Mức lương mong muốn khi phỏng vấn ứng phó thế nào

Việc có được mức lương như bạn mong muốn quả thực không hề dễ dàng bởi nhà tuyển dụng có thừa "bí quyết" trong cách đàm phán, thuyết phục ứng viên. Vì thế, ứng viên cần cẩn thận từ cách lựa chọn ngôn ngữ, giữ thái độ bình tĩnh đến việc trình bày mong muốn cá nhân một cách mạch lạc.

Mức lương khi phỏng vấn.

- Mức lương sẽ thương lượng sau

Diane Barowsky - một người làm việc trong lĩnh vực điều hành tuyển dụng cho rằng, ứng viên không nên đưa ra những thông tin về tiền lương ngay trong hồ sơ xin việc, kể cả mức lương quá khứ hay mong muốn hiện tại mà nhà tuyển dụng yêu cầu.

"Khi bạn bỏ qua thông tin này, bạn lo lắng nhà tuyển dụng sẽ bỏ qua hồ sơ của bạn. Nhưng thực ra, để trống lúc này là đúng bởi bạn chưa biết cụ thể phạm vi công việc, trách nhiệm của mình như thế nào". Để lấp vào những chỗ trống, hãy đưa ra đề nghị "thương lượng".

- Cẩn thận khi nhắc đến công việc và mức lương hiện tại

Với câu hỏi về công việc và mức lương hiện tại, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có những kỹ năng phù hợp với vị trí họ đang cần hay không và liệu đưa ra mức lương bao nhiêu thì bạn sẽ chấp nhận. Ở vị trí nhà tuyển dụng, càng thương lượng mức lương thấp càng tốt. Tuy nhiên, việc so sánh với công việc, mức lương hiện tại để quyết định vấn đề ở công ty mới nhiều khi không đem lại lợi ích cho bạn. Mức lương hiện tại không phản ánh những gì bạn nên được hưởng ở vị trí đang ứng tuyển.

Theo Barowsky, ứng viên nên trả lời rằng: "Những gì tôi đang làm không quan trọng, điều quan trọng là tôi có đủ kỹ năng đáp ứng tốt công việc này không. Và tôi muốn nói rằng, tôi tự tin mình có đủ năng lực, kinh nghiệm để giải quyết tốt công việc được giao".

Barowsky phân tích thêm, nếu mức lương hiện tại của bạn đang ở mức thấp, câu trả lời trung thực sẽ chống lại bạn trong quá trình đàm phán lương. "Bạn thử hình dung xem điều gì sẽ xảy ra nếu bạn làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận và được hưởng mức lương thấp hơn mức mà lẽ ra ứng viên có kỹ năng, kinh nghiệm đáng được hưởng? Bạn có thể được trả mức lương thấp hơn so với những người khác ở vị trí tương đương". Đó là lý do tại sao bạn nên cân nhắc khi trả lời câu hỏi về mức lương trong quá khứ.


 


- Đừng hấp tấp đưa ra mức lương cụ thể khi phỏng vấn

Khi nói chuyện với ứng viên, nhà tuyển dụng đã chuẩn bị sẵn một con số cụ thể về mức lương sẽ trao đổi. Barowsky cho rằng, "họ có những thông tin riêng mà bạn không hề biết và tự họ sẽ ấn định mức lương sẽ đàm phán với bạn. Nếu bạn vội vàng đồng ý, bạn dễ gặp sai lầm khi phát hiện ra mức lương đó thấp hơn những vị trí tương đương ở công ty và không tương xứng với những đóng góp của bạn". Bởi vậy, điều quan trọng là phải tìm ra phạm vi dao động trước khi bạn quyết định đưa ra mức lương mong muốn.

"Tốt nhất là nên tham khảo trước những vị trí tương đương và tìm hiểu mức lương họ được hưởng. Bất kỳ công việc nào, bạn cũng nên thương lượng mức lương cao hơn những gì bạn phải làm ít nhất là 10%-20%".

- Nghiên cứu kỹ về mức lương tương ứng

Để không bị "hớ" khi đàm phán mức lương với nhà tuyển dụng, bạn nên nghiên cứu thật kỹ mức thu nhập của những người khác làm việc trong cùng lĩnh vực với bạn. Nếu không thể tìm hiểu qua người thân, bạn bè, hãy liên hệ với các tổ chức tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp và tham khảo kết quả những cuộc khảo sát hằng năm của họ.

