Món ngon của Đà Nẵng

Đà Nẵng được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đặc biệt là biển Đà Nẵng đẹp thơ mộng, trong lành và là điểm đến du lịch hấp dẫn của du khách. Đặc biệt, biển  Đà Nẵng rất giàu về sản vật. Hải sản ở Đà Nẵng có vô số loại từ tôm, mực, sứa đến rất nhiều loại cá ngon, lạ. Và đặc biệt cua, ghẹ... Đây là món ngon hải của vùng đất biển Đà Nẵng.



Người dân Đà Nẵng có thể chế biến ghẹ thành rất nhiều các món ăn nổi tiếng khác nhau như: ghẹ hấp, ghẹ nướng, thịt ghẹ xào súp lơ… Nhưng đặc biệt hơn cả là món ghẹ rang me - một món ăn đặc sản Đà Nẵng.

Kinh nghiệm cho thấy, muốn có món ghẹ rang me ngon thì khi mua ghẹ còn tươi, lựa ghẹ chắc, có gạch càng ngon. Ghẹ mua về làm sạch, tách đôi phần mình ghẹ với mai ghẹ, để riêng cho ráo nước.

Me ngâm với một ít nước sôi, lọc bỏ hạt, cho thêm ít đường và hạt nêm. Pha 1/2 muỗng cà phê bột năng với nước lạnh quậy tan bột.

Phi tỏi thật thơm, cho ghẹ vào đảo đều cho đến khi ghẹ gần chín. Tiếp tục cho nước me và nước bột năng vào, đun nhỏ lửa cho đến khi gia vị thấm đều vào ghẹ, nước me cạn bớt và sánh lại. Nên cho nhiều đường một chút kết hợp với nước bột năng sẽ giúp hỗn hợp sánh lại, có vị ngọt rất ngon.

Một đĩa ghẹ màu vàng cam, dưới một lớp nước sốt me… một món ăn đặc sản giàu hương vị biển của Đà Nẵng.


Chả bò Đà Nẵng là món ngon Đà Nẵng không thể thiếu trong các dịp lễ Tết, cưới hỏi, giỗ chạp và ngay cả ngày thường. Đây là món ngon không chỉ là đặc sản Đà Nẵng mà còn làm quà biếu giá trị cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Trong những ngày Tết, đến nghỉ Tết tham quan Đà Nẵng, thưởng thức một miếng chả bò Đà Nẵng với hương vị thơm ngon, đậm đà hẳn du khách sẽ không thể nào quên được món ngon Đà Nẵng này.

Chả bò Đà Nẵng là món đặc sản rất đặc trưng của người dân Đà Nẵng, có người đã ví von: “Chả bò của Đà Nẵng lừng danh đã từng chiếm lĩnh ngôi vị hàng đầu trong các loại chả hiện nay đang có ở khắp mọi vùng miền đất nước Việt Nam“. Thực hư hay độ chính xác thế nào thì không thể ai đem ra thi thố để so sánh. Nhưng thiệt tình món chả bò Đà Nẵng cũng làm lưu luyến biết bao người khi đã một lần thưởng thức món ngon đặc sản Đà Nẵng tuyệt vời.
Muốn có món chả bò ngon đặc sản Đà Nẵng lừng danh này, người ta đã chế biến kỳ công, tinh tế đến từng li, từng tí và công phu biết chừng nào. Chả bò ngon phải chọn được thịt bò thật tươi và từ khâu lọc thịt, xay thịt, trộn gia vị, gói chả đến khi chả luộc xong không nên quá 2 giờ đồng hồ. Như vậy mới giữ được sự tươi nguyên của thịt, vị ngọt dịu, tự nhiên của chả bò. Sự dẻo dai đầy níu kéo đến lạ thường. Lá dùng để gói là lá chuối đã được rửa sạch và luộc qua (đảm bảo độ mềm, không bị gãy khi gói).

Chả bò đem luộc vừa đủ chín tới mới giữ được độ ngọt, cho nên khâu luộc chả và thời điểm vớt chả rất quan trọng, lửa đều thì khoảng 45 – 60 phút phải vớt ra ngay. Nếu để chả quá chín, bề mặt sẽ bị rỗ (lủng lỗ), mà chất lượng cũng bị giảm đi ít nhiều. Chỉ có người trong nghề mới sử dụng thành công bí quyết gia truyền này thôi. Đất trời tạo hóa và thiên nhiên cũng góp phần tạo thêm độ ngon cho món chả bò. Cho nên chả bò ở Sài Gòn hay ở nơi đâu cũng không thể sánh bằng vị ngon ngọt của món chả bò Đà Nẵng.

Ngoài nguyên liệu là thịt bò tươi nguyên chất để làm tăng thêm độ béo và sự thơm ngon, trong quá trình xay thịt cần cho thêm một ít mỡ heo hoặc dầu ăn. Chả bò ăn kèm với tỏi, hành tươi, rau thơm, có thể chấm thêm tương hoặc nước mắm tỏi ớt tùy khẩu vị của mỗi người. Chả bò có mùi thơm đặc trưng rất khó quên, có vị ngọt dịu, không béo ngậy nên chưa hề làm mích lòng một ai, từ người sành ăn hay dễ tính. Phải nói đây là món ngon Đà Nẵng rất đậm đà một hương vị miền Trung. Một đặc trưng rất riêng đã trở thành đặc sản và niềm tự hào cho người dân Đà Nẵng.


Nhắc đến Quảng Nam Đà Nẵng, chắc hẳn không ai trong các bạn không nghĩ ngay đến mì Quảng, món ăn đặc sản nổi danh của vùng đất này.

Mì Quảng không giống phở Bắc, cũng chẳng giống bún bò Huế hay bún Ốc Hà Nội. Mì Quảng có nhìu loại khác nhau, nào là mì gà, mì tôm, mì thịt, mì trứng, mì bò, mì sứa, mì cá lóc… nhưng hương vị đặc trưng của nó thì không lẫn vào đâu được. Hòa quyện cùng cọng mi trắng ngà, mềm mại là vị thanh ngọt và béo của nước hầm xương, mà người dân địa phương vẫn hay gọi là nước lèo.

Theo kinh nghiệm của người xưa, ăn mì Quảng phải ăn kèm với nhiều rau sống mới ngon. Nhưng rau sống đúng kiểu mì Quảng phải được kết hợp từ 9 loại rau như: cải non mới nụ, xà lách tươi, húng, quế, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, rau răm, ngò rí với hành hoa thái nhỏ…trộn lẫn với chuối bắp sắt mỏng, tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đà khó quên.

