Các món ăn với pate gan: sườn nấu pate
Công thức nấu lẩu gà dấm bỗng cho món ăn chuẩn vị nhất
Các món ăn từ thịt chồn lạ miệng, hấp dẫn
Bạn có thể chế biến đồ uống ngon từ loại quả có nhiều vào dịp Tết. |
Bạn có thể dùng nước cốt từ quất để pha nước giải khát hoặc trị ho, viêm họng hay khan tiếng trong những ngày đông giá rét.
Nguyên liệu chuẩn bị. |
1. Quất chưng đường phèn
- 500g quất chín, 330g đường phèn, lọ thủy tinh rửa sạch, tráng qua nước sôi rồi lau thật khô.
- Quất rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước sau đó cắt làm đôi, bỏ hết hạt rồi cho vào nồi, cho đường phèn vào chung với quất rồi để lên bếp đun lửa nhỏ khoảng 45 phút là được.
- Sau đó để nguội rồi cho vào lọ thủy tinh đậy kín lại, bảo quản trong tủ lạnh hay nơi thoáng mát trong nhà dùng dần.
- Nếu bị ho hay viêm họng, khan tiếng, bạn có thể ngậm vài miếng quất chưng, nước cốt có thể pha làm nước uống giải khát dạng nóng hay lạnh đều ngon.
Chưng quất với đường phèn, đun nhỏ lửa. |
Sản phẩm hoàn thành. |
2. Quất ngâm mật ong
- 500g quất chín, 200ml mật ong, lọ thủy tinh sạch.
- Quất rửa sạch, để ráo, sau đó cắt thành từng lát mỏng, bỏ hết hột rồi xếp từng lớp vào lọ thủy tinh, xen kẽ giữa các lớp quất thì rưới mật ong vào sao cho mật ong phủ kín quất, đậy kín lại để chỗ thoáng vài ngày quất sẽ ra nước hòa với mật ong.
- Nước ngâm này bạn có thể pha thêm với nước nóng làm nước quất mật ong, hoặc pha với nước trà nóng thành trà mật ong hương quất, rất phù hợp cho những ngày đông rét.
Rưới mật ong xen kẽ giữa các lớp quất. |
Bạn có thể pha với trà nóng. Trứng gà: bài thuốc chữa ho khan. Công thức 1: Đường phèn 500g, giấm để lâu 500ml. Đường phèn đổ vào nồi sau đó đổ giấm lên, đun sôi. Chờ đường phèn tan hết, để nguội, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần uống 10ml, mỗi ngày uống 2 lần. Công thức 2: Vừng 30g, đường đỏ 15g. Rang vừng cho vàng, đổ đường vào đảo đều. Đường chảy hết, đổ vào bát, chờ nguội ăn luôn. Mỗi ngày ăn ba lần. Công thức 3: Gà trống hoa một con, cá mè 500g. Cho cả hai thứ vào nồi hầm, ăn và uống cả thịt và nước trong 2-3 ngày. Bài thuốc dùng khi ho do cảm lạnh. Công thức 4: Khổ qua (mướp đắng) 150g, thịt thỏ 250g, muối, bột ngọt vừa đủ. Khổ qua rửa sạch, xẻ hai, moi bỏ ruột, cắt lát. Thịt thỏ rửa sạch, cắt lát, trộn đều với bột. Cho khổ qua vào nồi, đổ nước lượng vừa, dùng lửa lớn đun sôi 10 phút, rồi cho thịt thỏ, muối, nấu tiếp đến khi thịt chín, nêm bột ngọt là được. Công thức 5: Lá sen tươi (một lá), vỏ quả dưa hấu 250g, đường trắng 30g. Lá sen bỏ cuống, vỏ dưa rửa sạch, cắt vụn. Cho vỏ dưa vào nồi, đổ nước lượng vừa, dùng lửa lớn đun 30 phút, rồi bỏ lá sen vào nấu thêm 5 phút nữa. Dùng vải lọc lấy nước, gia thêm đường trắng để nguội là dùng được. Chữa sốt lâu không hạ, cơn sốt tăng cao về chiều, miệng khát, uống nước nhiều, da khô rát, môi miệng khô, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng. Công thức 6: Rau diếp cá 50g, gạo 100g. Rau diếp cá nhặt bỏ ngọn già, rửa sạch, cắt đoạn 2cm. Gạo vo sạch đổ nước vào dùng lửa lớn đun sôi, cho rau diếp cá vào nồi hạ lửa nhỏ nấu chín thành cháo. Khi ăn gia thêm muối vừa miệng. Công thức 7: Lê (một quả), xuyên bối nghiền bột 9g, đường phèn hoặc mật 10g. Lê cạy bỏ hạt, đổ bột xuyên bối vào, hầm trong một tiếng đồng hồ để ăn. Công thức 8: Vỏ sò, cam thảo. Lấy hai thứ bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng nước để uống. Mỗi lần uống từ 6- 10g. Mỗi ngày hai lần. Công thức 9: Đu đủ (một quả), mật ong vừa phải. Đu đủ phải chín cây. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm. Công thức 10: Củ cải (một củ), hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, trần bì (một miếng). Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho lạnh chảy dãi. Công thức 11: Trứng gà (hai quả), đường phèn 50g. Lấy một bát nước, cho đường phèn vào nấu tan hết, để nguội. Đập trứng gà đánh tan rồi đem hấp chín, cho vài giọt nước gừng vào để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho khan. Khoai môn trộn mật ong: Khoai môn vừa đủ xay nhuyễn, thêm mật ong một ít, dùng nước đun sôi trộn lẫn, uống ngay lúc nóng, dùng cho ho mạn tính. Trà gừng đường mật nha: Nước gừng tươi ½ muỗng, đường mạch nha 1 muỗng, đổ vào trong ly pha với nước sôi, rất thích hợp cho người cao tuổi ho mạn tính. Canh mè nhân hạt mơ: Mè 12g, hạnh nhân (nhân hạt mơ) 10g, hai thứ cùng giã nhuyễn cho vào chén, uống với nước đun sôi để nguội, ngày 2 lần, dùng cho chứng ho lâu ngày. Nấm mèo đen tiềm đường phèn: Nấm mèo đen 15g, đường phèn 15g, nấm mèo đen rửa sạch để ráo, đường phèn giã nhuyễn, hai thứ cùng cho vào nồi tiềm cách thủy, dùng cho chứng ho lâu ngày. Chè đậu phộng — đại táo — bạch quả: Bạch quả 30g, táo đen 30g, đậu phộng 30g, tất cả cho vào nồi thêm nước nấu. Nêm đường phèn, dùng cho chứng ho lâu ngày. Chuối tiềm đường phèn: Chuối 1-2 quả, lột vỏ, đường phèn một ít, cho vào nồi thêm nước để tiềm. Ngày 1-2 lần, dùng liền vài ngày, dùng cho chứng ho lâu ngày. Chè bạch quả — long nhãn: Long nhãn 12g, bạch quả 10g, đường trắng 15g, tất cả cho vào nồi thêm nước nấu, dùng cho ho khàn tiếng. Lê tiềm mật ong: Lê 1 quả, rửa sạch cả vỏ, thái nhuyễn, cho vào nồi thêm nước và đường phèn để tiềm, dùng cho chứng ho khàn tiếng. Hồng khô nấu mật ong: Hồng phơi khô 3 quả, cho vào nồi thêm nước nấu chín, nêm một ít mật ong, tiếp tục nấu sôi, uống ngay lúc nóng, dùng cho chứng ho do cảm gây ra. Củ mài tiềm nước mía: Củ mài tươi vừa đủ, gọt vỏ rửa sạch, thái nhỏ giã nhuyễn; mía gọt vỏ, rửa sạch, chẻ nhỏ, cán lấy ½ ly nước. Hai thứ trộn đều, tiềm uống. Ngày 2 lần, dùng chứng ho đàm do cảm gây ra. Lê nấu gừng tươi: Lê 1 quả, rửa sạch thái nhuyễn, gừng tươi 5 lát, hai thứ cùng cho vào nồi thêm nước nấu, uống ấm, dùng cho chứng ho nặng do cảm gây ra. Quả trám tiềm đường phèn: Quả trám (cà na) 20 quả, cho vào chén thêm đường phèn rồi tiềm cách thuỷ. Dùng liền 3 lần cho ho gà. Cà rốt — quả hồng tiềm đường phèn: Quả hồng khô 2 quả, cà rốt 50g, hai thứ riêng biệt thái nhuyễn, cùng cho vào 1 tô thêm đường phèn 15g, tiềm chín. Ngày 1 lần, dùng cho ho gà. Hạt bí đao hãm đường đen: Hạt bí đao 15g, thêm đường đen vừa đủ, giã nhuyễn, hãm nước sôi uống. Ngày 2 lần, dùng cho ho gà. Mè đen rang nước gừng: Gừng tươi vừa đủ, giã nhuyễn vắt lấy nước (bỏ bã), mè đen 250g, rang chung; hoặc dùng mật ong 20g, đường phèn 20g, cùng mè đen trộn đều. Mỗi lần dùng 1 muỗng, dùng sáng và chiều, cho người cao tuổi ho suyễn. Cà pháo nấu mật ong: Cà pháo sống 50g, rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu, bỏ bã, nêm mật ong vừa đủ, tiếp tục nấu sôi, uống lúc ấm. Ngày 2 lần, rất thích hợp cho người cao tuổi bị ho. Quả óc chó nấu rượu: Hạch đào nhân (quả óc chó) 100g, giã nhuyễn, đường trắng 50g, rượu đế 150ml, tất cả cho vào nồi nấu sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ nấu giây lát, uống ấm. Ngày 1-2 lần, ngày 1 thang, dùng liền 10 ngày, chữa chứng ho hư hàn (ho lâu ngày do lạnh). Lê tiềm mật ong: Lê 1 quả, rửa sạch bỏ hột, đổ vào mật ong, đậy kín, tiềm chín. Dùng trước khi đi ngủ, tốt cho chứng ho do hư hỏa gây ra. Rang chừng 30 g vừng cho vàng, sau đỏ đổ 15 g đường đỏ vào đảo đều. Đường chảy hết thì đổ vào bát, chờ nguội ăn luôn. Mỗi ngày ăn ba lần. Đường phèn 500 g, giấm để lâu 500 ml. Đường phèn đổ vào nồi sau đó đổ giấm lên, đun sôi. Chờ đường phèn tan hết, để nguội, cho vào chai dùng dần. Mỗi lần uống 10 ml, mỗi ngày uống 2 lần. Gà trống hoa một con, cá mè 500g. Cho cả hai thứ vào nồi hầm, ăn và uống cả thịt và nước trong 2-3 ngày. Bài thuốc dùng khi ho do cảm lạnh. Rau diếp cá 50 g, gạo 100 g. Rau diếp cá nhặt bỏ ngọn già, rửa sạch, cắt đoạn 2 cm. Gạo vo sạch đổ nước vào dùng lửa lớn đun sôi, cho rau diếp cá vào nồi hạ lửa nhỏ nấu chín thành cháo. Khi ăn gia thêm muối vừa miệng. Đu đủ một quả, mật ong vừa phải. Đu đủ phải chín cây. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm. Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho lạnh chảy dãi. Nước hoắc hương, gừng tươi: Có tác dụng giải biểu, hòa vị, dứt nôn, thích ứng với chứng phát nhiệt, sợ lạnh, buồn nôn, khắp người khó chịu. Lấy hoắc hương 50g, đường đỏ 20g, gừng tươi 15g. Hoắc hương rửa sạch thái ngắn. Gừng tươi rửa sạch thái mỏng. Cho hoắc hương và gừng tươi vào cùng và đổ 300ml nước đun sôi 10 phút, gạn lấy nước cho đường đỏ vào khuấy tan, uống nóng.Nước quế chi: Thích hợp với người ngoại cảm phong hàn, đau đầu, sốt, ra mồ hôi, thở khò khè, nôn khan. Lấy quế chi 10g, bạch thược 10g, gừng tươi 10g, đại táo 5 quả, đường đỏ 30g. Rửa sạch các vị trên cho vào nồi đổ 500ml nước nấu sôi trong 10 phút, gạn lấy nước cho đường đỏ khuấy tan, uống nóng. Cháo gừng hành: Có tác dụng ra mồ hôi, giải biểu, hòa vị, hết nôn, thích hợp dùng cho người đau đầu, sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, tâm phiền, buồn nôn. Lấy gạo tẻ 60g, gừng tươi 20g, hành củ tươi 30g, muối 5g. Cho gạo nấu thành cháo nhừ, gừng thái hạt nhỏ, hành cắt khúc ngắn. Cháo chín nhừ cho hành, gừng đã thái nhỏ khuấy đều mang ra ăn nóng.
Món bối mẫu, trứng gà: Có tác dụng ích khí,
nhuận phế, chỉ khái (hết ho), hóa đàm, thích hợp trị phế hư ho suyễn
lâu ngày, đờm nhiều, khí đoản, ngại nói (lãn ngôn), chóng mặt, tim đập
nhanh. Cần bối mẫu 6g, trứng gà 1 quả. Bối mẫu sao vàng hay sấy khô, tán
thành bột mịn. Sau đó khoét một lỗ nhỏ ở đầu quả trứng gà cho bột bối
mẫu vào lấy giấy dán bịt kín lỗ trứng lại, đặt trứng đứng trong bát (lỗ
bịt để lên trên), cho cả bát vào nồi chưng cách thủy 15 phút đem ra ăn.
Ngày ăn 1 quả, một liệu trình là 30 ngày liền. Nước nho, gừng: Chữa phong hàn, trị ho. Nho tươi 100g, gừng tươi 30g, chè xanh 10g, mật ong 20g. Nho rửa sạch xay nhuyễn vắt lấy nước, Gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước, chè xanh rửa sạch pha hãm với nước sôi chắt lấy nước. Sau đó đổ lẫn nước nho, nước gừng, nước chè xanh, mật ong rồi khuấy đều uống lúc nóng. Chia 3 lần trong ngày, uống liền 3 – 5 ngày. Nước nhân hạt bí đao, đường đỏ: Có tác dụng chữa ho, viêm họng, nhuận phổi. Nhân hạt bí đao rửa sạch giã nát, rồi trộn nhân hạt bí đao này với đường đỏ. Khi sử dụng cho vào hãm với 300ml nước sôi rồi chắt lấy nước uống khi còn nóng. Ngày uống 2 lần, cần uống 5 – 7 ngày li |