Ngoài ra, bạn có thể tra cứu thông tin qua Internet để tìm hiểu những gì người khác đang làm và được hưởng trong ngành công nghiệp bạn dự định tham gia.

- Suy nghĩ kỹ trước khi quyết định

Nếu nhà tuyển dụng có nhu cầu liên hệ với công ty cũ để xác minh mức lương bạn từng được hưởng, bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định. Liệu bạn có muốn làm việc với những người không thực sự tin tưởng bạn, những người thường xuyên là mối đe dọa bạn...

Mức lương là vấn đề quan trọng, nhưng điều cần thiết không kém là bạn muốn được tôn trọng, được tin tưởng. Vì thế, khi nhà tuyển dụng có vẻ "lửng lơ" với bạn để tìm hiểu thêm thông tin, bạn nên cho họ hiểu rằng, làm việc cùng nhau cần có sự tin tưởng, cùng gắn bó, phát triển để xây dựng con đường sự nghiệp thành công, cũng như đem lại thành tích đáng kể cho công ty



Bạn vừa vượt qua các vòng đầu của cuộc phỏng vấn xin việc cam go. Bạn cảm thấy thật hân hoan nhưng cũng thật hồi hộp trước vòng phỏng vấn cuối. Một trong những lý do làm bạn hồi hộp chính là  thời khắc quan trọng này đây: Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn “Anh/chị muốn đề nghị mức lương bao nhiêu?” Bạn sẽ trả lời ra sao để có được mức lương tốt nhất và tránh phải “hối tiếc” về sau?

Để trả lời tốt câu hỏi tế nhị này (mà điều đó quyết định bạn có được hưởng mức lương tốt nhất hay không), bạn cần nhớ nghệ thuật thương lượng mức lương mơ ước phụ thuộc rất nhiều vào bước chuẩn bị.

1) Tìm hiểu về mức lương mong muốn. Trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ mức lương mà nhà tuyển dụng có thể trả cho vị trí của bạn, cũng như thông tin về mặt bằng lương của lĩnh vực bạn ứng tuyển. Nếu có bạn bè hay người thân làm việc trong công ty mà bạn ứng tuyển, bạn có thể khéo léo hỏi thăm mức lương trung bình của các vị trí tương đương.






Từ đó, bạn có thể định được mức lương thích hợp cho mình.

2) Nêu bật thế mạnh và thành tích của bạn. Hãy nêu những thành tích bạn đã đạt được trong công việc trước đây, ví dụ: bạn đã tiết kiệm chi phí cho công ty được bao nhiêu, góp phần cải thiện năng suất như thế nào hay đã đóng góp được gì cho sự phát triển của công ty. Thành tích bạn đạt được trong công việc trước đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhà tuyển dụng quyết định mức lương cho bạn.

3) Hãy thực tế. Một số ứng viên khi đi phỏng vấn đã yêu cầu mức lương “ngất ngưỡng” so với năng lực của họ. Đó là điều bạn cần tránh vì nhà tuyển dụng chỉ trả mức lương phù hợp với năng lực thực sự của bạn mà thôi. Vì vậy bạn cần đánh giá thực lực của mình một cách khách quan. Dĩ nhiên, nếu bạn đã từng giữ những vị trí quan trọng, bạn nên nêu bật lợi thế đó, nhưng đừng quá phô trương hay thêu dệt những thành tích trước đây.

4) Cân nhắc các chế độ khác. Người phỏng vấn cho biết bạn được tuyển vào công ty. Bạn rất hài lòng vìđây là công việc yêu thích của bạn, nhưng mức lương nhà tuyển dụng đưa ra không được như bạn mong muốn. Dĩ nhiên, mức lương là quan trọng, nhưng bạn nên cân nhắc những chế độ khác như cơ hội phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc hay chính sách đào tạo… trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Những điều cần tránh

1) Đề cập mức lương ngay trong hồ sơ xin việc. Điều này sẽ khiến bạn rất khó thương lượng được mức lương như mong muốn. Vì sao? Có thể công ty dành ngân sách trả lương US$1.500 cho vị trí của bạn, nhưng bạn chỉ đề nghị US$1.000 trong hồ sơ ứng tuyển mà thôi.

