Các giống chó cảnh tai hà Nội phong phú, đa dạng
Món ngon ở Đồng Nai phong phú làm mê mẩn du khách
Các loại trà của Nhật Bản phong phú, hương vị thơm ngon
Món ăn truyền thống của Ai Cập phong phú cực kì. Nằm giữa châu Phi và châu Á, Ai Cập đã tận dụng được lợi thế này để tiếp nhận những gì đặc sắc nhất của các quốc gia láng giềng. Ẩm thực Ai Cập là sự giao thoa giữa nhiều món đặc sản vùng Địa Trung Hải. Một nửa các món ăn Ai Cập có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ẩm thực Ai Cập còn chịu ảnh hưởng từ Li-băng, Iran, Hy Lạp và cả Anh Quốc.
Các bữa ăn truyền thống
Bữa ăn của người Ai Cập ngày nay khác với bữa ăn của tổ tiên họ ngày xưa. Bữa sáng thường có bánh mỳ và phô mai, hay có thể bắt đầu với foul. Bữa trưa diễn ra vào khoảng 2 giờ chiều hoặc thậm chí trễ hơn để mọi người trong gia đình đều có thể quây quần lại bên nhau. Món chính thường là thịt, cơm, bánh mỳ và rau. Trong bữa ăn, mọi người có thể thoải mái dùng mọi món ăn được bày ra. Bữa tối bắt đầu sau 9 giờ tối. Khi những người Ai Cập lên thành phố để dùng bữa, bữa ăn thường kéo dài đến 1 hay 2 giờ sáng là chuyện bình thường.
Đặc sản
Món ăn cơ bản nhất của người Ai Cập là foul, gồm bánh mỳ ăn với đậu hầm. Đậu được hầm cả đêm cho nhừ rồi được ăn kèm với shami (một loại bánh mỳ tương tự pitta). Pitta là loại bánh mỳ làm từ bột nhào nướng lên, kẹp đậu hầm nhừ, gia vị, salad và tahina (bột xay từ hạt vừng). Ta'amiva hay falafel cũng là một món ăn truyền thống của người Ai Cập. Người Ai Cập thường thích ăn thịt nướng và thịt băm, nhất là thịt gà và cừu.
Khi đến Ai Cập, bạn không thể bỏ qua món ăn nổi tiếng shishkebab (thịt ướp gia vị xiên que) cũng như món kushari, gồm mỳ, gạo, đậu lăng, hành phi và sốt cà chua. Molokhiyya là món ăn từ lá molokhiyya, nấu cùng với nước hầm từ gia cầm và gạo. Nếu bạn tò mò muốn khám phá kỹ hơn nữa các món ăn Ai Cập, hãy thử món bồ câu nướng với nước sốt.
Các loại trái cây tươi ở xứ sở này cũng rất phong phú như quả vả, quả chà là, dưa hấu căng mọng..., mùa nào thức nấy.
Để kết thúc bữa ăn, người Ai Cập thích dùng đồ ngọt. Món tráng miệng thường được ướp hương nước hoa hồng và rắc hạt đào lạc. Bạn hãy thử nếm món Om'ali béo ngậy, hỗn hợp gồm bột cán mỏng nhúng trong sữa ngọt lịm, trộn cùi dừa và hạt đào lạc. Đây là món bánh ngọt được ưa thích nhất. Baklava là tên các loại bánh ngọt nướng cùng quả óc chó và phủ siro đường.
Những món dùng kèm trong các bữa ăn
Trước tiên phải kể đến nước trái cây thơm ngon, rất được ưa thích tại đất nước nắng nóng này. Các loại nước trái cây giàu vitamin như chuối, xoài, lựu, chanh, ổi, mía... Người Ai Cập cũng hay dùng trà và cà phê nhưng thường rất ngọt. Cà phê theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ uống kèm với bã cà phê. Bạn phải đ���i cho đến khi bã cà phê lắng xuống dưới đáy trước khi uống. Nếu không thích ngọt, bạn có thể uống ahawa saada. Nếu bạn chỉ thích ít cà phê, hãy gọi cà phê Pháp. Cà phê pha sẵn Nescafé có bán ở khắp nơi. Karkadé là loại nước uống được chế biến từ hoa dâm bụt (giống như cách pha chè xanh), rất "đã khát ". Tất nhiên bạn không thể bỏ qua trà bạc hà. Người Ai Cập uống trà bạc hà mọi lúc mọi nơi.
