Top 10 món ngon từ thịt lợn băm vừa ngon vửa rẻ vừa dễ làm đây!
Cách chế biến rau Dớn rừng thành những món ngon, ăn nhớ mãi
Cá trê nấu dưa chua món ngon khó bỏ qua
Bồ câu nhồi gan ngỗng sốt dâu rừng sẽ là lựa chọn thú vị dành cho mẹ bầu.
Trong những ngày mát mẻ này, mẹ bầu hãy chuẩn bị cho mình và gia đình một món ngon cực bổ dưỡng nhé! Bồ câu nhồi gan ngỗng sốt dâu rừng sẽ là lựa chọn thú vị dành cho bạn.
Nguyên liệu
- 1 con bồ câu
- 20g gan ngỗng
- 50 g khoai mỡ nghiền
- 50 g khoai tây nghiền
- 50 g khoai môn nghiền
- 50g dâu tây, 50 g việt quất
- 30g thanh dâu, 30g nho
- 10ml nước tương, 10ml mật ong
- 5g quế, 5g hồi
- Muối, hạt tiêu, bột nêm, dầu ăn
Thực hiện
- Bồ câu làm sạch, bỏ ruột, ướp vối muối tiêu, hạt nêm.
- Gan ngỗng băm nhuyễn với 20g khoai mỡ nghiền. Sau đó, nhồi hỗn hợp trên vào bụng bồ câu.
- Đặt bồ câu vào lò và nướng chín.
- Nước sốt: dâu tây, việt quất, thanh dâu, nho xắt hột lựu rồi đem nấu cùng với nước tương, mật ong, quế hồi trong 5 phút. Đun đến khi dung dịch sền sệt và có vị thanh ngọt, đượm mùi, vừa ăn là được.
- Nghiền 3 loại khoai, làm nóng rồi xếp thành 3 lớp đều nhau.
- Đặt bồ câu lên trên khoai và chan nước sốt lên.
Công dụng món ăn
Gan ngỗng béo là loại thực phẩm đặc trưng của nước Pháp. Khi mới nghe, bạn sẽ liên tưởng nó rất nhiều chất béo nhưng theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng thì nó có rất nhiều acid béo không bão hòa và có tác dụng hạ tỷ lệ cholesterol xấu.
Đây không chỉ là một món ăn thơm ngon mà còn cung cấp nhiều protein, có thể sánh ngang với yến sào hay lộc nhung hươu nai. Vì vậy, món ăn bổ dưỡng này hoàn toàn phù hợp dành cho phụ nữ đang mang thai.
Hơn nữa, gan ngỗng được nhổi trong thịt bồ câu giúp kích thích ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu. Thành phần chủ yếu của thịt bồ câu có protein 22,14%, lipit, các chất canxi, photpho, sắt, nhiều loại muối khoáng khác và vitamin. Thịt bồ câu ăn ngon, bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hơn các loại thịt gia cầm khác có tác dụng bồi dưỡng sức khỏe cho thai phụ. Bạn sẽ cảm nhận mùi thơm và vị của gan ngỗng ngay trên đầu lưỡi. Vị của gan ngỗng không gắt, không hăng, một vị béo nhẹ phảng phất không để lại cảm giác ngấy cho mẹ bầu. Một chút nồng ấm của quế hồi và mùi thơm của vị dâu , nho sẽ là chất xúc tác đưa món ăn đạt đến mức tuyệt hảo. Món ăn sẽ ngon hơn khi dùng nóng.
Dinh dưỡng trong cá hồi
Cũng giống một số loài “cá béo” khác, cá hồi có chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dành cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần cho các bà mẹ trẻ (nhất là thời kỳ sau sinh nở, họ thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm...).
Bên cạnh đó, trong cá hồi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bà bầu nói riêng và mọi người như: vitamin D, vitamin B12, vitamin B, vitamin A, vitamin B6; Các nguyên tố vi chất như canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin như: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ lưu ý, phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung khoảng 300g cá hồi/tuần để tránh nhiễm độc thủy ngân. Ngoài ra để được an toàn nhất, bà bầu cần chế biến cá hồi sạch sẽ và nấu chín trước khi thưởng thức.
Món ngon với cá hồi
Dưới đây là những thực đơn với cá hồi, các mẹ có thể bổ sung vào sổ tay nấu ăn của mình:
Cháo cá hồi
Nguyên liệu
Xương cá hồi: 14.500đ
Gạo tẻ: 300gram
Gạo nếp: 1nắm nhỏ
Hành lá, hành khô, gia vị…
Cách làm
- Xương cá hồi rửa sạch, cho vào nồi đun xôi với một ít muối.
- Bỏ cá ra cho nguội rồi gỡ thịt cá hồi ra riêng.
- Xương cho nào nồi ninh thêm 10 phút rồi cho ra xay nhiễn, lọc lấy nước.
- Cho gạo đã ngâm vào ninh cháo.
- Thịt cá hồi đã gỡ riêng cho vào xào kỹ với hành củ phi thơm, nêm vừa ăn.
- Cháo ninh đã xong, nếm cho vừa ăn.
- Múc cháo ra bát, cho cá hồi lên trên, thêm ít hành lá. Vậy là cả nhà đã có bát cháo cá hồi thật hấp dẫn, lại bổ dưỡng mà tiết kiệm chi phí.
Cá hồi viên rán
Nguyên liệu
500 gr cá hồi
2 bó thì là
Hành lá
1 quả trứng gà
100 gr bột mỳ
Muối, hạt tiêu, dầu ăn
Chế biến
- Cá hồi hấp chín, gỡ thành từng miếng nhỏ.
- Cho rau thì là, hành lá thái nhỏ, bột mỳ, hạt tiêu, muối, đập trứng gà vào, trộn đều.
- Nặn thành các viên bằng nhau, tròn và dẹt.
- Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, chú ý không để dầu nóng quá sẽ khiến cá dễ cháy ở vỏ bên ngoài.
- Cho những viên cá vào chảo rán. Rán nhỏ lửa đến khi cá chín vàng 2 mặt.
- Cá chín vằng, giòn tan, không bị béo, chấm cùng nước mắm chua ngọt. Rất ngon khi ăn với cơm nóng.
Cá hồi nướng cam
Nguyên liệu
2 khúc cá hồi tươi
1 trái cam vừa
1 muỗng canh nước tương Nhật
¼ muỗng café bột nêm
Tiêu xay
1 muỗng canh dầu ăn.
Thực hiện
- Cá rửa sạch thấm qua giấy cho ráo nước.
- Cam cắt đôi vắt lấy nước.
- Ướp cá với nước cam, bột nêm, tiêu cho thấm khoảng 15 đến 30 phút.
- Bắc chảo chống dính lên bếp, lửa vừa cho thêm dầu vào. Tiếp theo cho cá vào, trở cá cho vàng đều. Cho tiếp nước ướp cá vào chảo cho thấm qua cá.
- Cho cá ra dĩa, trình bày theo ý thích ăn kèm với cơm trắng, hoặc bánh mì…
Vì sao trứng gà tốt cho bà bầu?
Trứng gà chứa các nguyên tố vi lượng quan trọng như kali, natri, magie, photpho, đăc biệt là nguyên tố sắt cần thiết cho cơ thể. Đối với những người thiếu máu cũng nên ăn nhiều trứng gà để hấp thụ lượng sắt vừa phải.
Trứng cung cấp một lượng đáng kể protein có giá trị sinh học cao (loại protein có chứa các acid amin gần giống và cần thiết cho cơ thể người). Ngoài ra, trứng còn có nhiều vitamin A, D, B2, B6, B12, acid folic, cholin, sắt, canxi, phospho, kali, chất béo, nhất là omega 3. Các chất dinh dưỡng trên có chủ yếu ở lòng đỏ, lòng trắng chủ yếu có nước và protein. Các thành phần khoáng chất vitamin, sắt, canxi, magie có thể phân giải các chất gây ung thư.
Vì vậy, trứng gà có chứa rất nhiều dưỡng chất mà không phải loại thực phẩm nào cũng có. Những loại dưỡng chất này lại đặc biệt tốt cho cơ thể nhất là phụ nữ mang thai và nó đương nhiên có lợi cho bà bầu.
Ngoài ra những người sắp làm mẹ nên ăn điều độ trứng gà để giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cao trí não, tăng cường khả năng ghi nhớ ở trẻ sau này. Một số nghiên cứu khoa học còn cho biết, ăn trứng gà đầy đủ khi mang thai giúp thai nhi có làn da trắng hồng.
Ăn bao nhiêu là đủ?
Một quả trứng gà (hoặc vịt) cung cấp khoảng 13 vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Trứng còn giàu protein và colin (một chất cần cho sự phát triển của não thai nhi). Tuy nhiên, trứng lại chứa nhiều cholesterol nên ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, bạn chỉ nên ăn từ 3-4 quả trứng mỗi tuần tùy cách chế biến để bạn cảm thấy ngon miệng nhất.
Ăn thế nào để an toàn nhất?
- Với món trứng luộc: bạn nên lật đều hai mặt của quả trứng khi nước sôi, đun thêm khoảng 5-7 phút nữa. Nếu đun sôi trứng quá 10 phút, phần bên trong quả trứng sẽ xảy ra các phản ứng hóa học. Trong protein của trứng có chứa nhiều methionine (một loại axit amin thiết yếu). Nếu bị đun nóng trong thời gian dài, chất này sẽ phân hủy thành sunfua, sau đó tiếp tục kết hợp với sắt có trong lòng đỏ trứng tạo thành hợp chất sunfua sắt, làm bạn khó tiêu hóa mà cũng khiến nhiều chất dinh dưỡng khác bị bay mất.
Lưu ý: Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm nước lã sau khi trứng chín để dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, cách làm này lại thiếu vệ sinh bởi vì nước lã chứa nhiều vi khuẩn, có thể xâm nhập qua lớp vỏ để vào bên trong quả trứng. Vì vậy, bạn nên dùng nước sôi để nguội ngâm trứng chín thay vì nước lã.
Ngoài ra, nếu muốn trứng dễ bóc, bạn có thể thả chút muối vào nồi khi luộc trứng. Muối ăn vừa có tính sát trùng vừa làm cho màng trứng co lại nên dễ bóc.
- Với món trứng ốp: Bạn nên lật đều hai mặt trứng trên chảo, dùng đũa (hoặc thìa) ấn nhẹ phần lòng đỏ của trứng xem còn lòng đào hay không.
- Với món trứng kho: Bạn cũng nên đảo đều trứng trong nồi để trứng chín đều. Sau đó, bạn đậy vung, để nhỏ lửa và rim trứng trong phòng 5-7 phút.
- Với món trứng muối: Trứng muối được xếp vào loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao, tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng nhiều. Một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, trong quá trình chế biến, các nhà sản xuất đã sử dụng vôi muối hoặc chì để ủ trứng. Thai phụ bị cao huyết áp, tiểu đường, béo phì nên hạn chế món trứng nói chung và trứng muối nói riêng vì chúng chứa nhiều cholesterol.
