Tác dụng chữa bệnh của cây sâm đất
Các món ăn với pate gan: sườn nấu pate
Công thức nấu lẩu gà dấm bỗng cho món ăn chuẩn vị nhất
Thời gian mang thai là thời kỳ quan trọng đối với các bà mẹ và sự phát triển của em bé. Phụ nữ có thai cần có chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ nghỉ ngơi hợp lý để dưỡng thai, an thai và tránh bị động thai. Từ xa xưa, Đông y đã lưu truyền rất nhiều món ăn, bài thuốc có tác dụng dưỡng thai, an thai, sau đây xin chia sẻ cho bạn đọc cùng tham khảo.
Bài thuốc an thai từ trứng gà và ngải cứu
Theo Đông y thì cây ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khứ hàn, giảm đau. Nó tên khoa học là Artemisia vulgaris L. Họ Cúc (Asteraceae). Ngải cứu được trồng nhiều ở nước ta, thường được thu hoạch vào tháng 5-6 âm lịch hàng năm. Ngải cứu vừa là cây gia vị trong các món ăn vừa là vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Bộ phận dùng để ăn và làm vị thuốc thường là lá. Trong “cứu pháp” của châm cứu thì thành phần chính cũng chính là ngải cứu phơi khô vào vò nát thành ngải nhung. Đối với phụ có thai thì đông y có lưu truyền một số món ăn, bài thuốc từ cây ngải cứu rất tốt để dưỡng thai, an thai.
Món ăn này là sự kết hợp giữa trứng gà và ngải cứu. Nó có tác dụng ôn kinh, an thai dùng cho những thai phụ có các biểu hiện của chứng hư hàn như sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau, mỏi gối, hay hồi hộp, khó thở, chán ăn, đại tiện loãng, dễ sảy thai, âm đạo ra huyết lượng ít sắc nhợt….
Cách chế biến rất đơn gian: dùng 20g ngải cứu rửa sạch, 2 quả trứng gà luộc bóc bỏ vỏ, sau đó cho 2 thứ vào nồi đổ thêm nước đun to lửa cho sôi rồi hạ lửa đun tiếp chừng 1-2 giờ là được. thêm gia vị vừa ăn. Để phát huy tác dụng thai phụ nên ăn liên tục trong vòng 7-8 ngày.
Bài thuốc trị dọa sảy thai.
Ngải cứu được Đông y dùng trong các trường hợp thai phụ có nguy cơ bị sảy thai. Đối với trường hợp này thai phụ có thể dùng 6g mỗi loại ngải cứu và sa nhân hòa vào uống hoặc có thể dùng bài thuốc sau để sắc uống: 15g bạch truật, 12g tô ngạnh, 12g hoàng cầm, 24g tang ký sinh, 24g đỗ trọng đều. Cả hai bài thuốc này đều đã được dân gian sử dụng rất nhiều và cho kết quả tốt.
Lưu ý: Đồi với trường hợp động thai thể huyết nhiệt thì không nên dùng ngải cứu.
Thịt bò hầm đẳng sâm, hoàng linh, gừng tươi.
Món ăn này trong Đông y được xem như một vị thuốc giúp thai phụ bổ khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai. Nó được dùng nhiều trong các trường hợp thai phụ bị huyết hư có các triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, ngủ kém hay mê, sắc mặt nhợt nhạt, thai nhi chậm phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý bài thuốc này không dùng cho thai phụ đang bị sốt do ngoại cảm hoặc đi lỏng lỵ, do thấp nhiệt.
Nguyên liệu bao gồm: 250g thịt bò, 30g đẳng sâm, 15g hoàng tinh và 4 lát gừng
Cách chế biến: Thịt bò tươi mua về thái lát mỏng, các vị khác rửa sạch sau đó cho tất cả vào nồi đổ thêm nước vừa đủ, hầm nhừ tầm 2-3 giờ là được, cho thêm gia vị vừa ăn. Thai phụ nên chia làm vài lần ăn trong ngày.
Món ăn- bài thuốc an thai từ cá diếc
Cá diếc là loại cá đồng, mình nhỏ được làm thực phẩm trong các gia đình. Ngoài ra cá diếc còn được biết đến là loại cá chứa nhiều chất dinh dưỡng, nó được dùng làm thực phẩm để tâm bổ cho phụ nữ mang thai với tác dụng hiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ ẩu. Các thai phụ có các triệu chứng buồn nôn, ăn kém, chậm tiêu, ngực bụng đầy chướng, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhớt đều dùng rất tốt.
Cách chế biến: dùng 2 con cá diếc mổ bụng rửa sạch, bỏ hết nội tạng cùng với 15g tía tô, 6g sa nhân và 6 lát gừng tươi, cho vào nồi đổ thêm nước hầm nhừ tầm 2-3 giờ là dùng được. Thai phụ nên nêm gia vị cho vừa ăn, chia làm vài lần ăn trong ngày.
Ngoài cá diếc thì theo Đông y cá chép cũng có tác dụng an thai, bổ máu rất tốt. Bạn có dùng 250g cá chép và 200g gạo nếp thêm vài lát gừng nấu thành cháo nhừ. Hoặc dùng cá chép để nguyên vảy tầm 500g nấu cùng với 150g đậu đỏ , ăn cả nước lẫn cái. Hai món ăn này còn có tác dụng giúp lợi sữa cho những sản phụ mới sinh và có tác dụng lợi tiểu tiêu thũng.
