Món ăn ngon ở Quảng Ngãi hấp dẫn vô cùng
Cách chế biến quả lặc lè làm món ăn ngon
Những món ăn ngon không sử dụng nhiệt làm đơn giản cực kì
Món ăn ngon ở Mỹ Tho khiến du khách nhớ mãi. Tiền Giang không chỉ nổi tiếng với món hủ tiếu Mỹ Tho mà còn có nhiều đặc sản khác nữa như: bánh bèo, mắm còng, sam biển và hương vị ngọt ngào của các loại trái cây cả bốn mùa.
Hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tíu là món ăn quen thuộc của người Hoa, du nhập vào đất Mỹ Tho từ hàng trăm năm nay. Nhưng được "Mỹ Tho hóa" theo cách riêng, trở thành món ăn ngon có tiếng của địa phương.
Hủ tíu Mỹ Tho làm bằng bánh bột gạo chan nước súp (nấu bằng xương hầm, khô mực nướng, tôm khô cùng một số gia vị đặc trưng) bên trên mặt bày miếng sườn non, con tôm bổ đôi cùng với thịt và lòng, ăn với nước tương và rau giá.
Ai đến Mỹ Tho cũng phải một lần thưởng thức hủ tiếu Mỹ Tho, món ăn đặc trưng nhất của thành phố nhỏ bé bên dòng sông Tiền, đã nổi tiếng khắp nơi. Hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn nhờ cách chế biến nước lèo, sợi hủ tiếu rất đặc biệt, không quá dai cũng không quá bở, không quá to như bánh phở mà cũng không quá nhỏ như bún...Ngoài ra, hủ tiếu bò viên nơi đây cũng rất lạ, chỉ ăn một lần là nhớ mãi. Hãy đến góc đường Lê Đại hành - Lê Lợi để tìm sự thú vị trong nghệ thuật ẩm thực...
Bún gỏi già Mỹ Tho
Bún gỏi già thực ra cũng hao hao giống bún mắm thôi. Nói là giống, nhưng vị của nó khác nhau xa. Bún mắm và bún gỏi già có chung nguyên liệu là mắm cá, (hình như là mắm cá linh thì phải). Bún gỏi già phải nấu chung với me, mới cho ra vị nước lèo chua chua ngọt ngọt ăn không ngán là vì vậy. Đặc biệt, nó chỉ ăn chung với tép là ngon nhất. Tép bạc, tép lột, hay tôm sú lột đều được cả. Những con tép đỏ au, được lột vỏ kỹ càng trông hấp dẫn làm sao.
Bún gỏi già chua chua ngọt ngọt ăn ghém với rau muống và bông chuối bào... Nhưng mà nó ngon nhờ hẹ đấy. Nếu không có cọng hẹ nào thì cái tô bún của bạn coi như tiêu. Thêm nữa phải có nước chấm đặc biệt nó là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, rất thơm và có vị ngọt đậm đà. Bạn không cần nêm nếm gì vào tô mà vẫn cảm thấy vừa miệng.... Nếu có khi nào về Mỹ Tho, thì các bạn nên thử qua.
Bánh bèo
|
Nghỉ đêm ở thành phố Mỹ Tho, sẽ có một món ăn hấp dẫn khác, bán vào buổi tối, ở góc "Chợ Hàng Bông". Món bánh bèo! Chỉ là một gánh hàng, vài chiếc ghế con con, vậy mà lúc nào nơi đây cũng chật cứng. Bánh bèo không lớn như của người miền Bắc, tròn, nhỏ, được xếp chồng lên nhau, thêm đậu xanh nấu, bánh phồng tôm xắc nhỏ, thịt thái sợi, ăn với nước mắm tỏi ớt...
