Món ăn truyền thống của người Việt Nam
Thói quen ăn uống của người Việt Nam
Hướng dẫn học thêu tay truyền thống Việt Nam
Đừng cố tìm thần dược, 3 loại rau dân dã này của Việt Nam mới là "thần dược" chống ung thư
Việt Nam có 54 dân tộc và mỗi dân tộc đều có những món ăn đặc trưng của riêng mình. Ẩm thực của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam có rất nhiều món ăn ngon và lạ khiến những thực khách đã thử là thấy mê. Cùng liệt kê các món ăn để hiểu biết thêm về nét đẹp văn hóa của quê hương mình nào cả nhà.
1. Xôi ngũ sắc của người Tày Sapa:
Xôi ngũ sắc của người Tày gồm các màu: đỏ tươi, đỏ thẫm, vàng, nâu, tím. Người Tày quan niệm xôi màu tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, thổ, hỏa. Nếu xôi nhà ai pha chế màu chuẩn, đẹp thì được xem là người khéo tay, làm ăn phát đạt. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng (co khảu, khảu đen) để nhuộm màu, tùy thuộc vào mỗi loại lá và cách pha chế để tạo ra 5 màu khác nhau, tạo ra sản phẩm xôi thơm ngon, hấp dẫn. Trước khi nhuộm màu xôi, gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước lã từ 6 - 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa phải. Chia gạo ra thành 5 phần, mỗi phần tương ứng với một màu: nếu xôi màu đỏ, dùng lá (co khảu) luộc kỹ, chắt lấy nước để nguội, rồi cho gạo vào trộn đều, để khoảng một giờ. Khi hạt gạo đã chuyển sang màu đỏ, lúc đó mang đồ xôi, khi xôi chín có màu đỏ tươi rất hấp dẫn. Tương tự, xôi đỏ nhạt, xôi vàng cũng làm từ lá (co khảu), nhưng cách pha chế và thời gian ủ có khác đôi chút. Riêng màu xôi tím và nâu làm từ cây (khảu đen), trước khi gã nhỏ lá được hơ qua lửa cho héo, đem trộn với tro quả núc nác, lọc lấy nước trộn cùng gạo nếp, khi đồ xôi chín có màu tím, xôi kỹ hơn chuyển sang màu nâu... Qua kinh nghiệm pha chế từ dân gian cho ra xôi ngũ sắc, ngoài hương vị thơm ngon, béo ngậy, hấp dẫn bởi màu sắc, chất của loại lá cây rừng, còn có tác dụng chữa bệnh đường ruột và bồi bổ sức khỏe rất tốt.
2. Thịt mắm cơm đỏ: Đặc sản của người Tày
Nguyên liệu làm thịt mắm cơm đỏ không thể thiếu củ giềng thái chỉ và một ít rau răm. Nhưng quan trọng nhất là cây cơm đỏ.Để làm thịt mắm cơm đỏ, người ta lấy cây cơm đỏ rửa sạch phơi qua trên nắng cho ráo nước rồi thái nhỏ. Khi lợn đã mổ ra, tất cả thịt ba chỉ của con lợn được làm sạch, thái nhỏ bằng 2 ngón tay ướp muối. Thịt được đổ vào chum trộn đều với củ giềng thái chỉ, một ít rau răm, cây cơm đỏ và rượu nếp cái thơm rồi buộc thật kín bằng ni lông. Chừng 5 đến 6 ngày sau, mở chum mùi thơm đã sực nức, là lúc thịt mắm đã ăn được. Lúc này những miếng thịt mắm đã săn lại có màu đỏ tươi, lớt phớt những sợi giềng thái nhỏ. Gắp miếng thịt mắm lên thưởng thức, ta vừa thấy được vị ngọt, vị chua, vị cay của giềng và hương nồng của nếp cái thơm, ăn không ngấy và ngon đến khó tả. Nước thịt mắm cũng có thể chưng lên làm nước chấm, chấm rau sống rất ngon. Cái hay của thịt mắm cơm đỏ là nếu đậy kín có thể để 5 đến 6 tháng vẫn ăn được. Nhưng theo kinh nghiệm của người làm lâu năm, nên làm chum vừa phải, một chum chỉ mở một lần rồi đậy kín, lấy ra đến đâu ăn dần hết đến đấy rồi buộc chặt mới bảo quản được, nếu mở ra nhiều sẽ cay và không còn vị ngọt. “Món ngon nhớ lâu”, ai đã một làn nếm thử thịt mắm cơm đỏ chắc sẽ khó mà quên.