Bài thuốc an thai theo từng biểu hiện
Trong thời gian mang thai, thai phụ rất dễ gặp các yếu tố có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và có nguy cơ dẫn đến sảy thai. Theo Đông y thì có 6 nguyên nhân chủ yếu có thể gây sảy thai như: khí huyết hư nhược; do tỳ hư; do thận âm hư; do khi mang thai suy nghĩ quá nhiều, buồn phiền, stress ; do âm hư làm huyết nhiệt do chấn thương hoặc vấp ngã hoặc làm việc quá sức.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, từng thai thai phụ mà Đông y có các bài thuốc điển hình để trị động thai dẫn đến sai thai với các nguyên nhân nói trên. Bạn đọc có thể tham khảo một vài bài thuốc Đông y sau.
Bài 1: Bài thuốc này được dùng cho những thai phụ có biểu hiện đau bụng có cảm giác thai trệ xuống, thai động không yên có nguy cơ sảy thai với tác dụng kiện tỳ, bổ thận, an thai. Thai phụ dùng thang an điện nhị thiên: bạch truật 20g, biển đậu 16g, đỗ trọng 12g, hoài sơn 12g, thục địa 12g, câu kỷ tử 8g, chích thảo 4g, sâm cao ly 12g, sơn thù 8g, bạch thược 12g. Với thang thuốc này thai phụ nên sắc uống ngày 1 tháng chia làm 3 lần uống trong ngày, uống khi thuốc còn ấm và sau bữa ăn. Thai phụ nên dùng khoảng 3-7 thang.
Bài 2: Trong Đông y sử dụng thang thuốc an thai ẩm để điều trị trường hợp khi mang thai có khí huyết kém, động thai có tác dụng dưỡng khí, hòa huyết, an thai. Bài thuốc này được kết hợp từ 9 vị thuốc khác nhau bao gồm: bạch thược 12g, chích thảo 6g, hoàng kỳ 12g, thục địa 12g, xuyên khung 8g, bạch truật 12g, đương qui 12g, sâm cao ly 12g, tô ngạnh 12g. Thai phụ sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần uống sau khi ăn.
Bài 3: An thai thần ứng hoàn: bạch truật (sao hoàng thổ) 160g, biển đậu (sao) 80g, bổ cốt chỉ (sao nước muối) 80g, đỗ trọng (sao nước muối) 120g, đương qui (sao rượu) 120g, sơn thù du 120g, thục địa (chưng rượu) 120g, đại táo 80 quả, mộc hương 20g, nhục quả 28g, sinh khương 180g, hoài sơn (sao) 120g, thần khúc (sao) 160g. Bài thuốc có tác dụng ích hoạt nguyên khí, tiêu âm ế đại bổ tỳ vị. Trị chứng phụ nữ có thai mệnh môn hỏa suy, không vận hóa được thủy cốc, sinh ra chứng canh 5 bị tiêu chảy (ngũ canh tả) làm thai động không yên, dọa sẩy thai. Cách dùng: Tán bột làm viên hoàn mật ong, mỗi viên 5g, ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên sau khi ăn sáng và ăn tối, uống với nước ấm.
Bài 4: Trong trường hợp thai nhi khoảng 2-3 tháng có nguy cơ sảy thai do bị té ngã, đánh đập hoặc bị chấn thương thì dùng bài thuốc an thai hòa khí ẩm. Bài thuốc này có tác dụng an thai hòa khí. Dùng cam thảo 4g, chỉ xác 12g, hoắc hương 8g, hoàng cầm 8g, sa nhân 8g, tô diệp 4g, cát cánh 8g, hậu phác 4g, hồi hương 6g, ích trí nhân 8g, thương truật 8g, trần bì 8g, sắc lấy nước uống, uống ngày 1 tháng chia làm 3 lần uống sau ăn.
Ngoài các món ăn- bài thuốc trên thì trong Đông y còn có bài thuốc chữa động thai rất hiệu quả và được nhiều người sử dụng. Cây gai chính là cây là chúng ta thường lấy lá để làm bánh gai, có tên khoa học là Boehmeria nivea (L) Gaud (Ủtica nivea . L). Theo Đông y thì cây gai có ngọt, hàn, không độc. Có tác dụng an thai, cầm huyết, tả nhiệt, tán ứ, chữa đơn độc, thông các chứng lâm (đi đái dắt) chữa sang lở, thông tiểu tiện. Bộ phận dùng để làm thuốc là củ, rễ, lá. Có thể phơi khô để dùng dần. Nó thường được nhân dân làm thuốc an thai hoặc thuốc chữa sa dạ con.
Để làm thuốc an thai, chữa động thai, thai phụ có thể dùng bài thuốc từ củ gai như sau: rửa sạch 2 lạng/ngày củ, rễ gai, chặt nhỏ, đun nước (600-800ml nước), đun sôi 10-15 phút, vặn lửa nhỏ, uống nước ấm. Trong ngày uống hết lại cho nước mới vào đun uống. Nước củ gai khá dễ uống, lấy nước củ này uống thay nước. Ngày hôm sau bỏ bã này đi, dùng củ, rễ mới đun uống. Các thầy thuốc Đông y khuyên thai phụ nên dùng với liều đề xuất từ 1-2 kg cho 1 đợt, có thể dùng thường xuyên uống thay nước trong quá trình thai kỳ để giữ thai, tránh ra máu, ra dịch chảy máu màng nuôi,,.., đặc biệt trong 3 tháng đầu mà không ảnh hưởng đến việc sinh con già tháng hay có tác dụng phụ nào khác.