chữa bệnh hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
BS. Đinh Kim Liên