Món ăn ngon ở Tam Đảo làm du khách nhớ mãi

Món ăn ngon ở Tam Đảo làm du khách nhớ mãi. Tam Đảo là miền rừng núi của tỉnh Vĩnh Phúc, nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, chỉ cách Hà Nội hơn 40 cây số theo đường chim bay, không chỉ nổi tiếng về thời tiết mát mẻ sánh ngang với Sa Pa và Đà Lạt mà còn nổi tiếng về các món ăn đặc sản.




Tam Đảo có nhiều sơn hào, nhưng lại không giết hại thú vật quý hiếm hoặc làm hao tổn lâm thổ sản. Bởi đây là vườn quốc gia, mọi thú hoang dã đều được bảo vệ nên người dân Tam Đảo đã chăn nuôi nhiều con vật như bò, dê, lợn rừng, rắn và vài thứ thú hoang dã được thuần hóa để nhân giống chăn nuôi, cung cấp thực phẩm sạch cho các quán ăn, nhà hàng, khách sạn.

Món thịt lợn rừng là lợn rừng thật sự vì chúng được nuôi trong các làng trại của người dân tộc Sán Dìu trên núi Tam Đảo. Lợn được thả rông trong rừng, đến bữa gọi về cho ăn thêm rau, cám để chủ nuôi quản lý cho dễ. Chúng phải tự kiếm thức ăn có sẵn trong rừng để sống là chính. Do vậy, chúng trở lại bản năng gốc, chậm lớn, mõm dài ra, lông xồm xoàm, mông quắt, bụng thon lại, chân cao lên, chỉ 15 đến 16kg là có thể làm thịt.

Lợn này cạo lông xong, mổ bỏ lòng, nhét lá ổi, lá sả, hoặc lá lộc vừng vào bụng rồi thui vàng. Thịt lợn mỏng và dai, không siêu nạc, không nhiều mỡ. Ăn không ngấy, không hôi, càng nhai càng ngọt, chế biến món nào cũng thơm ngon, đậm đà.

Thương hiệu rau su su Tam Đảo được nhiều người ưa chuộng, hàng bán không bao giờ bị ế. Su su ưa đất xốp, ẩm và tốt,  thích hợp với khí hậu Tam Đảo. Ở đây, giàn su su rộng tới mấy sào, quả lúc lỉu, mỗi lần hái, có thể chứa đầy cả một ôtô tải. Ở Tam Đảo có hẳn cả một dãy chợ bán rau su su.

Ngọn su su bán được giá hơn quả nên người ta tận dụng cả khe, lạch, mặt cống để bắc ngang cây tre, cây nứa cho cây leo. Khác với miền xuôi, su su chỉ trồng một năm một lần, còn ở đây trồng lưu niên. Người ta cắt bỏ cây già, cho gốc chồi lên cây non, rồi bón thúc thêm phân mới.

Do su su trồng ở Tam Đảo không bị mối cắn rễ làm héo chết, không bị côn trùng ăn lá, ăn quả nên người địa phương không phải dùng thuốc trừ sâu. Rau su su có thể luộc chấm tương hay nước mắm chanh, hoặc xào với tỏi lẫn thịt bò. Quả su su bổ như bổ cau, luộc chín kỹ chấm muối vừng, hay thái mỏng hoặc bào nhỏ su su để xào hoặc nấu canh.

Nhiều người đã từng biết đến rừng trúc Sa Pa, rừng trúc Yên Tử nhưng không đâu bằng trúc Tam Đảo. Bà con miền núi ở đây gọi là cây sặt. Măng Tam Đảo chủ yếu là măng sặt và măng nứa. Măng chỉ to bằng chuôi liềm và dài hơn gang tay là có thể chặt được.

Măng lấy về, bóc nõn, bỏ hết vỏ rồi luộc qua và ngâm nước muối, luộc, chấm mắm tôm, chanh ớt. Mắm tôm cần pha thêm rượu 45 độ cho chín, vắt chanh sủi bọt, cho thêm 2-3 lát ớt vừa đủ cay. Thường người ta để cả măng tròn, luộc cho mềm, xếp lên đĩa. Khi ăn cầm trực tiếp bằng ngón tay, chấm mắm tôm, cắn từng đoạn. Ăn cách ấy mới là ăn măng Tam Đảo.

Tam Đảo không có nắng gắt, lại mát lạnh, ẩm ướt nên nấm hương rất mau mọc. Nấm hương nhồi giò giã, nấu nước gà luộc, tôm he khô, cùng với bóng bì, thịt thăn, su hào thái mỏng ăn vừa thơm, vừa ngon, vừa bổ dưỡng.

