Món ăn chữa đau lưng nhức mỏi

Món ăn chữa đau lưng là những món nào. Công thức nấu những món ăn chữa bệnh đau lưng nhức mỏi đơn giản, hiệu quả.

Y học cổ truyền gọi đau lưng là "yêu thống", căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng mà chia thành 4 thể bệnh:

Thể lao tổn: đau lưng như bị đánh, bị đâm vào, chỗ đau cố định không di chuyển, cúi vặn càng đau. Nhiều người từ trước có bị ngã, bị thương: lưỡi tím đậm, hoặc có nốt ban, mạch yếu, không rõ.

Thể thận hư: lưng đau và mỏi, thích đấm bóp, xoa, kèm theo lưng ngực không có sức, làm việc nhiều thì nặng lên, đêm đi tiểu nhiều. Người mà lệch về dương hư, dạ dày lạnh, chân tay lạnh, lưng lạnh băng, mặt trắng nhợt, lưỡi lạt, mạch trầm nhỏ. Người mà lệch về âm hư thì miệng, họng khô khan, tâm phiền khó ngủ, sắc mặt đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít bọt, mạch nhỏ chậm.

Thể thấp nhiệt: lưng đau nhức, bốc nhiệt, đau đến tận chân, mắt đỏ, miệng đắng họng khô, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện kết vón, lưỡi đỏ mốc vàng, mạch trượt.

Nguyên nhân là do thân thể dương khí quá thịnh, bên trong tồn nhiệt; hoặc thức ăn nóng, quá nhiều năng lượng, nên tích nhiệt ở trong.

Hàn thấp: lưng đau, lạnh, ngày nhẹ đêm nặng, những ngày u ám, mưa nặng lên, sắc mặt tái nhợt, lưỡi lạt, mốc trắng, mạch trầm, chậm.

Nguyên nhân là do cảm thụ phong hàn, hoặc vì nằm đất ẩm lâu ngày, dầm mưa ngấm nước. Hoặc ở trong nhà lạnh ẩm lâu ngày, khiến hệ kinh lạc bị trở ngại, khí huyết khó lưu thông; gây ra đau nhức khớp xương.

Dưới đây là những món ăn giúp điều trị đau lưng ở từng thể bệnh:

Đau lưng do lao tổn

- Gà hầm tam thất: gà trống đen 1 con 500g, tam thất 5g, làm thịt gà, bỏ nội tạng, rửa sạch. Tam thất thái lát, nhồi vào trong bụng gà, trộn một chút rượu, muối rồi hầm cách thủy, cho thịt gà nhừ là được. Thích hợp với chứng đau do bị ngoại thương mà thành đau lưng mạn tính.

- Sâm hấp cá trê: cá trê 300g, đảng sâm 15g, đương quy 10g, thịt lợn đùi 50g, rượu 30g, hạt tiêu bột 2g, muối 5g, nước luộc gà vừa đủ.

Cá trê mổ, bỏ ruột, rửa sạch, bỏ đầu đuôi, cắt khúc. Chân giò nướng, chặt khúc, cho vào nồi ướp một nửa lượng hành gừng, rượu rồi đổ nước đun sôi. Đem cá đã làm xong, chần qua nước sôi, cho vào tô trên để thịt đùi, với đảng sâm, đương quy và lượng gừng hành tiêu, rượu còn lại, cùng với nước gà luộc, chút muối, rồi đậy, bịt kín lại, hấp cách thủy khoảng một giờ. Trước khi ăn cho mì chính.

Đau lưng do thận suy

- Thịt dê hầm đỗ trọng: thịt dê 500g, đỗ trọng 30g, gừng vừa đủ. Đem thịt dê luộc với một củ cải trắng để khử mùi, sau đó cho đỗ trọng, gừng vào hầm nhừ, muối vừa ăn. Chia làm vài lần ăn.