Đặc biệt thành phần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phụng rang và bánh tráng mè nướng giòn. Vị thơm của đậu phụng rang và giòn của bành tráng sẽ làm tăng thêm ý vị cho món ăn đặc sản này.

Nhìn tô mì bốc khói với những chú tôm tươi đỏ mọng, lòng đỏ trứng vàng ươm kết hợp với màu xanh tươi mát của rau sống và hành hoa quả thật thực khách không thể kiềm nổi cơn đói đang trào dâng.

Dường như mì Quảng luôn có mặt trong mỗi bữa ăn hằng ngày của người dân nơi đây như là một thói quen, như thứ đặc sản dùng để tiếp đãi khách, bạn bè phương xa. Chính điều này cũng như một nét hấp dẫn riêng níu chân du khách mỗi khi có dịp ghé thăm mảnh đất thân thương này.

Một trong những đặc sản ẩm thực Đà Nẵng, được xếp ngang hàng với mì Quảng đã thành danh thì “bê thui Cầu Mống” là món ăn không thể không kể đến trên chặng đường ẩm thực của du khách.

“ Bê thui Cầu Mống” còn được người dân Đà Nẵng gọi với cái tên quen thuộc “bò tái Cầu Mống”. Vùng đất này là một ngôi làng nhỏ nằm trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa bàn xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Quảng Nam-Đà Nẵng ngày xưa). Tại đây có rất nhiều hàng quán phục vụ món bê thui chất lượng, hương vị đậm đà bản sắc xứ Quảng mà không nơi nào sánh được. Và tôi xin cam đoan rằng, bê thui Cầu Mống thì chỉ có ăn ở Cầu Mống là mới là thứ thiệt, số dách.

Theo một lão làng trong nghề thui bê cầu Mống, thì con bê để thui được chọn vừa đủ lớn để thịt không nhão, tầm khoảng 30-35 kg. Sau khi cắt tiết bê, lấy lòng ra khỏi bê thì dùng dây thép khâu lại, lấy thanh sắt dài xỏ dọc thân nó. Cuối cùng gác bê ngang qua ngọn lửa than đang đỏ để thui bê. Nghệ thuật thui bê gần như là một bí truyền và hiện không còn nhiều người làm được, vì yêu cầu đặc biệt của nó. Chính điều đó tạo nên hương vi ẩm thực bản sắc địa phương. Trước hết, dù được thui bằng rơm rạ hay than củi đi nữa, nhưng miếng thịt bê khi đưa ra khỏi lò phải đạt đủ hai tầng thịt tái, chín rõ rệt, còn bì (da) thì phải chín đến độ trong suốt, đồng thời lại giòn mềm vừa phải. Không đạt được một trong các yếu tố trên thì không phải là loại bê thui ngon.

Nếu có dịp ngang qua Cầu Mống du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trên con đường quốc lộ, hàng quán bê thui với nhiều đùi bê treo lúc lắc trước hiên rắt bắt mắt, không cầm lòng phải tò mò ghé lại. Mỗi khi có khách, chủ quán cắt một vạc thịt xắt từng lát mỏng, thấy rõ hai tầng thịt chín, tái trông rất hấp dẫn.

Đặc biệt, bê thui ngon hay không phụ thuộc vào mắm và rau sống ăn kèm. Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, được chế biến từ những làng chài nổi tiếng ven biển. Mắm đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn.

Rau ăn kèm với bê thui rất phong phú, bao gồm loại rau Trà Quế đặc trưng của vùng đất Hội An, rau tía tô thơm ngát, xà lách, cải non kết hợp với khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, ngò thơm , húng, quế và giá đỗ…tất cả hòa quyện tạo nên một hương vị đậm đà mà da diết.

Hơn thế nữa, tại đây còn phục vụ các món ăn đặc trung khác nữa như thịt ba chỉ, thịt mông, thịt bắp, da… tùy theo nhu cầu và khẩu vị. Bên cạnh đó, người ta còn bán thêm nhiều những món khác từ thịt bê như xáo là lọa cháo được nấu từ xương bê thui ăn kèm với thịt bê rất ngon, hay như gân, xương, bún tái…

Trải miếng bánh tráng ra, đặt lên vài lát thịt bê thui, cuốn chung với rau sống, chấm nước mắm nêm pha ớt tỏi, cắn một ngoạm, nhai thật kĩ mới cảm nhận hết vị ngon ngọt của thịt bê cộng với vị mặn đậm đà thơm ngon của mắm thì mới hiểu hết được tại sao du khách đến đây, ít nhất phải thưởng thức món bê thui Cầu Mống một lần.


Gỏi cá Nam Ô là đặc sản Đà Nẵng nổi tiếng bao đời với hương vị ngon và lạ.

Gỏi cá với rau các loại được cuốn bánh tráng mỏng và chấm nước chấm. Ăn cùng với bánh tráng nướng. Cũng có thể trộn cá với rau và nước chấm vào một tô, cứ thế mà “lùa” đã đời.

Thịt cá ngọt mát. Nước chấm đậm bùi. Vị riềng, ớt cay thơm quyện với hương vị các loại lá. Ăn kèm khế chua và chuối xanh chan chát... Vị ngon như ngấm vào chân răng, đầu lưỡi, chạy thẳng xuống đến dạ dày.

Ngoài ra bạn có thể ăn gỏi cá ở các địa điểm sau: Gỏi cá Bà Mỳ, đường Mai Lão Bạn (bên trái, gần cuối đường Đống Đa), quán Gỏi cá Tấn ở 464 Điện Biên Phủ hay quán Gỏi cá Sáu Hào tại 232 Trần Cao Vân, quận Thanh Khê. Tuy nhiên không nơi đâu ngon bằng ăn tại làng Nam Ô.


Đừng tưởng mì Quảng chỉ có 1 vị. Thực ra người sành ăn ở Đà thành sẽ hiểu cùng là món Quảng nhưng mì ở mỗi khu mỗi khác. Và vị nào cũng hấp dẫn một cách riêng.

Ở Đà Nẵng và Quảng Nam, mì Quảng được bày bán khắp nơi. Từ các ngã ba, ngã tư đường, hay những khu dân cư đông đúc... Làng Thanh Chiêm ở Điện Bàn, Bàu Bàu ở Núi Thành có món mì tôm. Vùng Túy Loan Đà Nẵng thì có món mì gà...