Trước kia người dân Tam Đảo chuyên lấy nấm hương mọc tự nhiên trên những thân cây gỗ xốp, nhiều nhựa như sung, mít, ngái, vải sắp mục. Ngày nay, nhiều người dân ở đây đã biết trồng. Người ta ngả những loại cây gỗ xốp, dùng loại búa chuyên dùng có mỏ vằm nệm vào than gỗ, khoét thành các hố to bằng miệng chén uống nước. Khi gỗ khô, ráo nhựa, mới cấy bào tử nấm vào các hố ấy, phủ một lớp mùn mỏng, rồi tưới nhẹ giữ độ ẩm cho nấm mọc lên.

Tam Đảo còn có đủ các điều kiện để nuôi hươu, nai, dê, cừu, thỏ, phát triển cá bống suối tự nhiên bằng cách đắp đập chăn nuôi, lấy sữa ong chúa, bọng ong non... Các thứ ấy do các đầu bếp lành nghề, chế biến thành các món ăn đặc sản Tam Đảo có thể hấp dẫn khách du lịch và phục vụ luôn cả người dân, người địa phương Vĩnh Phúc./


Ảm Thực Tam Đảo

Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nổi tiếng là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành ở miền Bắc. Cũng chính vì được thiên nhiên ưu đãi như vậy nên Tam Đảo còn được mọi miền biết đến nhờ “thương hiệu” nổi tiếng: ngọn su su.

Ngọn su su được bán rất nhiều tại thị trấn Tam Đảo – Vĩnh Phúc,Vốn là giống cây trồng ưa đất xốp, ẩm, màu mỡ và khí hậu mát mẻ nên su su ngày càng được người dân nơi đây trồng nhiều. Có nhà còn tận dụng cả khe nước để bắc ngọn tre, cây nứa cho ngọn su su leo lên. Thậm chí, su su còn được trồng trên sân thượng của những tào nhà cao tầng. Giàn su su có diện tích lớn nhất lên tới mấy sào. Từ trên cao nhìn xuống chỉ thấy một màu xanh rợn ngợp cả tầm mắt. Đứng dưới đất ngửa cổ lên nhìn, từng quả từng quả đu đưa lọt xuống qua khe giàn, xanh mướt. Cũng là su su nhưng ở đây không giống với các vùng miền khác cả về thời vụ lẫn vị của quả, ngọn. Ở miền xuôi, su su chỉ trồng một năm một lần, ở Tam Đảo người ta trồng quanh năm, năm này sang năm khác. Người ta cắt bỏ gốc già để cho những ngọn su su non chồi lên, xanh mơn mởn, sau đó bón phân mới. Cứ ba ngày người dân cắt một lần để hạn chế việc ra quả và kích thích khả năng nảy mầm của cây. Bởi ở đây người ta trồng lấy ngọn là chính chứ không phải để thu hoạch quả như ở Sa Pa.


Ngọn
su su Tam Đảo nổi tiếng ngon, giòn, xanh mướt; Cây su su trồng ở đây được “hưởng” nhiều sự ưu đãi của thời tiết nên không có hiện tượng bị mối cắn rễ héo chết, lại không bị côn trùng ăn lá, quả. Cây su su nơi đây có đủ mọi điều kiện thuận lợi để phát triển xanh tươi mà không phải cần đến thuốc trừ sâu. Điều này cũng là nguyên nhân để các thực khách xa gần yên tâm thưởng thức loại “rau siêu sạch” này.
Ngoài sự khác biệt về điều kiện khí hậu cũng như thời vụ đó, su su Tam Đảo còn có những đặc trưng rất riêng khó lẫn với vị của các vùng miền khác. Khi ăn, thực khách dễ dàng cảm nhận được độ ngon mềm nhưng lại giòn, vị ngọt mát tự nhiên. Chính vì thế mà nó nhanh chóng trở đặc sản của Tam Đảo và rất được các du khách ưa chuộng. Ai đã từng đặt chân đến miền rừng núi này đều rất thích thú khi đứng trước những ruộng su su xanh bạt ngàn nối tiếp nhau trên khắp lối đi, một màu xanh non tươi mát cho người ta cảm giác bình yên lạ.


Ngọn su su, quả su su có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để tạo nên các món ăn ngon miệng. Giản dị như su su luộc chấm muối vừng, chấm mắm tương, mắm chanh. Su su xào thịt bò có thể dùng tiếp khách…Người dân nơi đây rất tự hào về giống cây đặc sản này. Mỗi khi du khách ghé qua đây đều được giới thiệu về vị đặc biệt của nó, ngọn rau và quả su su dù đem luộc hay xào cũng đều xanh và giòn ngọt hơn các nơi khác.Du khách kết thúc những ngày nghỉ của mình tại Tam Đảo vẫn không quên mua một vài cân ngọn, quả su su về làm quà như một sự tri ân đối với con người và vùng đất nơi đây. Su su Tam Đảo vì vậy mà trở thành “đồ lưu niệm” theo chân du khách đến các vùng miền xa xôi.

