Món ăn trị bệnh đau lưng

Món ăn trị bệnh đau lưng. Những món ăn trị đau lưng hiệu quả nhất.


Món ăn giúp bạn trị bệnh đau lưng

Đau lưng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ, người cao tuổi mắc bệnh nhiều hơn. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra: đau do sang chấn, do thoái hóa, vôi hóa đốt sống.


Y học cổ truyền gọi đau lưng là “yêu thống”, căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng mà chia thành 4 thể bệnh:

Thể lao tổn: đau lưng như bị đánh, bị đâm vào, chỗ đau cố định không di chuyển, cúi vặn càng đau. Nhiều người từ trước có bị ngã, bị thương: lưỡi tím đậm, hoặc có nốt ban, mạch yếu, không rõ.

Thể thận hư: lưng đau và mỏi, thích đấm bóp, xoa, kèm theo lưng ngực không có sức, làm việc nhiều thì nặng lên, đêm đi tiểu nhiều. Người mà lệch về dương hư, dạ dày lạnh, chân tay lạnh, lưng lạnh băng, mặt trắng nhợt, lưỡi lạt, mạch trầm nhỏ. Người mà lệch về âm hư thì miệng, họng khô khan, tâm phiền khó ngủ, sắc mặt đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít bọt, mạch nhỏ chậm.

Thể thấp nhiệt: lưng đau nhức, bốc nhiệt, đau đến tận chân, mắt đỏ, miệng đắng họng khô, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện kết vón, lưỡi đỏ mốc vàng, mạch trượt.

Nguyên nhân: Do thân thể dương khí quá thịnh, bên trong tồn nhiệt; hoặc thức ăn nóng, quá nhiều năng lượng, nên tích nhiệt ở trong.

Hàn thấp: lưng đau, lạnh, ngày nhẹ đêm nặng, những ngày u ám, mưa nặng lên, sắc mặt tái nhợt, lưỡi lạt, mốc trắng, mạch trầm, chậm.

Nguyên nhân: Do cảm thụ phong hàn, hoặc vì nằm đất ẩm lâu ngày, dầm mưa ngấm nước. Hoặc ở trong nhà lạnh ẩm lâu ngày, khiến hệ kinh lạc bị trở ngại, khí huyết khó lưu thông; gây ra đau nhức khớp xương.

Dưới đây là những món ăn giúp điều trị đau lưng ở từng thể bệnh:

Đau lưng do lao tổn:

- Gà hầm tam thất: gà trống đen 1 con 500g, tam thất 5g, làm thịt gà, bỏ nội tạng, rửa sạch. Tam thất thái lát, nhồi vào trong bụng gà, trộn một chút rượu, muối rồi hầm cách thủy, cho thịt gà nhừ là được. Thích hợp với chứng đau do bị ngoại thương mà thành đau lưng mạn tính.


Gà hầm tam thất

- Sâm hấp cá trê: cá trê 300g, đảng sâm 15g, đương quy 10g, thịt lợn đùi 50g, rượu 30g, hạt tiêu bột 2g, muối 5g, nước luộc gà vừa đủ.

Cá trê mổ, bỏ ruột, rửa sạch, bỏ đầu đuôi, cắt khúc. Chân giò nướng, chặt khúc, cho vào nồi ướp một nửa lượng hành gừng, rượu rồi đổ nước đun sôi. Đem cá đã làm xong, chần qua nước sôi, cho vào tô trên để thịt đùi, với đảng sâm, đương quy và lượng gừng hành tiêu, rượu còn lại, cùng với nước gà luộc, chút muối, rồi đậy, bịt kín lại, hấp cách thủy khoảng một giờ. Trước khi ăn cho mì chính.

Đau lưng do thận suy:

- Thịt dê hầm đỗ trọng: thịt dê 500g, đỗ trọng 30g, gừng vừa đủ. Đem thịt dê luộc với một củ cải trắng để khử mùi, sau đó cho đỗ trọng, gừng vào hầm nhừ, muối vừa ăn. Chia làm vài lần ăn.


Dê hầm đỗ trọng

- Canh thận dê, đậu đen, đỗ trọng: thận dê 1 đôi, đậu đen 60g, đỗ trọng 12g, tiêu, hồi hương 3g, gừng tươi 9g. Thận dê cắt bỏ màng sợi trắng, rửa sạch, thái nhỏ, luộc đậu đen, đỗ trọng, hồi thơm trước rồi cho thận vào. Đợi thận chín, nêm vừa gia vị ăn nóng.