3. Khâu Nhục: món ăn đặc trưng của dân tộc Tày
Khâu Nhục là món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tày - Nùng ở Bắc Kạn. Đây là một món ăn cầu kỳ và chỉ được chế biến khi có tiệc tùng, cưới hỏi hoặc lễ tết. Khâu Nhục hay còn gọi là nằm khau, cái tên bắt nguồn từ cách thức sắp xếp món ăn trên đĩa giống như một mỏm đồi nhỏ đang vươn lên. Trong tiếng Nùng, “khau” có nghĩa là đồi. Đây là món ăn hấp dẫn với vị thơm ngon, béo bùi của thịt ba chỉ và khoai môn. Để chế biến món ăn đặc sản này cũng cần nhiều công phu. Thịt ba chỉ ngon, luộc sơ qua, dùng tăm tre chọc bì thật kĩ, tẩm ướp gia vị rồi đem quay, vưa quay vừa quết mật ong cho vàng bì. Khoai môn phải là loại khoai được trồng tại Bắc Kạn, xắt và rán vàng. Nhân được làm bằng thịt mỡ, nấm hương, mộc nhĩ, trứng, đỗ xanh… đã xào chín. Gia vị của món khâu nhục cũng rất cầu kỳ. Lá tàu soi - một loại rau muối mặn dùng để làm thức ăn mặn của người Hoa và người Tày, Nùng Bắc Kạn, đem rửa kỹ cho hết sạn và độ mặn. Băm nhỏ lá tàu soi làm nhân, sau đó dùng gia vị gồm tương tàu choong, xì dầu, húng lìu, tỏi giã nhỏ đem trộn đều vào lá tàu soi. Xếp lá tàu soi xuống dưới, khoai môn đã rán vàng xen kẽ với những miếng thịt thái dày chừng 1,5cm, bên trên bát thịt được phủ một lớp nhân, hấp cách thủy 5 giờ để cho thịt chín mềm nhừ. Khi ăn, lật úp bát khâu nhục ra bát sâu lòng hoặc đĩa, để phần da vàng của miếng thịt được bày lên trên, ôm trọn nhân vào lòng, trông rất đẹp mắt. Món khâu nhục có thể ăn với xôi, bánh gật gù (một loại bán tráng tươi của đồng bào dân tộc) hay cơm đều rất ngon. Vị béo của thịt, miếng khoai bở tơi và nước sốt sóng sánh hòa quện với nhau khiến cho người thưởng thức không thể quên hương vị hấp dẫn của món ăn này.
4. Bánh Ngải - Đặc sản của người Tày
Bánh ngải có màu xanh, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày.Làm bánh ngải không khó nhưng đòi hỏi lắm công phu. Công phu từ khâu chọn gạo, chọn đường, chọn ngải, đến khâu ra bánh. Bánh ngải kén gạo, không phải bất kỳ loại gạo nào cũng làm được bánh. Muốn bánh thơm, dẻo phải chọn lúa nếp nương và không được lẫn gạo tẻ. Đường để chấm bánh cũng phải là đường phên (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) có màu vàng, ngọt và không có sạn. Ngải cứu phải chọn lá non, tươi đem rửa thật sạch, cho vào nồi nấu chín rồi vắt thật cạn nước. Gạo làm bánh được ngâm từ tối hôm trước, vo, xóc kỹ đem trộn đều với lá ngải cứu (tỉ lệ 400g ngải cứu/1kg gạo nếp) rồi đồ thành xôi vừa độ dẻo, khi lên hơi phải tưới thêm một lần nước, có vậy đến khi giã bánh mới dẻo. Xôi đồ chín, phải giã ngay lúc còn nóng để bánh mềm, mịn và dẻo. Giã bánh phải giã liên tục, đều tay trong vòng nửa giờ. Sau khi xôi được giã nhuyễn, nhanh tay múc ra mâm để nặn bánh. Những chiếc bánh nóng hổi được phết một lớp mỡ để giữ độ bóng, dẻo, thơm và để chúng không dính vào nhau. Khâu tiếp theo đơn giản hơn một chút, nhưng cũng rất quan trọng đó là làm đồ ăn kèm cùng bánh. Đường phên được cạo nhỏ ra đem trộn với hạt kê đã được rang vừa thơm và giã nhỏ. Đây chính là bí quyết tạo ra hương vị riêng cho bánh . Bánh ngải thuộc món bánh chay, tuy được làm từ gạo nếp nhưng rất dễ ăn, mát, không ngấy. Bánh có mùi thơm, dẻo của gạo nếp, vị của lá ngải, vị ngọt của đường và mùi thơm lừng của hạt kê hòa quyện vào nhau. Nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Ngoài ra, bánh ngải còn có khả năng chữa được một số bệnh vì lá cây ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu…