2) Chủ động đề cập mức lương. Hãy để nhà tuyển dụng nêu lên vấn đề này trước, dù bạn phải qua bao nhiêu vòng phỏng vấn đi nữa! Đừng bao giờ đề cập đến việc lương bổng khi bạn chưa chắc công ty sẽ tuyển dụng bạn. Một khi nhà tuyển dụng xác nhận rằng bạn là người được chọn cho vị trí tuyển dụng, bạn sẽ thương lượng dễ dàng hơn.

3) Thổi phồng thu nhập hiện tại của bạn. Bạn nên nhớ, trung thực là nguyên tắc vàng. Người phỏng vấn luôn biết cách đánh giá độ chính xác trong câu trả lời của ứng viên. Ngoài ra, bạn cũng không nên đề nghị mức lương quá cao vì nhà tuyển dụng có khuynh hướng không đọc hồ sơ có mức lương đề nghị”ngất ngưỡng”.


Các giải pháp khi gặp câu hỏi về mức lương mong muốn


Bạn trả lời như thế nào khi nhà tuyển dụng (NTD) hỏi bạn, ứng viên đi dự phỏng vấn “Anh/chị mong muốn mức lương bao nhiêu?” Thật là khó phải không? “Hét” quá cao thì có thể không được nhận vào làm, còn nếu đưa ra mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng với “tầm vóc” của mình. Trên thực tế có rất nhiều người muốn biết mức lương mà NTD có thể trả cho họ, nhưng thật khó để khai thác thông tin đó. Làm thế nào đây?

Thông thường, nhà tuyển dụng có thể sẽ không “đeo đuổi” bạn nếu bạn “lẩn tránh” mãi câu trả lời. Nhưng một số NTD sẽ kiên trì hơn. Họ có thể sẽ hỏi bạn:

“Anh Hưng, tôi cho rằng trình độ và kinh nghiệm của anh phù hợp với yêu cầu của chúng tôi. Nhưng anh vẫn chưa cho tôi biết mức lương đề nghị của mình.”

Giải pháp thứ nhất


Tốt nhất đừng nên “vặn vẹo” lại NTD bằng câu hỏi “Ông/Bà định mức lương bao nhiêu cho vị trí này?” Câu hỏi này có 2 mặt và tùy vào NTD có thể đánh giá đó là một câu hỏi thẳng thắn, hoặc có thể khiến NTD bực mình vì bạn không trả lời thẳng vào câu hỏi mà họ đặt ra. 

Nguyên tắc đầu tiên là bạn không cần phải trả lời ngay câu hỏi trên. Hãy nhớ khi NTD hỏi mức lương bạn mong muốn, bạn có thể nghĩ rằng khả năng bạn được trúng tuyển là rất lớn.

Để biết được điều này, bạn có thể đặt ra câu hỏi ”ướm thử”, chẳng hạn:

“Với câu hỏi này, liệu tôi có thể xem đó là dấu hiệu mình đã trúng tuyển vào quý công ty?”

Câu trả lời trên thể hiện mức độ quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc với công ty. Điều đó có tác dụng tốt cho bạn mà thôi. Có hai khả năng xảy ra: nếu NTD thực sự muốn tuyển bạn, họ sẽ trả lời “Có”. Nếu không, họ cũng chẳng phiền, nhưng sẽ không cố “ép” bạn phải nói ra mức lương bạn mong muốn nữa.

Tuy nhiên bạn nên khéo léo che giấu sự vui mừng quá sớm của mình. NTD rất có thể đang tìm hiểu xem mức lương mà bạn mong muốn có phù hợp với ngân sách tuyển dụng của họ hay không. Bạn hãy nhớ rằng NTD có một danh sách " những ứng viên phù hợp nhất”, vì vậy bạn vẫn chưa là người cuối cùng được chọn.

Giải pháp thứ hai
Bạn cũng có thể áp dụng thuật “đi vòng”, nghĩa là chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề NTD đang hỏi. Câu trả lời của bạn có thể gồm 3 phần:

Câu dạo đầu: “Thú thật tôi rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những thách thức mà công việc sẽ mang đến cho tôi, khả năng phát triển sự nghiệp cùng với những người mà tôi sẽ làm việc chung.”

