Mua sữa gì cho con thì tốt?

Đối với trẻ sơ sinh, thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng đầu tiên và quý giá nhất. Nhưng nếu vì một nguyên nhân nào đó mà bà mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ được hoặc do con trẻ đã dần lớn lên, sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ, thì phải cho ăn thêm sữa bột khi thích hợp.



Vậy sữa bột như thế nào mới thích hợp cho con của bạn? Và mua sữa bột cần chú ý những vấn đề gì?

1. Phải cho trẻ ăn bao nhiêu sữa bột mới đủ dinh dưỡng?

Lo con đói, ăn “không đủ đô”, đó là vấn đề thường thấy nhất ở các bà mẹ. Vì sao lại như vậy? Chẳng qua đó là do không biết trẻ lớn bằng chừng nào thì ăn bao nhiêu sữa bột. Có nghĩa là không biết khống chế lượng sữa bột như thế nào cho vừa.

Nếu cho trẻ ăn toàn sữa bột, theo cách tính thông thường là tính theo trọng lượng cơ thể của trẻ. Nói chung mỗi ngày cứ 1000 gam (1kg) thể trọng thì cần một lượng sữa bột đã pha (tỉ lệ 1 sữa 4 bột) là 100 – 120 ml: Sau khi đã tính ra tổng lượng thì chia đều cho ăn 5 ~ 6 lần. Tuy nhiên nhu cầu của mỗi đứa trẻ về lượng cũng không giống nhau, sự khác biệt của các cháu cũng khá lớn. Song tổng lượng mỗi ngày không nên vượt quá 1000 ml. Nếu tổng lượng đã đạt 1000 ml mà trẻ ăn vẫn chưa no, điều đó chứng tỏ rằng cần phải cho ăn thức ăn bổ trợ hoặc đã cho ăn thức ăn bổ trợ nhưng chưa đủ.

2. Khi trẻ không chịu ăn sữa bột:
Nếu trẻ quen với sữa mẹ, có thể từ chối không chịu ăn sữa bột, vì khẩu vị mới. Điều đó có liên quan tới khí chất bẩm sinh của trẻ - có trẻ dễ thích nghi với cái mới, có những trẻ thì lại “khó tính” - yêu cầu các bậc cha mẹ phải kiên trì luyện cho trẻ làm quen để thích nghi. Điều cần chú ý là nhiều bà mẹ khi một lúc nhất thời trẻ không chịu ăn sữa bột, liền “qui tội” cho loai sữa đó, rồi vội vàng đi mua loại sữa khác để thay thế. Như vậy càng dễ khiến trẻ không thích ứng với sữa bột.


3. Cho trẻ ăn ăn sữa bột nhiều hơn thực phẩm bổ trợ khác:
Trẻ thích ăn sữa bột là do hợp với khẩu vị mà lại không tốn công sức. Nếu do vậy mà coi nhẹ các loại thực phẩm bổ trợ khác thì là một sai lầm. Nói chung sau khi trẻ 4 tháng tuổi nên cho ăn thêm thức ăn bổ trợ. Nếu sau khi trẻ đã được 1 tuổi mà vẫn coi sũa bột là nguồn ttức ăn chính, thì sau này rất khó gây thói quen ăn uống tốt cho trẻ, dẽ gây cho trẻ thói quen ăn lệch. Hơn nữa những đứa trẻ quá ỷ lại vào sữa bột, tốc độ sinh trưởng và phát triển của trẻ sẽ chậm hơn so với những đứa trẻ được hấp thụ đủ các loại thực phẩm.

4. Ăn sữa bột sinh táo bón:
Protein trong sữa bột có nhiều Casein, dưới tác dụng của hydrochloric acid in gastric juice (chất tan trong dạ dày) dễ kết thành cục cứng, khó tiêu hoá, dễ sinh ra táo bón, rất khó bài tiết. Trẻ nhăn nhó, các bậc cha mẹ còn nhăn nhó hơn.

Những trẻ ăn sữa bột là chính thì cần phải cho uống thêm nước hoa quả, nước rau hoặc cho ăn thêm các loại rau, hoa quả xay nhuyễn. Ngoài ra điều chỉnh về ăn uống còn phải luyện cho trẻ “ị” đúng giờ. Nếu các bà mẹ định giờ cho trẻ “đi ị”, sau một thời gian trẻ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, đến giờ trẻ sẽ có có yêu cầu “thải”, có lợi cho viêc tránh táo bón.