Món sinh tố hỗn hợp gồm bơ, chuối và kiwi là một phương pháp cứu cánh giúp mẹ bầu giảm bớt đi sự khó chịu này.
Nguyên liệu
- 1 quả bơ chín mềm
- ½ quả chuối
- 1 quả kiwi
- 1 hộp sữa chua trắng
- 1 -2 thìa đường
Thực hiện
- Tách đôi quả bơ, bỏ hạt và nạo lấy phần thịt của quả. Chuối bóc bỏ, cắt miếng nhỏ, kiwi gọt bỏ vỏ và lõi.
- Cho bơ, chuối, kiwi, đường, sữa chua và một chút nước sôi để nguội vào máy xay sinh tố. Tùy vào sở thích của mình mà bạn có thể cho nhiều hay ít nước để được một cốc sinh tố như ý.
- Xay nhuyễn tất cả đến khi sánh lại và tạo thành hỗn hợp có màu xanh dịu nhẹ.
- Rót sinh tố ra cốc và bạn có thể thưởng thức ngay sau khi chế biến.
Công dụng của sinh tố với mẹ bầu
Món sinh tố là sự hòa quyện của ba loại trái cây: bơ, chuối và kiwi tạo nên một mùi vị hấp dẫn và khác biệt. Ba loại quả này đều có những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của mẹ bầu và nổi bật là tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa.
Bơ là một trong những loại quả được khuyên là người bạn đồng hành của mẹ bầu trong suốt thời gian 9 tháng 10 ngày. Với vị béo ngậy, khá dễ ăn, bơ có chứa nhiều folate – một vitamin có tác dụng ngăn ngừa việc sinh con dị tật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên tiêu thụ khoảng 600-800mcg folate mỗi ngày để phòng khuyết tật ống thần kinh và xương sống ở bào thai. Đây là cách bổ sung folate vào cơ thể một cách an toàn nhất. Bên cạnh đó, chuối cũng chứa nhiều vitamin như A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và khoáng tố như kali, magie, sắt, iốt… Lượng kali dồi dào trong chuối giúp chống chuột rút và ổn định huyết áp cho phụ nữ mang thai. Ăn bơ và chuối có tác dụng kích thích sự sản sinh hồng cầu trong máu, bổ sung chất sắt để hạn chế tình trạng thiếu máu thường gặp ở chị em trong giai đoạn bầu bí.
Một sự kết hợp khác lạ trong món sinh tố này là sự có mặt của quả kiwi. Với màu sắc và hương thơm hấp dẫn, kiwi được mệnh danh là vua của các loại trái cây vì nó giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và axit folic, rất tốt cho phụ nữ đang mang thai. Chỉ cần hai trái cây kiwi là bạn đã có thể cung cấp được 1/3 năng lượng cần cho một ngày. Tuy nhiên, đây là loại quả có tính hàn nên khi ăn bạn cần phải chú ý không nên ăn quá nhiều. Ngoài ra, kiwi còn rất giàu vitamin C giúp làn da bạn đẹp hơn ngay cả khi đang mang bầu.
Món sinh tố với ba loại trái cây: bơ, chuối và kiwi tạo nên một mùi vị
hấp dẫn và khác biệt.
Tác dụng nổi bật của món sinh tố khi kết hợp ba loại trái cây trên là giúp tiêu hóa tốt, giảm triệu chứng buồn nôn và tránh cho mẹ bầu bị táo bón. Khi mang thai, bạn thường dễ bị táo bón do tác động của thai lên hệ tiêu hóa và nồng độ progesterone ở thai phụ tăng lên. Chuối có tác dụng giảm độ axit trong dạ dày, giúp các bà mẹ đang mang thai giảm những cảm giác khó chịu vào buổi sáng như ợ chua, ợ nóng, ghê cổ... Do chuối rất giàu chất xơ nên có tác dụng nhuận tràng, tránh tình trạng táo bón. Với kiwwi, mỗi quả chứa khoảng 45 calo, 1/3 trong đó là pectin – đây là chất giúp nhuận tràng và chống táo bón. Chính vì vậy mà khi ăn kiwi vào, cơ thể sẽ nhanh chóng đào thải được chất độc và trị táo bón. Bên cạnh đó, quả bơ còn chứa nguồn vitamin B6 dồi dào, có tác dụng giảm thiểu triệu chứng buồn nôn thường gặp ở mẹ bầu.
Sự kết hợp giữa ba loại trái cây tạo cho món sinh tố có mùi vị hấp dẫn và cực kỳ bổ dưỡng. Không mất quá nhiều thời gian chế biến, món ăn giúp mẹ bầu có hệ tiêu hóa tốt hơn, cho thai kỳ khỏe mạnh.
Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu. Bí đỏ có chứa chất acid glutamin không những giúp phát triển tế bào não của thai nhi mà còn giúp phòng ngừa, điều trị chứng phù, tăng huyết áp và các biến chứng khác khi mang thai. Đặc biệt, đây là loại thực phẩm giúp phòng chống bệnh sốt xuất huyết, chảy máu nhiều sau khi sinh.
Món bánh ngon từ bí đỏ
Ngoài những món ăn luộc hay hầm, bạn có thể đổi món với bí đỏ bằng những chiếc bánh khác lạ. Những chiếc bánh được làm từ nguyên liệu là bí đỏ chắc chắn sẽ rất hấp dẫn bạn bởi mùi thơm đặc biệt, vị rất lạ và quyến rũ bất kỳ ai dù chỉ được thưởng thức một lần. Vậy tại sao bạn lại không trổ tài để làm một vài món bánh bổ dưỡng dành cho bé yêu trong bụng nhỉ?
1. Pancake bí đỏ
Bánh pancake với nguyên liệu chính là bí đỏ rất dễ làm, không mất thời gian nên bạn có thể làm món này ăn sáng và thưởng thức ngay khi nóng. Món bánh giúp làm ấm dạ cho mẹ bầu vào mỗi sáng sớm.
Nguyên liệu:
-160g bột mì
- 2 thìa cà phê đường nâu
- 2 thìa cà phê bột nổi
- 1/4 thìa cà phê muối
- 3/4 thìa cà phê bột quế
- 1/4 thìa cà phê bột nhục đậu khấu (nutmeg)
- 1/8 thìa cà phê bột gừng
- 1/8 thìa cà phê bột đinh hương
- 250ml sữa tươi
- 125ml bí đỏ nghiền
- 1 quả trứng gà
- 2 thìa cà phê bơ chảy
Thực hiện:
- Trộn đều bột, đường, muối và các loại bột gia vị vào một bát to.
- Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng và đem hấp chín. Khi bí đã chín và có mùi thơm, bạn cho những miếng bí vào xay nhuyễn. Lưu ý là bạn cần xay ngay khi bí còn nóng trong khoảng 2-3 phút đến khi bí nhuyễn và mịn.
- Trộn sữa tươi, bí đỏ, trứng và bơ chảy trong một bát khác. Đổ tất cả vào hỗn hợp bột và dùng cây đánh trứng cầm tay ngoáy đều để toàn bộ các nguyên liệu quện vào nhau.
- Đặt chảo nóng với đế dày (có lớp chống dính càng tốt) lên bếp, đun đến cho chảo thật nóng rồi để lửa nhỏ. Quét lớp dầu ăn hoặc bơ mỏng lên mặt chảo. Dùng muôi múc một lượng vừa phải hỗn hợp bột đổ vào chính giữa chảo. Đến khi mặt trên bánh xuất hiện những lỗ khí nhỏ vỡ ra thì lật mặt bánh và "rán" tiếp mặt còn lại thêm khoảng 2 phút nữa là được.
Lấy pancake ra khỏi chảo và tiếp tục làm với lượng hỗn hợp bột còn lại. Bạn có thể làm lần lượt từng cái bánh để đảm bảo chất lượng từng chiếc mà không mất nhiều thời gian vì làm loại bánh này rất nhanh.
Bánh có mùi thơm đặc trưng và lạ miệng. Bạn có thể ăn pancake bí đỏ với đường quế hoặc kem tươi đã đánh bông sẽ rất tuyệt đấy!
2. Bánh bí đỏ hấp
Khác với bánh pancake bí đỏ, món bánh bí đỏ hấp này thường được dùng làm món tráng miệng sau bữa ăn và ngon nhất là sau khi để lạnh. Khi được để lạnh, từng miếng bánh có vị ngọt dịu, mềm mịn, mát và thơm mùi bí đỏ cùng nước cốt dừa. Mới nghe đã thấy hấp dẫn rồi, bạn hãy thử làm và thưởng thức nhé!
Nguyên liệu:
- 1/4 cốc bột năng
- 1/2 cốc bột gạo
- 1/2 cốc nước cốt dừa
- 3 cốc bí đỏ bào sợi
- 1 cốc sữa dừa (nước cốt dừa pha loãng)
- 40g đường trắng
- 1/8 thìa cà phê muối
Hướng dẫn:
- Chuẩn bị sẵn 1 khuôn / khay vuông (cỡ 20x20cm) và 1 nồi hấp lớn.
- Trộn lẫn bột năng và bột gạo rồi từ từ đổ nước cốt dừa vào đồng thời quấy liên tục.
- Cho bí đỏ, sữa dừa, đường, muối vào hỗn hợp và quấy đều cho đến khi đường tan hết.
- Đổ hỗn hợp vào khay, dàn phẳng mặt. Cho khay vào nồi hấp với lượng nước sôi lớn. Hấp khoảng 25-30 phút đến khi thấy hỗn hợp đông sệt lại là được.
- Bỏ khuôn ra khỏi nồi và để nguội. Khi bánh đã nguội, cắt bánh ra thành những miếng nhỏ vừa ăn và bày ra đĩa.
3. Bánh pho mát bí đỏ
Món bánh này làm cầu kỳ hơn và cũng tốn khá nhiều thời gian nên hoàn toàn thích hợp để làm món tráng miệng cuối tuần cho cả gia đình bạn cùng thưởng thức.
Nguyên liệu
- Kem pho mát 200g
- Bí đỏ 200g
- Đường 50g
- Cốt dừa 80g
- Bột mỳ khoảng 20g
- Trứng gà 2 quả
Thực hiện:
- Bí ngô hấp chín, nghiền hoặc xay thật mịn lúc bí còn nóng.
- Kem pho mát để mềm rồi cắt thành từng ô nhỏ, cho vào bát to, thêm đường và đập trứng vào.
- Dùng cây đánh trứng đánh đều để hỗn hợp thật mịn. Nếu bạn dùng máy đánh trứng thì chỉ đánh trong khoảng 2 phút đến khi kem trứng bông lên là được.
- Thêm bột mỳ và cốt dừa vào hỗn hợp rồi đánh đều cho bột hòa quện. Tiếp theo cho bí đỏ nghiền vào, quấy cho thật mịn.