- Canh thận dê, đậu đen, đỗ trọng: thận dê 1 đôi, đậu đen 60g, đỗ trọng 12g, tiêu, hồi hương 3g, gừng tươi 9g. Thận dê cắt bỏ màng sợi trắng, rửa sạch, thái nhỏ, luộc đậu đen, đỗ trọng, hồi thơm trước rồi cho thận vào. Đợi thận chín, nêm vừa gia vị ăn nóng.

Đau lưng do thấp nhiệt

- Cháo phòng kỷ: phòng kỷ 12g, ý dĩ 60g, đậu đỏ nhỏ 60g, tất cả các thứ trên rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm 2 - 3 giờ thành cháo, ăn lượng tùy ý.



Câu kỷ tử - Ảnh: Hạ Huy


- Gà ác xào nấm hương: gà ác 1 con 250g, nấm hương 10g, mộc nhĩ 5g, hành, muối, hạt tiêu... đủ dùng. Gà ác vặt lông, rửa sạch bỏ phủ tạng chặt miếng. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm rửa sạch, cắt miếng. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho thịt gà vào đảo cho se rồi cho nấm hương, mộc nhĩ vào xào cùng, khi chín cho gia vị, hành đảo cùng, bắc ra ăn nóng.

Đau lưng do hàn thấp

Thịt dê xào kỷ tử, đương quy: thịt dê nạc 150g, kỷ tử 12g, đương quy 12g, muối, gia vị đủ dùng. Thịt dê rửa sạch, chặt miếng, đảo qua dầu cho chín se. Đổ ra bát cho kỷ tử, đương quy, gia vị... vào đậy nắp đun cách thuỷ 1-2 giờ, bắc ra ăn nóng.


Một số món ăn khác:


Thịt bò lá lốt: Thịt bò 100 g, lá lốt 70 g. Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị 5-10 phút, rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ. Món này ăn với cơm bình thường (một tuần khoảng 3 lần), vừa có công dụng bổ máu, vừa trị đau nhức cơ thể... Thịt bò có vị ngọt, bổ máu. Lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp (trị đau nhức xương, ra mồ hôi...).

Đuôi lợn nấu với đậu đen, đỗ trọng và tục đoạn: Kinh nghiệm dân gian, mỗi tuần dùng món này 3-4 lần (dùng cách nhật), thay canh, có công dụng chữa trị chứng đau, mỏi lưng rất hay. Đuôi lợn một cái rửa sạch, xắt thành từng khoanh nấu với đậu đen (100 g) và hai vị thuốc bắc có bán ở các nhà thuốc y học cổ truyền là tục đoạn (50 g) và đỗ trọng (50 g). Nấu 2,5 tô nước, cô đặc còn lại hơn nửa tô, lấy nước uống.

Món rắn: Theo Đông y, ngoài công dụng chữa trị các bệnh như thần kinh, tê liệt, thịt rắn còn chữa trị chứng đau lưng, nhức mỏi rất hiệu nghiệm. Thịt rắn có vị ngọt, phối hợp với một số gia vị như sả, nghệ, lá lốt... xào lăn, xúc với bánh tráng, hoặc làm món thịt rắn hầm.

Ngoài một số món ăn từ động vật trên, đông y còn có những bài thuốc từ thực vật chữa trị đau lưng, nhức mỏi gối rất hiệu quả. Chẳng hạn như bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang sau đây (không dùng cho người cao huyết áp):

Độc hoạt 12 g, đảng sâm 4 g, cam thảo 6 g, bạch thược 12 g, tam ký sinh, tế tân, phòng phong, tần giao, xuyên khung, đỗ trọng, phục linh mỗi thứ 10 g, ngưu tất 8 g, quế chi 4 g, đương quy 14 g, sinh khương 3 lát, thục địa 16 g, táo tàu 3 trái. Các loại này có bán ở các nhà thuốc Đông y.

