Vài cách pha nước chấm cực chuẩn khiến món ăn ngon hơn bộ phần
Những món ăn ngon với hàu: thực đơn 6 món ngon khó cưỡng
Món ăn ngon khi trời mưa cho bạn tha hồ nhâm nhi
Món ăn ngon ở Cao Bằng đậm đà khó quên. Cao Bằng gạo trắng nước trong! Đến Cao Bằng, được thưởng thức những đặc sản do người dân vùng núi rừng Tây Bắc thân thiện và vô cùng mến khách chế biến sẽ khiến ai đã một lần là nhớ mãi...
Rau dạ hiến
Dạ hiến (hay còn gọi là rau bồ khai), tiếng Tày - Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này bò, bám theo các cây thân gỗ gần đấy để vươn lên cao nhận ánh nắng mặt trời. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng không phải chỗ nào cũng có. Vì thế, khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, ai vào rừng hái được một, hai nắm rau dạ hiến là cảm thấy rất quý.
Dạ hiến không đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon, hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt.
|
Thứ rau này chỉ cần rửa sạch, ngắt như ngắt rau muống là đem xào. Cách xào cũng gần như xào rau muống, nghĩa là mỡ càng già càng tốt và chỉ cần đảo qua vài lượt cho rau vừa chín tới (xào tái là ngon nhất). Chỉ nhai vài miếng ta đã thấy ngay cái vị hấp dẫn của thứ rau này, vì nó vừa có vị béo ngậy, vừa thơm. Khi ăn, ta cảm thấy như bao nhiêu tinh tuý của rau rừng mùa xuân đều tập trung ở thứ rau này. Nếu như ai đã ăn quen, lâu ngày xa quê, rồi bỗng trở về và được ăn rau Dạ hiến thì sẽ có cảm giác như mình vừa được thưởng thức "sơn hào hải vị". Nhiều cụ lang cho rằng, Dạ hiến không chỉ đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là một vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt. Ðặc biệt, rễ cây rau Dạ hiến đỏ còn là một trong nhiều vị thuốc chữa chứng vô sinh.
Do ngon và có nhiều công dụng như thế nên từ nhiều năm nay, Dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản ở Cao Bằng. Vào dịp xuân hè, ở vùng thị xã cũng như ở các thị trấn, thị tứ, hầu như không có bữa tiệc, bữa cỗ nào là không có đĩa rau Dạ hiến xào lẫn thịt bò tươi hoặc lòng lợn, lòng gà... Trong vài ba năm lại đây, nhiều vị khách quen từ miền xuôi lên Cao Bằng vào dịp từ tháng 2 đến tháng 6, tháng 7 âm lịch đều không quên tìm ăn món phở xào rau Dạ hiến. Quả thực đây là một món ăn lạ và ngon, hình như chỉ ở Cao Bằng mới có. Nhiều người cho rằng đến bữa nếu có món phở xào Dạ hiến thì không cần thêm một thứ thức ăn nào khác vẫn ăn đến no được, mà no rồi vẫn còn thèm.
Do Dạ hiến vừa là thứ rau đặc sản, vừa là loại rau đặc biệt sạch nên các mẹ, các chị từ các làng bản xa gánh ra chợ thị xã bao nhiêu cũng không đủ bán. Hiện nay thứ rau này không chỉ tiêu thụ ở Cao Bằng mà nhiều người đã biết cách bảo quản để chuyển về dưới xuôi để làm quà cho người thân. Cũng do nhu cầu tiêu thụ lớn như vậy nên nhiều gia đình ở các xóm làng vùng sâu đã biết bảo vệ, gìn giữ cây Dạ hiến. Một số chủ vườn rừng đã bắt đầu để tâm nghiên cứu, trồng thử để dần dần đưa Dạ hiến vào vườn cây của mình.
Vịt quay 7 vị Cao bằng
Tỉnh Cao Băng nước ta cũng có một món vịt quay mà khi ăn ai cũng phải tấm tắc đó là món Vịt quay 7 vị. Gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này.