5. Món thịt nựa – đặc sản dân tộc Tày
Trong các món ăn nổi tiếng của đồng bào Tày, đặc sản thịt trâu luôn đứng ở vị trí cao nhất. Người Tày có khá nhiều món kỳ vị từ thịt trâu, bò tuy nhiên vì đồng bào chủ yếu nuôi trâu bò lấy sức kéo và số lượng gia súc còn ít, nên chỉ vào các dịp đặc biệt và lễ tết để tưởng nhớ tổ tiên, cảm ơn trời đất mới mổ trâu. Thịt trâu khô được ưa thích hơn cả. Món ăn này bắt nguồn từ truyền thống treo thịt khô gác bếp của người Tày – do xưa kia khan hiếm thức ăn, việc đi chợ, chăn nuôi còn khó khăn nên có thịt bò, thịt lợn là người ta sấy khô treo cao dùng dần. So với các món thịt tươi, thịt trâu khô có ưu điểm là món đã chín, ngấm gia vị có thể ăn ngay, ăn dần và ăn bất cứ lúc nào thích. Những buổi bận rộn, đi rừng đi nương lâu ngày, về nhà không cần chuẩn bị, mọi người thường ra vườn hái cải, tỏi tây và vào bếp xẻo một miếng thịt trâu khô nấu món canh rau cải và làm món nựa vài dẻng xẻo sluốn- thịt trâu khô xào tỏi. Trong món canh cải, thịt trâu được ninh nhừ, sau đó thả rau cải vào nấu tái bắc ra ăn nóng. Trong món rau xào, thịt trâu được đảo kỹ trong mỡ nóng già đến khi thịt nở ra như cái bánh phồng, mềm rũ thì bỏ lá tỏi, lá gừng núi khinh phia vào xào tái, nêm gia vị và cũng bắc ra ăn liền. Cả hai món đều có vị cay, thơm, bùi, ngậy; về mặt dinh dưỡng chứa nhiều sắt, đạm, vị ngọt tính ấm rất thích hợp cho ngày lạnh.
6. “ Bẳm Nựa Mu ” – món đặc sản của người Tày
Người Tày ở huyện Lục Yên – Yên Bái có rất nhiều món ăn ngon. Trong số những món ẩm thực khoái khẩu của người Tày, nếu ai được thưởng thức thịt mắm cơm đỏ ( Bẳm Nựa Mu) một lần chắc hẳn sẽ khó quên. Không cầu kỳ như nhiều món ăn khác, được chế biến đơn giản từ các nguyên liệu mang đậm chất quê của người miền núi, thịt mắm cơm đỏ cho người thưởng thức biết tới một hương vị riêng biệt của món ăn dân tộc. Nguyên liệu làm thịt mắm cơm đỏ không thể thiếu củ giềng thái chỉ và một ít rau răm. Nhưng quan trọng nhất là cây cơm đỏvà cơm đen . dùng nước luộc riêng biệt của cây cơm đen và cơm đỏ để đồ xôi sẽ cho 2 loại xôi đỏ và đen khác nhau đem trộn lẫn thành xôi hai màu đen đỏ rất đẹp mắt, thơm ngon. Thịt được tẩm ướp gia vị trước khi đem đi ủ Để làm thịt mắm cơm đỏ, người ta lấy cây cơm đỏ rửa sạch phơi qua trên nắng cho ráo nước rồi thái nhỏ. Khi lợn đã mổ ra, tất cả thịt ba chỉ của con lợn được làm sạch, thái nhỏ bằng 2 ngón tay ướp muối. Thịt được đổ vào chum trộn đều với củ giềng thái chỉ, một ít rau răm, cây cơm đỏ và rượu nếp cái thơm rồi buộc thật kín bằng ni lông. Chừng 5 đến 6 ngày sau, mở chum mùi thơm đã sực nức, là lúc thịt mắm đã ăn được. Lúc này những miếng thịt mắm đã săn lại có màu đỏ tươi, lớt phớt những sợi giềng thái nhỏ. Gắp miếng thịt mắm lên thưởng thức, ta vừa thấy được vị ngọt, vị chua, vị cay của giềng và hương nồng của nếp cái thơm, ăn không ngấy và ngon đến khó tả. Nước thịt mắm cũng có thể chưng lên làm nước chấm, chấm rau sống rất ngon. Cái hay của thịt mắm cơm đỏ, nếu đậy kín có thể để 5 đến 6 tháng vẫn ăn được. Nhưng theo kinh nghiệm của người dân làm thịt mắm nên làm chum vừa phải, một chum chỉ mở một lần rồi đậy kín, lấy ra đến đâu ăn dần hết đến đấy rồi buộc chặt mới bảo quản được, nếu mở ra nhiều sẽ cay và không còn vị ngọt. “Món ngon nhớ lâu”, ai đã một lần nếm thử thịt mắm cơm đỏ chắc sẽ khó mà quên.