- Chuẩn bị 4 khuôn bánh nhỏ, bôi một lớp bơ khắp mặt khuôn để chống dính hoặc có thể lót giấy bạc hoặc giấy nến trước khi đổ bánh. Đổ hỗn hợp bột đã trộn vào khuôn. Đặt các khuôn vào khay lớn, đổ nước nóng vào khay ngập đến 1/3 khuôn.
- Đặt khay vào lò nướng ở nhiệt độ 150 độ C trong khoảng 40 - 60 phút đến khi mặt bánh se lại, phần giữa bánh còn hơi ướt là được.
- Lấy bánh ra, để nguội. Bọc kín bằng nilon gói thức ăn, cho vào tủ lạnh khoảng 3 tiếng.
- Sau khi ướp lạnh xong thì cho bánh ra đĩa và thưởng thức.
Nước cốt dừa tạo cho bánh vị thơm ngon lạ. Khi ăn, bạn có thể phủ một ít sữa chua lên trên mặt bánh, thêm 1 thìa mứt dâu nữa, vừa tăng hương vị trái cây vừa làm cho màu sắc hấp dẫn hơn.
Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi đặc biệt là sắt nên các tạng phủ như gan, lách, vị... đều bị hư tổn dẫn đến khí huyết không đủ nuôi dưỡng hoặc khả năng biến đổi chất bị suy yếu. Thai phụ bị thiếu máu thường có biểu hiện mệt mỏi yếu sức, rụng tóc, móng tay móng chân và niêm mạc miệng môi mắt nhợt nhạt, trường hợp nặng sắc mặt trắng xanh, phù nhẹ, mất sức, đầu váng tai ù, tim hoảng hốt, hụt hơi, ăn kém, bụng đầy, rối loạn đại tiện lúc táo lúc lỏng. Xin giới thiệu một số món ăn bổ dưỡng phòng chữa thiếu máu khi mang thai, chị em có thể tham khảo.
Canh mộc nhĩ: mộc nhĩ đen 15g, hồng táo 20 quả, thịt lợn nạc 100g, mắm muối vừa đủ. Mộc nhĩ đen ngâm nước nóng, rửa sạch thái nhỏ, hồng táo bỏ hạt, thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp mắm muối xào chín. Tất cả cho vào nồi thêm 200ml nước đun sôi tới khi canh chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 5 - 7 ngày.
Canh cà chua: cà chua ngon 300g, trứng gà 3 quả, tim lợn 100g, bột ngọt, gia vị vừa đủ. Cà chua rửa sạch, bỏ hạt thái miếng. Tim lợn rửa sạch thái chỉ ướp gia vị xào chín, cho cà chua vào xào tiếp với tim, thêm nước vừa đủ, đun canh cho sôi rồi đập trứng gà, bột ngọt vào đảo đều, canh sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 7 - 10 ngày.
Long nhãn hấp: long nhãn 15g, táo tàu 5 quả, mật ong 1 thìa canh, gừng 1 lát mỏng. Táo tàu bỏ hạt, gừng giã nhỏ. Cho tất cả vào bát to, trộn đều hấp cách thủy, khi chín ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn khoảng 15 ngày.
Canh cá hấp cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi. (ảnh minh họa)
Cá hấp: cá quả 1 khúc khoảng 200g, cà chua 200g, củ cải trắng 100g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Tất cả cho vào bát to thêm bột gia vị và bột ngọt, đem hấp cách thủy. Khi cá chín còn nóng ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 10 ngày.
Thịt thỏ hầm: thịt thỏ 250g, hồng táo 10 quả, cà rốt 50g, đậu xanh 50g, hạt sen 50g, mắm muối vừa đủ. Thịt thỏ rửa sạch chặt miếng ướp mắm muối xào chín. Hồng táo bỏ hạt, cà rốt nạo vỏ thái miếng, đậu xanh, hạt sen xay giập. Tất cả hầm nhừ, chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói. Ăn liền 10 ngày.
Xương sống lợn hầm: xương sống lợn 500g, ngó sen 200g, cải xoong 150g, mắm muối vừa đủ. Xương sống lợn chọn phần còn tủy, chặt vừa miếng ướp mắm muối xào chín, hầm nhừ. Ngó sen rửa sạch thái chỉ. Cải xoong rửa sạch cắt đoạn. Khi xương đã nhừ cho ngó sen, cải xoong vào đảo đều, ngó sen và cải chín là được. Ăn ngày 1 lần. Ăn liền 10 ngày.
Cháo cá quả: cá quả 1 con khoảng 300g, hạt sen 50g, gạo nếp 50g, gạo tẻ 100g, bột ngọt, gia vị, hạt tiêu vừa đủ. Cá quả làm sạch bỏ vảy, nội tạng, đem hấp cách thủy, khi chín gỡ lấy thịt nạc, ướp bột ngọt, bột gia vị, hạt tiêu. Hạt sen, gạo nếp, gạo tẻ xay thành bột. Xương cá đem giã nhỏ lọc lấy nước, cho bột gạo vào quấy đều đun nhỏ lửa. Cháo chín cho thịt cá vào đảo nhẹ, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói. Ăn liền 10 ngày.
Vào thời điểm giao mùa sang thu, mẹ bầu thường dễ mắc cảm cúm. Và món cháo hải sản là một lựa chọn hoàn hảo giúp bạn thoát khỏi những lo lắng mắc bệnh thường gặp.
Nguyên liệu: (dành cho 4 người ăn)
- 150 g cá chim (hoặc cá thu)
- 200 g sò điệp
- Mực, cua biển, tôm, ngao, hàu…
- 200g gạo
- Gừng, chanh, hành khô, rau mùi
- Giấm thanh, dầu ăn, súp gà, gia vị, hạt tiêu
Thực hiện
- Tôm, mực, cua… luộc chín cùng 1 lát gừng rồi vớt ra, để ráo nước
- Ngao, hàu rửa sạch cho vào nồi với nước thêm 1 ít muối, luộc đến khi há miệng. Tách thịt ngao và hàu để riêng. Gạn lấy phần nước trong, không có cặn dùng để nấu cháo.
- Thịt cá rửa sạch và cắt miếng vừa ăn
- Sò điệp rửa sạch bằng giấm thanh cùng một chút muối để trắng thịt và dai.
Hải sản giàu axit béo omega 3, protein, sắt, canxi, rất hữu ích cho thực đơn
dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
- Hành khô băm nhuyễn, ướp vào cá và sò điệp với một ít muối, bột ngọt, hạt tiêu phù hợp với khẩu vị. Ướp cá và sò điệp trong 30 phút để ngấm gia vị.
- Cho dầu ăn vào chảo xào cá và sò điệp đến khi chín tới.
- Gạo để nấu cháo được chia với tỷ lệ: 1/3 là gạo nếp, 2/3 là gạo tám thơm. Gạo đem rang lên. Sau khi rang chín, cho gạo vào nồi cùng nước luộc ngao, hàu và 1 lít nước lạnh để nấu cháo. Ðun nồi cháo với độ lửa vừa, hớt bọt đến khi hột gạo nở đều và thơm mùi gạo rang.
- Khi cháo nhừ, cho 3 muỗng canh súp gà cho thật vừa ăn rồi trộn phần tôm, mực, cua, ngao… đã luộc chín cùng phần cá và sò điệp vừa xào vào nồi. Lúc này cho lửa nhỏ lại và khuấy đều để không bị cháy nồi.
- Gừng thái chỉ. Hành và rau mùi thái nhỏ.
- Bày cháo ta bát và thêm hành, rau mùi, gừng, hạt tiêu.
Bạn nên thưởng thức khi cháo còn nóng. Bạn có thể ăn cùng chanh để món cháo đậm đà hương vị.
Công dụng của món ăn
Hải sản giàu axit béo omega 3, protein, sắt, canxi, rất hữu ích cho thực đơn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Nghêu, Sò, Hàu,… có tác dụng hoạt tràng thông khí, làm mát gan, giải độc. Đặc biệt, ăn cháo khi nóng giúp bạn ra nhiều mồ hôi và có tác dụng giải cảm.
Món súp canh rong biển mà Eva giới thiệu sau đây không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bạn mà còn có vị dịu mát, rất dễ ăn. Hãy tham khảo và làm để thưởng thức bạn nhé!
Nguyên liệu
- 50g rong biển
- 1 bìa đậu non
- 100g nấm rơm
- 1 quả táo, 1 quả lê, 1 củ sắn, 1 quả cà chua, 1 ít cần tây
- Gia vị, hạt nêm vị nấm, đường, dầu ăn
Thực hiện
- Đem táo, lê và củ sắn rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành những miếng vừa ăn. Cho các miếng đã cắt vào cùng 1,5 lít nước. Đem ninh kỹ trong khoảng 30 phút để làm nước dùng đến khi cô đặc lại chỉ còn 0,5 lít nước là được. Cho thêm gia vị, hạt nêm vị nấm, đường vào nước dùng sao cho vừa miệng.
- Ngâm lá rong biển trong nước sạch một đêm và đem rửa lại lần nữa trước khi dùng. Để bớt mùi tanh, bạn có thể bóp lá với một ít muối trắng. Dùng kéo cắt khúc khoảng 2-3 cm. Đậu phụ non thái hạt lựu. Tất cả để riêng vào bát.
- Cà chua rửa sạch và cắt múi cau. Cắt bỏ chân nấm rơm, ngâm nước muối loãng, rửa sạch và bổ đôi.
- Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, xào chín cà chua và nấm cùng một chút gia vị.
- Cho rong biển, đậu phụ vào bát tô và để cà chua cùng nấm rơm đã xào lên trên. Chan nước dùng đã đun sôi vào tô; rắc một ít cần tây được thái nhỏ ở trên. Như vậy, bạn đã có được một bát súp canh rong biển thơm ngon để thưởng thức.
Lưu ý
Để nấu được món súp ngon, bạn cần chọn rong biển loại tốt. Loại rong biển tốt thường có màu xanh, có độ bóng của dầu. Cọng rau dầy, dài, to, khô ráo, ít dập nát. Lưu ý ngọn rau và cọng rau không có màu trắng, vàng, không có rêu bám. Khi nấu món này, bạn không cần phải cho nhiều đường, không cần dùng bột ngọt vì nước dùng đã có vị ngọt tự nhiên.
Công dụng của món ăn
Món súp có nguyên liệu chính là rong biển. Đây là một loại thực phẩm có chứa nhiều dinh dưỡng và đặc biệt hữu dụng đối với phụ nữ mang thai. Rong biển có tính hàn, chứa nhiều vitamin nhóm B và chất xơ, đặc biệt là chứa một lượng lớn các khoáng chất như iốt, vitamin K, magiê, sắt, canxi giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Hơn nữa, hàm lượng axit folic dồi dào trong rong biển đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Bên cạnh đó, chất lignans trong rong biển có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u, hạn chế các tế bào ung thư vào máu và di căn ung thư trên các phần khác của cơ thể phụ nữ sau khi sinh nở.
