Bài thuốc dân gian chữa yếu sinh lý
Thức ăn bổ dưỡng cho đàn ông yếu sinh lý
Khắc phục tình trạng yếu sinh lý cho cuộc "yêu" luôn trọn vẹn
Cá chạch - món ăn quý cho nam giới yếu sinh lý
Hồ ao, ruộng nước, đầm lầy, sông ngòi nước ta có một giống cá ngon và bổ, đồng thời là vị thuốc được dùng từ lâu đời: Cá chạch. Chạch là một loại cá nước ngọt, thân dài, da trơn, chuyên sống ở tầng nước đáy, nom hơi giống con lươn nhưng ngắn và nhỏ hơn, thường rúc trong bùn. Đây là một thực phẩm có tiếng là bổ cho nam giới.
Món ăn chế biến từ cá chạch - giúp khắc phục nhiều triệu chứng yếu sinh lý ở nam giới
Về thành phần hoá học, trong 100g thịt chạch có 16,9g protit, 2g lipit, 3,2g gluxi, 169mg can xi, 327mg photpho, 3,2mg sắt, các vitamin B1, B2, PP, E… Như vậy, giá trị dinh dưỡng của cá chạch cũng tương đương như nhiều loại cá nước ngọt khác, nhưng chạch được đông y đánh giá cao hơn về mặt bồi dưỡng sức khoẻ và chữa bệnh.
Theo đông y, chạch vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt, trừ thấp, làm hết vàng da. Nó thường được dùng để chữa các bệnh liệt dương, suy giảm tình dục, viêm gan vàng da, mụn nhọt, lở loét, cơ thể suy nhược, mắc bệnh gan, thận mạn tính. Nhiều sách thuốc cổ đông y đã nói đến tác dụng bồi dưỡng và chữa bệnh của cá chạch, phân tích khá sâu cả về mặt thực phẩm và thuốc. Cách dùng chủ yếu để chữa bệnh và bồi bổ cơ thể là dưới dạng món ăn – bài thuốc.
Những “món ăn – bài thuốc” chừa bệnh yếu sinh lý và bất lực của nam giới.
Chữa suy giảm tình dục.
Lấy 5-6 con chạch, tẩy hết mùi tanh. Mổ chạch, bỏ ruột, lọc lấy thịt, bảo toàn bộ xương.
Đổ dầu vào nồi, dùng lửa nhỏ rán cho mềm xương rồi cho thịt chạch vào rán. Thêm 300ml rượu hoặc 600ml nước, một lát gừng, đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn lại một nửa và chuyển thành màu sữa là được. Lấy nước này, thêm muối, hạt tiêu rồi uống và ăn thịt. Dùng liên tục nhiều ngày.
Những người bị suy giảm tình dục, suy nhược tinh thần và thể lực, mắc bệnh gan, kém ăn, xanh xao thiếu máu… dùng món ăn này đều rất tốt.
Chữa chứng bất lực, liệt dương
Cá chạch được dùng chữa bất lực sinh lý và liệt dương của nam giới khá công hiệu. Có thể dùng món ăn bài thuốc sau:
Cá chạch 250g,
Hạt hẹ 50g.
Làm sạch cá chạch, bỏ hết nội tạng. Hạt hẹ đãi sạch bọc vào vải, cho cùng các vào nồi, đun với nửa lít nước, cho muối ăn vừa đủ. Sau khi nước sôi, để nhỏ lửa om cho đến khi nước cạn một nửa thì bỏ hạt hẹ ra, ăn cá, uống nước. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liên tục trong 10 ngày là một liều thì sẽ thấy kết quả. Ăn hết hai liều như trên (20 ngày) hiệu quả sẽ rõ ràng hơn.
Món ăn chữa xuất tinh sớm.
Xuất tinh sớm là sự phóng tinh xảy ra quá sớm khiến cả hai vợ chồng cùng không thoả mãn, thậm chí có người vừa cho dương vật vào âm đạo đã xuất tinh. Trong trường hợp này cá chạch được coi là loại thuốc cường tinh tốt.
Cách làm và sử dụng như sau: Mua cá chạch về, làm sạch nhớt, cho vào nồi đất cùng với một lượng dầu ăn vừa đủ, đậy vung lại, đun cho cá chạch chết hẳn. Sau đó đổ rượu vào xâm xấp cá, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút. Lấy cá ra để ăn lúc còn nóng. Ăn luôn một tuần lễ sẽ thấy có kết quả.
Cháo cá chạch bồi dưỡng sức khoẻ, tăng cường tình dục.
Cá chạch 300 – 500g, lạc nhân 100g, gạo tẻ 300g, dầu lạc hoặc dầu ăn thực vật khác, muối, xì dầu, đường, hành, rau thơm… vừa đủ.