Mắm còng xứ rẫy Gò Công
Nhà nào ở miệt rẫy cũng đều biết làm món mắm còng. Bà con làm để ăn, tặng bạn bè thân hữu. Nhà nào có dư thì đem ra chợ bán kiếm thêm chút đỉnh. Ðến mùa còng lột, người ta hay chọn bắt những con vừa lớn vừa có mầu sắc đỏ tươi để làm mắm. Còn các loại còng khác ít ai bắt, có chăng chỉ để nuôi đàn vịt tàu đẻ mà thôi.
|
Bánh giá chợ Giồng
Ở huyện Gò Công Tây, món bánh giá chợ Giồng là đặc sản trứ danh với cách chế biến rất đổi công phu. Đấu tiên là chọn gạo, đậu xanh loại ngon đem xay thành bột, hòa vào trứng gà, bột mì, gia vị. Khi chiên bánh đặt thêm vào thịt, tôm, giá đã băm, đậu phộng, mỗi thứ một ít. Bánh còn nóng hổi, tỏa mùi thơm phức ăn kèm rau sống và nước mắm tỏi ớt thì thật là tuyệt vời.
Sam biển Gò Công - Tiền Giang
Ngoài các loại cá tôm thiên nhiên ưu đãi, ở vùng biển xã Vàm Láng, Tân Thành, huyện Gò Công Ðông (Tiền Giang) có đặc sản khá hiếm: sam biển. Với hình thù lạ mắt: vỏ cứng như mai cua, mình tròn dẹt, đường kính độ gang tay, tám chân càng nhỏ dưới bụng, phần đầu là mũi nhọn ba cạnh rất linh hoạt dài cỡ 20 cm. Khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch, sam bắt cặp phối giống và sau đó sam cái mang bụng đầy trứng nhỏ như hạt tiêu đợi ngày sinh nở. Gió chướng thổi về, người dân ven biển chúng tôi sáng sớm đi dọc bờ thỉnh thoảng vẫn bắt được những cặp sam tấp mé.
Có dịp về Gò Công để thưởng thức món sam trứng, bạn sẽ có một ấn tượng khó quên!
Các loại trái cây
|
Ngoài những đặc sản trên, Tiền Giang còn nổi tiếng với những loại trái cây đặc trưng, thường được mua về làm quà biếu. Phổ biến nhất là: sầu riêng, vú sữa Lò Rèn, sapôchê, xoài cát Hòa Lộc, bưởi long, cam sành...
Chuối nếp nướng Mỹ Tho
Mỹ Tho ngoài món hủ tiếu nổi tiếng còn có cả món chuối nếp nướng và bún gỏi già. Nếp nướng thường được bán chung với chuối nướng. Người ta vắt nước cốt dừa trộn lẫn trong nếp, rất béo. Nêm thêm đường muối cho vừa ăn rồi ép nếp thành miếng tròn dẹp và đem nướng trên than hồng. Lớp nếp bên ngoài được nướng chín vàng rất thơm, bên trong nếp vừa mềm vừa dẻo. Ăn không cần chan thêm nước cốt dừa vẫn ngon và béo.
Bún gỏi già Mỹ Tho
Món bún gỏi già thì có họ hàng với bún nước lèo. Mà nước lèo ở đây được nấu từ mắm với me chín, mới cho ra vị chua chua ngọt ngọt của gỏi, ăn hoài không ngán. Đặc biệt, món ăn này ăn chung với thịt luộc và tôm, ăn kèm với giá sống, hẹ, rau thơm, bắp chuối bào. Nước chấm đi kèm phải là nước mắm nguyên chất và có mắm nêm hay mắm ruốc. Gọi là bún gỏi già có lẽ do bún có vị đậm đà nêm nếm già tay.
Bánh bèo nước cốt dừa Mỹ Tho
Tại ch��� Hàng Bông có món bánh bèo nước cốt dừa khá nổi tiếng. Bánh bèo làm bằng bột gạo ngon được xếp đều trong đĩa, trét lên một lớp nhân đậu xanh đánh nhuyễn thật bùi, rắc thêm một lớp tôm khô chấy đậm đà vị ngọt, chan mấy muỗng nước cốt dừa béo ngậy và thêm một muỗng nước mắm ớt pha chanh đường chua chua ngọt ngọt mằn mặn cay cay. Mặc dù chỉ là gánh bánh bèo nho nhỏ và thực khách phải ngồi trên những ghế xếp thấp chũn xoay quanh cô chủ duyên dáng hiền lành, nhưng lúc nào gánh bánh bèo cũng đắt khách và đã làm nhiều người rất nhớ khi xa Mỹ Tho.
Món ngon quê hương...