Quán mì Quảng 86 Ngô Gia Tự là một trong những quán mì Quảng ngon ở Đà Nẵng, giữ được hương vị truyền thống vốn có của mì Quảng với nhiều món mì đa dạng như mì gà, mì tôm, mì thịt trứng…

Rau sống ở đây rất sạch sẽ và tươi ngon với nhiều loại phong phú như xà lách, húng, quế, giá sống. Đặc biệt với búp chuối trái sắt mỏng làm tăng thêm hương vị truyền thống của món mì Quảng nơi đây.

Đến với quán mì Quảng 86 Ngô Gia Tự bạn sẽ được thưởng thức chính món mì Quảng với đầy đủ hương vị đặc trưng như nước lèo thơm ngon, vị chát của búp chuối, vị cay nồng của ớt xanh hay vị thơm giòn của hạt đậu phụng rang. Tất cả tạo nên hương vị tuyệt vời của món ăn đặc sản Đà Nẵng này.


Người Đà Nẵng ở xa đều có thể kể vanh vách hàng trăm món ăn khoái khẩu chỉ có ở quê nhà. Món bánh canh, bánh bèo, bánh lọc, bánh tráng chẳng phải là món cao sang, nổi tiếng khắp cả nước để được tôn vinh là đặc sản, nhưng với người Đà Nẵng, những món đó là độc nhất vô nhị, được chế biến theo những kiểu cách riêng. Có đi đâu, ở đâu cũng thèm được quay về, ăn một bữa cho đã miệng. Báo Đà Nẵng xin giới thiệu vài món tiêu biểu, mà chúng tôi chắc chắn bạn sẽ không thể tìm thấy ở địa phương khác.

Bánh canh, “cháo chờ”


 

Bánh canh có thể được nấu từ bột gạo, bột mì, nhưng phổ biến hơn cả là bột lọc (làm từ củ sắn). Sắn được gọt bỏ vỏ, cho vào máy nghiền. Bã sắn được lọc qua nhiều lần nước, chỉ giữ lại tinh bột để cho ra thứ bột trắng đục, gặp nước lạnh thì chảy ra, gặp nước nóng thì vón đặc lại.

Sợi bánh canh thường to gần bằng chiếc đũa, dài và dai. Ăn bánh canh phải “vừa ăn, vừa thổi” vì chỉ khi bắt đầu ăn, sợi bánh mới được thả vào nồi nước đang sôi sùng sục. Nếu không, bánh sẽ nở to, đặc queo.

Nước lèo có thể được nấu từ tôm, thịt, xương heo, chả… Riêng với bánh canh cá, thịt cá luôn được rim rất kỹ, thấm gia vị và thơm lừng. Bởi vậy, ngoài vị ngọt của nước, vị dai của sợi bánh, người ăn còn thưởng thức những miếng cá được kho đến keo lại, mặn mặn, cay cay.

Ở vùng Nam Ô (Liên Chiểu), người dân còn sáng tạo thêm món “cháo chờ”. Nghĩa là khách tới kéo ghế ngồi, chủ quán mới bắt đầu... nấu. Nhanh thì 5 phút, chậm phải 15 phút, người ăn mới có tô bánh canh húp xoàng xoạc. Chờ càng lâu, bụng càng sôi réo, ăn càng ngon. Giá mỗi tô cháo chờ chỉ có giá 2.000 đồng. Mỗi chiều, từ 16 giờ trở đi, các quán này đông nghịt khách khứa, chủ yếu là học sinh - sinh viên, làm chủ quán trở tay không kịp.


Bánh tráng ướt, bánh tráng kẹp




Bánh tráng nướng chấm tương thì hầu như nơi nào cũng có. Nhưng món bánh tráng ướt, bánh tráng kẹp “quái lạ” mới là độc chiêu của riêng Đà Nẵng.


Bánh tráng sau khi được phơi khô, giòn qua nắng, lại được nhúng vào nước lạnh cho mềm và đặt lên lò lửa than. Người nướng phải thật sự nhanh tay và “chai” với lửa để không bị nóng. Lật qua, trở lại trên lửa hai, ba lần, quệt nhanh ít bò khô vào mặt bánh rồi cuộn lại, rắc thêm chút hành phi, món bánh tráng ướt đã ra lò. Món này phải được ăn ngay khi đang nóng hổi.

Bánh tráng kẹp lại là sự kết hợp giữa bánh giòn và bánh mềm. Tương tự quy trình làm bánh ướt nhưng thay vì cuộn lại, bánh được kẹp với một cái bánh tráng nướng bình thường. Giữa hai loại bánh này có vài miếng bò khô nhỏ. Để ăn bánh tráng kẹp, “đồ nghề” không thể thiếu là một cây kéo để cắt bánh thành từng lát vừa miệng.

Kết hợp nước nắm hay tương ớt với những loại bánh này là “không ăn”. Thứ nước chấm sền sệt, có đủ ngọt, mặn, cay, thơm được người bán cho biết “có đủ thứ gia vị”, bao gồm cả xì-dầu, mắm, muối, ớt, bột ngọt, đường, mè, bột năng.


Mỳ Quảng Túy Loan


Nhắc đến mỳ Quảng Túy Loan là nhắc đến… rau sống và bánh tráng. Bột gạo được pha với gia vị tạo nên thứ bánh tráng giòn giòn, cay cay, mặn mà. Rau sống ăn kèm với mỳ không được đặt chung trong một tô như cách ăn thông thường mà được bày riêng một đĩa. Chỉ vài loại rau sống được “tuyển” như bắp chuối, cải con, tuyệt đối không có chuyện “ùm bà làng” các loại rau.


Bánh bèo, bánh ướt, bánh lọc



Người Đà Nẵng có thể ăn chơi, hoặc ăn bánh bèo, bánh ướt, bánh lọc thay cơm. Sáng, trưa, chiều, tối, bạn đều có thể tìm được các hàng quán bán mấy món trên.


Bánh lọc phải được gói trong lá chuối. Khi ăn, mùi lá chuối dậy thơm cùng mùi bột lọc nóng hổi, khiến một người khỏe ăn có thể chén tới vài chục chiếc bánh. Bánh bèo (thường gọi là bánh bèo tai, chỉ nhỏ bằng nửa lỗ tai), bánh ướt được bày chung trong đĩa, mà phải là đĩa thiếc ăn mới ngon, rắc “nhưn” lên trên. “Nhưn” là tôm, cá được sấy khô queo trên than hồng cho không còn mùi tanh, bỏ vào miệng nghe bùi bùi, béo béo.