Đãi sạch gạo, cho ít muối vào rồi đảo đều. Đun nước sôi, cho gạo vào nấu cháo. Mổ chạch, lọc bỏ xương sống, rửa sạch, để khô rồi cho dầu lạc, muối, xì dầu và đường vào đảo đều. Khi cháo sắp được, cho chạch vào nấu chín là được. Lúc ăn cho thêm hành và rau thơm. Những người có cơ thể suy yếu, yếu sinh lý, mắc bệnh gan, vàng da… ăn cháo này hàng ngày đều tốt.
Một số món đơn giản:
1. Đỗ trọng hầm đuôi lợn: Đỗ trọng, tục đoạn đều 20g, đuôi lợn 50g. Đuôi lợn rửa sạch, chặt khúc. Hai vị thuốc trên rửa sạch. Cho cả 3 thứ vào nồi, đổ nước, hầm tới khi đuôi lợn mềm nhừ, nêm gia vị là dùng được. Ăn liên tục trong vòng một tuần. Món ăn có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe. Những người bị suy thận, di tinh, cơ thể suy nhược nên sử dụng.
2. Lòng lợn hầm ba kích cách thủy: Ba kích 40g, lòng non 50g, gia vị đủ dùng. Ba kích rửa sạch, cắt mỏng hoặc băm. Lòng non rửa sạch. Nhồi ba kích vào trong lòng non, để vào bát đem hầm cách thủy, ăn liên tục trong vòng 7 ngày. Món ăn có tác dụng bổ thận tráng dương, ích khí huyết. Rất thích hợp với những người dương suy, di tinh, đau lưng, mỏi gối.
3. Trứng gà trưng đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 5g, trứng gà tươi một quả, đường phèn đủ dùng. Đông trùng hạ thảo nghiền nhỏ, đem đánh với trứng gà và đường phèn, cho vào bát, chưng cách thủy. Ăn liên tục trong vòng 7 ngày. Những người cơ thể suy nhược, hay bị ra mồ hôi, đau lưng, di tinh, ngại “chuyện ấy” nên dùng.
4. Gà nấu thận chó, thỏ ty tử: Gà giò 1kg, thận chó một đôi; thỏ ty tử, ba kích, câu kỷ tử đều 20g, rượu, gia vị đủ dùng. Gà làm sạch, bỏ nội tạng, thận chó làm sạch. Ướp gà và thận chó với gia vị, rượu, gừng trong vòng 30 phút. Cho các vị thuốc trên vào túi vải buộc kín. Cho tất cả vào nồi, đổ nước, hầm tới khi gà chín nhừ là dùng được. Ăn cả nước lẫn cái. Món ăn có tác dụng tráng dương bổ thận, ích tinh tủy. Những người bị di tinh, đau lưng, cơ thể suy nhược, lao tổn nên dùng.
5. Dâm dương hoắc: Có tác dụngtăng cường sinh lý, kích thích tình dục rất cao. Theo bản thảo Kinh tập chú, các mục tử thời xưa nhận thấy dê đực sau khi ăn lá cây này sẽ động dục mạnh, số lần và thời gian giao phối tăng lên rất nhiều. Dâm dương hoắc vị cay đắng, giúp bổ can thận, tráng dương, ích tinh, kích thích sinh dục, chuyên trị liệt dương. Dùng 4-12g/ngày dưới dạng ngâm rượu hoặc sắc. Muốn có hiệu quả cao, nên lấy 250g mỡ dê rán cháy, vớt bỏ tóp rồi cho một kg dâm dương hoắc đã thái nhỏ vào, đảo đều cho thấm hết mỡ. Dùng dược liệu đã sao tẩm để ngâm rượu hoặc sắc uống.
6. Rau hẹ: Lá và hạt hẹ đều tính ôn, vị cay, không độc giúp bổ thận, ích can, tráng dương, cố tinh. Người liệt dương, suy yếu tinh dục do thận suy dùng rất tốt (lấy thịt dê trắng thái mỏng, nhúng nước sôi cho tái rồi ăn với rau hẹ).
7. Ngài tằm:Vị mặn, tính ấm, có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường tinh, dùng cho người liệt dương, di tinh, tiểu đêm. Cách dùng ngài tằm 7 con (bỏ đầu, chân, cánh) sao vàng, tôm he bóc vỏ 20g. Hai thứ giã nát, trộn đều với 2 quả trứng gà rồi rán hoặc hấp ăn thường xuyên.
8. Tôm:Có tác dụng bổ thận, kiện vị, hưng dương. Dùng phối hợp với tắc kè, hồi hương, hồ tiêu (tất cả sấy khô, tán thành bột) chữa yếu sinh lý. Hoặc sử dụng phối hợp với phấn hoa để cải thiện khả năng sinh dục của người yếu sinh lý. Rượu tắc kè có ích cho người yếu sinh lý.