Nước dùng của món súp có vị ngọt mát tự nhiên từ táo và lê. Đây là hai loại quả rất giàu vitamin C và men vi sinh giúp hệ tiêu hóa ổn định, giúp bà bầu giảm chứng táo bón. Đặc biệt, chúng còn giúp kích thích sản xuất chất kháng thể và tế bào bạch cầu, giúp tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho chị em khi mang thai. Hai nguyên liệu phụ trong món ăn là nấm rơm và đậu phụ đều lành tính và mát nên mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm khi thưởng thức. Món súp có tính mát nên sẽ là một bài thuốc hữu hiệu giảm bớt chứng nóng trong và hiện tượng táo bón cho mẹ bầu trong giai đoạn bầu bí này.
Hiện tại mình đang mang thai cu Tí được 6 tháng. Buồn một nỗi, thời tiết mùa thu khô hanh, se lạnh làm những chị em đang mang bầu mà lại có sức đề kháng yếu như mình rất dễ nhiễm bệnh và bị cảm cúm. Ngày trước, hồi chưa có bầu cu Tí, mình cũng đã bị mắc chứng viêm xoang, viêm họng mãn tính rồi nên cứ vào những ngày khi tiết trời chuyển mùa là cơ thể lên tiếng "báo động" ngay.
Mình bị cảm, sổ mũi, viêm họng kéo dài mỗi tháng tận một, hai lần. Thậm chí còn bị sốt phát ban, cứ đêm về là ho, mà ho thì như rút ruột, nhiều lúc còn bị nôn do ho quá. Thời gian đầu mình rất lo lắng, hoang mang sợ ảnh hưởng đến cu Tí vì có người nói rằng bị cảm cúm 3 tháng đầu là không tốt, có người lại nói cảm thì không sao, cúm mới sợ. May quá, khi mình đi siêu âm 3D thì bác sỹ bảo là không bị ảnh hưởng gì cả.
Thịt gà bổ dưỡng nên rất thích hợp với người mẹ đang mắc viêm xoang hay viêm họng. (ảnh minh họa)
Thấy mình khổ sở vì hắt hơi sổ mũi, người thì ngây ngây sốt, làm việc khó tập trung, chị làm cùng cơ quan đã mách mình về bổ sung ngay vào thực đơn dinh dưỡng bầu bí món canh gà, soup thịt gà. Chị nói với mình thịt gà bổ dưỡng nên rất thích hợp với người mẹ đang mắc viêm xoang hay viêm họng. Trước đây khi mang bầu cậu con trai lớn, chị đã tìm hiểu và biết rằng canh gà có thể cải thiện những bệnh về họng và đường hô hấp. Nó đặc biệt có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng. Bởi, các amino axit có trong thịt gà có chứa nhiều dinh dưỡng có thể làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Mình vốn hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ mang thai nên khi có chị mách nước như vậy, mình vui sướng dùng thực phẩm để điều trị ngay. Quả thực món canh gà vừa ngon, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp làm sạch độc tố trong cơ thể lại còn giảm những triệu chứng khó chịu khi mình mang thai cu Tí như ốm nghén, cảm cúm...
Canh gà đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai, giúp phòng ngừa, giảm nhẹ cảm cúm như vậy thì tại sao các chị em không ghi lại cách thức đơn giản để làm món ăn này nhỉ?
* Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 250g cánh gà (đùi gà, hoặc thịt gà tùy theo sở thích ăn uống của các mẹ)
- Nấm hương
- 1 củ cà rốt
- 1 - 2 nhánh tỏi
- Dầu thực vật, muối với lượng thích hợp.
Món canh gà vừa ngon, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp làm sạch độc tố trong cơ thể lại còn giảm những triệu chứng cúm khó chịu. (ảnh minh họa)
* Cách thức chế biến
- Nấm hương ngâm nước cho mềm, bỏ cuống đi. Nước nấm hương có thể giữ lại một ít để nấu canh.
- Bách hợp sau khi rửa sạch cắt thành từng lát vát chéo trông đẹp mắt.
- Cánh gà chần qua nước nóng rồi vớt ra.
- Cho thêm chút nước nấm hương, cây nấm hương và tỏi vào nồi rồi đun sôi đợi đến khi cánh gà chín mềm;
- Bước cuối cùng nêm nếm vừa gia vị, vặn lửa to. Canh sôi lên là món ăn được hoàn thành.
Các mẹ bầu múc canh ra bát và từ từ thưởng thức nhé! Món canh gà nấu tỏi này nên ăn nóng sốt để phát huy tác dụng!
Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một số món ăn ngon, dễ làm không chỉ bổ dưỡng cho bà bầu mà còn giúp thai nhi thông minh, phát triển tốt hơn.
1. Cháo cá chép
Món ăn này rất phổ biến với bà bầu vì nó giúp an thai và làm da dẻ thai nhi hồng hào hơn.
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg
- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm.
- 1 nắm gạo nếp
- Gia vị, mì chính, hạt nêm
- 4 củ hành khô
- Lá ngải tươi
- Rau mùi ta, thì là
Chế biến:
- Cá chép rửa sơ qua (không được rửa hết nhớt của cá), không được mổ tránh làm mất máu cá (máu cá chép rất bổ cho bà bầu), rửa sạch khu vực mang cá.
- Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40’ cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá, bóp nhuyễn.
Cháo cá chép rất tốt cho thai phụ. (Ảnh minh họa)
- Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.
Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, để có món cháo cá chép thành phẩm chúng ta có 2 cách như sau:
Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín ta thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.
Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (mà nghén thì hay sợ mùi tanh): 4 củ hành khô ta bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
2. Cháo lươn
Có tác dụng mát cho cơ thể, tránh chảy máu cam
Nguyên liệu:
- 300g lươn tươi sống
- 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp
- Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà)
- Gia vị, hạt nêm
- Hành khô 3 củ
- Mùi ta, thì là, rau răm
Chế biến:
- Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn, nêm ít gia vị.
- Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép).
Bà bầu nên ăn thường xuyên các món cháo bổ dưỡng. (Ảnh minh họa)
- Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều
- Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.
3. Cháo thập cẩm
Loại cháo này là nguồn dinh dưỡng phong phú. Táo tàu chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C và protein… được gọi là vitamin thiên nhiên. Nho khô có công dụng bổ khí, bổ máu, mạnh gân cốt, an thai. Hạt đào là thực phẩm bổ não, có lợi cho trí óc, hạt kê chứa nhiều vitamin B2. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn loại cháo này có thể thu được chất dinh dưỡng hợp lý và toàn diện, có lợi cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi.
Nguyên liệu:
- 200g hạt kê
- 100g gạo
- 50g đậu xanh
- 50g đậu phộng
- 50g táo tàu
- 50g hạt đào
- 50g nho khô
- Một lượng đường đỏ thích hợp.
Cách chế biến:
- Kê, gạo, đậu xanh, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vo, rửa sạch.
- Đậu xanh cho vào nồi, thêm một ít nước, nấu mềm; sau đó tiếp tục cho thêm nước sôi vào.
- Cho kê, gạo, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vào, thêm đường đỏ, trộn đều, nấu đến khi chín mềm là ăn được.
1. CHÁO CÁ CHÉP – giúp an thai và môi bé đỏ hồng
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg
- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm
- 1 nắm gạo nếp
- Gia vị, mì chính, hạt nêm Knorr
- 4 củ hành khô
- Lá ngải tươi
- Rau mùi ta, thì là
Chế biến:
- Cá chép rửa sơ qua (không được rửa hết nhớt của cá), không được mổ tránh làm mất máu cá (máu cá chép rất bổ cho bà bầu), rửa sạch khu vực mang cá
- Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40’ cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá, bóp nhuyễn.
- Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm gạo khoảng 1h là chín.
Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, để có món cháo cá chép thành phẩm chúng ta có 2 cách như sau:
Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là khôngnghén ngẩm gì):
Cháo chín ta thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.
Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (mà nghén thì hay sợ mùi tanh):
4 củ hành khô ta bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
2. CHÁO LƯƠN – mát cho cơ thể, tránh đổ máu cam
Nguyên liệu:
- 300g lươn tươi sống
- 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp
- Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà)
- Gia vị, hạt nêm
- Hành khô 3 củ
- Mùi ta, thì là, rau răm
Chế biến:
- Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn nên, nêm ít gia vị.
- Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép).
- Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều
- Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.
3. TRỨNG GÀ XÀO LÁ NGẢI – an thai, da bé trắng hồng
Nguyên liệu:
- Lá ngải tươi 1 nắm to
- Trứng gà ta 2 quả
- Gia vị
- Hành khô
Chế biến:
- Phi thơm hành khô bằm nhỏ, cho lá ngải đã rửa sạch và ráo nước vào xào nhanh tay, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi ngải đã tái cho thêm ½ bát ăn cơm nước vào đợi nước sôi trở lại
- Đập trứng gà vào nồi ngải, đảo đều tay cho trứng quyện với lái ngải tầm 5’
- Ăn nóng.
4. TRỨNG GÀ HẤP LÁ MƠ – nhuận tràng, ổn định men tiêu hóa trong dạ dày
Mùa xuân lá mơ đang non, món trứng gà hấp lá mơ sẽ rất bổ không chỉ cho người thường mà cho cả bà bầu. Đây là món ăn dân dã nhưng tác dụng giải nhiệt rât hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Lá mơ 1 nắm vừa
- Trứng gà ta 2 quả
- Gia vị
- Lá chuối tươi 2 miếng to bằng tờ giấy A4
Chế biến:
- Lá mơ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, trộn cùng trứng gà, thêm chút hạt nêm Knorr
- 1. cho vào bát, hấp vào nồi cơm lúc vừa nảy sang nút warm hoặc hấp cách thủy
2. bắc chảo lên bếp cho ráo nước, trải miếng lá chuối thứ nhất xuống chảo, dàn đều trứng trộn lá mơ lên rồi úp miếng lá chuối thứ 2 lên trên, đậy vung, đun nhỏ lửa cho trứng chín om là ăn được
Cả 2 cách chế biến này đều k dùng đến dầu ăn hay mỡ, rất tốt cho bà bầu vì bà bầu nên hạn chế bớt dầu, mỡ.
5. CẬT LỢN ÁP CHẢO – tốt cho thận của mẹ, giảm được nguy cơ phù nề trong thai kì
Nguyên liệu:
- Cật lợn 300g
- Gừng 1 củ vừa
- Đường, mắm, hạt nêm
Chế biến:
- Cật lợn bóc màng, xẻ đôi (nhưng k đứt lìa), làm sạch phần màng trắng trong quả cật, khía xéo nhẹ trên bề mặt quả cật
- Gừng thái chỉ
- Nhồi gừng vào trong quả cật, ướp thêm mắm, đường, nêm
- Đun nóng nồi, thả của cật vào cho cháy cạnh 2 mặt của cật, đổ nước ngập quả cật, đun nhỏ lửa đến khi gần cạn hết nước, chú ý vớt bọt, cho thêm ½ thìa đường đun cho cháy cạnh 1 lần nữa. Ăn nóng.