Vào vấn đề: “Qua buổi trò chuyện cùng Ông/Bà, tôi đã tìm được điều mình mong muốn ở đây. Tất cả các yếu tố: công việc mà tôi sẽ làm sắp tới, sự hỗ trợ của công ty dành cho vị trí này, và sự đóng góp của tôi trong sự phát triển chung của cả công ty thật sự rất hấp dẫn đối với tôi.”

Câu kết: “Tiền bạc là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật tôi vẫn chưa nghĩ đến một con số nào cụ thể nào vì tôi nghĩ nhiều vấn đề còn quan trọng hơn mức lương: cơ hội phát triển, thăng tiến và sự cam kết của cả hai bên. Tuy nhiên vì Ông/Bà đề cập đến vấn đề này, tôi có thể biết quý công ty dự định dành ngân sách tuyển dụng cho vị trí này như thế nào?”

Với cách trả lời này, bạn tạo được một không khí hòa nhã và thân thiện với NTD, và nhất là tránh được câu trả lời đối đầu trực tiếp.

Giải pháp thứ ba
Trong trường hợp NTD đưa ra câu trả lời “lơ lửng” cho câu hỏi trên, bạn cần đưa ra một khoản lương bổng phù hợp mà bạn muốn. Nhưng trước tiên, bạn hãy đánh giá xem công việc đang ứng tuyển có giá trị như thế nào trên thị trường. Chẳng hạn bạn muốn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên CNTT – phần mềm, bạn có thể tìm hiểu xem công ty sẽ dành những khoản phụ cấp nào cho vị trí của bạn, “giá trị” của vị trí này ở những công ty khác. Bạn cần nghiên cứu thông tin này thông qua bạn bè hay người quen.

Sau khi cân nhắc các yếu tố cần thiết cho vị trí bạn dự tuyển, bạn có thể cho nhà tuyển dụng biết được sự chuẩn bị của bạn về việc tìm hiểu thị trường lao động và tiền lương của vị trí này. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Marketing, và mong muốn mức lương 6,2 triệu đồng, bạn hãy cho NTD biết rằng theo những thông tin mà bạn góp nhặt được từ các kênh thông tin khác nhau: bạn bè, báo chí, các trang web tuyển dụng...; mức lương tương đối cho vị trí này khoảng từ 6 đến 6,5 triệu đồng, và bạn cảm thấy với những gì khả năng bạn có thể đáp ứng được vị trí này, bạn mong muốn mức lương là 6,2 triệu đồng. Nếu đó là mức NTD đã định ra ban đầu thì xin chúc mừng bạn, nếu không họ sẽ tìm cách thương lượng với bạn nếu mức chênh lệch giữa mức lương bạn mong muốn và mức lương họ có thể trả không quá cao. Đồng thời, để được chọn, bạn cần chứng minh cho NTD thấy rằng bạn là “xứng đáng nhất” trong số những người ứng tuyển trong buổi phỏng vấn.

Nhiều người sau khi nhận được lời mời đi làm vẫn không vui, họ ước gì họ đã thương lượng thêm về phần lương và phần phúc lợi. “Ước gì tôi đã nói thêm điều này, điều kia thì chắc chắn lương của tôi có thể cao hơn” là những lời “than vãn” của những người vội vàng thỏa thuận mức lương. Còn bạn thì sao? Đã bao giờ bạn rơi vào trường hợp đó chưa? Nhưng các bạn hoàn toàn có thể tránh được sự nuối tiếc đó nếu tiếp tục theo dõi loạt bài về “chuyện nhạy cảm” lương bổng của chúng tôi.

Cách 'né' câu hỏi về mức lương mong muốn


Khi được hỏi về mức lương mong muốn, nguyên tắc đầu tiên là bạn không nên trả lời ngay mà nên áp dụng nguyên tắc "đi vòng".

 Ảnh: minh họa - Internet

- Đặt câu hỏi ngược lại

Lương là yếu tố quan trọng nhưng có nhiều vấn đề khác cũng quan trọng không kém như môi trường làm việc, phụ cấp, cơ hội thăng tiến... Bạn nên có cái nhìn bao quát về những vấn đề này trước khi đưa ra mức lương mong muốn.