Không phải như món vịt thông thường, để có món vịt quay Cao Bằng, ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Vịt cỏ không dùng được, ngược lại vịt quá to, nhiều mỡ cũng bị loại. Vịt vừa phải, chắc thịt, sáng lông, nặng khoảng 1,8 kg, 2 kg được làm sạch, mổ moi cho khéo rồi nhúng qua nước sôi làm săn thịt.
|
Quan trọng nhất là khâu ướp vịt. Mắm, muối hoà lẫn trong nước 7 vị (7 vị đó có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở miền đông tỉnh Cao Bằng, bởi chỉ cần đi sang miền Tây, món vịt đã không còn mang cái vị lạ hấp dẫn ấy nữa) rút từ từ vào bụng vịt để gia vị ngấm sâu vào từng thớ thịt. Một chiếc lạt tre dẻo, chẻ mỏng và chuốt nhọn đầu dựng làm kim, khâu bụng vịt, giữ cho nước không chảy ra ngoài.
Vịt được thổi phồng và chần qua nước sôi một lần nữa, sau đó rưới mật ong và quét dấm lên khắp thân. Cách làm này khiến cho thịt vịt vừa mềm, vừa có vị đậm của mật ngọt, lại không bị khô da khi nướng trên than hồng.
Than nướng vịt phải trộn thứ than củi nỏ, bén lửa đều thì thịt sẽ không bị óm khói. Ngồi trông vịt quay, người ta có cái thú mắt được nhìn mầu thịt rộm vàng lên qua mỗi lượt lửa hồng, mũi ngào ngạt mùi thơm của thịt vịt nướng và không khỏi thèm thuồng bởi mùi hương quyến rũ do mật và mỡ bắt lửa cháy xèo xèo.
Con vịt nóng giãy, bị xẻ làm đôi chỉ bằng đúng một nhát dao. Nước dùng trong bụng vịt được đổ riêng ra bát, dùng luôn làm nước chấm hoặc tưới lên đĩa thịt. Cổ cánh để bán riêng và thường hết ngay. Con dao nhà nghề phập từng nhát một để tạo ra những miếng thịt sắc cạnh, còn nguyên lớp da. Lớp thịt sau da mầu hồng đào, vừa chín tới, mềm và ngọt. Nhưng quyến rũ hơn cả là mùi thơm vô vùng khó tả.
Vịt sau khi quay được chặt nhỏ xếp ra đĩa, da óng màu mật, rộm vàng cánh gián. Thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở, không dai. Mỗi khi răng cắn ngập vào miếng thịt, người ta phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt non đầu tháng săn chắc.
Bánh trứng kiến
Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hằng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh Trứng kiến. Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.
Làm được món pẻng rày phải vào rừng kiếm trứng kiến. Nhưng không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng để ăn được. Chỉ lấy trứng của loại kiến đen mà người Tày thường gọi là tua rày có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loại kiến này đi lại khá nhanh và thường làm tổ trên cây vầu. Tổ của chúng màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục được làm từ lá cây mục và kết chặt vào những cành cây. Một tổ kiến to có thể lấy được vài ba chén trứng.
|
Một thứ nguyên liệu không thể thiếu khi làm món bánh trứng kiến là lá cây vả, người Tày gọi là bâu ngỏa. Khi làm bánh phải chọn loại cây lá nhỏ sẽ thơm và mềm hơn loại to. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non và không quá già. Vì nếu lá non quá, lá dày khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.
Gạo nếp có pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo. Xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá vả rửa sạch, bỏ phần gân lá ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải, chú ý không trải ra hết mép lá để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép bột không tràn ra ngoài. Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi chiến lá lại kế đó đem vào khay hấp. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến. Đây là một trong những nét văn hoá ẩm thực mang giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng.
Hạt dẻ Trùng Khánh
Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến Hạt dẻ Trùng Khánh, đó là thứ qủa ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Du khách nhớ đến hạt dẻ vì nó là loại quả có hương vị thơm ngon nhất; bùi ngậy nhất, dù bạn chế biến luộc, rang, sấy hoặc ninh với chân giò, thịt gà, hạt dẻ vẫn gũi được hương vị.
|
Quả có màu nâu đều, tròn trịa, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái. Tuy vậy, do đồng bào Tày, Nùng trồng theo lối quảng canh nên sản lượng không đáng kể. Ngay tại thị xã này ai có "cơ may" mới mua được đúng hạt dẻ Trùng Khánh, mà phải vào tháng Chín, tháng Mười hàng năm vì đây là mùa thu hoạch.