6. GẤC HẤP ĐƯỜNG – bổ sung vitamin A, giúp hình thành thị lực cho bé
Nguyên liêu:
- Gấc 3/4 bát ăn cơm
- Lượng đường tùy khẩu vị của mẹ
Chế biến:
- Trộn gấc với đường, cho hấp cách thủy cho chín
- Ăn nóng
7. CANH CUA RAU MÙNG TƠI – bổ sung canxi
Nguyên liệu:
- Cua đồng 300g
- Rau mùng tơi 1 mớ
- Bột canh tôm 1 gói
Chế biến:
- Cua làm sạch, giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối, lọc lấy nước
- Rau rửa sạch thái nhỏ
- Nước lọc cua nêm thêm bột canh tôm, hạt nêm, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau.
- Rau chín mềm là có thể ăn được
8. MIẾN CUA BỂ - bổ sung canxi
Nguyên liệu:
- 1con cua bể 350g (nếu tính cả dây buộc cua thì phải mua con cua 700g)
- 2 vắt miến dong
- 2 tai mục nhĩ, 10 tai nấm hương
- Hành khô, dầu ăn, gia vị, hạt nêm, mắm, đường
- Rau thơm: hành hoa, mùi ta, rau răm
- Nước dùng
Chế biến:
- Cua bể rửa sạch vỏ bên ngoài, luộc chín, gõ lấy thịt cua để riêng. Giữ lại nước luộc cua
- Vỏ cua cho thêm nước sôi, lọc 2-3 lần để lấy hết được thịt cua còn sót trong vỏ cua
- Mục nhĩ nấm hương ngâm nở, thái nhỏ
- Miến ngâm nước cho mềm, chuẩn bị ăn thì chần qua nước sôi cho chín tới
- Rau thơm rửa sạch thái nhỏ
- Phi thơm hành khô, xào thịt cua cùng mục nhĩ nấm hương đã thái nhỏ, nêm nếm mắm và gia vị cho vừa
- Nước dùng hòa cùng nước luộc cua, nước lọc cua đun sôi cùng chút gia vị
- Xếp miến đã chần nước sôi vào bát, xúc thịt cua lên trên, rắc rau thơm rồi chan nước dùng
- Ăn nóng
9. CÁ DIẾC HẦM:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Vị ngon, dinh dưỡng phong phú, cá diếc chứa nhiều protein chất lượng tốt, rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, thai phụ nên ăn nhiều.
Nguyên liệu:
200g cá diếc tươi; 50 nấm hương; 50g măng khô trắng; 40g mỡ heo chín; 20g hành; 25g gừng; một ít muối, một ít tiêu hột.
Cách chế biến:
Cá diếc bỏ vảy, nội tạng, sau đó rửa sạch. Nấm hương dùng nước ngâm cho nở ra, bỏ cuống, rửa sạch, cắt sợi. Măng khô cắt sợi.
Cho mỡ vào nồi đun nóng, chiên sơ 2 mặt cá.
Cho nước sạch vào trong nồi nấu sôi; cho cá, nấm hương, măng khô trắng, hành, gừng vào; dùng lửa lớn nấu sôi; sau đó hạ lửa nhỏ hầm cho đến khi canh trắng, nêm muối, bột ngọt vào.
10. CÁ CHIM CHUA NGỌT:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc đẹp, thịt cá ngon mềm. Cá chim chứa nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, món ăn còn có công hiệu bổ khí, bồi bổ tinh thần. Thai phụ ăn nhiều có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Nguyên liệu:
500g cá chim tươi, 50g đậu xanh, 50g cà rốt, 50g măng, 50g dầu thực vật, 40g rượu gia vị, 50g hành, bột năng hoặc bột bắp hòa nước, đường, giấm, xì dầu, mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Cá chim bỏ tạp chất, rửa sạch, 2 bên thân cắt thành hình hoa, phết xì dầu và rượu gia vị lên, ướp 30 phút.
Cà rốt, măng tươi rửa sạch, cắt hình quân cờ cùng cho vào trong nước sôi với đậu xanh, vớt ra. Lấy hành nhặt, rửa sạch, để khô, cắt nhỏ.
Cho dầu vào chảo, đợi dầu thật nóng, cho cá chim đã ướp vào, chiên đến vàng óng thì lấy ra, để ráo.
Dầu còn lại trong nồi cho hành vào phi thơm, đổ nước sôi vào.
Sau khi nấu sôi, cho đường, giấm, cà rốt, măng, đậu xanh vào trộn đều, khi sôi, lấy nước rưới lên cá.
11. ỚT ĐÀ LẠT CHUA NGỌT:
Màu đỏ tươi, ngon, mềm. Món ăn có cả vị chua, ngọt, cay và mặn. Ớt chứa nhiều vitamin C, đồng thời có tác dụng chống ung thư, kích thích sự thèm ăn. Món này thích hợp cho thai phụ dùng trong thời kỳ đầu.
Nguyên liệu:
500g ớt Đà Lạt, 30g dầu mè, 35g giấm gạo, 40g dầu thực vật, đường, muối, mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Ớt Đà Lạt rửa sạch, để khô, cắt miếng hình chữ nhật. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho ớt Đà Lạt vào xào chín, cho muối và đường vào xào thêm vài phút, thêm giấm vào trộn đều. Cuối cùng cho dầu mè vào.
12. CÁ CHÉP CHUA NGỌT
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc tươi sáng, vị chua ngọt, chứa nhiều protein, chất khoáng và vitamin. Phụ nữ mới mang thai ăn món này có thể thu được chất dinh dưỡng toàn diện.
Nguyên liệu:
350g thịt cá chép tươi; 1 quả trứng gà; 50g tương cà chua; 30g dầu mè; 40g rượu gia vị; 20g tỏi băm; 20g hành cắt khúc; 25g gừng băm; 50g dầu thực vật; đường, muối, bột mì, giấm, bột năng hoặc bột bắp, mỗi loại 1 lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Thịt cá chép tươi, nắn thành dạng viên ngói, thêm muối, rượu, gia vị vào trộn đều, ướp 5 phút.
Đập trứng gà vào bát, thêm bột năng hoặc bột bắp và một lượng thích hợp bột mì vào trộn đều thành dạng hồ, đổ lên trên viên cá.
Cho đường, giấm, tương cà chua, hành khúc, gừng, tỏi băm, bột năng hoặc bột bắp và một lượng nước thích hợp vào trong bát, hòa đều thành dung dịch chua ngọt.
Cho dầu vào chảo, đun dầu nóng lên, cho viên cá vào chiên cho đến khi cá vàng óng, hạ nhỏ lửa chiên, chín, vớt ra.
Cho tiếp hỗn hợp chua ngọt đã pha chế vào đun sôi.
Cho viên cá đã chiên chín vào, thêm lượng thích hợp dầu nóng vào xào qua, rồi rưới dầu mè lên.
13. GỎI GÀ VÀ GIÁ ĐẬU
Sau khi chế biến, món ăn trông rất hấp dẫn, màu sắc thanh nhã, thơm ngon.
Nguyên liệu:
250g thịt gà chín bỏ xương,; 100g giá đậu xanh; 30g tương ớt; 15g tỏi giã nhuyễn; xì dầu, đường, muối, giấm, bột ngọt, mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Thịt gà cắt sợi. Giá đậu rửa sạch, ngắt bỏ 2 đầu, dùng nước sôi chần qua. Sau đó vớt ra, thêm một ít muối trộn đều, trải ra cho nguội, cho vào bát lớn, xếp thịt gà lên mặt. Xì dầu, tương ớt, tỏi giã nhuyễn, giấm, bột ngọt, đường… hòa thành nước gia vị. Sau đó, rưới lên thịt gà.
14. CƠM NẤU NƯỚC TRÁI CÂY THẬP CẨM:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc bóng đẹp, vị thơm ngọt. Món này dinh dưỡng toàn diện, chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin D, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt…Thai phụ ở thời kỳ đầu thường ăn có thể đáp ứng nhu cầu về chất dinh dưỡng để bào thai phát triển.
Nguyên liệu:
250g gạo, 250g sữa bò, một lượng đường thích hợp, 100g táo cắt thành hình quân cờ, 25g dứa cắt hình quân cờ, 25g mứt táo cắt hình quân cờ, 25g nho khô, 25g quả mơ xanh cắt hình quân cờ, 25g hạt đào nghiền vụn, 15g sốt cà chua, 15g bột ngô.
Cách chế biến:
Gạo vo sạch, thêm sữa bò và lượng nước thích hợp vào nấu thành cơm nhão, rồi cho lượng đường thích hợp vào trộn đều.
Sốt cà chua, táo, mứt táo, dứa, nho khô, mơ xanh, hạt đào tất cả cho vào nồi, thêm đường, lượng nước thích hợp vào, nấu sôi, dùng bột năng hay bột bắp trộn đều, chế thành sa tế thập cẩm.
Cơm cho vào trong bát, úp vào trong đĩa lớn, rưới sa tế thập cẩm lên.
15. CHÁO THẬP CẨM:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Thơm ngọt, hấp dẫn. Loại cháo này dinh dưỡng phong phú. Táo tàu chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C và protein chất lượng tốt… được gọi là vitamin thiên nhiên. Nho khô có công dụng bổ khí, bổ máu, mạnh gân cốt, an thai. Hạt đào là thực phẩm bổ não, có lợi cho trí óc, hạt kê chứa nhiều vitamin B2. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn loại cháo này có thể thu được chất dinh dưỡng hợp lý và toàn diện, có lợi cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi.
Nguyên liệu:
200g hạt kê, 100g gạo, 50g đậu xanh, 50g đậu phộng, 50g táo tàu, 50g hạt đào, 50g nho khô, một lượng đường đỏ thích hợp.
Cách chế biến:
Kê, gạo, đậu xanh, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vo, rửa sạch.
Đậu xanh cho vào nồi, thêm một ít nước, nấu mềm; sau đó tiếp tục cho thêm nước sôi vào.
Cho kê, gạo, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vào, thêm đường đỏ, trộn đều, nấu đến khi chín mềm là ăn được.
16. CHÁO CÀ RỐT:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu trắng, đỏ trông đẹp mắt, cháo đặc sệt, ngon. Cà rốt chứa nhiều carotene và vitamin B1, vitamin B2, niacin, vitamin C, protein, chất béo, đường, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho…, do vậy món ăn này được tán dương là "nhân sâm bình dân".
Nguyên liệu:
100g gạo, 150g cà rốt, 50g thịt băm, 30g dầu thực vật, 40g rượu gia vị, 20g hành hoa, 20g gừng băm, muối, bột ngọt, mỗi thứ một lượng thích hợp.