Nước mắm của bánh bèo không mặn, được pha chế cùng nhiều ớt, tỏi, đường, bột ngọt và chanh. Thực khách ngồi chồm hổm quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh, thỉnh thoảng kề đĩa cho người bán: “Cho con thêm chút mắm”, “Vắt thêm chút chanh dì ơi”! Mắm dùng cho bánh lọc mặn hơn, không có vị chua, chỉ xắt thêm vào đó mấy lát ớt đỏ, ớt xanh chứ không pha chế kỹ như mắm bánh bèo.

Nhiều người nhờ người thân ở ngoài này gửi bánh lọc, bánh bèo vào tận Sài Gòn ăn, cho thỏa lòng mong nhớ. Bởi giữa Sài Gòn mà tìm được chỗ bán mấy món đó theo đúng hương vị Đà Nẵng còn khó hơn tìm kim dưới biển.


Bún mắm thịt quay


Có cả khu phố bún mắm thịt quay ở kiệt 23 Trần Kế Xương, gồm 5 hàng quán vốn có thâm niên bán bún cả chục năm trời. Rau ăn kèm chỉ có đu đủ xắt sợi thật nhỏ, xà lách và ít rau thơm. Da của thịt heo quay phải luôn giòn. Mắm chan vào bún là mắm nêm, mắm cái được pha hơi ngọt, thanh thanh bởi hương vị trái thơm (dứa) được băm nát hòa vào đó. Lọ tương ớt để sẵn bên cạnh dành cho vị khách nào ưa ăn cay, vừa ăn vừa hít hà.

Có dịp ghé qua Đà Nẵng, các bạn nhớ ghé qua những món ngon cực hot này nhé!

Đà Nẵng gần biển nên rất phong phú các loại hải sản: tươi sống, ngon, bổ rẻ. Khuyến nghị: tôm, hến, nghêu, sò, mực, cá biển các loại, chế thành các món hấp, nướng, chiên giòn, lẩu hải sản thập cẩm, cháo cá... Luôn thỏa thuận giá cả trước khi đặt món ăn để tránh bị tính tiền cao nhé.

  Hải sản:

- Nhà hàng Mỹ hạnh ở bãi biển Mỹ Khê, tổ 21, khu tập thể Hòa Cường, quận Hải Châu, gần như ngày nào cũng đông khách. Món "ruột" của quán Mỹ Hạnh là tôm sống phi lê (thái mỏng) cuốn lá cải chấm mù tạt (nước chấm wasabi) mà người Hà Nội, người Nhật Bản đặc biệt ưa thích.

- Còn không thì xuống dưới bãi biển thuê bạt or ghế bố ngồi, món nhậu gì cũng có, mà giá lại bình dân nữa.

- Quán Bà Thôi, 98 Lê Đình Dương, hoặc kết hợp đi tắm biển và ăn uống tại các nhà hàng cạnh bờ biển. Có lẽ đây là một trong những quán đặc sản biển "bình dân", đông khách nhờ giá cả vừa phải. Món ăn được nhiều người ưa thích nhất ở đây là ghẹ hấp, nướng, rang muối, rang me giá 40.000- 45.000 đồng/kg...

- Quán Luyện 1, 2 (đường Trần Cao vân & Hà Huy Tập), Hoa Tư (Huỳnh Thúc Kháng), Quỳnh (Quang Trung)

- Mua hải sản? Đến chợ Hàn đi, toàn đồ chất lượng, chỉ có giá hơi cao hơn nơi khác chút ít.
 


Cao lầu, mì Quảng


- Mì Bà Tỉnh ở gần cầu Giăng - "linh hồn" của mì Quảng Tuý Loan, bờ sông Tuý, huyện Hoà Vang, Đà Nẵng, dọc QL14B cũ và QL14B mới, có sức hút vì quán có truyền thống gần 100 năm. Sợi mì mỏng làm từ gạo xiệc chính gốc Đại Hiệp - Đại Lộc - Quảng Nam. Ăn vừa có độ dai, vừa bùi mới ngon. Tô mì Bà Tỉnh chỉ 7.000đ cùng cái bánh tráng đặc sản vùng quê bên bờ sông Tuý. Cũng từ lò bánh tráng nhà bà Tỉnh mà ra, thơm lựng, giòn tan. Khách ở xa, sau khi ăn mì thường mua vài chục bánh tráng mang về làm quà.

Bánh tráng thịt heo luộc:

Quán Trần: có hệ thống gồm 5 điểm quán trong thành phố, đường Hải Phòng nối dài, nói taxi chạy đến gần siêu thị Bài Thơ là gặp, tại đây có bán bún mắm (đặc sản Đà Nẵng) nữa, quán đẹp, đồ ngon và phục vụ pro nhất Đà Nẵng.
 


Bún mắm
 

- Ăn ở đường Nguyễn Thị Minh Khai. Bây giờ hơi mắc, từ 8.000 đến 10.000 một tô rồi.

- Bà Thuyên (Lê Duẩn): bún mắm thịt quay nem chả, mắm ngon tuyệt cú mèo, húp được đã húp rồi. Cái nì thì hơi cao cấp 1 xí vì quán sá đàng hoàng sạch sẽ mà. 8k/tô ăn thêm miếng thịt quay thì 5k/miếng.

- Bà Lệ (ở góc ngã tư Nguyễn Hoàng với Nguyễn Văn Linh): bún mắm thịt luộc nem chả tai mui, mắm ngon không thua gì bà Thuyên. Quán này thì vừa ngon vừa rẻ - 3k/tô.

- Bà mập ngã baTrần Bình Trọng và Ngô Gia Tự: bún nem chả tai mui. Quán này mắm không được ngon cho lắm nhưng có cái chả mỡ chiên tuyệt cú mèo… Ực ực…(Mình lần nào cũng ăn 2 tô… Chẹp chẹp). Bà chủ rất chi là tốt bụng, xin rau là cho cả mớ luôn. Có cái xin thêm chả thì tính thêm $$$ thôi. Giá từ 3 đến 5K/tô. Quán ni cũng vỉa hè.