Tuy trồng cây dẻ không tốn công sức chăm sóc, giá thành hạt dẻ cao hơn ngô, đậu đỗ nhưng đồng bào ở Trùng Khánh vẫn chẳng muốn mở rộng diện tích là do phong tục thả rông trâu bò ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ và thu hoạch hạt dẻ.
Xôi trám Cao Bằng
Chọn trám chín mọng, tươi, ngâm nước ấm rồi lấy thịt trám trộn với xôi đã đồ. Xôi trám dậy mầu hồng tím, ăn thơm và béo ngậy.
Khi tiết trời sang thu, bà con các dân tộc Tày, Nùng ở vùng đông bắc lên rừng hái trám. Lên Xứ Lạng mùa thu, vào các bản làng của đồng bào sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám (khẩu nua mác bây).
Cách làm món này đơn giản lại thơm ngon, bổ. Khách có thể mua tại các phiên chợ vùng cao mua vài cân làm quà, để nhớ mãi hương vị đậm đà của trám, một trong những đặc sản Lạng Sơn.
|
Trám có hai loại: trám trắng và trám đen. Trám trắng thường dùng làm mứt, kẹo, đậu sị, ô mai, dùng chữa ho, viêm họng giải khát chữa say rượu; còn trám đen dùng làm món ăn kho, sốt với cá, đậu phụ, có vị đậm đặc riêng. Nhưng chỉ có trám đen mới dùng làm xôi trám.
Vào tháng tám, tháng chín âm lịch, người dân lên rừng hái quả. Trám nấu xôi chọn quả chín mọng, không bị sâu, hái về ngâm vào nước ấm khoảng 25 đến 30 độ C một lúc cho mềm (nước nóng hơn trám sẽ không mềm). Trám om rồi đem bóc vỏ đen, lấy phần thịt bỏ hột, rồi trộn với xôi đã đồ chín đảo thật đều, nhuyễn, xôi có mầu hồng tím là được.
Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất bổ, thơm, bùi và béo ngậy. Nếu chưa có điều kiện làm xôi, khi thu hái về xử lý quả trám bằng nước ấm, bóc lấy phần thịt đem sấy khô đựng vào lọ ăn dần.
Bánh áp chao
Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Đó là món ăn thoạt nhìn thì giống bánh rán, nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao.
|
Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, và rất nhớ khi đi xa vì cái sự đơn giản nhưng ngon khó diễn tả. Chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản, với một chảo dầu đầy, nóng, lấy khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu sôi lên, ăn nóng kèm với một số phụ gia, rau thơm.
Những ngày mùa đông đến với Cao Bằng, ở thị xã, bạn có thể tấp vào một quán lề đường, ngồi sưởi ấm giá rét bằng một chầu áp chao, thật khó quên.
Bánh khảo
Mỗi dịp xuân về, cùng nô nức chuẩn bị các món bánh của dân tộc, đi chợ sắm Tết, thì người Cao Bằng còn hối hả sửa soạn làm bánh khảo - bánh cổ truyền không thiếu được trên bàn thờ cúng tổ tiên. Bánh khảo thực chất là một thứ lương khô của người Tày, Nùng, cất để ăn cả tháng cũng không mốc, không ỉu. Với phong tục đón Tết trong cả tháng đầu xuân, thì chừng nào trong nhà còn bánh khảo, chừng đó vẫn còn là Tết.
|
Làm bánh khảo đòi hỏi phải khéo léo và tỉ mẩn. Bánh khảo thì ai có dụng cụ cũng có thể "làm được", nhưng muốn "ăn ngon" thì thật là kiệt tác. Người làm bánh khảo khéo chính là người nghệ nhân. Làm bánh khảo cũng thật vui, vì lúc đó các thế hệ trong gia đình đều tham gia cả - người già làm việc nhẹ nhàng, thanh niên thì xông xáo những việc nặng hơn, hàng xóm cũng xúm tay lại giúp, mọi người cùng vui vẻ làm việc hăng say khi không khí Tết đang lại gần.