Cách chế biến:
- Gạo vo sạch, ngâm 2 giờ, vớt ra để ráo, cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành hình quân cờ nhỏ.
- Đun nóng dầu, cho hành, gừng vào phi thơm, cho thịt băm và cà rốt vào xào 1 phút, cho rượu gia vị vào, trộn đều, lấy ra.
- Nấu sôi nước, cho gạo, thịt và cà rốt đã xào vào nấu sôi, hạ nhỏ lửa đến khi hạt gạo nở như hoa, cà rốt mềm thì nêm muối, bột ngọt vào.
17. CHÁO THỊT NẤU RAU CHÂN VỊT:
Rau chân vịt chứa nhiều vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin A, B, C cao hơn rau thông thường, nên được gọi là "kho báu vitamin"; rau nấu thành cháo, thích hợp cho thai phụ.
Nguyên liệu:
100g rau chân vịt, 50g thịt băm, 100g gạo, 40g mỡ, 50g rượu gạo, một ít muối.
Cách chế biến:
Gạo vo sạch, cho vào nồi, với lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ lửa vừa nấu đến khi gạo gần chín, cho thịt heo băm, mỡ heo, rượu gạo, rau chân vịt, muối vào nấu đến khi cháo chín.
18. CANH GÀ HẠT SEN:
Nếu thai phụ thường bị sinh non, khi mang thai có hiện tượng không muốn ăn, đau lưng hoặc bụng dưới trì xuống, nặng nề, có thể ăn loại canh này để bổ máu, an thai.
Nguyên liệu:
1 con gà, 2 lát gừng, 12 g hạt sen khô, 12g xuyên tục đoạn, 18g dây tơ hồng, 18g a giao, một lượng muối thích hợp.
Cách chế biến:
- Gà rửa sạch, trần qua nước sôi vài phút, sau đó hầm cách thủy.
- Hạt sen khô, xuyên tục đoạn, dây tơ hồng cho vào trong túi vải buộc chặt, bỏ vào nồi sành nấu 30 phút.
- Đổ nước trong nồi vào bát chưng cách thủy, cho lát gừng và a giao vào, đậy nắp lại chưng cách thủy 3 giờ, nêm muối.
19. CANH LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ NẤU BÔNG CẢI
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Dễ tiêu, ngon miệng. Chứa nhiều protein chất lượng tốt, canxi, vitamin C…
Nguyên liệu:
3 quả trứng gà, 50g bông cải, 50g đậu Hà Lan còn xanh, 30g mỡ heo chín, muối, rau mùi thái nhuyễn, nước dùng, mỗi thứ một lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Bông cải rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi nấu sôi, rửa lại nước lạnh, cho vào bát.
Trứng gà luộc chín, lòng trắng cắt sợi, lòng đỏ đánh nhuyễn.
Đun nóng dầu, cho lòng đỏ trứng vào xào, rót nước dùng vào, cho bông cải, đậu Hà Lan vào nấu chín.
20. CANH CHUA CAY:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Chua cay vừa ăn, khai vị, mạnh tì. Dinh dưỡng phong phú, toàn diện, tỷ lệ hấp thu canxi, sắt cao, chứa nhiều protein chất lượng tốt.
Nguyên liệu:
250g đậu phụ, 1 quả trứng gà, 50g thịt heo luộc, 50g rau chân vịt, 25g rau mùi cắt nhỏ, 20g dầu hoa tiêu, 20g dầu mè, 25g hành cắt nhỏ, 500g nước luộc hay nước dùng, 30g dầu thực vật, bột năng hoặc bột bắp hòa nước, xì dầu, tiêu bột, giấm, bột ngọt, mỗi thứ một lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Đậu phụ, thịt heo luộc, mộc nhĩ, măng khô trắng cắt sợi, trần qua nước sôi.
Đun nóng dầu, cho hành vào phi, thêm nước luộc, cho 4 loại nguyên liệu đã cắt sẵn cùng rau chân vịt vào.
Khi sôi nêm bột ngọt, xì dầu, lấy trứng gà đánh tan đổ vào từ từ.
Sau khi tắt lửa cho giấm, dầu hoa tiêu, dầu mè, rau mùi vào.
21. GÀ NẤU LẠC RANG:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu đỏ và trắng chen lẫn nhau, xốp, thơm ngon, mềm. Chứa nhiều protein chất lượng tốt, canxi, phốt pho, sắt và nhiều loại vitamin, thích hợp nhất cho phụ nữ trong thời kỳ mới mang thai.
Nguyên liệu:
250g thịt ức gà, 100g nhân lạc rang, một ít muối, 20g hành cắt nhuyễn, 50g ớt Đà Lạt ngâm, 50g mỡ heo chín, 40g rượu gia vị, đường, giấm, xì dầu, bột năng hoặc bột bắp hòa nước nước dùng, mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Thịt gà thái miếng vừa ăn, thêm muối, bột năng hoặc bột bắp hòa nước vào trộn đều để riêng.
Đường, giấm, xì dầu, rượu gia vị, bột năng hoặc bột bắp hòa nước, muối, canh thịt hòa thành chất hỗn hợp.
Đun nóng dầu, cho gà vào xào, cho ớt Đà Lạt ngâm đã cắt nhỏ vào.
Khi có mùi thơm, đổ chất nước hỗn hợp vào, rắc hành hoa, nhân lạc vào đảo đều vài phút
.
22. Trứng gà XÀO ĐẬU NON:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc đẹp, ngon, giòn. Trứng có tác dụng bổ âm, làm tươi nhuận, bồi dưỡng máu…Củ năng có tác dụng thanh nhiệt. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn sẽ thu được chất dinh dưỡng toàn diện và có lợi cho sự hình thành, phát triển các cơ quan của bào thai.
Nguyên liệu:
200g trứng gà, 50g đậu Hà Lan non, 50g củ năng, 30g jambon chín, 300g cánh gà, 40g dầu thực vật, 30g rượu gia vị; bột năng hoặc bột bắp, bột ngọt, muối, mỗi thứ một lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Đậu Hà Lan non nhặt, rửa sạch, trần sơ nước sôi, để nguội; jambon cắt nhuyễn, củ năng bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn, muối, rượu gia vị, bột năng hoặc bột bắp, canh gà vào cùng rồi đánh đều.
Đun dầu thật nóng, cho dung dịch trứng đã đánh vào xào nhanh.
Khi món ăn đã có dạng hồ, thêm bột ngọt.
Sau đó đổ tất cả ra đĩa, rải jambon, đậu Hà Lan non lên.
23. TRỨNG CÚT MỘC NHĨ TRẮNG:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Mộc nhĩ trắng giòn, canh trứng thơm. Mộc nhĩ trắng có công hiệu bổ âm, ra mồ hôi, ngừng ho, bổ dạ dày, bổ phổi, bổ não…; trứng cút bổ khí, lợi máu, thân thể khỏe mạnh, bổ não, hạ mỡ, hạ huyết áp, 2 loại này hợp lại có tác dụng bồi bổ cơ thể ở thời kỳ mới mang thai, có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Nguyên liệu:
20g mộc nhĩ trắng, 250g trứng cút, 15g đường phèn.
Cách chế biến:
- Mộc nhĩ trắng ngâm nước, lặt bỏ cuống, cho vào bát, đổ nước sạch vào, đem hấp. Trứng cút luộc chín, bóc vỏ.
- Cho nước sạch, đường phèn vào nồi nấu sôi, sau khi đường phèn tan hết cho mộc nhĩ trắng, trứng cút vào, vớt bỏ bọt là có thể dùng.
24. Thịt bò XÀO DƯA CHUA:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Chua, giòn, ngon miệng, có thể kích thích sự thèm ăn. Thịt bò mềm thơm, giàu dinh dưỡng. Phụ nữ ở thời kỳ mới mang thai ăn có thể thu được chất dinh dưỡng toàn diện, nhất là có lợi cho sự phát triển các cơ quan như: hệ thần kinh, xương của thai nhi.
Nguyên liệu:
250g thịt bò, 250g dưa chua, 50g dầu thực vật; đường, xì dầu, bột năng hoặc bột bắp nước, muối, mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến:
-Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn, thêm xì dầu, bột năng hoặc bột bắp và dầu vào trộn đều.
-Dưa chua rửa sạch, vắt hết nước, cắt nhỏ để sẵn.
-Cho dầu vào trong chảo, nấu nóng lên, cho thịt bò vào xào chín, vớt ra đĩa.
-Cho dầu vào chảo đun nón, cho dưa chua vào xào, thêm đường và một ít muối. Cho thịt bò vào trộn đều.
25. Trứng gà 2 quả, ngải cứu 20g.
Cách chế biến: Lá ngải cứu rửa sạch, trứng gà luộc chín bóc bỏ vỏ, hai thứ cho vào nồi, cho đủ nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ đun tiếp chừng 1-2 giờ là được, cho thêm gia vị, ăn trong ngày, dùng liên tục 7-8 ngày.
Món ăn này có tác dụng ôn kinh an thai, dùng thích hợp cho những thai phụ có các biểu hiện của chứng hư hàn như sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau gối mỏi, hay có cảm giác khó thở và hồi hộp trống ngực, miệng nhạt, chán ăn, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt, dễ sảy thai, âm đạo ra huyết lượng ít sắc nhợt... Những trường hợp động thai thể huyết nhiệt thì không nên dùng bài này.
26. Thịt bò 250g, đẳng sâm 30g, hoàng tinh 15g, gừng tươi 4 lát.
Cách chế biến: Chọn loại thịt bò tươi mềm rửa sạch, thái miếng; Các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa to đun sôi rồi tiếp tục hầm nhừ bằng lửa nhỏ chừng 2-3 giờ là được, cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai. Dùng thích hợp cho thai phụ bị huyết hư biểu hiện bằng các triệu chứng như hay hoa mắt chóng mặt, hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, ngủ kém hay mê, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, thai nhi chậm phát triển... Những thai phụ đang bị sốt do ngoại cảm hoặc đi lỏng lỵ do thấp nhiệt thì không được dùng.
27. Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát.
Cách chế biến: Lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch, cá diếc mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2-3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Tác dụng: Kiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ ẩu. Dùng thích hợp cho thai phụ tỳ hư khí trệ mà nôn và buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu/táo bón, ngực bụng đầy chướng, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt...
28. Cá chép một con 250g, gừng một lát, gạo nếp 200g.
Cách chế biến: Cá luộc chín tẩm rượu rồi cho lát gừng vào cháo nhừ.
Món ăn có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Hoặc cá chép để nguyên vảy một con 500g, nấu cùng 150g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước. Tác dụng an thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng.
