Mua sữa gì cho con để con phát triển tốt?

Sữa mẹ vẫn là loại sữa tốt nhất cho bé tuy nhiên trong một vài trường hợp thì bé cũng cần được bổ sung sữa bột – hay còn được gọi là sữa công thức. Bài viết này sẽ giới thiệu những thời điểm cần thiết để bổ sung sữa cho bé cũng nhưng những lưu ý cần tránh phải khi cho bé uống sữa bột.

Khi nào cần bổ sung sữa bột – sữa công thức cho bé?

Đổi sữa cho trẻ là chuyện rất thường gặp trong quá trình chăm sóc trẻ.Thực tế, có người dễ tính trong chọn sữa và đổi sữa cũng rất vô tư theo ý thích hay theo những quảng cáo hấp dẫn trên tivi. Tuy nhiên, cũng có người lại quá lo sợ không dám thay đổi. Hai trạng thái chọn sữa này đều không sai nhưng không luôn luôn đúng.

Quyết định đổi sữa cho con cần cân nhắc nhiều mặt: tuổi, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý, sự dung nạp và thích ứng của cơ thể trẻ với những loại sữa khác nhau. Chọn loại sữa nào đều không ra ngoài mục đích cuối cùng là thoả mãn và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ở trẻ em, cần tăng trưởng về cân nặng, chiều cao, trí thông minh, tăng cao mà không tăng cân nhiều,… Bên cạnh đó, loại sữa đang sử dụng cần đạt những yêu cầu như phù hợp độ tuổi, khẩu vị, bé uống nhiều, tiêu hoá tốt, đi cầu phân tốt,… Với nhiều loại sữa khác nhau trên thị trường, chọn loại nào để dùng hoặc đổi sang nhãn hiệu nào phải hết sức lưu ý:

Cần phù hợp độ tuổi của trẻ: trẻ dưới sáu tháng chỉ nên dùng sữa công thức 1, nếu muốn đổi sữa (vì bé bú ít, không lên cân hay táo bón nhiều, ọc sữa nhiều, đi tiêu phân không tốt…) thì phải đổi sang nhãn hiệu sữa khác nhưng vẫn phải thuộc nhóm công thức 1, vì chức năng thận còn non yếu của trẻ chỉ phù hợp với lượng chất đạm trong sữa công thức 1. Trẻ bắt đầu tròn sáu tháng thì phải đổi sang sữa công thức 2 của cùng nhãn hàng của loại sữa đã sử dụng trước đó, vì lúc này chức năng thận của trẻ tốt hơn nhiều và thích nghi được với sữa công thức 2 giàu đạm hơn, tương ứng với nhu cầu đạm gia tăng ở trẻ lớn. Trẻ trên một tuổi có thể dùng nhiều loại sữa trong ngày, có thể dùng sữa tươi… Nếu cần thiết, có thể thay đổi tuỳ theo khẩu vị, ý thích trẻ, hoàn cảnh gia đình,…

Không nên đổi sữa thường xuyên với trẻ nhỏ: vì cơ thể trẻ phải có một thời gian để thích ứng với loại sữa đó, nhằm có sự tiêu hoá hấp thu tốt nhất. Mỗi loại sữa có thể tự tạo ra những môi trường vi sinh đường ruột khác nhau. Khi đổi sữa sẽ làm thay đổi môi trường vi sinh đường ruột, ảnh hưởng đến tiêu hoá hấp thu sữa và thậm chí các loại thức ăn khác.

Đừng quá e ngại đổi sữa khi cần thiết: như với trẻ lớn, khi bú sữa bị tiêu chảy hay táo bón thường xuyên, phân xấu, bú quá ít, không lên cân…, chỉ cần chọn một loại sữa phù hợp tuổi, nhãn hiệu tin cậy, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả phù hợp với kinh tế gia đình. Sau đó cho bé uống thử, theo dõi tiêu hoá hấp thu và sự phát triển của bé để xác định sự phù hợp.

Có thể đổi sữa mới ngay lập tức mà không cần giai đoạn chuyển tiếp: nếu trẻ vẫn thích nghi được, uống sữa mới bình thường giống như sữa trước đó, đạt mục tiêu tăng cân, tăng cao tốt…, việc đổi sữa khi đó thành công. Trong trường hợp bé bú hay uống ít hơn, rối loạn tiêu hoá, không tăng cân,… thì cần có giai đoạn chuyển tiếp: tiếp tục uống sữa cũ nhưng bớt đi một cữ mà thay bằng một bữa bú sữa mới, sau đó mỗi 5 – 7 ngày, thay thêm một bữa bú sữa cũ bằng sữa mới cho đến khi có thể thay thế hoàn toàn, để cơ thể có thời gian thích nghi dần.

Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không. Và một điều rất quan trọng, cần biết rõ những trục trặc của trẻ là do sữa hay do thiếu uống nước, do thức ăn đặc không phù hợp, cơ thể trẻ dị ứng, không dung nạp… Nếu đã thay đổi hai, ba loại sữa mà vẫn không đạt mục tiêu mong muốn thì hãy nghĩ đến rắc rối không phải do sữa mà do nguyên nhân khác. Trường hợp gặp khó khăn khi chọn sữa hoặc đổi sữa, có thể đến tư vấn ở các bác sĩ dinh dưỡng.

Những lưu ý cần tránh khi cho bé uống sữa bột

Để trẻ có thể hấp thụ tốt mọi dưỡng chất trong sữa bột, các mẹ cần lưu ý những điều này.

Bất kỳ người mẹ nào cũng mong muốn con yêu của mình nhận được những gì tinh khiết và đáng quý nhất từ sữa mẹ. Nhưng không phải mẹ nào cũng có cơ hội để trao cho con một lượng sữa tốt nhất trong 6 tháng đầu đởi. Vì một nguyên nhân nào đó, người mẹ ít sữa hoặc không có sữa, mẹ phải cho bé bổ sung các chất dinh dưỡng từ sữa công thức.

Khi cho con sử dụng sữa công thức, các mẹ thường chọn cho bé một loại sữa phù hợp với tháng tuổi của bé và có công thức gần giống với sữa mẹ nhất. Nhiều mẹ đang gặp phải vấn đề phức tạp khi lựa chọn cũng như không biết cho trẻ sử dụng một cách chính xác nhất. Để giúp bé có thể hấp thụ tốt mọi dưỡng chất của sữa bột, các mẹ cần lưu ý những điểm sau:

Không nên dùng cố định một loại sữa cho trẻ

Trong một vài trường hợp, mẹ bắt buộc phải đổi loại sữa mới cho bé. Đó là khi trẻ có những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ trên người…điều đó trứng tỏ bé đang bị dị ứng với loại sữa đang dùng. Trước tình huống này, mẹ nên đổi cho con uống loại sữa khá, tuy nhiên cần nhớ phải cho con uống đúng loại sữa dành cho độ tuổi của bé. Các mẹ lưu ý mỗi cơ thể có khả năng tiêu hóa, hấp thu khác nhau, mỗi bé có khẩu vị, sự vận động, bệnh lý khác nhau. Vì vậy, sữa tốt nhất là loại sữa phù hợp với đứa con của mình nhất.

Ngoài ra, khi bé sử dụng một loại sữa trong thời gian dài mà mẹ không thấy có một chút hiệu quả nào, mẹ cũng nên tính đến chuyện đối sữa cho bé. Mẹ nên chọn cho con những hãng sữa uy tín, có chất lượng, tránh mua các loại có nhãn mác và nguồn gốc không rõ ràng. Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không.

Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên đổi thường xuyên các loại sữa. Vì cơ thể bé cần có thời gian để thích nghi với các loại sữa. Nếu mẹ đổi sữa liên tục cho con có thể sẽ làm làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa hấp thu sữa và các loại thức ăn khác của trẻ.

Không nên cho trẻ dùng một lúc quá nhiều loại sữa

Hiện nay có rất nhiều các loại sữa công thức giành cho trẻ nhỏ, tùy vào thể trạng của trẻ mà mỗi trẻ nên uống loại sữa nào để hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì tâm lý sữa này có chất này, sữa kia không có khiến các bà mẹ quyết định phối kết hợp cho con uống từ hai loại sữa trở lên vì muốn tích tụ hết các ưu điểm của các loại sữa với hi vọng giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Trên thực tế, điều này không có lợi một chút nào, đôi khi uống đồng thời nhiều loại sữa lại khiến trẻ thừa chất hoặc vô tình bị dị ứng.

Không pha chung 2 loại sữa với nhau

Tuyệt đối không nên pha 2 loại sữa chung 1 bình vì sự trộn lẫn này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu của sữa làm trẻ dễ rối loạn tiêu hóa. Mỗi loại sữa được sản xuất theo công thức dinh dưỡng khác nhau nên nếu pha chung có thể xảy ra sự tương tác xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Không dùng nước quá nóng hoặc quá nguội khi pha sữa cho trẻ

Khi mẹ pha sữa cho trẻ sơ sinh bằng nước vừa sôi sẽ làm nhiều chất dinh dưỡng trong sữa bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao, đồng thời làm sữa bị vón cục và bé bị bỏng vòm họng do uống sữa quá nóng. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên pha bằng nước quá nguội sẽ khiến sữa bị đóng váng, mất đi vị thơm ngon. Vì thế, theo các bác sĩ chuyên gia thì 40-50 độ C mới là nhiệt độ phù hợp nhất để giúp các bé vừa ngon miệng vừa có đủ chất dinh dưỡng.