Nguyên liệu làm bánh từ gạo nếp. Gạo sau khi vo, để khô, cho vào rang và xay bằng cối đá (xay khô) đến khi bột mịn. Lấy giấy bản lót vào thúng, đổ bột vào và “hạ thổ” qua đêm. Mục đích của "hạ thổ" là làm cho bột bánh ỉu và có độ dẻo.
Trên tờ giấy hình vuông, bánh đặt chéo thành 4 hình tam giác gấp vào, dùng hồ dán (bột làm bánh) dính 4 đỉnh tam giác lại. Chiếc bánh được khoác áo vuông đẹp mắt.
Thứ bánh này trước kia được người Cao Bằng làm trong dịp lễ, Tết hay nhà có việc trọng đại. Tuy nhiên, ngày nay nó đã phổ biến hơn để phục vụ du khách tới tham quan vùng đất tuyệt đẹp với rất nhiều di tích lịch sử này.
Theo tiếng địa phương, bánh khẩu sli có nghĩa là bánh gạo nếp nổ hay bánh bỏng. Nghe tên và nhìn loại bánh này cứ nghĩ nó cũng được làm đ��n giản như nhiều loại bánh bỏng trên khắp đất nước. Ấy nhưng nghe người Cao Bằng kể về các công đoạn làm bánh mới thấy sự tỉ mỉ, tinh tế.
Đầu tiên là khâu chọn gạo, đó là thứ gạo nếp nương, mẩy đều, 10 hạt đều tăm tắp như nhau. Gạo được mang ngâm qua nước rồi đồ chín tới, sau đó mang dải đều ra nong nia cốt để cho xôi không dính vào nhau mà rời ra từng hạt.
Nguồn ảnh: Người Cao Bằng.
Nguồn ảnh otofun.
Tiếp đó, xôi được phơi thêm 1 nắng cho hạt se lại rồi cho vào chày giã thành xôi dẹt. Sau đó, dùng sàng sẩy sạch sẽ, loại bỏ những hạt gãy nát rồi phơi thêm 1 nắng cho khô hẳn rồi mang rang trong chảo gang. Khi rang để lửa vừa phải, đảo cho đều tay. Hạt nếp chín đều, nở phồng, cắn thấy vừa giòn vừa xốp là được.
Hạt xôi sau khi rang phồng sẽ được trộn với mật đường làm từ đường phên nấu chảy đến khi quyện vào nhau. Cuối cùng đổ hỗn hợp đó lên khuôn hình vuông, dùng chai thủy tinh cán qua cán lại và nén cho chặt. Thêm một lớp lạc đỏ rang chín lên trên cùng là ta hoàn thành món khẩu sli ngon tuyệt, thơm nức mũi.
Đợi tới lúc bánh nguội, dùng dao cắt thành từng miếng vừa miệng ăn. Người Cao Bằng rất cẩn thận trong không bảo quản bánh. Thông thường, bánh được bọc qua một lớp giấy to bản, sau đó bọc bên ngoài túi bóng kính để giữ được độ giòn.
Bánh trứng kiến
Là loại bánh đặc trưng của dân tộc Tày ở Cao Bằng thường có vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm. Đây là thời gian sinh trưởng mạnh của loại kiến đen trong rừng. Trong chuyến đi rừng, người Tày thường tìm loại trứng này về để làm món bánh trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày).
Lấy được loại trứng này cũng là một kỳ công và phải là người có hiểu biết và kinh nghiệm, nếu không sẽ lấy nhầm loại kiến độc gây nguy hiểm khi làm bánh. Mỗi tổ kiến đen chỉ cho chừng 2 đến 3 chén trứng kiến. Vì thế để làm món bánh này, người Tày phải mất cả ngày đi tìm thứ "đặc sản" lạ lùng của núi rừng nơi đây. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.