Vì thế, khi nhận được câu hỏi "Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?", trước tiên, bạn nên đặt câu hỏi ngược lại: Trách nhiệm công việc bạn sẽ đảm nhận, số lượng nhân viên bạn quản lý, cơ hội cho nhân viên học hỏi, thăng tiến... Với những câu hỏi này, bạn đã thể hiện sự nghiêm túc và quan tâm của mình đối với cơ hội được làm việc với công ty. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ai thật sự quan tâm đến công việc, họ còn chia sẻ thêm những thông tin hữu ích để bạn có thể đưa ra mức lương phù hợp.

- Để nhà tuyển dụng trả lời

Nếu thật sự chưa nghĩ ra con số cụ thể về mức lương mong muốn, bạn có thể chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề nhà tuyển dụng đang hỏi. Hãy biến câu trả lời thành cơ hội để giới thiệu thêm về bản thân với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, bạn có thể trả lời rằng: "Qua tìm hiểu và trao đổi với anh/chị, tôi nhận thấy đây là môi trường làm việc phù hợp. Tôi muốn thử sức ở vị trí này và điều tôi chú trọng ở đây là môi trường làm việc cởi mở, cơ hội thăng tiến cho bản thân. Vậy, anh/chị có thể cho biết mức lương dự định cho vị trí này là bao nhiêu?".

Lúc này, nhà tuyển dụng có thể sẽ "bật mí" mức kinh phí họ dự định, sẽ dao động trong một khoảng nào đó. Bạn nên cân nhắc xem mức đó có phù hợp với mong muốn của mình không nhưng hãy nhớ là đặt nó trong những yếu tố khác như môi trường, phụ cấp....

Tuy nhiên, có lúc, nhà tuyển dụng sẽ từ chối trả lời câu hỏi bạn nêu ra. "Mức lương phụ thuộc vào từng cá nhân, thay đổi tùy kinh nghiệm, kỹ năng của ứng viên. Bạn cứ đề xuất, chúng tôi sẽ xem xét". Với trường hợp này, bạn không thể tiếp tục vòng quanh được nữa, hãy cân nhắc về mức độ công việc cũng như năng lực, kinh nghiệm của bản thân để đưa ra mức lương kỳ vọng.

Tất nhiên, bạn không nên đưa một mức quá cao mà nên cân đối giữa các vị trí tương tự ở các công ty khác nhau, trong cùng lĩnh vực bạn đang làm để chắc chắn mình không bị "hớ" và nhà tuyển dụng cũng không bị "sốc". Họ sẽ căn cứ vào mức lương mong muốn với dự định của công ty để thỏa thuận với bạn đến kết quả cuối cùng, cả hai bên đều hài lòng.


Làm thế nào để biết mức lương nhà tuyển dụng có thể trả cho bạn?

      Nếu như trước đây bạn thường thấy các mẫu tin tuyển dụng kế toán có đính kèm mức lương là bao nhiêu thì ngày nay chúng ta không còn xa lạ gì với cụm từ “lương-thỏa-thuận”. Tưởng tượng bạn đang ngồi trước bàn phỏng vấn, khi nhà tuyển dụng (NTD) hỏi: “Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?!”, bạn sẽ trả lời thế nào?

      Thật là khó nói phải không? Đưa ra mức lương quá cao thì có thể sẽ không được nhận vào làm, còn nếu đề nghị mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng tầm với khả năng của mình. Sẽ có nhà tuyển dụng hiểu bạn không muốn đưa ra một câu trả lời trực tiếp, tuy nhiên vẫn có nhà tuyển dụng cần bạn tiết lộ con số bạn mong muốn…

Sau đây là ba cách hiệu quả để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên:

1. Hỏi thêm trước khi trả lời

      Nguyên tắc đầu tiên là bạn không nên trả lời ngay câu hỏi trên. Hãy nhớ rằng khi NTD hỏi mức lương mong muốn, nhiều khả năng bạn đã là “người-được-chọn”. Hãy đặt câu hỏi tìm hiểu thêm chi tiết về công việc (nếu bạn chưa có nhiều cơ hội để tìm hiểu trong quá trình trao đổi) để có thể đề nghị một mức lương phù hợp.