7. Bánh gai, món ngon của người Tày
Bánh gai là một thứ quà quê quen thuộc với nhiều người. nhưng bánh gai của người Tày ở Cao Bằng thì phải nói khá là đặc biệt. Gạo để làm bánh phải là loại nếp ngon, không lẫn tẻ, có vậy bánh mới mềm và dai, ăn không cứng. Nếp được ngâm chừng một buổi cho no nước, xay trong cối đá thành một thứ bột đặc sánh, đựng trong túi vải, treo lên cho róc nước. Lá gai đã được hái về từ trước, tước bỏ gân lá, phơi khô. Lá khô đem ninh, khi đun bỏ thêm chút vôi tôi cho mau nhừ. Xong, rửa sạch, vắt khô, thái mịn. Đường phên (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) đun cho sôi chảy rồi trộn với lá gai thành một thứ mật sền sệt. Người ta nhào mật này với bột cho đều rồi đem giã trong cối đá cho thật nhuyễn. Bột giã xong có màu xanh đen, mịn màng, dẻo quánh. Mùi nếp, mùi mật, mùi lá gai quyện vào nhau thơm nức. Bánh gai gói bằng lá chuối, hình dẹt. Nhân bánh gai được làm bằng lạc rang giã nhỏ hoặc đỗ xanh trộn đường. Bánh hấp trong chõ như đồ xôi. Từ lúc nước sôi cho đến khi bánh chín, chừng tàn Khi ăn, không thể lột bỏ lá bánh một cách vội vàng được. Phải thong thả tước lá thành từng sợi để bánh khỏi dính theo lá. Chiếc bánh bóc ra đen nhánh, mịn màng như một lát thạch. Bánh có vị ngọt sắc của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị bùi của nhân đậu. Ăn không ngấy. Bánh gai có thể để nhiều ngày mà không sợ mốc. Nếu để lâu, bánh khô, người ta có thể đem nướng trên than hồng, bánh nở phồng, ăn vẫn ngon. Hoặc có thể đem rán lại cho bánh mềm, ăn có vị ngon riêng.
8. Bún vịt của người Tày Hà Giang
Làm bún ăn cùng với nước luộc béo ngậy của những chú vịt nuôi thả ở suối, đó là món đặc sản của người Tày ở Hà Giang vào dịp rằm tháng 7, một trong hai ngày lễ lớn nhất trong năm của tộc người này. Rằm tháng 7 hay dân tộc Tày còn gọi là “Chỉn chất”, đây là ngày mà con cháu đi làm xa về đoàn tụ gia đình, thăm họ hàng. Để có ngày rằm ấm cúng, mỗi gia đình đều phải chuẩn bị từ những tháng trước, như nuôi vịt, phơi lá, phơi chuối khô để làm bánh chuối, măng, núc nác nộm...mà đáng nhớ nhất là món bún vịt. Trước tiên phải giã bột, ép bún sau đó dùng gạo tẻ hạt đều, không dẻo quá, đi xát thành bột khô, nhào nặn với một lượng nước vừa đủ, nặn thành những viên bột to khoảng bát tô, sau đó cho vào nước sôi, luộc khoảng 15 phút, với một nửa bột chín và bột sống. Đem những viên bột đó đi giã nhuyễn, sao cho bột sống và chín quyện với nhau. Đây là khâu mất nhiều công sức nhất, sau đó xem qua độ nhuyễn của bột. Khuôn làm bún tự chế sẽ rất đơn giản. Nặn bột thành viên, thả vào khuôn. Những sợi bún tròn, mịn sẽ hình thành qua khuôn này, thả xuống nồi nước sôi, luộc khoảng 5 phút sẽ chín. Một tô bún vịt ngon là sự hòa quyện của nước chan béo ngậy, những sợi bún dài, mềm,mịn. Món này ăn kèm với thịt vịt, các loại rau thơm như lá hẹ, rau mùi.