Cách chế biến: cho các thứ trên cùng 4 chén nước, nấu còn 1 chén. Lấy phần xác cho tiếp 3 chén nước vào, nấu còn 1/2 chén. Trộn 1 chén và 1/2 chén nước trên, rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Món này vừa dễ làm, vừa rẻ tiền.


Trái nhàu

Trái nhàu: Trái nhàu trị đau lưng, mỏi lưng rất hay, được dân gian dùng chữa bệnh này từ xa xưa. Cách sử dụng như sau: ăn trái nhàu chín mỗi ngày (ăn với muối), hay có thể lấy trái nhàu chín đem ép lấy nước để dùng. Nếu ai chưa quen thì khó dùng vì mùi vị hăng hắc của quả nhàu, nhưng dùng lâu sẽ quen.

Cháo cá rô: Lấy vài con cá rô đồng đem nấu với một ít tủy heo và vài nắm gạo tẻ, nêm nếm gia vị vừa dùng. Món này thích hợp cho người đau mỏi lưng do thận yếu.

Cháo cá ngựa: Dùng món cháo nấu từ 20g cá ngựa, 100g tôm tươi, cùng vị thuốc nhân sâm (15g) và bắc kỳ, kỷ tử (cùng 12g), gạo tẻ, gừng và gia vị. Gạo tẻ (50g) đem vo sạch. Cá ngựa và tôm giã nhuyễn. Đem các nguyên liệu nấu cháo. Khi cháo chín, lấy xác vị thuốc bắc kỳ bỏ ra, nêm nếm gia vị. Món này dùng rất tốt cho người hay bị đau lưng và nhức mỏi.



Dâu tằm - Ảnh: Đ.N.Thạch


Quả dâu tằm: Có công dụng chữa đau nhức lưng rất hay, mà dân gian và cổ truyền hay áp dụng. Cách dùng phổ biến nhất là lấy dâu tằm ngâm với rượu; đợi trong vòng vài tuần thì dùng nước rượu ngâm này. Có thể lấy dâu tằm và vị thuốc ngũ gia bì cùng đỗ trọng đem ngâm. Mỗi lần uống một cốc nhỏ (100 ml), ngày uống 1-2 lần.

Cật heo nấu vị thuốc: Cật heo 50g, cùng các vị thuốc như đỗ trọng 40g, tục đoạn 30g, đậu đen 20g. Cật heo làm sạch rồi cùng các vị thuốc ninh (nấu) cho chín mềm, nêm nếm gia vị vừa dùng. Người hay bị đau lưng thi thoảng dùng món này rất hay.

Đỗ trọng nấu xương heo: Dùng khoảng 200g xương sống heo đem nấu với 30g vị thuốc đỗ trọng và một ít đậu đen, nêm nếm gia vị vừa dùng.

Mồng tơi nấu móng giò heo: Những người hay bị đau nhức lưng (dạng đau nhức do bệnh phong thấp) thì có thể dùng rau mồng tơi đem nấu với móng heo. Móng giò heo hầm với nước và ít rượu, nêm nếm gia vị, hầm cho chín mềm, sau đó cho mồng tơi vào.


(St)


tôi bị đau lưng không thể cựa và ngồi dậy được thỉnh thoảng có những cơn giật thót đau điếng người tây y chuẩn đoán là đa u tủy xương xin được hỗ trợ cách ddieuf trị tôi cảm ơn
hơn 1 tháng trước - Thích
Chao bac si! Toi bi dau lung cach day mot thang di bv tap vltl chieu den, keo lung, cham cuu, uong thuoc theo toa bs chan doan gai cot song xin hoi co cach gi chua cho mau bot moi toi no dau rat nhieu , xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (22)
uong ngai cuu song
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Điều trị bệnh này cần phác đồ điều trị rất phức tạp. Bạn nên kiên trì và tin tưởng vào liệu trình điều trị nhé. Chúc bạn sức khỏe!
hơn 1 tháng trước - Thích (12)
Gửi hỏi đáp - bình luận