Không làm hâm nóng sữa trong lò vi sóng

Những chai sữa để hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Nhiệt độ sữa cao (thường do được hâm ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng) dễ gây bỏng miệng và họng của trẻ. Không những vậy, hơi nước tích tụ trong bình sửa có thể gây nổ do có các khí phóng xạ bên trong.

Quá trình làm nóng khiến hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ, làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa và sữa sẽ không còn thích hợp để uống nữa. Việc này giống như cho trẻ uống sữa giả không hề có chất dinh dưỡng gì.

Theo một số lời khuyên, nếu làm nóng sữa bằng lò vi sóng phải tháo núm bình để tránh bé bị bỏng miệng. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng với bình thủy tinh vì dễ bị vỡ. Đặt bình sữa trong lò khoảng 20 giây, sau đó thì khuấy hoặc lắc đều. Nếu chưa đủ nhiệt độ như ý muốn thì có thể thêm khoảng 10 giây thôi, không đun nóng quá lâu.

Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể hâm nóng sữa cho con bằng cách ngâm trong nước ấm vài phút thay vì để nó trong lò vi sóng.

Không nên cho trẻ uống lại sữa thừa

Khi pha sữa cho con, mẹ nên pha đủ dùng cho bé ăn trong 1 lần chứ không nên pha nhiều mà để trữ lại trong tủ lạnh. Hiện nay, có nhiều bà mẹ tiếc của nên khi con không uống hết liền cất trữ lại cho con uống lần sau; hoặc pha sẵn cả một bình lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ.

Các mẹ nên biết sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ, nếu để lại lưu trữ trong tủ lạnh ít nhiều cũng làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa. Hơn nữa, khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó khi bé bú sữa mà còn thừa thì mẹ nên uống hộ bé cho hết và vệ sinh bình sữa chứ không nên để lại vì có thể gây nhiểm khuẩn cho bé.

Bé uống sữa bột có tốt hơn sữa tươi hay không?

Su nhà em uống sữa công thức ngay từ khi mới sinh vì em không có sữa. Trộm vía, con lại hợp sữa bột, tháng nào cũng lên cân đều đặn. Hồi 5 tháng đã được 10kg. Ngày xưa dư giả, vợ chồng em toàn mua sữa ngoại cho con, hơn nửa triệu đồng một hộp. Một tháng, riêng tiền sữa của Su có đến 4,5 triệu là chuyện bình thường. Vậy nhưng em nghĩ 1 tuổi là chuyển sang sữa tươi rồi. Thôi cố một tí cho con được uống sữa ngoại.

Đến khi Su tròn 1 tuổi, em định chuyển sữa tươi cho con thì chồng lại can, bảo hệ tiêu hóa của con chưa chịu nổi sữa tươi. Cố thêm một thời gian nữa. Thương con, nghe chồng, em lại dùng dằng cho Su uống sữa bột. Cứ định hết hộp sẽ chuyển sữa tươi. Vậy mà đã không biết bao nhiêu lần “hết hộp” rồi, ông xã vẫn cứ cho Su uống sữa bột. Bây giờ, đã hơn 2 tuổi, đi mẫu giáo được một tháng rồi mà ngày nào Su cũng uống từ 800 – 1000ml sữa mỗi ngày ngoài hai bữa cơm. Kinh tế hai vợ chồng ngày càng khó khăn, em bàn chồng chuyển cho con uống sữa tươi nhưng anh xã nhất định không chịu. Hai vợ chồng lời qua tiếng lại chỉ vì anh dứt khoát cho rằng sữa bột nhiều dinh dưỡng, nhiều DHA, bổ sung canxi…thế con mới khỏe mạnh cao lơn. “Về sau con nó lùn, học dốt, cô có chịu trách nhiệm được không?” anh dọa em.

Em thật ‘bó tay’ với ông chồng mình. Tiền của trong nhà kiếm chẳng được là bao, làm sao đua được với con nhà người khác. Chị em ơi, có đúng là uống sữa bột thì chất lượng hơn sữa tươi không ạ? Có chị em nào cũng cho con uống sữa tươi từ 1 tuổi không? Bé sau chiều cao, học lực thế nào ạ?

Chúc các bạn tìm ra được sữa bột – sữa công thức phù hợp nhất và biết cách bổ sung sữa hợp lý cho bé yêu