Đau lưng do thấp nhiệt:

- Cháo phòng kỷ: phòng kỷ 12g, ý dĩ 60g, đậu đỏ nhỏ 60g, tất cả các thứ trên rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, hầm 2 – 3 giờ thành cháo, ăn lượng tùy ý.

- Gà ác xào nấm hương: gà ác 1 con 250g, nấm hương 10g, mộc nhĩ 5g, hành, muối, hạt tiêu… đủ dùng. Gà ác vặt lông, rửa sạch bỏ phủ tạng chặt miếng. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm rửa sạch, cắt miếng. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho thịt gà vào đảo cho se rồi cho nấm hương, mộc nhĩ vào xào cùng, khi chín cho gia vị, hành đảo cùng, bắc ra ăn nóng.

Đau lưng do hàn thấp:

Thịt dê xào kỷ tử, đương quy: thịt dê nạc 150g, kỷ tử 12g, đương quy 12g, muối, gia vị đủ dùng. Thịt dê rửa sạch, chặt miếng, đảo qua dầu cho chín se. Đổ ra bát cho kỷ tử, đương quy, gia vị… vào đậy nắp đun cách thuy 1-2 giờ, bắc ra ăn nóng.

Chế độ ăn bệnh đau lưng

Khi bạn gặp phải những cơn đau lưng thì việc thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn giảm những cơn đau. Một số thực phẩm có đặc tính tự nhiên chống đau và chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng đau lưng của bạn nếu bạn thêm chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên khi bạn đang dùng thuốc đau lưng, nếu muốn thay đổi chế độ ăn thì cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Các chuyên gia về dinh dưỡng đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân đau lưng như sau:
Ăn nhiều cá: cá có chứa hàm lượng cao các axit béo omega-3, có thể giúp giảm viêm. Đau lưng là một hình thức viêm nội bộ, thêm cá trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm mức độ đau đớn do những cơn đau lưng gây nên. Mỗi tuần nên ăn ít nhất từ 2 đến 4 bữa cá như cá bơn, cá hồi, cá thu hoặc cá ngừ ánh sáng để giữ cho omega-3 cung cấp cho cơ thể luôn ở mức độ cao. Omega-3 ở mức độ cao giúp giảm đáng kể tình trạng viêm gây ra cơn đau lưng. Nếu bạn không thể ăn nhiều cá thì cần bổ sung omega-3 từ các loại dầu cá. Tuy nhiên bổ sung dầu cá cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Vitamin B1: ăn nhiều các loại thực phẩm chứa vitamin B1 như các loại sữa, gạo, có thể rút ngắn thời gian đau lưng từ tổn thương thần kinh .

Trái cây và Rau quả: Hầu hết các loại trái cây và rau quả là ít calo và nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ giúp duy trì trọng lượng của cơ thể một cách dễ dàng hơn, giúp giảm cân ở những người béo phì. Việc duy trì một trọng lượng vừa phải sẽ giảm áp lực tác dụng lên các vùng xương khớp, xương cột sống. Do đó nó sẽ có tác dụng giảm bớt các cơn đau. Bên cạnh đó một số loại trái cây và rau có thêm đặc tính chống đau rất tốt như: anh đào, nam việt quất, nho đỏ, trái cây họ cam quýt chứa nhiều vitamin C. Những loại trái cây này giúp trì hoãn sự tiến triển của viêm khớp, giảm các cơn đau lưng.
Gia vị có tác dụng giảm đau lưng: Một số loại gia vị mà thành phần của nó giúp giảm đau như: củ nghệ, củ gừng có tác dụng giảm sức, bảo vệ các khớp sương. Thường xuyên ăn nghệ giúp giảm cơn đau lưng vì lý do xương khớp.
Tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường. Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo như đồ ăn nhanh, các món ăn chiên, rán, xào sẽ làm cho bệnh đau lưng thêm trầm trọng.
Như vậy thay đổi chế độ ăn uống cũng là một cách điều trị bệnh hiểu quả. Việc ăn những thực phẩm nhất định có thể giúp kiểm soát cơn đau và viêm nhiễm, chế độ ăn uống khỏe mạnh kết hợp với các hình thức điều trị khác như tập thể dục nhẹ nhàng và kéo dài, thư giãn, và dùng thuốc sẽ giúp điều trị hiệu quả bệnh đau lưng.