Xôi đen: Món ăn ngon và vị thuốc bổ dưỡng

Người Sán Dìu ở Trung Mỹ - xã miền núi của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều món ăn độc đáo. Chỉ riêng xôi nếp cũng đã có rất nhiều loại, từ xôi vàng với quả dành dành, xôi xanh với nhiều loại lá rừng đặc sản, xôi tím với quả khoé, xôi đỏ với quả gấc, xôi hồng với quả rôm,... Đặc biệt xôi đen với lá cây xau xau là quý nhất, vừa là món ăn ngon dễ bảo quản được lâu vừa là vị thuốc quý chữa bệnh.
Đối với bà con dân tộc Sán Dìu, trong lễ tết Thanh Minh tảo mộ hàng năm, nhất thiết phải có xôi đen để dù có phải đi tảo mộ xa hàng mấy ngày đường, xôi cũng không bị hỏng. Cách làm xôi đen cũng khá đơn giản.
Cây xau xau là loại cây rừng thân gỗ có mùi thơm hương nhu, lá non có thể dùng làm rau gia vị. Lá cây xau xau ngâm vào thùng nước sẽ cho màu tím đen. Muốn đen tuyền thì nhúng mũi cày đã nung đỏ vào nhiều lần, nước sẽ càng đen sẫm lại. Đem lọc bỏ bã lấy nước để ngâm gạo nếp, sau một đêm vớt ra thấy gạo nếp đã đen đều thì xóc lên rắc chút muối rồi đem đồ xôi. Hạt xôi đã chín càng đen bóng lại, đơm ra đĩa bày lên mâm cỗ.
Xôi đen để lâu vẫ dẻo thơm và càng đen bóng. Xôi đen chỉ bảo quản bình thường cũng lâu bị ôi thiu nên dùng làm thức ăn dự trữ đi đường xa hoặc luồn rừng sâu rất thuận tiện.
Ăn xôi đen rất dễ tiêu, chữa được bệnh hay đau đầu và rất phù hợp với người ốm yếu da xanh do sốt rét rừng, bởi ăn xôi đen còn có tác dụng bổ máu .

Thịt tái Bò Kiến đốt

(Thịt tái bò kiến đốt) Nghe tên đã thấy lạ tai, ăn càng lạ miệng và cách chế biến thì lại càng độc đáo.Thịt bê mới mổ còn nóng, cắt miếng khoảng 1kg đem treo ngay cạnh các tổ kiến trên cây rừng. Chọc cho lũ kiến trong tổ tức khí bung ra bâu kín vào miếng thịt.
Hàng vạn con kiến hung dữ thi nhau cong đuôi đốt vào miếng thịt còn nóng đó cho thật chán chê càng nhiều càng tốt. Nếu kỳ công, mỗi miếng thịt đem treo vào tổ mỗi loài kiến khác nhau sẽ được nhiều hương vị khác nhau. Kiến vống đỏ có mùi thơm chua, kiến vống đen có mùi thơm hắc, kiến bồ nọt có vị cay ngọt, kiến ngạt có vị thơm mùi cà cuống… Chỉ treo thịt bê “nhờ” kiến sống trên cây đốt hộ chứ không “khiến” lũ kiến chuyên làm tổ dưới đất vì bọn kiến này có lối sống hơi mất vệ sinh!
Sau đó, các miếng thịt đem về dội qua nước muối loãng cho sạch bụi bẩn, để ráo nước rồi đem thui trên bếp lửa than hồng cho chín tái. Thái miếng mỏng ngang thớ, bày ra đĩa theo từng loại, đặt thứ tự lên mâm để nhắm rượu. Ai được thưởng thức cũng cảm thấy rất thú vị bởi mỗi miếng thịt được từng loại kiến đốt sẽ cho một hương vị ngon riêng.
Ăn thịt bê kiến đốt không chỉ dễ tiêu hóa mà còn là vị thuốc phòng và chữa bệnh thần kinh hoặc bệnh thấp khớp bởi vì nọc kiến rừng cũng là một vị thuốc quý trong Đông y