9. Tắc kè:Vị mặn, tính ôn, dùng bổ thận, ích tinh, trợ dương có thể ngâm rượu tắc kè khô hoặc tươi. Nếu ngâm tắc kè tươi: Trước hết, làm sạch tắc kè, bỏ hết phủ tạng, nên nhớ phần đuôi là quý nhất của con tắc kè. Dùng bông thấm cồn 70 độ lau sạch máu và dùng rượu 30 độ ngâm với gừng tươi giã nát, bóp đều vào tắc kè, ủ 30 phút để khử mùi tanh. Lấy ra, để khô và tiến hành theo cách sau: Tắc kè thường ngâm theo đôi, một con đực, một con cái. Con đực thường có kích thước to và dài hơn. Thường ngâm nhiều đôi, tùy điều kiện (thông thường 5 đôi). Cho tắc kè đã chuẩn bị như trên vào bình có dung tích thích hợp. Dùng rượu 45 - 50 độ đổ ngập tắc kè (một phần tắc kè, 5 - 8 phần rượu), ngâm 100 ngày, chiết lấy rượu lần đầu, rồi ngâm tiếp 1-2 lần nữa. Những lần sau có thể dùng rượu 35 - 40 độ, số ngày ngâm cũng giảm dần (60 ngày, 30 ngày). Gộp rượu ngâm của ba lần lại để pha với rượu thuốc gồm hà thủ ô đỏ 200g, ba kích 200g, nhục thung dung 100g, đẳng sâm 200g, huyết giác 20g, đại hồi hoặc tiểu hồi 10g, trần bì 10g, đường trắng 200g, rượu trắng 35 - 40 độ 4 lít.
Có thể tiến hành pha chế theo tỷ lệ 1 : 1 (một phần rượu tắc kè, một phần rượu thuốc), hoặc 1 : 2. Rót từ từ rượu tắc kè vào rượu thuốc, vừa rót vừa dùng đũa thủy tinh quấy đều để tránh rượu bị kết tủa. Sau cùng thêm đường trắng, quấy đều cho tan. Bổ sung rượu cho đủ 4 lít. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50 ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Rượu bổ tắc kè rất tốt cho các trường hợp thận dương kém, suy yếu sinh lý, trí lực, thần kinh suy giảm. Lưu ý không nên lạm dụng, uống rượu tắc kè như một thứ rượu "thực phẩm" để khai vị.
Cháo thận dê.
Bài 1: Sò huyết, giá đỗ xanh mỗi thứ 200 – 300g, giá đỗ rửa sạch trần tái, sò huyết đem nướng. Ăn liên tục 10 – 15 ngày. Nghỉ 3 – 5 ngày ăn nhắc lại 3 – 5 liệu trình.
Bài 2: Giá đỗ xanh 250g, thịt bò 50g. Tất cả rửa sạch trần tái ăn liên tục 10 – 15 ngày. Nghỉ một đến hai tuần, ăn nhắc lại, ăn liên tục vài liệu trình.
Bài 3:
Hến 300g, hẹ 50g, gia vị đủ dùng. Hẹ rửa sạch, hến luộc chín gỡ thịt, lọc lấy nước bỏ vỏ. Đem nấu canh ăn với cơm tuần ăn 2 – 3 bữa liên tục 2 – 3 tháng.
Bài 4: Tôm càng 100g, hẹ 200g, gia vị đủ dùng. Tôm sơ chế đem xào với hẹ tuần ăn 2 – 3 bữa, liên tục 2 – 3 tháng.
Bài 5: Giá đỗ xanh 100 – 200g rửa sạch ngâm nước muối loãng 5 – 10 phút ăn sống 15 – 30 ngày.
Bài 6: Thận hay cà dê một quả, gạo tẻ 50g. Nấu cháo hàng ngày ăn liên tục 1 – 2 tháng.
Bài 7: Ba ba một con 200 – 300g mổ thịt đem hầm, ăn 10 – 15 ngày, nghỉ 5 – 7 ngày ăn nhắc lại, ăn liên tục 3 – 4 liệu trình.
Bài 8: Giá đỗ xanh 100 – 200g, cật lợn 1 quả, gia vị đủ dùng. Tất cả đem xào ăn liên tục 10 – 15 ngày, nghỉ 1 tuần rồi ăn nhắc lại, ăn liên tục 2 - 3 liệu trình.
Bài 9: Thịt chó 100g, thục địa 32g, bạch truật 18g, đỗ trọng 18g, phá cố chỉ 6g. Bốn vị thuốc đem đun nhỏ lửa 1 -2 tiếng chiết lấy dịch bỏ bã. Thịt chó rửa sạch thái miếng vừa ăn. Tất cả đem hầm ăn hàng ngày.
Bài 10: Giá đỗ xanh 200g, trứng gà ta 3 quả. Giá đem trần tái, trứng gà luộc lòng đào ăn liên tục 7 – 10 ngày. Nghỉ 2 – 3 ngày ăn nhắc lại, ăn liên tục 3 – 4 liệu trình.
Chú ý: Để cải thiện chức năng sinh lý ngoài thăm khám điều trị đúng phác đồ và ẩm thực trị liệu. Nam giới cần loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến nội tiết tố nam như: rượu, cà phê, thuốc lá… Không mặc quần quá chật và không tắm nước nóng lâu, hạn chế tiếp xúc phóng xạ, hóa chất, tia X, tránh stress, lao động quá sức…