Cá rô: Thực phẩm vàng trị đau lưng


Ở nước ta có rất nhiều loại cá đồng (cá nước ngọt) khác nhau, cũng có nhiều loại cá ăn ngon, song hầu như không để lại những ấn tượng sâu đậm như cá rô mà người dân quen gọi là “cá rô đồng”. Cũng không phải ngẫu nhiên mà cá rô lại được nhân dân ta, từ xưa đã có nhiều ngôn từ để ghi nhận, như “ngon như gan gà, trứng cá rô”, “cá rô kho tộ”, “cá rô đầm Sét” nổi tiếng là ngon thơm.


Cá rô thường (Anabas) là loài cá rất phổ biến ở nước ta. Chúng sống nhiều ở ao, hồ, ruộng nước… Thân cá hơi dẹt, đầu múp, nắp mang khỏe và có răng cưa, vây lưng có nhiều gai cứng. Chiều dài thân chỉ  khoảng 15 – 20cm, nặng chừng 20 – 80g. Cá lớn chậm nhưng rất khỏe, có thể sống được trên cạn khá lâu nhờ vào bộ phận hô hấp phụ gọi là hoa khế; đó là những nếp màng nhầy với nhiều mạch máu nhỏ li ti. Vào mùa khô hanh, cá lẩn sâu trong lớp bùn lầy. Một khi có hạn hán kéo dài, cá rô có thể tự di chuyển ngay trên mặt đất hoặc leo cả lên các bờ ghềnh, bờ dốc của đầm, suối… thậm chí cả lên cây để đi tìm nguồn nước mới. Chính vì lẽ đó, cá rô còn được gọi dưới một cái tên nữa là cá rô leo (Climbing fish). Thịt cá rô hoặc hai buồng trứng màu vàng ươm của nó rất thơm ngon, bùi và béo ngậy. Là loại thực phẩm rất ngon và bổ. Ai đã từng ăn món cá rô kho tộ, cá rô chiên, cá rô canh cải, thì khó mà quên được!
Dưới đây xin giới thiệu món ăn bài thuốc từ cá rô.
* Trị đau mỏi lưng do thận yếu: Dùng món cháo cá rô. Lấy vài con cá rô đồng làm sạch đem nấu với một ít tủy heo và vài nắm gạo tẻ, nêm nếm gia vị vừa dùng, ăn ngày 1 lần cần ăn liền trong 7 – 10 ngày.
* Món cá rô kho tộ: Cá rô loại vừa 300g, tiêu, muối, đường, bột ngọt, tỏi, dầu ăn, nước mắm vừa đủ.
Làm sạch cá rô để ráo, ướp: 1 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng xúp tỏi băm, 2 muỗng xúp nước mắm. Để cá thấm 30 phút. Tỏi băm nhuyễn. Nồi đất để nóng cho 2 muỗng xúp dầu, 2 muỗng xúp đường quậy tan, để lửa trung bình. Đường ngả màu vàng cho cá vào đảo nhanh tay, trở đều. Chế nước lạnh ngập mặt, để lửa riu riu. Khoảng 15 phút cá chín, có màu vàng, nêm lại vừa ăn. Nước cá sâm sấp, rắc tiêu lên mặt cho thơm. Món này cần ăn nóng với cơm.
* Món canh cải cá rô: Cải xanh 2 mớ, cá rô 200g, 1 nhánh con gừng, bằm nhỏ, 1 muỗng cà phê nước mắm, hạt nêm, dầu ăn. Rau cải ngắt bỏ gốc, rửa sạch, xắt ngắn khoảng 1 cm. Cá rô đánh vảy, khía bụng, bỏ ruột, rửa sạch, nướng qua trên than hoa. Đun sôi nước, thả cá, gừng vào luộc chín, gỡ lấy thịt, xương cá cho vào máy xay sinh tố, xay nhỏ, lọc lấy nước. Ướp thịt cá với nước mắm, gừng khoảng 5 phút. Đun sôi nước cá, cho rau cải, thịt cá, khi canh sôi hớt bỏ bọt nêm hạt nêm vừa miệng. Món canh này nên ăn nóng để khỏi bị tanh, trị chứng đau lưng

20 bài thuốc chữa bệnh đau lưng:


Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.
Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.
Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.
Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần

Các món ăn trị bệnh táo bón

Món ăn trị bệnh huyết trắng

Món ăn trị bệnh yếu sinh lý

Món ăn trị bệnh tiêu chảy

Món ăn trị bệnh thiếu máu

Món ăn trị bệnh viêm họng

(St)