9.Pẻng khô, pẻng khoai:
Xôi nếp đồ lên trộn với khoai sọ đã luộc chín rồi đem giã và nặn thành từng thanh nhỏ, phơi khô. Khi ăn đem chao trong mỡ hoặc dầu cho bánh nở phồng và giòn, vớt ra nhúng vào nước mật đun sôi, lấy ra để nguội là ăn được. Chuẩn Bị - Gạo nếp ngon - Bột sắn - 1 ít đường đỏ - Chõ đồ xôi - Loỏng ( cối giã bánh) Cách Làm - Gạo nếp vo sạch, để cho ráo nước - Sau đó đem ngâm với nước với nước củ ráy, hoặc vỏ cây “mác màu” - Đem đồ cho chín, cho 1 ít đường đỏ vào trong chõ xôi, cho đường tan hòa quyện với xôi - Đem giã nhuyễn +nạo 1 ít khoai sọ đem giã cùng ( cái này giã cho kỹ nha, giã nhuyễn hơn cả bánh dày đó) - Sau khi đã nhuyễn, đem khối bột đã giã lăn trên bột sắn ( để khỏi dính ý mà ) rồi dùng chai ( chai bia là tốt nhất, heheh) để cán mỏng,dùng dao cắt thành từng miếng dài độ rộng tùy theo ý thích ( muốn to hay nhỏ là do mình mà), sau đó dùng đũa để cắt thành miếng bánh hình chữ nhật bé bé ( dùng đũa cắt kiểu như cưa gỗ ý, kéo đi kéo lại) ( bạn vẫn phải làm trên bột sắn để không bị dính ) - Đem phơi trong gió cho khô, nhớ là ko được phơi trực tiếp dưới ánh nắng , dễ làm hỏng bánh, khi chao sẽ ko phồng to - Lật đi lật lại đến khi bánh khô ( 1 ngày lật 2- 3 lần thôi) Cách chao bánh - Đặt chảo lên bếp, cho mỡ nóng già - Bắc chảo xuống , để mỡ nguội bớt - Cho bánh xuống chảo mỡ , đảo đi đảo lại cho bánh mềm ra - Bắc chảo lên bếp, đảo bánh cho đềuu đến khi bánh phồng to ra + vàng rộm - Nếu muốn ăn ngọt thì ngào với đường, còn không thì thôi
10. Thưởng thức ‘ốc hôn’ của người Tày
Ốc khi luộc được chặt bỏ phần đuôi nhọn và khi ăn người ăn phải dùng hơi mà hút thịt ốc ra, người Tày thường đùa nhau đó là món “ốc hôn” và cái tên này định vị cho cách ăn độc đáo của người dân nơi đây từ lúc nào không biết. Ốc luộc là món ăn dân dã, quen thuộc và phổ biến ở nhiều vùng từ thành thị đến nông thôn thế nhưng “ốc hôn” thì chỉ có ở đồng bào Tày (Bảo Yên, Lào Cai). trước khi luộc ốc đều phải ngâm rất kỹ bằng nước lã hay nước vo gạo cho hết bùn, đất và phải thay nước thường xuyên cho đến khi sạch chặt bỏ phần đuôi nhọn của từng con một. Đây là cách ăn ốc có từ ngày xưa, bởi theo quan niệm của đồng bào khi đuôi ốc được chặt thì các gia vị sẽ ngấm sâu vào thịt ốc trong quá trình chế biến, món ốc sẽ có hương vị đậm và ngon hơn. Ốc vệ sinh sạch sẽ được đổ vào nồi, ngâm trong khoảng thời gian 15-20 phút với các loại gia vị tạo hương thơm như: lá chanh, lá bưởi, lá sả, một ít muối trắng. Sau khi gia vị đã đủ ngấm, ốc sẽ được cho lên bếp, đậy vung và đun đều lửa cho đến khi sôi. Khi ốc sôi thì mở vung, cho thêm một ít mẻ chua và đảo đều một lượt cho mẻ ngấm đều rồi đậy vung đun cho sôi là được.Sau đó làm nước chấm tùy theo khẩu vị của mỗi người .