 Bánh tráng tổng hợp

- Quán đối diện trường Trưng Vương:Quán ni thì tuy vỉa hè nhưng danh tiếng thì đã lẫy lừng từ lâu lắm rồi. Hơi bị ngon nên cũng đáng đồng tiền bát gạo.
Thực đơn: rất nhiều món bao gồm:
a) Bánh tráng: đủ loại từ kẹp giòn hay dẻo, cuốn giòn hay dẻo, trải, bánh khô chấm mắm ruốc (ực). Bánh tráng chiên - cái nì hắn giống bánh cuốn dẻo nhưg họ bỏ vô chảo dầu họ chiên, béo béo, cay cay bò khô, chấm tương ớt ngọt ngọt (ực…)
Ai hên tới lúc mới chiên được ăn bánh nóng. Chậm xí nữa thì ăn bánh hơi nguội nhai hơi bị mỏi răng. Ực 1 phát cho hắn đỡ thèm đã rồi nói tiếp T_T)
b) Xoài cóc ổi trái cây đủ loại: có thể chấm mắm ruốc hoặc ăn xoài mắm. Cái món ni chỗ ni làm hơi bị chua, mắm cũng tàm tạm không xuất sắc lắm.
c) Cá hay mực tẩm: cái món ni ngon nè, ướp thơm và thấm… chạp chạp. Ăn mực thì mắc hơn 1 chút $_$ nhưg ăn chơi mà sợ chi mưa rơi hì :D
d) Đồ uống: rất nhiều món như nướcc dừa, mít, xí muội, chanh muối, thơm, nhãn….


Bánh xèo:  Tất nhiên là quán Bà Dưỡng đường Hoàng Diệu



  Bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo

- Bánh bèo Huế thì ăn ở đường Nguyễn Chí Thanh, bánh bèo nhỏ, nhân tôm khô, ngon mà mắc.
- Bánh bột lọc cũng ở Nguyễn Chí Thanh, đoạn phía sau lưng trường Phan Châu Trinh, quán có bán bánh canh nữa, bột lọc, tương ớt ngon.
- Ở Chợ Cồn, chỗ bà Mập bán bánh bột lọc với chả chiên, ngon dã man, lại rẻ nửa. Còn ai muốn ăn đủ thứ 1 lần thì đi lên đường Hoàng Văn Thụ, gần phía Bamboo Green, chỗ đó bán đồ nóng cũng ngon.
 


Bánh cuốn

- Tiến Hưng trên đường Trần Phú là ngon nhất
- Đường Lê Duẩn, có 5k thui, cũng ok, mà khôngo có no.

 Các quán vỉa hè ngon:

- Bánh canh xương và chả, ngon nổi tiếng, nằm sau lưng trường PTTH Phan Chu Trinh, đối diện cafe Ghitano - 123 Nguyễn Chí Thanh.
- Bánh bèo, nậm, gói ngon, rẻ: Đường Trưng Nữ Vương, khúc giữa đường.
- Buổi sáng, điểm tâm ngon là toàn là bún (món này người ta ăn như người Hà Nội ăn phở)

1. Bún bà Thương, 20 năm rồi, ăn từ bé, nằm trên đường Trần Quốc Toản, không có biển hiệu, gần ngã tư Đường Yên Báy và Trần Quốc Toản.
2. Bún bà Hương, cũng tầm 10 năm, đường Đống Đa, ngay ngã 3 Đống Đa - Cao Thắng, bán cả ngày.
3. Bún bà Đào, bán trước năm 80, giờ con bà ấy bán, trong hẻm đường Nguyễn Chí Thanh, gần ngã tư Nguyễn Chí Thanh, Quang Trung
4. Bún chả cá ngon cùng với hẻm trên, ngoài hẻm cũng có nhưng không ngon bằng.
5. Bún ốc có hương vị ngon như Hà Nội, ngã 3 đường Trần Phú và Hoàng Văn Thụ, chỉ bán buổi sáng.
6. Bún chả cá ngon nữa là đường Lê Hồng Phong, chạy khoảng giữa đường.

Bàn về món ngon Đà Nẵng không thể không liên tưởng đến cuốn bút ký “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng. Trong cuốn bút ký thấm đẫm chất văn chương này, nhà văn Vũ Bằng đã tập trung giới thiệu mười bảy món ăn đặc sản của Hà Nội cũng như rất nhiều cảm nhận, tâm tình và kỷ niệm của tác giả với Hà Nội thông qua các món ăn. Rõ ràng món ngon - hay miếng ngon như cách nói của Vũ Bằng -  không chỉ để ăn mà còn để nhớ, để hình thành thương hiệu một vùng đất.

 Món ngon trước hết là món ăn nhưng không chỉ là món ăn, giống như nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ là nguồn nhân lực. Ngon hay không ngon phụ thuộc vào khẩu vị của từng thực khách, có khi người này thấy ngon mà người khác lại thấy không ngon, nhưng khi đã được gọi là miếng ngon Hà Nội hay món ngon Đà Nẵng thì món ăn nào đó phải đạt đến một độ phổ quát nhất định không chỉ được cư dân bản địa mà cả du khách thập phương đều thừa nhận là ngon.

Trong các món ngon Đà Nẵng, không thể không kể đến món bánh xèo, hay món bánh tráng cuốn thịt heo - có thể là lát thịt ba chỉ bình thường mà cũng có thể là lát thịt giữa nạc hai đầu mỡ đang được xem là đặc sản độc đáo của Đà Nẵng trong vài thập niên trở lại đây. Dường như bánh xèo hay bánh tráng cuốn thịt heo là nỗ lực nhằm tạo sự khoan dung trong văn hóa ẩm thực Đà Nẵng - cố rút ngắn khoảng cách giữa văn hóa ăn đũa và văn hóa ăn bốc. Rồi trong các món ngon Đà Nẵng, không thể không kể đến các món hải sản tươi sống, phong phú về số lượng và chủng loại, vốn là thế mạnh của Đà Nẵng thành phố biển. Và tất nhiên, trong các món ngon Đà Nẵng, không thể không kể đến mì Quảng vừa cùng với bún bò Huế được Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác nhận là giá trị ẩm thực châu Á hồi đầu tháng 9 này.

Ngon hay không ngon phụ thuộc vào khẩu vị của người ăn, cho nên món ngon Đà Nẵng chắc cũng phải gắn liền với một số khẩu vị của người Quảng như là khẩu vị thích ăn thật cay, thích ăn thật mặn và thích ăn thật ngọt. Trước hết là sở thích ăn thật cay - người Việt nói chung có thể ăn cay nhưng ăn thật cay thì hầu như chỉ có người miền Trung, người Quảng. Ăn thật mặn là sở thích của đông đảo người Quảng mà cũng là nhược điểm khiến người Quảng từng bị mang tiếng “chặt to kho mặn” trong kỹ thuật, đúng hơn là trong nghệ thuật nêm nếm, nấu nướng. Tiêu biểu cho sở thích ăn thật mặn của người Quảng là cách ăn nước mắm không pha thêm bất cứ thứ gì có thể làm nước mắm nhạt đi, bớt mặn hơn như chanh, như đường… Chưa kể người Quảng còn rất thích ăn một loại mắm cực mặn - tiếng Quảng gọi “mặn quắn” - là mắm cái và đây cũng chính là điểm phân biệt giữa khẩu vị ăn mắm của người Quảng với khẩu vị ăn mắm của người Huế vốn cách xa nhau chỉ một con đèo.