5. DHA và AA:
“DHA” là một loại acid béo đa nguyên không bão hoà, được coi là vua của fatty acid có ích cho não. “AA” cũng là một loại acid béo da nguyên không bão hoà, là những chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thể chất của trẻ. DHA có thể thúc đẩy sự phát võng mạc thị giác và hệ thống trung khu thần kinh ở não bộ của trẻ. Đối với trẻ đẻ đủ tháng, trong sữa mẹ và sữa bột trẻ em đều có chứa acid béo. Những acid béo này sẽ sản sinh DHA, cho nên không cần thiết phải tăng thêm nguồn DHA từ bên ngoài. Các nhà dinh dưỡng học khuyến cáo, các bà mẹ khi mang thai hoặc cho con bú cần phai ăn nhiều cá nước sâu ở biển, như cá hồi (Salmon), cá tuyết (gadus macrocephaus). Có như vậy trong sữa mẹ mới dồi dào DHA. Đối với trẻ thiếu tháng, sự phát triển các khí quản còn chưa được hoàn thiện, cho nên trong cơ thể không thể đủ DHA. Hơn nữa nồng độ sữa cho trẻ thiếu tháng lại quá cao, lượng Vitamine và khoáng chất thêm vào cũng khác với sũa bột thông thường của trẻ em. Các bậc cha mẹ cần lưu ý là, nếu lượng sữa cho trẻ thiếu tháng ăn không đủ, thì phải cho trẻ ăn loại sữa dinh dưỡng cho trẻ có thể trọng thấp dành riêng cho trẻ thiếu tháng, nhưng phải tăng nồng độ.

6. Khuẩn Lactic:
Đó là loại khuẩn hữu ích tự nhiên có trong đường ruột, có tác dụng điều chỉnh tỉ lệ acid base (toan: kiềm) trong đường ruột và dạ day.Thế nhưng trong cơ thể của trẻ 1 tuổi vẫn chư có môi trường cho những khuẩn hữu ích này sinh trưởng. Vậy là những khuẩn hữu ích này sẽ bị giảm dần, các bà mẹ cần căn cứ vào tình hình ăn uống và phát triển của trẻ mà quyết định. Nếu trẻ bài tiết bình thường, có nghĩa là nhóm khuẩn hữu ích bình thường. Ngược lại, các bà mẹ cần cho ăn thêm loại sữa bột có bổ xung khuẩn hữu ích (men tiêu hoá).

7. Đường Oligo:
Đó là một chất giúp cho khuẩn hữu ích trong đường ruột sinh trưởng, cả hai đều có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Đường Oligo có thể giúp cho khuẩn hữu ích sinh sôi nảy nở, làm cho khuẩn lactic hoặc khuẩn hữu ích khác phát huy tác dụng lớn hơn nữa.

8. Beta Caroten:
Là chất tiền Vitamine A có tính chất chống oxy hoá (oxidation); có tác dụng điều chỉnh và duy trì tính hoàn chỉnh của tổ chức thượngbì (Epithelial – tissue), sau khi nó được chuyển hoá thành Vitamine A, có thể thúc đẩy sự phát triển của võng mạc thị giác và duy trì thị lực bình thường. Đồng thời cũng hạn chế cảm nhiễm đường hô hấp.

9. Sắt:
Là thành phần chủ yếu của huyết sắc tố (haem). Vì thế, nếu bổ sung sắt không đủ, thì trẻ từ 4 ~ 6 tháng tuổi sẽ dễ sinh bệnh thiếu máu do thiếu sắt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của móng tay. Cho nên khi trẻ đã được 6 tháng tuổi phải cho trẻ ăn thêm thức ăn rắn giàu chất sắt. Chất sắt bổ xung trong sữa bột cũng có thể làm tăng hấp thụ sắt cho cơ thể.

10. Lecithin:
Lecithin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển hệ thống thần kinh và đại não của trẻ, cụ thể hơn là đóng vai trò thúc đẩy to lớn đối với số lượng và cỡ tế bào não và sự kết nối thần kinh giữa các tế bào não. Con người ta trước 2 tuổi đại não đã phát triển đạt 60%. Vì thế cho dù là bà mẹ mang thai, bà mẹ cho con bú hay trẻ sơ sinh đều cần phải hấp thụ đủ Lecithin.