Trứng kiến đen ở đất Cao Bằng. Nguồn ảnh báo Lao Động.
Thành phần của bánh gồm bộp nếp nương, trứng kiến và lá non của cây vả. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non và không quá già. Vì nếu lá non quá, lá dày khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.
Gạo nếp có pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo. Xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá vả rửa sạch, bỏ phần gân lá ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải, chú ý không trải ra hết mép lá để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép bột không tràn ra ngoài.
Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi chiến lá lại kế đó đem vào khay hấp. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến.
Bánh cuốn Cao Bằng
Đây là thứ bánh rất nổi tiếng ở Cao Bằng bởi cách ăn rất độc đáo. Thường thì ngoài đĩa bánh cuốn nóng hôi hổi là bát nước chấm to, trong đó là vài loại rau thơm.
Sang thì có thêm mấy miếng chả thái lát. Khi ăn, thường thực khách đổ cả đĩa bánh cuốn vào và ăn như kiểu ăn phở, ăn bún.
Ngoài bánh cuốn tráng chay, bánh cuốn của người Cao Bằng còn hay được tráng chung với trứng ăn béo ngầy ngậy và thơm ngon.
Bánh Coóng Phù - bánh trôi của người Cao Bằng
Nếu mới tới Cao Bằng, lang thang dạo chợ, bạn nhìn thấy và được mời ăn một bát "coóng phù" thì đừng từ chối. Đó là thứ bánh trôi rất đặc biệt và thú vị của người Cao Bằng.
Thứ bánh này được làm vào ngày Đông Chí (giống như bánh trôi, bánh chay dưới xuôi làm vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm). Tuy nhiên về cách thức làm bánh và thứ nước chan vào thì có vài điểm khác biệt so với cách làm bánh trôi thông thường.
Bánh cũng được làm từ gạo nếp được xay thành bột, cũng nặn tròn to cơ quả nhãn, nhưng nhân là lạc thay cho nhân đường như bánh trôi. Ngoài ra, người Cao Bằng còn trộn thêm gấc vào bột để tạo màu sắc bắt mắt. Bánh cũng được "bảy nổi ba chìm", vớt ra bỏ vào nước sôi nguội để không dính vào nhau.
Tiếp đó, là chế thứ nước chan vào bánh được làm từ mật mía nấu chảy, thêm chút gừng già. Vì thế khi ăn bánh mùi thơm của bột nếp, vị ngon ngọt của nước mật mía và vị cay cay nóng ấm của gừng khiến bát bánh coóng phù hết veo mà thực khách vẫn thèm thuồng.
Tới Cao Bằng, bạn có thể thưởng thức món bánh này ở khu chợ Xanh, ra Phố Cũ, khu Nước Giáp.
Phở chua Cao Bằng góp thêm phần hấp dẫn cho nét văn hóa ẩm thực của xứ sở miền sơn cước. Là món ăn nguội, phở chua được ưa chuộng vào mùa thu và mùa hè. Trước đây, món này được dùng trong những đám cỗ. Giờ đây, món này được nhiều người chọn điểm tâm.
Vào buổi sáng, trên bất cứ ngã đường nào ở Cao Bằng, người ta đều thấy những hàng bán Bánh cuốn nóng. Cứ cách vài ba nhà thì lại có một hàng bán món ăn này. Đặc biệt là vào mùa Đông, món này lại còn trở nên tuyệt hảo hơn.
Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến hạt dẻ, đó là thứ quả ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Hương vị thơm ngon vô cùng, dù cho có chế biến luộc, rang, sấy hoặc ninh với chân giò , thịt gà thì hạt dẻ vẫn giữ nguyên hương vị. Từ lâu, hạt dẻ Trùng Khánh đã trở thành một trong những sản vật đặc trưng của miền đất biên cương Cao Bằng. Tuy không to như hạt dẻ có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng hạt dẻ Trùng Khánh bùi, ngậy, có hương thơm đặc biệt.