Rượu Chít Tam Đảo

Vườn Quốc gia Tam Đảo chập trùng núi cao với trăm suối ngàn khe cùng bát ngát những cánh rừng hỗn giao xen kẽ các vạt rừng nguyên chủng. Rừng chít cũng là đặc điểm rất riêng của vùng núi đồi Tam Đảo.
Rừng cỏ lau thường mọc trên đồi cao còn rừng cỏ chít mọc ven các khe suối và tạo thành các cánh rừng phủ kín những bãi bồi. Cây chít cho lá gói bánh cho hoa râm chổi và còn cho một món ăn đặc sản quý giá. Đó là con sâu chít, một vị thuốc bổ tráng dương, một món ăn quý hiếm thường được ví vơi Đông trùng hạ thảo" trong thuốc bắc của Trung Quốc.
Vào dịp cuối năm, bà con các dân tộc Sán Dìu, Cao Lan ... thưởng vào rừng lấy lá chít về gói bánh đồng thời ảm bắt sâu chít về ngâm rượu gọi là rượu chít. Trong bụi chít, tìm ngọn cây nào bị héo úa là bóc ra sẽ bắt được con sâu đang nằm gọn giữa thân cây. Con sâu chít màu trắng ngà chỉ dài chừng hai đất tay giống như con tằm nhỏ. Mỗi người mỗi buổi luồn rừng dù tích cực cũng chỉ bắt được vài chục con.Con sâu chít đem về có thể thả ngay vào chai với số lượng không hạn chế, đổ đầy rượu ngâm chìm rồi đặt vào góc tủ. Khoảng một tháng sau sẽ trở thành rượu bổ vơi màu trông hơi trắng ngà. Rượu này rất phù hợp với những người đàn ông bị " bất lực ". Những ai cẩn thận và cầu kỳ hơn thì thả sâu chít còn tươi vào nước muối pha loãng, rửa sạch vớt ra cho ráo nước. Dùng gạo nếp thơm cho vào chảo rang vàng rồi rắc lần lượt sâu chít vào tiếp tục đảo cùng gạo nếp đến khi các con sâu chít đều cùng chín vàng như gạo rang thì lấy ra cho vào ngâm rượu hoặc để dành dùng dần. Rượu này có màu vàng bắt mắt và rất thơm ngon.
Con sâu chít Ở Tam Đảo vừa là vị thuốc vừa là thực phẩm quý hiếm và rất bổ dường đối với cả những người mới ốm dậy. Trẻ nhỏ và người già suy dinh đường nếu thường xuyên được bồi dưỡng bằng sâu chít hấp cách thuỷ cùng lòng đỏ trứng gà sẽ rất nhanh lại sức.
Các cụ già Ở đây còn kể lại rằng: Từ thời xưa các quan lại thường khuyến khích dân sở tại vào rừng bất sâu chít về nộp cho Viện Thái Y của triều đình, mỗi lạng sâu chít được thưởng gần 1 lạng bạc, vừa có thuốc quý vừa góp phần bảo vệ rừng xanh.

Bò tái kiến đốt


Thịt bò mới mổ còn nóng, cắt miếng khoảng 1kg đem treo ngay cạnh các tổ kiến trên cây rừng. Chọc cho lũ kiến trong tổ tức khí bung ra bâu kín vào miếng thịt.

Nghe tên đã thấy lạ tai, ăn càng lạ miệng và cách chế biến thì lại càng độc đáo.

Thịt bò vừa mới mổ xong người ta cắt mỗi miếng từ 1-2kg, sau đó chọn những ổ kiến thật to ở trên cây (kiến ở dưới đất sẽ không đảm bảo vệ sinh) rồi để những miếng thịt vào cạnh tổ kiến, chọc cho lũ kiến bung ra,  khi đó tất cả lũ kiến hung dữ sẽ bâu vào miếng thịt và cong đuôi đốt chán chê, thậm chí người ta có thể mang mỗi miếng thịt để vào một tổ kiến khác nhau như vậy khi ăn sẽ có được nhiều hương vị: kiến vống đỏ có mùi thơm chua, kiến vống đen có mùi thơm hắc, kiến bồ nọt có vị cay ngọt, kiến ngạt có mùi thơm...

Tiếp theo, miếng thịt bò được mang xuống rửa sạch bằng nước muối nhạt, để ráo nước, đem nướng chín tái trên bếp than hồng rồi mang ra thái miếng mỏng cho lên đĩa. Nhưng không chỉ có thế, các nguyên liệu ăn kèm và cách ăn cũng rất công phu, ngoài các loại rau sống ăn kèm thì không thể thiếu được chuối xanh và rau ngổ. Chuối xanh rửa sạch, để cả vỏ và thái lát cho vào bát nước cùng với một chút nước cốt chanh.

Cuối cùng là nước chấm. Người dân ở đây dùng một loại tương làm từ ngô và đậu, pha thêm  gừng băm nhỏ và một chút đường. Khi ăn dùng tay đặt miếng thịt bò trên rau sống, tiếp theo là một lát chuối nhỏ và một chiếc rau ngổ đặt lên trên sau đó cuốn chúng lại nhúng vào bát nước chấm và thưởng thức.