Sau đây là vài món “đặc sản” tiêu biểu, giới thiệu để chúng ta cùng tham khảo.
1. Món mắm (bò hốc)
Người dân tộc tìm bắt các loại cá trong đồng rạch, ao đìa như cá rô, cá sặt, cá chốt, cá trê, cá lóc... về làm sạch (đánh vảy, nhưng không mổ bụng) cho vào cà om, khạp, hũ... rải muối hột vào rồi gài cứng, đậy nắp trong một thời gian, sau đó giở ra chế biến bằng nhiều loại món ăn: mắm chưng, mắm kho hay ăn mắm sống - có chế biến thêm mắm chưng cho vào ít lá chanh, lá gừng xắt nhỏ, mắm sống thêm ớt, nước chanh, đường cát... và các loại rau sống, chuối chát, khế... riêng mắm (bò hốc kho) thì kho nguyên con mắm nguyên thủy không chế biến thêm gia vị. Nói chung - mắm là món chi phối tất cả món ăn khác như còn được nêm vào rất nhiều món (đây là vị nêm đặc thù của người dân tộc) như vào canh sim lo, bò xào lá giang, canh môn, nước bún cari... hay làm nước chấm cá nướng, ếch nướng, rắn nướng...
2. Các loại bún nước (Num b”chốc)
Các món nước đi đôi với bún, cũng rất phong phú, đa dạng như bún nước cá, bún nước ngãi, bún cari... Nước để ăn cùng món bún thường nấu với cá lóc, cá trê, hoặc tép, tôm khô... được rỉa ra từng miếng nhỏ vào trong nồi nước tổng hợp, có gia vị, nấu với ngãi (bún ngãi), nấu với sả, nghệ, cari (bún cari)... nhưng đặc biệt phải có chấm vào một ít chất nêm của mắm (bò hốc) và chút nước cốt dừa. Riêng bún thì không mua ở các lò mà tự làm bằng gạo xay thành bột, rồi rút và ép bằng cối thủ công, nên cọng bún dai và lớn hơn bún thường bán ngoài chợ của người Việt. Kèm với bún là gỏi gồm chút giá, chút bắp chuối xắt mỏng hay rau muống xắt mỏng, ít rau thơm như rau răm, diếp cá, quế... Đặt nồi nước đun sôi liên tục. Cho gỏi vào đáy tô, rồi bún, cá... đổ nước vào, chắt ra 2 lần cho bún và gỏi thấm nóng, xong cho nước vào ngang mặt bún, rải lên vài miếng rau thơm và đôi ba trái ớt hiểm (giống ớt chim ỉa), riêng bún cari, bún ngãi có nơi rắc lên thêm ít đậu phộng đâm nhỏ, nếu ai ăn mặn thì nêm thêm nước mắm trong.
3. Các món canh
Người dân tộc rất nhiều món canh nóng, phải kể phong phú nhất là canh sim lo. Gồm nhiều thứ chế biến vào như: canh sim lo thập cẩm, sim lo mít, sim lo bình bát... Các món canh như canh môn, canh thốt lốt non, canh củ hủ dừa, củ hủ đủng đỉnh...
Nếu như sim lo của người Việt được bào chế bằng nhiều thứ như bắp chuối xắt nhỏ, nấu với đầu hoặc xương cá khô, thêm chút mắm, gia vị, rau om, nhiều ớt... Thì canh sim lo của người dân tộc khá phong phú hơn. Và dù nấu với bất kỳ thực phẩm thực vật nào, thì cũng phải có chút vị mắm (bò hốc) làm chuẩn (mắm cá sặt càng ngon). Mắm cho vào nước nấu thật nhừ, lược bỏ xương, lấy nước rồi cho vào ba bốn gốc sả đập giập. Nếu nấu với mít non, cho mít non vào, nấu với bình bát cho bình bát vào, cá lóc rỉa lấy thịt - nếu không cũng là tép, tôm khô bỏ vào nấu...