Người Quảng thích ăn thật ngọt mà biểu hiện rõ nhất là thích ăn đường non với bánh tráng, thậm chí cắn một miếng đường bát đen ngọt lịm cũng được xem là khoái khẩu (nhiều nơi như Quảng Ngãi chẳng hạn cũng thích ăn đường nguyên miếng nhưng thường là đường phèn, đường phổi ít ngọt hơn). Một biểu hiện thích ăn ngọt nữa là người Quảng ưa ăn chè đặc hơn là chè nước - có lẽ để cho chắc bụng và cho ngọt hơn. Chè đặc xứ Quảng có khi là cháo không - tức chỉ có gạo nếp với đường - nhưng đa phần là cháo nấu với khoai môn, với đậu xanh hay đậu ván hoặc phổ biến hơn là với đậu đen. Người Quảng thích ăn đậu đen tới mức không chỉ xem chè đặc đậu đen là món khoái khẩu mà còn rất thích ăn xôi ngọt đậu đen - ngoài Bắc gọi là chè kho.

Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần dựa vào bản thân các món ăn đặc sản gắn liền với mấy khẩu vị truyền thống như vừa nêu thì món ngon Đà Nẵng cũng không khác gì món ăn Quảng Nam, thậm chí so với mì Quảng ở các huyện nông thôn Quảng Nam thì mì Quảng ở Đà Nẵng rất dễ trở thành mì Quãng - dấu ngã chứ không phải dấu hỏi, nghĩa là đã được cải biên quá nhiều quá xa so với nguyên bản. Muốn hình thành thương hiệu một vùng đất, người Đà Nẵng phải biết đặt dấu vân tay đô thị của mình lên từng món ngon trên bàn ăn của thực khách.

Chẳng hạn khi thưởng thức món ngon Đà Nẵng, thực khách phải được phục vụ một cách chuyên nghiệp: người đầu bếp phải chuyên nghiệp, người nhận đặt món phải chuyên nghiệp, người mang món ăn đặt lên bàn phải chuyên nghiệp, đến người tính tiền cũng phải chuyên nghiệp - thậm chí phải thành thạo một số phương thức thanh toán hiện đại. Đặt dấu vân tay đô thị lên món ngon Đà Nẵng còn có nghĩa là phải bảo đảm chất lượng món ăn không chỉ ngon - đương nhiên phải ngon rồi, mà còn phải tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm, chí ít không để thực khách bị ngộ độc thức ăn. Đặt dấu vân tay đô thị lên món ngon Đà Nẵng còn đòi hỏi người bán phải sòng phẳng trong giá cả, không cần rẻ, chỉ cần phải chăng, tiền nào của ấy, đặc biệt không nên tùy tiện nâng giá trong dịp lễ hội, Tết nhất… Món ngon không chỉ để ăn mà còn để nhớ, thậm chí để nhớ đời nhưng là nhớ những điều tốt đẹp, vì thế món ngon Đà Nẵng phải gắn liền với những thiện cảm đầy ấn tượng của chính người ăn Đà Nẵng và của thực khách thập phương.

Món này các bạn ăn kèm với nước mắm ớt hoặc mắm nêm vị cay cay cực ngon. Không chỉ vậy, rau sống dùng trong bánh tráng thịt heo cũng là loại rau “thượng hạng” xanh tươi (được chọn từ những loại rau tươi non như xà lách, húng quế, diếp cá, hành lá, rau thơm, rau đắng, giá, búp chuối trắng... và tất nhiên không thể thiếu dưa leo và chuối chát).

Bánh tráng thịt heo một đĩa to ụ giá chỉ khoảng 30 – 80k thôi nhé!

Nhìn đĩa bánh tránh thịt heo đầy ụ nhưng giá chỉ khoảng 30k, nhiều lắm cũng chỉ tầm 50-80k. Một trong những địa chỉ bán bánh tráng thịt heo được teen biết đến tại Đà Nẵng có quán Bà Hường (gần Metro Đà Nẵng). 

Bánh bèo, bánh bột lọc

Bánh bột lọc là đặc sản từ Huế được bán rộng rãi tại Đà Nẵng. Bánh có nhân tôm hoặc đậu xanh, ăn kèm với nước mắm tỏi ớt đặc hoặc được ướp sẵn gia vị. Bánh bèo thì khác, các bạn ăn kèm với sốt tôm và nước mắm tỏi đường. Bánh bột lọc làm từ bột năng nên nhìn “xuyên thấu” được cả nhân bên trong, ở Đà Nẵng hay có câu “bột lọc bọc con tôm” là vậy đấy! Còn bánh bèo thì được làm từ bột gạo, có khuôn đúc và phải hấp rất kì công. Cả hai món này đều được bán theo đĩa.

 Bánh bèo 3k/đĩa ăn kèm với sốt tôm ngon lành

 Bánh bột lọc giá nhỉnh hơn tí nhưng độ ngon thì… khỏi nói.

Bánh bột lọc các bạn “xơi” khoảng 10k là no căn bụng, bánh bèo thì 3k/đĩa. Chợ Hòa Khánh Đà Nẵng là nơi “tụ tập” của hai món ăn ngon - bổ - rẻ này đấy!

Mì Quảng

Món ăn này là số một Đà Nẵng rồi (mặc dù vốn là đặc sản Quảng Nam)! Sợi mì được làm từ bột gạo bùi bùi, ăn kèm với rau sống và nước lèo ngon thôi rồi. Nước lèo là thành phần “chất” nhất của Mì Quảng. Nước lèo được làm từ thịt gà, có khi là thịt heo, vị cay cay. Chẹp! Đây là món ăn đậm chất dân dã được bán rộng rãi khắp thành phố. Một tô mì thường có giá từ 10-20k.

Những tô mì Quảng bắt mắt như thế này giá chỉ 10-20k thôi. Mỗi teen phải “măm” 2-3 tô mới… đủ đô.

Đi từ đoạn đường từ chợ Hòa Khánh xuống bến xe trung tâm Đà Nẵng dọc đường rất nhiều quán mì Quảng để các bạn la cà và nhâm nhi.