Khi ăn hương vị của mỗi miếng thịt cũng khác nhau vì mỗi loài kiến đốt cho một hương vị riêng biệt. Đó quả là hương vị mà khi ăn xong sẽ còn nhớ mãi về vùng đất này.

Ăn thịt bò tái kiến đốt không chỉ tốt cho tiêu hóa mà nó còn là vị thuốc phòng và chữa bệnh thần kinh hoặc thấp khớp. Theo Đông Y thì nọc kiến rừng cũng là một loại thuốc quý.


Lợn đồi Tam Đảo nướng xiên


Không chỉ sánh ngang với Sa Pa hay Đà Lạt về quang cảnh, tiết trời, Tam Đảo còn nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản, như thịt lợn đồi nướng xiên ăn với bánh cuốn. Nói món này ngon vì có những lẽ riêng của nó.

Cách Hà Nội hơn 80 cây số, thị trấn Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) nằm ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển. Nơi đây, khí hậu quanh năm mát mẻ dễ chịu. Buổi sáng đầu tiên trên phố núi sương mù này tôi thả bộ ra khu chợ. Chợ bán đủ thứ, nào đọt su su, các loại thuốc rễ cây, thịt rừng, cơm lam gà nướng…. Duy chỉ món thịt lợn đồi nướng xiên là lạ với tôi và quyết định dùng bữa sáng bằng món này.

Trước sân quán, một chảo than hồng rực lửa, xếp đều các xiên thịt đỏ tươi trên vỉ, hương khói bốc lên thơm ngát mũi. Vừa ngồi đợi xiên nướng chín vừa nghe cô chủ tiếp thị: Đây là loài lợn rừng chính gốc, được người thiểu số ở đây săn bắt từ nhiều năm trước rồi họ quây chuồng thả nuôi trong rừng trên diện tích rộng, lâu ngày sinh sản nhiều lên. Thức ăn của chúng là những rau củ rễ trong rừng, hoàn toàn không có cám hoặc cơm cháo như lợn nhà. “Món lợn đồi nướng xiên kén thịt. Phải biết chọn những chỗ nạc ngon, thái ra từng miếng mỏng nhỏ, ướp gia vị đặc biệt của người đồng bào rồi nướng trên lửa than mới đạt”, cô chủ tấm tắc.

Hơn mười phút chờ đợi nghe vãn chuyện, hai xiên thịt đã chín vàng thơm phức, một chén nước chấm nấu bằng nước mắm, đường, gia vị và giấm được bày ra. Bánh quấn nóng (người ở đây phát âm như vậy) cũng là đặc sản, làm bằng bột gạo – lúa rẫy có pha ít thịt nạc với mộc nhĩ rồi đem tráng mỏng trên nồi nước sôi ùng ục, như bánh cuốn miền xuôi. Cái bánh được gấp lại, rắc lên ít hành phi. Những xiên thịt tuốt ra trong chén nước chấm đã pha. Thực khách gắp từng cái bánh quấn chấm vào, kèm miếng thịt nướng. Chao ôi nó thơm ngọt lạ lùng giữa phố núi sương mù!

Tôi cảm nhận được đây là món thịt lợn đồi đúng như tên gọi. Nó không như lợn nhà và cũng không như thịt heo rừng, lợn tộc nuôi ở các trang trại dưới đồng bằng. Thế nhưng giá lại rẻ không ngờ, chỉ có 30.000 đồng một phần. Sau bữa ăn, tôi được cô chủ mời uống ly nước chè xanh non cao đậm chát, hương gừng nghe thật ấm lòng mà nhớ mãi xiên thịt đồi nướng.

Tham khảo thêm kinh nghiệm Du lịch Tam Đảo



Tam Đảo là một điểm đến cuối tuần cho của dân miền Bắc. Với độ cao hơn 1000m đã tạo cho Tam Đảo có một không khí trong lành mát mẻ quanh năm, tựa như Đà Lạt hay Sapa. Với khoảng cách hơn 70km từ Hà Nội, sẽ giúp cho bạn có được một chuyến dã ngoại cuối tuần nhanh chóng. Mọi người thường chọn Tam Đảo cho chuyến đi cuối tuần cùng với gia đình và bạn bè, thư giãn sau một tuần làm việc mệt mỏi. Để biết thêm thông tin về Tam Đảo, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm du lịch Tam Đảo của Tôi Đi.

Chơi gì ở Tam Đảo

Chùa Vân: Tịnh Viện Vân Sơn Tam Đảo, thuộc xã Hồ Sơn – Huyện Tam Đảo (cách Tam Đảo 9km, từ đường nhựa theo hướng lên Tam Đảo rẽ phải vào khoảng 200m, có biển hướng dẫn rất bự). Ngôi chùa này khởi công vào ngày 04/03/2009, cho đến nay đã hoàn thành phần khung, chắc vài tháng nữa mới trang trí xong. Đường vào vẫn còn rải đá dăm. Từ đường nhựa đi vào sẽ thấy một bãi đất rộng, phía bên trái là chùa đang xây, rẽ bên tay phải (có thể nhìn thấy ngay vì khung cảnh rất thoáng) là Chính điện nằm giữa khu rừng thông và keo (77 bậc gạch đỏ để lên đến thềm). Ở chỗ này view cũng đẹp mà ngủ cũng sướng lắm ạ.