29. CANH CHUA CÁ HỒI
Nguyên liệu
200g ngạnh cá hồi
50g bông so đũa
50g bông hẹ
50g bông bí
100g lá giang
1/2 thìa súp nước mắm
1 thìa cà phê đường
1/2 thìa cà phê muối
1 thìa cà phê hạt nêm
Thìa là, ớt sừng
Thực hiện:
- Ngạnh cá hồi rửa sạch, để ráo nước Bông bí, bông so đũa rửa sạch, để ráo. Thìa là, bông hẹ bỏ gốc, rửa sạch, cắt khúc
- Lá giang nhặt lấy lá non, rửa sạch, vò nát. Ớt sừng bỏ hạt, xắt lát Nấu sôi 0,5 lít nước, cho ngạnh cá hồi vào nấu, vớt bọt cho nước trong
- Cá chín cho các loại bông và lá giang vào, nêm đường, muối, hạt nêm, nước mắm vừa ăn, nước sôi lại tắt bếp Múc canh ra tô, cho thìa là và ớt lên. Dùng nóng với nước mắm ớt.
30. CHÁO CÁ KHOAI LANG:
Món cháo nấu với cá và khoai lang rất ngon và bổ dưỡng sẽ giúp các bà bầu dễ ăn và đỡ ngấy hơn.
Nguyên liệu:
100g phi lê cá lóc
50g khoai lang
1 củ hành tím
1 chén cháo trắng
700ml nước dùng
1 thìa súp hạt nêm
1 thìa súp dầu ăn
Thực hiện
- Phi lê cá lóc rửa sạch, hấp chín, tán nhuyễn, chừa lại một ít xé to
- Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn, chừa lại một ít xắt hạt lựu. Hành tím lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn
- Phi thơm dầu với hành tím, cho nước dùng và cháo vào nấu sôi. Cho tiếp cá và khoai lang vào, nêm ít hạt nêm, nấu sôi lại là được
- Múc cháo ra tô, cho cá và khoai lên mặt.
31. RIÊU CÁ CHÉP:
Theo niềm tin dân gian, mẹ ăn cá chép lúc mang thai, bé sinh ra môi sẽ đỏ hồng. Cá chép lại nhiều acid amin và can-xi. Cách chế biến sau giúp cá ít tanh, bạn sẽ dễ dùng hơn khi có thai
Nguyên liệu
1 con cá chép (300g)
3 trái cà chua
100g bắp cải
1 thìa súp hành thì là
1 thìa cà phê tỏi băm
1 thìa cà phê hạt nêm
1 thìa cà phê nước mắm
1/2 thìa cà phê đường
1 thìa cà phê nước mẻ
1 thìa cà phê dầu ăn
Thực hiện
- Cá làm sạch, bỏ mang ruột, cắt đôi, ướp hạt nêm và nước mắm, để thấm
- Cà chua xắt múi cau. Bắp cải xắt nhuyễn
- Phi thơm tỏi, cho cà vào xào cho lên màu. Thêm vào một tô nước, nấu sôi
- Khi nước sôi, thả cá và bắp cải vào, nấu khoảng 7 phút cho cá chín, sau đó cho mẻ vào, tắt bếp
- Múc ra tô, rắc hành thì là xắt khúc, ăn kèm với cơm.
32. TÔM NẤU RIÊU:
Những món ăn được nêm nhạt, ít gia vị, hạn chế chiên xào và đặc biệt là có thêm chút gừng sẽ giúp thai phụ dễ ăn và bớt nghén hơn
Nguyên liệu:
250g tôm tươi
2 trái cà chua chín
1/2 thìa súp lá thìa là cắt khúc
1 thìa cà phê hành lá cắt khúc
1/2 thìa cà phê gừng băm
1 thìa cà phê dọc hành lá băm
2 thìa cà phê dầu ăn
1 thìa cà phê hạt nêm
1/3 thìa cà phê đường
Thực hiện
- Tôm lột vỏ, bỏ đầu đuôi Cà chua cắt múi cau
- Phi thơm dọc hành và gừng với dầu ăn. Cho cà vào xào đến khi lên màu, trút 1 tô nước nhỏ vào, nêm hạt nêm và đường
- Khi nước sôi cho tôm vào nấu khoảng 2 phút, cho hành và thìa là vào, tắt bếp.
33. CHÁO SÒ HUYẾT:
Nghêu sò ốc hến vừa giàu canxi, vừa là món khoái khẩu của nhiều bà bầu. Tuy nhiên nên nấu chín kỹ để tránh giun sán và bệnh đường ruột, gây nguy hiểm cho thai nhi
Nguyên liệu:
300g sò huyết
2 thìa súp thịt băm
10g tôm khô
50g gạo
1 thìa súp hành ngò băm
1 thìa súp dầu ăn
1/2 thìa cà phê tỏi
1 thìa cà phê hành tím băm
1 thìa cà phê hạt nêm
1 thìa cà phê nước mắm
Hành phi, tiêu
Thực hiện:
- Sò luộc sơ cạy lấy thịt
-Thịt ướp với hành tím, tiêu và 1/2 thìa cà phê hạt nêm
- Tôm khô rửa sơ. Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho tôm và gạo vào xào cho săn hạt gạo, nêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm
- Thêm 1 tô nước vào nấu cho đến khi gạo nở bung
- Cho thịt và sò huyết vào, để sôi lại khoảng 2 phút là được
-Múc vào tô, rắc hành ngò, hành phi.
34. MỒNG TƠI XÀO MỰC NÕN:
Món ăn nhiều canxi, vitamin và protein thai phụ ăn vào tốt cho cơ thể đồng thời có thể giúp bé thông minh, khoẻ mạnh. Ngoài bổ dưỡng món này còn có thể trị táo bón rất hay.
Nguyên liệu:
- 1 bó rau mùng tơi
- 200g mực nõn
- ½ quả ớt chuông
- Nước mắm, gừng, đường, dầu mè đen
Thực hiện:
- Mực rửa sạch khứa vẩy rồng. Ớt chuông, rau mùng tơi rửa sạch thái sợi
- Bắc bếp, phi thơm gừng, cho mực, ớt vào xào nhanh tay. Khi thấy mực vừa cong mình thì cho tiếp mồng tơi vào xào, nêm nước mắm, đường. Tắt bếp, nhắc xuống
- Trút ra đĩa, dùng nóng mới ngon.
Ngày nay, có rất nhiều đồ ăn vặt tiện lợi nhưng không phải thứ nào cũng giàu dinh dưỡng.
Dưới đây là 9 gợi ý các món phụ được coi là tốt cho bà bầu:
1. Hoa quả
Vài quả nho hay một trong số những quả như chuối, cam, lê đều là món ăn vặt có lợi. Nếu bạn thích, có thể thử một cốc nước ép rau, củ, quả; nhưng không nên thêm đường.
2. Nho khô
Khoảng 300g nho khô cung cấp nhiều chất xơ, sắt, kali cho thai phụ mà lại không lo sâu răng.
3. Sữa chua
Sữa chua chứa các chất dinh dưỡng truyền thống như canxi (một hộp sữa chua có thể đáp ứng 25% nhu cầu canxi mỗi ngày), protein, vitamin và chất khoáng khác. Ngoài ra còn có probiotics - những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
4. Một món cháo ưa thích
Cũng có thể bữa phụ là bát soup nấm gà vừa “nhẹ bụng” vừa đủ thành phần dinh dưỡng. Hoặc một bát đỗ nấu chín.
5. Salat tự làm
Những món salat tự làm được trộn từ rau, củ như carrot, cà chua bi, dưa chuột... vừa mát vừa dễ chịu. Thêm vào các loại hạt, đỗ nấu chín để tăng cường protein hoặc rắc lên món salat nho khô để món ăn dồi dào sắt, chất xơ và kali.
6. Carrot
Carrot nhiều vitamin A và chất xơ. Nhúng carrot vào sữa chua để món ăn thêm dinh dưỡng và lạ miệng.
7. Phômai
Nếu bạn chưa từng thích phômai thì thời gian bầu bí là cơ hội để bạn thay đổi, bởi vì phômai là món ăn nhẹ tuyệt vời cho bà bầu (cũng như cho các bé). Ngay cả loại phômai hàm lượng chất béo thấp cũng rất giàu canxi và cung cấp một lượng protein tương đương 200ml sữa.
8. Một cốc nước cam
Chỉ một nửa cốc nước cam là đủ nhu cầu vitamin C cho bạn mỗi ngày và đáp ứng 15% nhu cầu canxi cơ thể cần.
9. Ngũ cốc hoặc bột yến mạch ăn liền
Hầu hết những loại ngũ cốc ăn sáng đều được bổ sung vitamin và chất khoáng thiết yếu, gồm cả axit folic.
Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu đừng nên bỏ qua 10 loại thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng dưới đây.
Bổ sung dưỡng chất trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng với bà bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất. Chính vì vậy thực đơn trong gian đoạn mang bầu càng đa dạng càng tốt sẽ giúp mẹ có đầy đủ dưỡng chất để cung cấp cho bé yêu. Hôm nay mình xin chia sẻ với các mẹ đang mang bầu một số món ngon và bổ dưỡng để làm phong phú thực đơn của các mẹ nhé.
1.Với đỏ Bí đỏ là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. Nó là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6, giàu hàm lượng sắt và kẽm, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu. Bí đỏ có chứa chất acid glutamin giúp phát triển tế bào não của thai nhi, phòng ngừa, điều trị chứng phù, tăng huyết áp và các biến chứng khác khi mang thai. Đặc biệt, đây là loại thực phẩm giúp phòng chống bệnh sốt xuất huyết, chảy máu nhiều sau khi sinh.
Ngoài luộc hay hầm, bạn có thể đổi món với bí đỏ với chiếc bánh khác lạ.
Pancake bí đỏ
NL: 160g bột mì, 2 thìa cafe đường nâu, 2 thìa cafe bột nổi, 1/4 thìa cafe muối, 3/4 thìa cafe bột quế, 1/4 thìa cafe bột nhục đậu khấu, 1/8 thìa cafe bột gừng, 1/8 thìa cafe bột đinh hương, 250ml sữa tươi, 125ml bí đỏ nghiền, 1 quả trứng gà, 2 thìa cafe bơ chảy.
TH: Trộn đều bột, đường, muối và các loại bột gia vị vào một bát to. Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng và đem hấp chín sau đó xay nhuyễn. Trộn sữa tươi, bí đỏ, trứng và bơ chảy trong một bát khác. Đổ tất cả vào hỗn hợp bột và dùng cây đánh trứng cầm tay ngoáy đều để toàn bộ các nguyên liệu quện vào nhau. Đặt chảo nóng với đế dày lên bếp, đun đến cho chảo thật nóng rồi để lửa nhỏ. Đến khi mặt trên bánh xuất hiện những lỗ khí nhỏ vỡ ra thì lật mặt bánh và "rán" tiếp mặt còn lại thêm khoảng 2 phút nữa là được.
Bánh bí đỏ hấpMón bánh bí đỏ hấp này thường được dùng làm món tráng miệng sau bữa ăn và ngon nhất là sau khi để lạnh miếng bánh có vị ngọt dịu, mềm mịn, mát và thơm mùi bí đỏ cùng nước cốt dừa.