Xem ra, ẩm thực của một dân tộc nào đều cũng mang giá trị nghệ thuật chế biến riêng - nói cách khác - nấu cho đúng cách, ăn cho đúng kiểu, thưởng thức cho đến tận cùng niềm vui thú ẩm thực dù dân dã, đồng quê, đơn giản hay cầu kỳ sang trọng cũng rất cần có một cách nhìn - đó là tấm lòng và tâm hồn ăn uống nữa... mang đậm nét đặc trưng nguồn cội, tổ tiên... Điểm rất chung của người Việt và người dân tộc Khmer ta là rất thảo ăn. Khi có lễ, cúng tại chùa mỗi nhà quảy một mâm đem đến cúng và đợi khách ăn xong đem tô chén về, khi thấy các món ăn còn nhiều thì buồn lắm... Vì vậy, không chỉ người Kinh, mà văn hóa ẩm thực Khmer cũng có nhiều cách thể hiện mời nhau dùng bữa như si bay, hợp bay, pi sa bay, chhanh bay... (mời ăn cơm, dùng cơm, thỉnh dùng cơm...).
Pịa của người Sơn La
Nguyên liệu để chế biến món Pịa là từ những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê… Nhưng Pịa bò và Pịa dê vẫn phổ biến nhất. Chế biến Pịa cần chuẩn bị đủ nguyên liệu từ các bộ phận của bò, dê như tiết canh đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lòng, dạ dày, gan…
Nếu đơn giản chỉ có thế thì món Pịa này đã không khiến khách hàng phải “kinh hoàng”. Điều đặc biệt tạo nên đặc trưng của món Pịa là nó cần cả phần phân non của bò hay dê (ở khoảng giữa dạ dày và ruột già - tiếng Thái gọi là Pịa vì thế món này có tên là Nậm Pịa).
Cách chế biến món Pịa gần giống như món thắng cố. Nhưng để nấu ngon được thì chỉ có người dân bản địa mới có cách chế biến riêng. Phần ruột non ngay sau khi được lấy ra phải dùng lạt thắt chặt hai đầu ngăn cách với ruột già và dạ dày, để chất nhũ tương trong ruột non không pha tạp. Chất dịch nhũ tương trong ruột non là phần quan trọng nhất, nó mang vị đắng của mật, vị ngọt của protein.
Sau khi chuẩn bị được Pịa và các nguyên liệu xong xuôi và bảo quản cẩn thận để tránh ruồi nhặng, người ta bắc nồi nước ninh xương bò hoăc dê trong nhiều giờ cho đến khi nước dùng có đủ vị ngọt và vị ngậy thì mới đổ tất cả những nguyên liệu thịt, sụn và lục phủ ngũ tạng vào nồi ninh. Sau đó tiếp tục ninh trong nhiều giờ liền cho đến khi nước chuyển thành một nâu sệt thì cho Pịa vào ninh trong khoảng một giờ đồng hồ nữa.
Gia vị đặc trưng của món Pịa là mắc khén (một thứ gia vị từ cây rừng) cùng nhiều gia vị khác như sả, ớt… Để tạo nhiều vị cho Pịa, người ta cho thêm mật bò và lá đắng trong rừng. Sự đa dạng về nguyên liệu và gia vị khiến Pịa có mùi vị đặc trưng, mùi thơm của gia vị, vị đắng của lá đắng và vị ngọt ngậy của xương và của pịa.
Món Pịa lúc đầu sẽ thấy hơi khó ăn. Nhưng ăn vài lần lại thấy hay với cái vị đắng, cay cay thơm thơm của ma khén...., có khi nghiện lúc nào không biết.
Ăn món này, chấm với thịt nướng, và uống rượu cùng các mế ở Sơn La thì quá ngon. Vì nậm pịa có tác dụng giải rượu rất tốt nên bạn yên tâm uống rượu, khó mà say.
Món Pịa được coi là một nét văn hóa của người Sơn La. Có câu ai lên Tây Bắc mà không biết đến món Pịa thì coi như chưa lên. Nếu bạn có cơ hội đến vùng đất Tây Bắc này hãy một lần nếm thử nhé.
Những món ăn kinh dị nhất Việt Nam
Thói quen ăn uống của người Việt Nam
Ẩm thực Huế lưu giữ trọn vẹn hương vị truyền thống
15 món ngon Việt khiến du khách nước ngoài mê mẩn
Cách nấu phở bò ngon
Món canh chua Nam Bộ
(ST).