Ốc hút, bánh canh

Ốc được chặt đuôi, tẩm gia vị được làm với nước dừa nhưng ăn không hề ngấy. Cũng như những món ăn khác tại Đà Nẵng, ốc hút có vị đặc trưng là rất cay. Ốc hút được làm rất vệ sinh và kĩ lưỡng, con ốc thấm gia vị ăn rất vừa miệng. Bánh canh có sợi bánh làm từ bột năng (giống bánh bột lọc) có nước lèo cũng thuộc hàng “chất nhất quả đất” tại Đà Nẵng. Mắm nêm và tương ớt tỏi là hai món ăn kèm với bánh canh. Một tô bánh canh đầy đủ gồm: sợi bánh, trứng cút, chả, tương ớt, tỏi, mắm nêm – tất cả tạo nên một tô bánh ăn no căng bụng.

 Ốc hút với bánh cánh ngon tuyệt cú mèo này!

Trước cổng trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng (đường Nguyễn Lương Bằng) là nơi bán ốc hút đỉnh nhất, giá khoảng 10k/lon ốc. Bánh canh 7-10k/tô, gần trường ĐH Sư Phạm các bạn nhé! 


Sau khi xem xong bài “ăn hàng Đà Nẵng” trong Blog của bạn LuMos thì thấy hơi thiếu sót vì mình cũng là dân Đà nẵng, lại là người ham ăn nhưng nhiều địa danh ăn uống trong bài này G chưa biết đến. Sau khi được sự đồng ý của tác giả và có biên tập lại, G xin post lên để các bạn tham khảo, thiếu sót chỗ nào mong mọi người hãy góp ý thêm. Hy vọng rằng bạn nào ngoại tỉnh sẽ biết thêm về Đà Nẵng và sẽ có nhiều ý định ghé thăm hơn, nếu có dịp thì nhớ PM cho G để cùng thưởng thức(đi 1 mình ngượng chết thành ra ăn không ngon,hé hé).
1.Bánh Tráng cuốn thịt heo:
Ăn ở quán Mậu là ngon nhứt, mà ăn trên Cẩm Lệ mới ngon, ai nhác đi lên siêu thị ăn cũng được. Quán Mậu làm nước mắm ngon, vị cay của ớt cộng với mùi thơm (hay thúi) của mắm nêm, cắn một miếng bánh tráng giòn thì chẳng còn gì bằng.
Món này giống món Bánh tráng Trảng Bàng của Sài Gòn, nhưng ngon hơn, vì mắm nêm của ĐN mặn mà, cay, và thơm hơn. Sống chết gì về ĐN cũng phải ăn món này. Đặc biệt là khi ăn cuốn thêm lớp mì lá ở trong, hơi cầu kì nhưng không có gì ngon bằng!
Bữa nay có một quán mới trên đường 2/9, mắm nêm ở quán nì đặc, không lỏng như quán Mậu, nhưng cũng khá ngon, quán lịch sự như nhà hàng.

2.Bún mắm:
Ăn ở đường Nguyễn Thị Minh Khai là best. Bây giờ hơi mắc, từ 8.000 đến 10.000 một tô rồi.
Hoặc là ăn ở đường Lê Duẩn, quán đi vô hẻm, tên Quyên thì phải.

3.Mì Quảng:
Hầu như Mì quảng là món không hề có một tiêu chuẩn chính xác nào, vì tui thấy ở ĐN mì quảng ở đâu cũng ngon.
Quán 01 Hải Phòng, mì quảng hiện đại, tôm thịt: 11.000 1 tô.
Quán đường Phan Thanh đối diện nhà tui(cái này G chép lại nên muốn địa chỉ chính xác, liên hệ Lu), mì quảng đem từ Hội An ra, có 3.000/tô mà ngon cực kì,original taste.

4.Bánh xèo:
Tất nhiên là quán Bà Dưỡng đường Hoàng Diệu.

5.Bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo:
Bánh bèo Huế thì ăn ở đường Nguyễn Chí Thanh,bánh bèo nhỏ, nhân tôm khô, ngon mà mắc.
Bánh bột lọc thì ăn ở Nguyễn Chí Thanh, đoạn phía sau lưng trường Phan Châu Trinh, quán có bán banh canh nữa, bột lọc, tương ớt ngon.
Ở Chợ Cồn, chỗ bà Mập bán bánh bột lọc với chả chiên, ngon dả man lại rẻ nửa. Còn ai muốn ăn đủ thứ 1 lần thì đi lên đường Hoàng Văn Thụ, gần phía Bamboo Green, chỗ đó bán đồ nóng cũng ngon.

6.Bánh cuốn:
Bánh cuốn Tiến Hưng trên đường Trần Phú là ngon nhất
Ăn ở đường Lê Duẩn, có 3.000 thui, cũng ok, mà ko có no.

7.Bánh tráng tương + đồ ăn hàng:
Quán đối diện trường Trưng Vương: có bánh tráng, xoài bào, nước mít ngon.
Quán bà Hường đường Lê Đình Dương thì có đủ thứ, xoài cũng khá ngon.
Quán trong hẻm Lê Đình Dương có đủ loại bánh tráng, 1 đĩa 2.000.
Quán đường Lý Thái Tổ, trước cái kiệt bự, có bánh tráng cuốn ngon tuyệt.

8.Nói chuyện chè:

Nói về các món ăn ĐN mà quên nhắc tới chè, thiệt là thiếu sót. Chè là món ăn không thể thiếu trong đời sống của sinh viên, ngon, rẻ, có thể "bao" mà vẫn không cháy túi, nhân đây kể cho bà con nghe, ai có dịp ra ĐN nhớ đi ăn, không thì chết không nhắm mắt đó,hehe.

Chè đặc trưng của Đà nẵng:
Chè chuối: Chè nấu bàng bột bán, nước dừa và...tất nhiên là chuối. Lưu ý nước dừa ở đây không phải nước từ trái dừa mà phải qua một quá trình công phu: nạo cơm dừa ( ko dùng dừa non), xay nhuyễn, lọc qua lớp vải mùng mỏng, chắt lấy nước, nấu và thêm đường cho đến khi nước dừa sệt lại, sẽ có mùi thơm "chịu hết nổi". Nước dừa này ăn không cũng được, thường là thứ không thể thiếu trong tất cả các lọai chè của ĐN. Nhưng với chè chuối nó có ý nghĩa gấp 100 lần vì nó không phải là thứ để thêm vào mà là 1 phần của chè chuối. Chè chuối ăn nóng hay ăn với đá đều ngon, không ngán. các cô hàng chè thường sáng tạo thêm, cho 1 ít bột lọc sợi hay viên vào chung với chè chuối, và có cả bột bán.

Món chè chuối hiện đại có tên: chè chuối nướng. Xu hướng bi giờ cái gì cũng nướng, nên chè chuối cũng nướng. Chuối được bọc trong 1 lớp nếp dẻo và nướng lên, cắt lát. Chè chuối nướng ăn nóng, vào những ngày lạnh thì hết ý.