Tháp truyền hình: cao 93 m trên đỉnh Thiên Nhị với độ cao 1.375 m. Ðường đi lên tuy vất vả nhưng lãng mạn, nên thơ. Dọc đường lên là hoa phong lan, hoa cúc quỳ và các loài hoa dại không tên khác nở đầy lối đi, tỏa hương thơm lạ, mầu sắc rực rỡ… Ở nơi đây nhiều loại bướm đủ mầu rập rờn trên hoa lá, đậu, bay theo du khách như các sứ giả đón khách ghé thăm. Lên tới đỉnh, phóng tầm mắt ra bốn phía là mênh mông trời, đất, gió, mây…

Thác Bạc: Từ trung tâm thị trấn Tam Đảo, rẽ phải theo lối mòn, hút xuống thung lũng sâu, thác Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao 50 m ào ào tuôn nước, thả vào gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa…

Đỉnh Rùng Rình: nếu thích mạo hiểm, bạn hãy đi xa chút nữa tới đỉnh Rùng Rình, ở đây cây cối, núi non đẹp như trong cổ tích, có nhiều cây to mấy người ôm phủ đầy hoa phong lan, tiếng chim hót ríu rít vang động, bươm bướm bay rợp trời. Xa hơn nữa là Tam Ðảo 2, nơi mà vào thời Pháp cũng là điểm du lịch nghỉ mát lý tưởng, nhưng nay bị bỏ hoang, mang vẻ đẹp hoang dã, cô liêu.

Cổng trời: Từ thi trấn Tam Đảo bạn đi thẳng lên nhà thờ thời Pháp rẽ trái đi thẳng là tới Cổng trời. Ðứng trên Cổng Trời nhìn xuống thị trấn Tam Ðảo mờ mờ ảo ảo trong những làn sương chợt đến chợt đi ta thấy Tam Ðảo đẹp lạ lùng. Mây mù quấn quýt quanh người, những cơn gió từ cánh rừng thông xanh mơn mởn. có thể làm bạn rùng mình giữa ngày hè oi ả.

Nhà thờ cổ Tam Đảo: Được xây dựng vào năm 1937, giáo xứ nơi đây đã xây dựng ngôi thánh đường hiện nay theo lối kiến trúc Pháp với chiều dài 26m, rộng 11m. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” đã làm cho toàn bộ những ngôi biệt thự tại Tam Đảo bị phá hủy hoàn toàn, nhà thờ là công trình kiến trúc duy nhất được bảo toàn. Đây là một điểm tham quan khá lý thú, đứng trên nhà thờ cổ bạn cũng có thể nhìn thấy toàn cảnh thiên nhiên Tam đảo rất mộng mơ. Bạn có thể chụp ảnh lưu niệm với bạn bè và người thân của mình. Rất nhiều cặp tình nhân chọn nơi này làm nơi chụp ảnh cưới cho mình.
Tắm bể bơi: Ở Tam đảo ngoài một số chỗ chơi trên bạn có thể đi bơi tại bể bơi công cộng. Là bể bơi nằm lưng chừng núi nên rất lãng mạn. Tắm ở đây nước rất sạch sẽ, bạn nên tắm vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều vì tắm vào gần tối nước sẽ khá lạnh. Giá vé tắm bể bơi là 50.000VND, nếu bạn nào lỡ mua mà không tắm nữa có thể trả lại đấy.
Bể bơi rất nhiều du khách chọn làm nơi thư giãn

Đánh golf: Dịch vụ sân Golf Tam Đảo tiêu chuẩn quốc tế, rộng 300 m2 bao gồm: khu sân tập, bãi tập chíp bóng có bẫy cát và hàng loạt bẫy gạt bóng bao quanh. Trên 100 xe golf, và đội ngũ 200 nhân viên điều hành golf chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng phục vụ.