Có lẽ, không riêng về hủ tiếu Mỹ Tho mà những món ăn dân dã của các vùng miền khác cũng sẽ luôn luôn ngon vì cái chất quê cứ đậm đà trong cách pha chế từng món ăn, từng tấm bánh. Và càng xa quê thì hương vị quê nhà ấy lại càng bám hoài trong ký ức. Cho nên, những món đặc sản mang hương đồng gió nội thì ăn càng thấy ngon, bởi vì nghĩa đất và tình người luôn là hành trang mang nặng trong lòng mỗi người con xa quê.
Danh tiếng hủ tíu Mỹ Tho
Mỗi lần về miền Tây ngang qua đất Tiền Giang, thành một thói quen để “dành bụng” tới Mỹ Tho ăn hủ tiếu. Nhưng chỉ dừng ở ngã ba Trung Lương để ăn thì…chỉ là Hủ tiếu giống Mỹ Tho thôi.
Phở Bắc, Bùn bò Huế, Hủ tíu Mỹ Tho là ba món đặc sản nổi danh vang tiếng từ xưa đến nay trong vô vàn món ẩm thực ba miền. Đô thị Mỹ Tho hình thành cách nay trên 330 năm, cũng có nghĩa hủ tiếu Mỹ Tho có ngần ấy tuổi.
Vào bất kỳ tiệm bán hủ tiếu nào ở Mỹ Tho cũng sẽ nhìn thấy trên bàn ăn những thứ lỉnh kỉnh như : lọ nước mắm, tương xì dầu, tương ớt, tương đen, chanh, giá sống, ớt hiểm, tỏi, ớt sừng trâu sắc xéo màu trắng, vàng, đỏ.
|
Rỗ rau thường có ngò gai, quế là những thứ không bao giờ thiếu. Những tiệm hủ tíu ngon nổi tiếng thường có từ trước giải phóng của người Hoa, nhà cửa, bàn ghế cũ kỷ, ám màu mỡ dầu với khói nhìn xin xỉn, xưa xưa.
|
Trái lại những tiệm mới mở sau này của người Việt thường sang trọng, nền gạch láng, bàn , ghế inox sáng choang.
Đặc điểm của Hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Những tiệm hủ tiếu ngon “số dách” ở Mỹ Tho có thể đếm trên đầu ngón tay.
Một tiệm hủ tiếu Mỹ Tho ăn ngon, bao giờ cũng kèm theo bán mì, hoành thánh hai món chiến lược rất khoái khẩu của người Hoa. Ngày xưa, sau lưng trường Nguyễn Đình Chiểu TP Mỹ Tho bây giờ có tiệm hủ tiếu danh tiếng Hưng Ký.
|
Mỗi buổi sang khách sang trọng ngồi tràn ra đường để ăn. Có người phải đứng đợi canh chỗ khách vừa đứng dậy là ngồi chiếm ngay.
Chậm chân là nhịn ăn. Chiếc xe đẩy nấu nước lèo, đặt ngang phía trái cửa ra vào, mỗi lần châm nước, khói phả lên thơm lừng ngây ngất những thực khách đang đói bụng. Nước lèo đặc biệt ngon nhờ những bí quyết gia truyền.
Một tô hủ tiếu hay mì chỉ được múc chừng 1/3 vá to thịt nạc bằm ướp kỹ vào một cái tô cạn đáy. Sau đó múc gần một vá nước lèo thật nóng đã nấu bằng xương heo, khô mực, tôm khô đổ vào tô rồi dùng vá đập nhè nhẹ để thịt bằm rời ra và vừa mới chín tới ăn mới ngọt.
Liền sau đó đổ ngay vào tô hủ tiếu đã làm sẵn phủ đầy trên mặt nào: Phèo heo, tôm khô chấy, tép mỡ, gan heo, thịt xá-xíu xát mỏng, ngò tây, hành lá, cải bắc thảo.
Tuy bán có đắt hơn các nơi khác một ít, nhưng vẫn được nhiều thực khách ưa chuộng. Nhằm lúc trời oi bức, hủ tiếu nóng, dai cùng với ớt cay xè, mấy thứ gia vị cay nồng khác quyện với nhau, ăn đổ mồ hôi hột vậy mà khách vẫn xì xụp ăn cho hết mới chịu lau trán.
Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng kể từ thập niên sáu mươi chính nhờ việc chọn loại gạo làm ra cọng bánh và nồi nước lèo pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Nam Sơn, Tuyền Ký, Hưng Ký, Phánh Ký, Phát Ký, Gia Ký, Oai Ký… Hủ tiếu ngon nhất phải làm bằng gạo Gò Cát (giống lúa đặc sản như Tài Nguyên thơn, Nàng Hương, Nanh Chồn, Nàng Thơm chợ Ðào) ở xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho.
Còn hủ tiếu ngon, theo bà Lê Thị Thái, chủ lò sản xuất bún hủ tiếu thì nhất thiết phải là bánh khô, khi nấu trụng sơ nước sôi, tươm mỡ hành phi, cọng trong bóng, bắt mắt.
Chất lượng ngon dở là bí kíp gia truyền thuộc về người nấu nước lèo. Ai cũng dư biết thịt tủy xương ống hầm rục, thêm mực khô, tôm chấy mỡ mà thành, nhưng phải có vài thứ gia vị bí truyền mới thơm ngây ngất, ngọt lịm đặc trưng.
Để cảm nhận điều này, khách đến khu vực cầu Quay, đường Trưng Trắc - TP Mỹ Tho, dãy hàng quán bình dân mà nườm nợp khách ta lẫn tay vào ăn. Đó mới là hủ tiếu Mỹ Tho chánh gốc.
Một số quán ăn ngon ở Mỹ Tho
- Cháo rắn: Quán 80 (hay 180) nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Hay quán Minh Nhật nằm trên Quốc lộ 1A (gần ngã 3 An Hữu).
- Hủ tíu bò viên: Đường Lê Đại Hành - gần trung tâm thương mại mới.
- Hủ tíu Mỹ Tho: Quán nào cũng ngon. Em thích nhất quán bà Tư Lùn trên đường Đinh Bộ Lĩnh (Gần Cty Điện lực)
- Hủ tíu :8 Lài, A.Hòa đường Đinh Bộ Lĩnh, 2 quán nằ quán nào cũng ngon.
- Hủ tíu satế: 246 Nam kì khởi nghĩa ăn ngon nhất.
- Cơm trưa: quán Chí Thành (có món gà chiên ngon ra phết).
- Phở: Đồng Thanh - Lý Thường Kiệt
- Cơm tấm - Đường Giòng Dứa (nổi tiếng luon)
- Hủ tiếu chay - Cây Bồ Đề - Cuối đường Nam Kì Khởi Nghĩa - Lê Thị Hồng Gấm
- Quán nhậu - Làng Việt - Lý.T.Kiệt; nhậu khuya (ở My Tho quan kg bán sau 10h); Thượng Uyển ở đường Ấp Bắc (quán này có karaoke phòng trọ; có đào đặc biệt mấy cô tiếp thị bia chấp nhận ngồi với khách luôn; Thùy Dương - gần công an TpMy Tho (quán này có đào)
Quán không tên ở đường Huyện Toại (gần Bác sĩ Trầm), nghêu, sò, ốc, hột vịt lộn bình dân, nước chấm ngon tuyệt. Nhớ đi sớm vì chỉ bán từ gần 3 giờ chiều đến khoảng 6 giờ 30 tối là hết rồi.
+Quán Chí Thành: Cạnh bờ hồ, dân MTho gọi là giếng nước, nhưng nhớ là giếng nước cạnh đường Ấp bắc nhé.
+Hủ tiếu Vườn Xoài: Ngay vòng xoay ngã ba Trung Lương.
+Hủ tiếu chay TÂM TỪ: Bán mấy mươi năm nay rồi. Quán nhỏ thôi, cực kỳ bình dân, nhưng cực kỳ lâu quên hương vị nhé. Từ Ngả ba Trung Lương đi về hướng Mỹ Thuận khoảng 150m, bên phải, cạnh đường hẻm; đối diện Sở Nông nghiệp; không có biển cấm dừng cấm đỗ. Chạy từ từ mới thấy.
+ lẩu bò Ba Chuông đường Lý Thường Kiệt.
Món ăn truyền thống của Hà Nội
Món ăn truyền thống của Hải Phòng
Món ăn truyền thống của Malaysia
Món ăn truyền thống của Campuchia
Món ăn truyền thống của Canada
Món ăn truyền thống của người Hoa
(st)