  • Cơ hội để bạn học hỏi, phát triển và thăng tiến?
  • Trách nhiệm công việc (kể cả doanh số bạn phải chịu)?
  • Số lượng nhân viên bạn sẽ quản lý (nếu có)?
  • Những chương trình phúc lợi cho nhân viên?

      Những câu hỏi về chi tiết công việc thể hiện sự nghiêm túc và quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc với công ty. Điều đó sẽ ghi thêm điểm cho bạn. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ai thật sự quan tâm đến công việc, họ sẽ chia sẻ thêm những thông tin hữu ích giúp bạn có thể đưa ra một mức lương phù hợp. Lý tưởng hơn, bạn có thể khéo léo chen vào câu hỏi về mức lương dành cho vị trí này trong quá trình trao đổi.

2. Hãy để nhà tuyển dụng thay bạn trả lời

      Bạn cũng có thể áp dụng thuật “đi vòng”, nghĩa là chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề NTD đang hỏi. Nếu bạn thật sự chưa thể nghĩ ra một con số cụ thể, hãy biến câu trả lời thành một cơ hội để giới thiệu thêm về định hướng của bạn cho nhà tuyển dung. Một ví dụ cho câu trả lời của bạn: “Qua trao đổi với anh/chị, tôi thật sự rất thích môi trường làm việc của công ty cũng như những thử thách của công việc này. Tôi mong muốn trở thành một thành viên và đóng góp vào sự phát triển của công ty. Đối với tôi, cơ hội học hỏi và phát triển để trở thành một kế toán trưởng trong vòng ba năm tới cũng như môi trường làm việc thân thiện, cởi mở là điều tôi quan tâm nhất hiện tại. Và thật sự tôi nghĩ đây chính là một cơ hội dành cho mình. Nếu có thể, anh/chị vui lòng cho tôi biết mức lương dành cho vị trí này?”.

Với cách trả lời này, bạn tạo được một không khí thân thiện với NTD, và nhất là tránh được câu trả lời trực tiếp.

Hãy chuẩn bị những câu trả lời như vậy, nhưng phải dựa vào thông tin bạn có được trong suốt quá trình trao đổi với nhà tuyển dụng. Tuyệt đối tránh sử dụng một “câu trả lời mẫu” cho tất cả nhà tuyển dụng khác nhau. Họ sẽ biết ngay là bạn đã học thuộc lòng. Và bạn sẽ bị mất điểm…

3. Quan trọng hơn, “biết người biết ta”

      Bạn nên tìm hiểu về thị trường lương thực tế trước khi đi phỏng vấn. Có thể tìm hiểu từ bạn bè, người thân, từ internet (các trang tuyển dụng vị trí tương đương)… để biết thêm khoảng lương cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Tuy nhiên, hãy thực tế! Cùng một vị trí, chẳng hạn kế toán trưởng, nhưng công ty nước ngoài sẽ trả khác công ty trong nước, ngành hàng tiêu dùng nhanh sẽ khác ngành dịch vụ, công ty tại Tp. Hồ Chí Minh hay Hà Nội sẽ có mức lương khác với các công ty tại khu công nghiệp…

Những thông tin này sẽ giúp bạn tư tin hơn, cảm thấy thoải mái hơn trước khi bước vào buổi phỏng vấn. Tôn Tử đã từng nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.”

Khi đươc hỏi “bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?”, bạn đừng đưa ra một mức cụ thể – “Tôi nghĩ 10 triệu đồng”. Bạn nên đưa ra một khoảng. Nếu bạn nghĩ mình xứng đáng với 10 triệu, bạn nên trả lời “Với những chi tiết công việc như anh/chị đã trao đổi với em, em nghĩ mức lương từ 9 triệu đến 11 triệu là hợp lý.”

Nhiều người sau khi nhận được lời mời đi làm vẫn cảm thấy không vui, họ ước gì họ đã thương lượng thêm về phần lương và phúc lợi. “Ước gì tôi đã nói thêm điều này, điều kia thì chắc chắn lương của tôi có thể cao hơn” là những lời “than-vãn” của những người vội vàng thỏa thuận mức lương.