Dù theo tôn giáo nào, phần lớn người Ai Cập cũng khá thoải mái trong việc dùng đồ uống có cồn. Loại bia stella rất phổ biến ở Ai Cập. Rượu vin của đất nước Kim Tự Tháp này cũng khá ngon nhưng giá cao. Nếu có người bản địa nào đó mời bạn đi uống, bạn phải cẩn thận vì có thể bạn sẽ uống phải rượu hay bia pha, những loại thức uống rất có hại cho sức khỏe. Cũng cần chú ý là uống nước khoáng thì tốt hơn là nước máy.
Ăn ở đâu tại Ai Cập
Nếu bạn muốn ăn các món ăn địa phương, hãy đến các nhà hàng truyền thống hoặc ăn tại nhà của người bản địa. Luôn phải chú ý đến những gì bạn ăn và ăn ở nơi nào cho dù rất dễ để tìm những nhà hàng ăn ngon tại Ai Cập. Nếu bạn không có nhiều tiền, các hàng rong bán foul và ta'amiva sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo (giá chỉ khoảng 5 Bảng Ai Cập).
Những điều cần biết khi đến Ai Cập
Ngôn ngữ chính thức ở Ai Cập là tiếng Ả Rập. Tiếng Anh và Pháp là ngôn ngữ thứ hai. Ai Cập sử dụng đồng bảng Ai Cập (EGP). Một đồng EGP xấp xỉ 3.000 đồng Việt Nam. Ở Ai Cập, một năm có hai mùa đông và hạ. Mùa hạ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Ngày Tết đúng vào ngày bắt đầu có mùa gió trên sa mạc, bắt đầu của những ngày nóng khô mùa hạ.
Món ăn truyền thống của người Ai Cập trong ngày tết là cá, tỏi, rau sống và trứng gà. Người Ai Cập cổ coi cá là một món ăn thánh thiện và may mắn. Trong lễ tết mà ăn bữa cá thì cả nhà sẽ bình an, hạnh phúc, mọi sự sẽ được như ý nguyện. Tỏi được xem là có thể đuổi trừ nạn. Trong ngày lễ tết, người Ai Cập treo tỏi ở trước cửa hoặc đeo lên cổ trẻ con. Tỏi còn là một quà tặng mang lại một năm bình an may mắn.Người Ai Cập ăn rau sống với hy vọng cuộc sống luôn xanh tươi và tràn đầy sức sống. Còn trứng gà lại có hẳn truyền thuyết riêng. Người Ai Cập so sánh trứng gà với hình dáng của vũ trụ nên ngày tết ăn trứng gà hoặc tặng trứng gà cho người thân đều tượng trưng cho sự may mắn.
Đa số người Ai Cập theo đạo Hồi. Vì vậy, quan điểm và cách ăn mặc của người Ai Cập rất khắt khe, đặc biệt là với phụ nữ. Du khách nữ không nên mặc váy ngắn khi vào các đền đài, lăng tẩm... Để tỏ lòng tôn trọng và yêu mến đất nước Ai Cập, nhiều du khách muốn được mặc trang phục giống người bản xứ, nhất là các bộ trang phục truyền thống - tuy nhiên ở Ai Cập - đó là một điều cấm kỵ. Theo luật Hồi giáo, người theo đạo Hồi không được ăn thịt heo và uống rượu. Trong bữa ăn, việc cho thêm gia vị vào thức ăn là không nên vì nó đồng nghĩa với việc chê món ăn không ngon. Người Ai Cập quan niệm rằng tay trái là tay không sạch sẽ, vì thế bạn nên sử dụng tay phải trong mọi trường hợp hoặc ít ra là phải sử dụng cả hai tay. Bạn không được để ngón cái chỉ lên trên, cũng không được để lộ bàn chân ra, vì đó là cử chỉ xúc phạm người đối diện.
Món ăn Giáng sinh truyền thống hấp dẫn
Món ăn của người đạo hồi -
Món ăn của người dân tộc nổi tiếng ở Việt Nam
Những món bánh truyền thống miền Bắc
Món ăn ngày Noel hot hot hot 2012
Ẩm thực Huế lưu giữ trọn vẹn hương vị truyền thống -
Những món ngon cho ngày Tết cổ truyền ở ba miền
(st)