Ăn chè chuối ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, gần cafe Trung Nguyên, hoặc đường Ông Ích Khiêm, gần nhà thờ.

Chè Xuân Trang: dân ĐN mới biết vì sao gọi là chè Xuân Trang. Xuân Trang là quán chè mà từ khi tui lọt lòng mẹ đã có cái quán này rồi, không biết có từ hồi lào nữa. Chè ở đây là chè thập cẩm, có đậu đỏ, đậu đen, nước dừa, đậu phộng, đôi khi có kèm theo dừa sợi thái nhỏ, ăn bùi bùi... Quán này bán kèm với bò khô, hay gọi là gỏi khô bò, nên lúc nào tới đây cũng phải ăn cả 2. Quán lúc nào cũng đông, dường như đã thành một thương hiệu mà nhắc tới ai cũng biết, bao nhiêu thế hệ sinh viên ĐN, bảo đảm ai cũng 1 lần ăn chè Xuân Trang, hehe. Có nhiều ý kiến gần đây chè XT không ngon như trước, nhưng với tui thì vẫn ngon.
địa chỉ: Lể Duẩn, ngã tư Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh.

Chè Xa xoa: nghe tên đừng nghị bậy nghe mí bạn, chè xa xoa hay còn gọi là xoa xoa. Thành phần chính là thạch, cái này trong SG gọi là sương sa, dân Đn gọi là thạch thoai, gồm 2 loại thạch đen và trắng, cắt khối vuông nhỏ, trộn với đậu xanh đánh và nước dừa, có thêm cả hột lựu. tất cả trộn đều, ăn vào những ngày hè thiệt là mát hết ý. Cái màu xanh xanh là hột lựu, Ăn cũng phải có kĩ thuật nghe: Trộn đều, trộn lên trộn xuống mí lần cho tan đá, để nước dừa hòa quyện với đậu xanh. Múc một muỗng thạch nuốt cái ực, để cục thạch nó chạy xuống cổ đem theo cái mát lạnh lan tỏa khắp người, chu cha là hén sướng ( ai

không hiểu văn ngữ của ĐN xin giơ tay).

Sau đây là một số món tiêu biểu, tui xếp vô : chè truyền thống
Chè bắp: chè nấu bằng bắp non dùng nạo hoặc dao xát ra nồi nấu với đường cát trắng hoặc đường phèn. Cùi (nõn) bắp dùng để nấu nước cho ngọt và đặc sánh. Chè bắp ngon nhất là ở Cồn Hến, nơi có phù sa sông Hương bồi tụ làm cho trái bắp phát triển tốt.
Chè bột lọc: chè nấu bằng bột lọc, là loại bột sắn đã lọc nhiều lần để trở thành trắng tinh. Người ta đổ nước vào bột khô, nhồi và nắn thành viên tròn, sau đó nhét vào một viên là một hạt đậu phụng đã rang hoặc dừa đã xắt thành sợi nhỏ và nấu với đường cát trắng, có thêm gừng cho thơm.
Chè bột lọc bọc thịt quay: nấu như chè bột lọc, nhưng một số viên bột được nhét vào một miếng thit heo quay nhỏ. Thịt phải là thịt ba chỉ, có thịt hơi mặn, có mỡ béo và da dòn. Thịt phải được bọc kín để giữ nước thật trong.
Chè đậu đỏ: chè nấu bằng đậu đỏ với đường bánh đen, còn gọi là chè đậu huyết.
Chè đậu ngự: Chè nấu bằng đậu ngự nấu với đường cát hoặc đường phèn. Đậu ngự là loại đậu có hạt hình quả thận lớn bằng đốt ngón tay cái, trước kia chỉ có ở Huế, sau này ở Đà Lạt cũng trồng nhiều.
Chè đậu ván: Chè nấu bằng đậu ván với đường cát trắng. Khi thêm bột đao sẽ thành chè đậu ván đặc, nếu không thì gọi là chè đậu ván nước.
Chè đậu xanh: Chè nấu bằng đậu xanh hầm chín để hạt nở to và mềm nhưng vẫn còn nguyên không vỡ, sau đó mới nấu với đường cát. Nếu nấu với đường bánh màu đen thì không cần hầm đậu, chỉ cần đun sôi và bỏ đường.
Chè đậu xanh đánh: Chè nấu bằng đậu xanh hầm, đãi vỏ, dùng đũa cả đánh cho nhuyễn và nấu với đường cát trắng.
Chè hột sen: Chè nấu bằng hột sen tươi bóc vỏ, xoi tim và nấu với đường cát trắng hoặc đường phèn. Hội sen phải hầm cho nở và mềm nhưng không vỡ. Có thể thêm nước hoa bưởi cho thơm. Có thể nấu với hột sen khô, đã bóc vỏ xoi tim, nhưng phải ngâm nước cho mềm rồi mới nấu. Hột sen ngon có tiếng là loại hột sen có vỏ màu nâu cánh gián ở hồ Tịnh Tâm hoặc ở hồ trong lăng Minh Mạng.
Chè hột sen bọc nhãn lồng: Chè nấu bằng hột sen đã bóc vỏ, xoi tim, nấu với nước đường, sau đó đưa vào trái nhãn lồng đã lấy hạt ra rồi để vào chén, rót nước đường lên. Nhãn nấu chè là loại nhãn ráo, được lồng bằng mo cau cho nên trái lớn, thịt (nhãn nhục) nhiều.
Chè kê: Chè nấu bằng hạt kê với đường cát, thường ăn với bánh tráng (bánh đa). Đây là món ăn truyền thống trong ngày tết Đoan ngọ, ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch (cùng với món bánh ú tro và thịt vịt).
Chè nếp: Chè được nấu như nấu cháo nếp đặc, sau đó thêm gừng và một ít đậu phụng (lạc), thường ăn nóng, nhất là về mùa đông.

Cách làm nem nướng Nha Trang

Thực phẩm làm trắng răng

Bánh cóng ở Sài Gòn

Chè Sài Gòn

Cách làm bánh cay thơm ngon đặc sản Sài Gòn

Cách làm bún mắm miền Tây

Hướng dẫn làm chè cốm từ cốm Vòng Hà Nội

Các quán ốc ngon ở Hà Nội

Quán bánh gối ngon nổi tiếng nhất Hà Nội

Cách làm món phở cuốn Hà Nội

Nghệ thuật thưởng thức trà của người Hà Nội

Phở Hà Nội

(ST).