NL: 1/4 cốc bột năng, 1/2 cốc bột gạo, 1/2 cốc nước cốt dừa, 3 cốc bí đỏ bào sợi, 1 cốc sữa dừa, 40g đường trắng , 1/8 thìa cafe muối.
TH: Chuẩn bị sẵn 1 khuôn/khay vuông (20x20cm) và 1 nồi hấp lớn. Trộn lẫn bột năng và bột gạo rồi từ từ đổ nước cốt dừa vào đồng thời quấy liên tục. Cho bí đỏ, sữa dừa, đường, muối vào hỗn hợp và quấy đều cho đến khi đường tan hết. Đổ hỗn hợp vào khay, dàn phẳng mặt. Cho khay vào nồi hấp với lượng nước sôi lớn. Hấp khoảng 25-30 phút đến khi thấy hỗn hợp đông sệt lại là được. Bỏ khuôn ra khỏi nồi và để nguội. Khi bánh đã nguội, cắt bánh ra thành những miếng nhỏ vừa ăn và bày ra đĩa.
2. Đậu bắp
Trong quả đậu bắp có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ bầu và thai nhi. Đậu bắp chứa rất nhiều vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin C, kẽm và canxi. Nó cung cấp chất xơ sáng giá, rất giàu acid folic. Đây là loại vitamin cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh của thai nhi.
Đậu bắp xào tôm
NL: 200gr đậu bắp, 150gr tôm tươi, 2 tép tỏi, ½ thìa cafe muối, 1 thìa cafe đường, 2 thìa cafe hạt nêm, ½ thìa cafe tiêu, 2 thìa súp dầu ăn, ngò trang trí.
TH: Tôm rửa sạch, bóc nõn vỏ, chừa đuôi, đem ướp với muối, đường, hạt nêm trước 15 phút cho thấm đều gia vị. Đậu bắp rửa sạch, cắt bỏ phần cuống và đầu rồi cắt khúc dài khoảng 3-4cm, chần qua nước nóng. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Cho dầu ăn vào chảo phi thơm tỏi, cho tôm vào đảo cho săn lại, cho tiếp đậu bắp cắt khúc vào, đảo đều, nêm lại cho vừa ăn. Nhắc xuống rắc tiêu lên, cho ngò vào trang trí. Ăn kèm với nước tương ớt.
3. Đậu đỏ: Thường xuyên ăn đậu đỏ giúp có nhiều sữa và hormone trong cơ thể cũng được cân bằng hơn. Đậu đỏ còn rất nhiều lợi ích khác nữa, đậu đỏ còn giàu chất protein, omega – 3 axit béo giúp tim khỏe mạnh. Vitamin B1 trong đậu đỏ giúp tăng cường hệ miễn dịch và lưu thông máu nên mẹ bầu sẽ không còn phải lo lắng về sự mệt mỏi thường gặp khi mang thai. Vitamin B6 trong đậu đỏ giúp phụ nữ mang thai tránh khỏi nguy cơ bị cảm cúm, xoa dịu những căng thẳng, mệt mỏi.
Cung cấp sắt dồi dào giúp mẹ bầu tránh khỏi tình trạng bị thiếu máu, xanh xao. Sắt giúp cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho sự phát triển não của thai nhi và điều hòa nhiệt độ cơ thể, giúp mẹ bầu tránh bị nóng trong, gây táo bón.
Chất xơ bão hòa làm giảm đáng kể lượng cholestrol trong máu. Món ăn này còn giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giải độc, giảm huyết áp, điều tiết đường máu, giải độc, chữa phù thũng, giúp mẹ bầu tránh khỏi các độc tố lưu lại trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe của mình.
Chân giò hầm đậu đỏ
NL: 1kg chân giò, 4 quả trứng gà, 200g đậu đỏ, 1 lít nước, Đường phèn, hạt nêm, gia vị, hành, rau mùi.
TH: Để chân giò mềm mà vẫn giữ vị dai ngon, bạn có thể nướng sơ và rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, chặt chân giò thành nhiều miếng vừa ăn và ướp với nước mắm, muối, đường phèn, hạt nêm khoảng 15 phút.
- Rửa sạch đậu, lọc bỏ hạt lép, sâu. Cho đậu đỏ vào 1 tô lớn đổ nước ngập rồi ngâm ít nhất từ 6-8 giờ. Hoặc ngâm đậu với nước ấm khoảng 2 giờ trước khi nấu.
- Cho chân giò, đậu đỏ vào nồi cùng nước và hầm với lửa liu riu. Trong quá trình hầm, thỉnh thoảng bạn nên hớt bọt để nước trong.
- Trứng gà đập vào bát, đánh đều. Khi chân giò và đậu đỏ mềm, cho trứng vào, quấy đều.
- Nêm lại cho vừa ăn rồi cho hành thái khúc. Trang trí với rau mùi và trút ra bát.
Món ăn sẽ ngon hơn khi dùng nóng và ăn cùng cơm
4. Tôm sốt chanh dây
Món ăn hấp dẫn với vị ngọt của thịt tôm hòa quyện cùng mùi thơm đặc trưng của chanh dây. Món ăn thích hợp cho mẹ bầu khi nghén và giúp bổ sung canxi cho mẹ bầu.
NL: 20 con tôm sú, 5 quả chanh dây, 2 muỗng mật ong, 200g bột chiên giòn, 200g đường, 1 củ hành tây, 100g mè trắng, Gia vị, hạt tiêu, dầu ăn, sốt Mayonnaise.
TH: Tôm cắt đầu, lột vỏ, xẻ lưng lấy chỉ đen ra. Rửa sạch tôm và để ráo nước. Hành tây băm nhuyễn. Chanh dây cắt ra và lọc lấy nước cốt. Mè trắng rang vừa chín tới, có màu vàng. Tôm ướp một ít tiêu và đường để 10 phút. Tùy vào khẩu vị của bạn mà cho lượng đường phù hợp. Cho tôm lăn qua bột chiên giòn nhanh tay. Đặt chảo dầu lên bếp, đun sôi. Cho tôm vào chiên vàng rồi vớt ra, để ráo dầu.
- Làm nước sốt chanh dây: Đặt chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn. Khi dầu đã nóng, cho hành tây đã băm nhuyễn vào phi thơm, đổ nước chanh dây vào cùng đường đun sôi. Sau đó, cho 2 muỗng mật ong vào, quấy nhẹ. Đun đến khi dung dịch sôi, sền sệt thì tắt bếp. Cho sốt Mayonaise vào và đánh đều lên.
Tôm là loại thủy hải sản cung cấp chất đạm, sắt và canxi cho mẹ bầu và thai nhi. Trong tôm có nhiều vitamin B12, axit béo Omega 3 góp phần tạo nên sự bền vững của thành mạch máu. Tôm chứa DHA tăng cường sự phát triển trí tuệ và thị lực của bé. Lượng canxi trong tôm sẽ góp phần hỗ trợ hình thành bộ xương của thai nhi ba tháng cuối thai kỳ.
5. Cá hồi
Do chứa lượng dưỡng chất cao và ít thủy ngân mà cá hồi được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu.
Cũng giống một số loài “cá béo” khác, cá hồi có chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dành cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần cho các bà mẹ trẻ. Bên cạnh đó, trong cá hồi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bà bầu như: vitamin D, vitamin B12, vitamin B, vitamin A, vitamin B6; Các nguyên tố vi chất như canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin như: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic.
Cháo cá hồi
NL: Xương cá hồi: 500g, Gạo tẻ: 300gram, Gạo nếp: 1nắm nhỏ, Hành lá, hành khô, gia vị…
TH: Xương cá hồi rửa sạch, cho vào nồi đun xôi với một ít muối. Bỏ cá ra cho nguội rồi gỡ thịt cá hồi ra riêng. Xương cho nào nồi ninh thêm 10 phút rồi cho ra xay nhiễn, lọc lấy nước. Cho gạo đã ngâm vào ninh cháo. Thịt cá hồi đã gỡ riêng cho vào xào kỹ với hành củ phi thơm, nêm vừa ăn. Cháo ninh đã xong, nếm cho vừa ăn.
- Múc cháo ra bát, cho cá hồi lên trên, thêm ít hành lá. Vậy là cả nhà đã có bát cháo cá hồi thật hấp dẫn, lại bổ dưỡng mà tiết kiệm chi phí.
Cá hồi nướng cam
NL: 2 khúc cá hồi tươi, 1 trái cam vừa, 1 muỗng canh nước tương Nhật, ¼ muỗng café bột nêm, Tiêu xay, 1 muỗng canh dầu ăn.
TH: Cá rửa sạch ráo nước, Cam vắt lấy nước, Ướp cá với nước cam, bột nêm, tiêu cho thấm khoảng 15 đến 30 phút., Bắc chảo chống dính lên bếp, lửa vừa cho thêm dầu vào. Tiếp theo cho cá vào, trở cá cho vàng đều. Cho tiếp nước ướp cá vào chảo cho thấm qua cá.
Cho cá ra dĩa, trình bày theo ý thích ăn kèm với cơm trắng, hoặc bánh mì…
Cá hồi sốt nghệ tây
NL: 150g cá hồi, 50g mì linguini, 20g cà rốt, 20g khoai tây, 20g bông cải xanh, ½ muỗng cafe bột nghệ tây, ½ muỗng cafe bơ lạt, ½ củ hành tây đã băm nhỏ, Sữa tươi, muối, tiêu, bột sốt trắng.
TH: Rửa sạch cá hồi và ướp muối, hạt tiêu 20 phút. Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn và chiên vàng hai mặt miếng cá trên lửa nhỏ. Bông cải, cà rốt, khoai tây rửa sạch, cắt khúc và luộc chín. Hòa tan 5 muỗng canh sữa tươi và 2 muỗng bột sốt trắng. Đun nóng chảo, cho bơ vào và phi thơm hành tây đã băm nhỏ. Đổ hỗn hợp sữa tươi đun trên lửa nhỏ rồi cho thêm ít muối, tiêu. Đến khi hỗn hợp sệt lại thì cho bột nghệ tây vào khuấy đều đến khi cá đã đượm mùi thơm của nghệ thì tắt bếp. Bày bông cải, khoai tây và cà rốt đã luộc chín ra đĩa. Đặt miếng cá lên trên và rưới nước sốt nghệ tây. Bạn nên thưởng thức món ăn khi nóng
Và còn rất nhiều món ngon bổ dưỡng từ trứng gà, chim câu, thịt bò, cá chép.... Chúc các mẹ ngon miệng.
Bà bầu nên biết
Sức khỏe sinh sản bà bầu
Bà bầu nằm nghiêng
Thiếu máu ở bà bầu
Bà bầu bị phù
Bà bầu bị táo bón
Chọn giầy cho bà bầu chuẩn nhất
(ST).