Đền Bà chúa Thượng ngàn: Ngôi đền với nhiều hạng mục đang xây dựng nhưng thực sự có nhiều cảnh đẹp đáng để viếng thăm và làm lễ.(Hãy chú ý mặc đồ lịch sự và có thái độ đúng mực ở nơi này nhé)Mình đã ngỡ ngàng khi tới sân tượng với tượng Phật,tượng Bồ tát,tượng La hán chìm trong sương mờ.Cảnh tượng đó như không phải ở chốn trần gian.Hãy đắm mình và không gian ấy và chiêm nghiệm…

Buổi tối từ 18h là sương phủ kín cả thị trấn,đi dạo lúc này là tuyệt nhất nhưng hãy nhớ mặc ấm và đội mũ nếu không sẽ ướt hết tóc.Cảnh vật lúc này sẽ rất lạ và bạn sẽ ngắm nhìn mọi thứ qua sắc thái huyền ảo mà hiếm nơi nào có được. Còn nếu muốn ấm áp bạn có thể nhâm nhi café ở góc quán nào đó hoặc cùng bạn bè hát karaoke hay đốt lửa trại thì sẽ có dịch vụ đáp ứng đầy đủ.

Ăn uống tại Tam Đảo khá đắt, nên khuyến khích bạn đến đây nên mang theo 1 số đồ ăn sẵn. Trên Tam Đảo có mấy nhà hàng đồ ăn khá ngon nổi tiếng với món gà đồi, su su các loại món như xào, luộc, gà bọc đất. Xin giới thiệu cho bạn một số nhà hàng ở Tam Đảo: nhà hàng Hải Đăng, nhà hàng Hàng không…

Nhà Nghỉ ở Tam Đảo

  • Nhà nghỉ bình dân bạn có thể liên hệ anh Thái hiệu trưởng trường cấp 2 Tam đảo sẽ đc trợ giúp nhiệt tình, từ việc chơi bời, nhậu nhẹt tới ngủ nghỉ: 0982475367 – a Thái. Hoặc số điện thoại chị Thục em anh Thái 0987280863 . Có thể đặt chị Thục nấu ăn luôn.
  • Nhà nghỉ Tư Phương, ở trên cao nhất, có tầm nhìn khắp cả thị trấn. Nhà nghỉ này có phòng rộng, cho tập thể. Ông chủ tên Tư, bà chủ tên Phương, cực nhiệt tình, chu đáo và có văn hoá. Nhà chủ có thể nấu cơm theo tiêu chuẩn mà bác đặt. Rau thì hái ngoài vườn, là rau sạch. Các thứ khác thì tươi. Giá cũng được, ít nhất không phải chặt chém lấy được.
    Tụi tây balo đi tập thể rất thích nhà nghỉ này. Liên hệ ĐT: 098.933.9458
  • Nhà nghỉ Minh Nguyệt : Khu 1 – Thị trấn tam Đảo . ĐT : 0211.824.163 DĐ : 0904.138.333 – 0988.120.192. Các bạn cứ đi lên hết dốc thì gọi điện sẽ có người ra đón.
  • Nhà nghỉ Ánh Dương trên sườn đồi ĐT: 02113824225. Nhà nghỉ giá rẻ, có thể mua Susu ở đây mang về làm quà luôn. Chủ nhà là bác Duyên(bác là cán bộ về hưu) nhà nghỉ có nhiều phòng sạch sẽ giá bình dân tầm 200-300k có thể ở đc 6-8 người hoặc nhìu hơn, có chỗ đốt lửa trại cho đoàn tầm 50 người,phòng hát karaoke thì hơi tệ. Có thể đặt ăn luôn vì đồ ăn ở đó ngon sạch và giá rẻ.
  • Tam Đảo Belvedere Resort: là khu resort có dịch vụ tốt theo đánh giá của Tôi Đi. Đây có thể coi là khu resort tốt nhất Tam Đảo. Belvedere nằm ở phía dưới cách khá xa trung tâm Tam Đảo. Tọa lạc trong khuôn viên rộng gần 30 ha, Belvedere Resort bao gồm nhiều biệt thự sang trọng, với ban công riêng nhìn ra toàn cảnh rừng núi Tam Đảo thơ mộng. Với cách trung tâm thị trấn khoảng 3 km và kề bên Thác Bạc, gần sân golf và rừng Quốc gia Tam Đảo. Quá phù hợp cho ai muốn đi nghỉ tuần trăng mật hoặc nghỉ dưỡng. Giá phòng thường dao động từ 68USD đến 250USD (giá tham khảo, gọi điện để hỏi chi tiết).