Ong vò vẽ, một loài vật mới nghe đã lạnh mình, tưởng chẳng ngon lành gì, hóa ra lại là một đặc sản. Những con ong non được xào với măng chua, ăn vừa béo, ngọt, chua, giòn. Có lẽ đây là món làm từ côn trùng ngon nhất. Một nồi cháo to tướng cũng được nấu với đầy ong. Mùa thu đang là mùa ăn ong tại Cao Bằng. Ong vò vẽ được bắt cả ổ, con lớn thì bán để ngâm rượu, con nhỏ làm món ăn.
Giò lợn hầm hạt dẻ là món thứ hai được thực khách đến Cao Bằng "nhúng đũa" nhiều nhất. Những hạt dẻ có hình dáng như những trái chùm ruột to tướng, màu xanh, màu vàng, ăn vừa bùi vừa ngọt, khá ngon. Hạt dẻ Cao Bằng chỉ có ở huyện Trùng Khánh. Trung Quốc cũng có nhiều hạt dẻ, hạt tuy to hơn nhưng kém vị bùi, vị ngọt hơn. Hạt dẻ ngoài nấu ăn còn có thể được luộc, rang ăn không, hoặc giã nhỏ nấu chè.
món ngon nhất xứ của Cao Bằng chính là món đậu phụ. Chỉ là món đậu phụ để nguyên, không chế biến gì cả, thế mà đã là đặc sản. Nhà thơ Nguyễn Duy cứ tấm tắc: ngon, ngon thật, ngon nhất nước. Có lẽ chỉ ở Cao Bằng thì cái câu “óc bã đậu” mới còn có cái dẫn chứng, vì đậu hũ Cao Bằng được nấu lấy tinh chất chứ không phải ép khuôn cả bã như nhiều địa phương khác.
Vịt quay, lợn quay của Cao Bằng trông vẻ ngoài rất dung dị vì không chút màu mè, nhưng ăn thì rất ngon. Người ta cũng ướp bằng lá mác mật như ở Lạng Sơn trước khi quay thịt. Lợn quay có khi không phải là cả con, mà chỉ là một khoanh như khoanh giò, ăn da cứ giòn tan trong miệng.
Cao Bằng xuân hè có món rau dạ hiến, một loại cây sống tầm gửi trên cây hiến, ngọn giống như ngọn su su. Dạ hiến còn có một cái tên khác: rau bò khai. Loại rau này xào với thịt bò hay phở chua (món đặc sản của Cao Bằng, Lạng Sơn), rất ngon với những tay sành ăn.
Cơm lam Cao Bằng ngày xưa chỉ có vào những ngày lễ tết, ngày mừng gạo mới, cơm mới. Ngày xưa, những đứa trẻ con ở quê thường đi lấy những bó rơm nếp nương về để dành nấu cơm lam. Gạo nấu cơm lam cũng là gạo nếp nương. Những cây tre được chọn nấu phải là tre non, còn nguyên cả ngọn (tre gãy ngọn sợ bị úng nước, thối cơm). Những ống tre cơm lam được đặt lên giàn, đốt rơm bên dưới, xoay trở, sau cùng được vùi dưới than tro.
Cao Bằng còn một đặc sản thuộc loại “nức tiếng giang hồ”, đó là con cá chiên sông Gâm, thuộc huyện Bảo Lâm. Loại cá lăng màu đen này vốn được chủ nhân quán chả cá Lã Vọng ở Hà Nội đánh giá là ngon nhất để làm chả cá. Bộ lòng cá được dân sành điệu cho là ngon nhất trần đời. Cá chiên có con đến vài chục ký, là loại không thể giăng lưới vì chuyên sống trong hang hốc dưới sông. Dân câu thường đóng cả lán trại thường xuyên để săn cá, hễ được con nào là có người đến tận chỗ mua.
Những món ăn vặt ngon ở Hà Nội không thể bỏ
Món ăn ngon đặc trưng của Quảng Bình
Những món ăn vặt ngon ở Sài Gòn làm mê mẩn
Các món ngon và rẻ ở Hà Nội -
Những món ăn vặt ngon ở Đà Lạt mà du khách
Những món ăn vặt ngon ở Biên Hòa đáng thử
(st)