Một số khách sạn nhà nghỉ khác để tham khảo

  • Khách sạn Hoàng Anh, số điện thoại: 0211 3824259.
  • Khách sạn Phương Vi: số điện thoại: 0211 3824 195 hoặc 0977 606 558
  • Khách sạn Cây Thông: số điện thoại: 0211. 3577 1215
  • Khách sạn Hàng Không, số điện thoại: 0211 3824208
  • Khách sạn Hương Rừng, số điện thoại: 0211 824193
  • Khách sạn Mimi, số điện thoại: 0211824231
  • Khách sạn ngôi sao Tam Đảo, số điện thoại: 0211 824263
  • Khách sạn Mela Tam đảo, số điện thoại: 0211 824352

Đặc sản và quà Tam Đảo

Susu Tam Đảo: Đến Tam Đảo, bạn có thể nhìn thấy loài cây này có mặt ở khắp nơi. Su su mọc thành giàn chênh vênh trên sườn núi, mơn mởn trước cửa nhà, hai bên đường dẫn vào thị trấn cũng bạt ngàn màu xanh của su su. Su su ở đây không phụ công chăm sóc của người nông dân Tam Đảo nên lúc nào cũng xanh tốt và có một sức đề kháng mà những loại sâu, côn trùng và mối không thể làm hại cây. Chính vì thế su su Tam Đảo mọc mà không bao giờ phải lo phun thuốc trừ sâu.
Su su Tam Đảo được nhiều người ưa chuộng, từ người tiêu dùng đến khách du lịch. Ở đây, giàn su su rộng tới mấy sào, trũi nặng quả. Ngọn su su bán được giá hơn quả. Các gia đình tận dụng cả khe, lạch, mặt cống để bắc ngang cây tre, cây nứa cho cây leo. Ở đây trồng su su cả năm. Người ta cắt bỏ cây già, cho gốc chồi lên cây non, rồi bón thúc thêm phân để lên cây mới.
Ngọn su su để xào tỏi, xào thịt bò, hoặc luộc chấm muối vừng chấm nước mắm ớt, tỏi cũng ngon. Khi ăn, bạn dễ dàng cảm nhận được độ ngon mềm nhưng lại giòn, vị ngọt mát tự nhiên. Bạn có thể mua su su Tam Đảo về làm quà cho bạn bè và người thân, giá của ngọn su su thường dao động từ 15.000đ – 20.000đ 1kg.
Gà đồi: với sự tinh tế của các đầu bếp
Tam Đảo mà món gà đồi cũng được chế biến thành rất nhiều món như: Gà đồi rang muối, gà đồi hầm, gà đồi rang hành mỡ… Ngoài ra còn có món gà đồi bọc đất nướng, nhưng nhiều người đánh giá món gà đồi bọc đất này không được ngon, thịt gà hơi mềm, không săn chắc nhưng được kết hợp từ tinh hoa đất trời nên mùi món gà đồi bọc đất rất thơm, béo ngây. Bạn cũng có thể mua về làm quà cho gia đình, với 1 con gà đồi bọc đất nướng có giá là 250.000đ.
Gà đồi bọc đất nướng
Lợn mán: Nếu bạn đi 1 đoàn đông hơn 10 người có thể đặt nhà hàng hoặc quầy ăn khách sạn 1 con lợn mán cho cả đoàn. Nhà bếp có thể chế biến thành các món như: hấp, nướng, nấu rượu mận, tiết canh, lòng thì xào hoặc nướng… Và tổ chức thành 1 bữa tiệc buffet món nướng với lửa trại thì vui không gì có thể bằng được.
Đoàn hơn 10 người bạn có thể đặt 1 con lợn mán tầm 6-8kg, 1kg thịt lợn mán ở Tam Đảo có giá là 300.000đ nhưng được nhà bếp chế biến sẵn hết cả, chuẩn bị cho bạn cả lò nướng, bàn ghế, chén bát… Nếu bạn muốn vui với bạn bè và món thịt nướng ngon thì tự nướng, còn không nhà hàng có thể nướng sẵn cho bạn luôn. Theo kinh nghiệm mình thấy thịt lợn mán và cách chế biến ở Nhà khách tòa báo nhân dân là ngon và chu đáo nhất.

Vài điều lưu ý khi đi Tam Đảo

  • Vì Tam Đảo khá cao và xa nên đồ trên đó khá đắt vì thế nếu có thể hãy chuẩn bị đồ ăn cho bữa phụ và nước uống thì tốt nhất hãy mang đủ như thế sẽ tiết kiệm 1 khoản kha khá mà lại không phải uống mấy chai nước lọc hiệu Lavis hay Aquafian nào đó.
  • Hãy chuẩn bị máy sấy tóc và bàn là vì không khí trên đó khá ẩm nhất là những khi có sương mù.
  • Chuẩn bị đầy đủ thuốc men thiết yếu vì cả thị trấn có cửa hàng thuốc nhỏ xíu chủ yếu bán Becberin và OK thôi.
  • Cẩn thận với dịch vụ chặt chém.








Các món ngon và rẻ ở Sài Gòn
Những món ăn vặt ngon ở Hà Nội
Những món ngon và rẻ ở Nha Trang
Món ăn ngon ở Cao Bằng đậm đà khó quên
Những món ăn vặt ngon ở Đà Lạt
Các quán bún cá ngon ở Hà Nội -





(st)