Còn bạn thì sao? Đã bao giờ bạn rơi vào trường hợp đó chưa? Đừng bao giờ để mình rơi vào tình huống đó. Còn một khi bạn đã không chuẩn bị kỹ khi đàm phán về lương, hãy coi đó là một kinh nghiệm đáng giá, và quên điều đó đi. Thay vì than vãn, tỏ vẻ tiếc nuối, bạn nên tập trung vào công việc hiện tại, mở rộng phạm vi trách nhiệm của mình, thể hiện thái độ làm việc tích cực, và đến kỳ đánh giá hiệu quả công việc và điều chỉnh lương tiếp theo, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.


Khéo léo hỏi mức lương khi phỏng vấn tuyển dụng

Bạn trả lời như thế nào khi nhà tuyển dụng hỏi “Anh, chị mong muốn mức lương bao nhiêu?”. Nếu nói quá cao có thể không được nhận vào làm, còn nếu đưa ra mức thấp thì bạn cảm thấy không xứng với “tầm vóc” của mình.

Nhà tuyển dụng có thể không đeo đuổi bạn nếu bạn lẩn tránh mãi câu trả lời. Nhưng một số nhà tuyển dụng sẽ kiên trì hơn. Họ có thể sẽ hỏi bạn: “Tôi cho rằng trình độ và kinh nghiệm của anh phù hợp với yêu cầu của chúng tôi. Nhưng anh vẫn chưa cho tôi biết mức lương đề nghị”.

Bạn nên trả lời như thế nào? Nếu bạn đề ra mức lương trước thì có thể nó sẽ thấp hơn mức mà nhà tuyển dụng định trả. Và dĩ nhiên điều đó hoàn toàn bất lợi đối với bạn. Vậy bạn nên làm gì?

Giải pháp thứ nhất

Đừng bao giờ vặn vẹo lại nhà tuyển dụng bằng câu hỏi “Ông/Bà định mức lương bao nhiêu cho vị trí này?”. Câu trả lời này rất khó chấp nhận và có thể khiến nhà tuyển dụng bực mình. Trong trường hợp này, bạn không cần trả lời ngay. Hãy nhớ khi nhà tuyển dụng hỏi mức lương mong muốn tức là khả năng trúng tuyển của bạn rất lớn. Để biết điều này, bạn có thể đặt ra câu hỏi "ướm thử”, chẳng hạn: “Với câu hỏi này, liệu tôi có thể xem đó là dấu hiệu mình đã trúng tuyển vào quý công ty?”.






Câu trả lời trên thể hiện mức độ quan tâm của bạn đối với cơ hội được làm việc với công ty. Có hai khả năng xảy ra: nếu nhà tuyển dụng thực sự muốn tuyển bạn, họ sẽ trả lời “Có”. Nếu không, họ cũng chẳng phiền, nhưng sẽ không cố “ép” bạn phải nói ra mức lương bạn mong muốn nữa.

Tuy nhiên, bạn nên khéo léo che giấu sự vui mừng quá sớm đó đi. Nhà tuyển dụng rất có thể đang tìm hiểu xem mức lương mà bạn mong muốn có phù hợp với ngân sách tuyển dụng của họ hay không. Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng có một danh sách ứng viên phù hợp. Vì vậy bạn vẫn chưa là người cuối cùng được chọn.

Giải pháp thứ hai

Bạn cũng có thể áp dụng thuật “đi vòng”, nghĩa là chuyển buổi nói chuyện theo một hướng khác rồi khéo léo quay trở lại vấn đề nhà tuyển dụng đang hỏi. Câu trả lời của bạn có thể gồm 3 phần:

Câu dạo đầu: “Thú thật tôi rất thích môi trường làm việc lý tưởng này, những thách thức mà công việc sẽ mang đến cho tôi, khả năng phát triển sự nghiệp cùng với những người mà tôi sẽ làm việc chung”.

Vào vấn đề: “Qua buổi trò chuyện cùng ông/bà, tôi đã tìm được điều mình mong muốn ở đây. Tất cả các yếu tố: kế hoạch kinh doanh mà tôi sẽ làm sắp tới, sự hỗ trợ của công ty dành cho vị trí này, và vai trò của tôi trong nỗ lực chung của cả công ty thật sự rất hấp dẫn đối với tôi”.

Câu kết: “Tiền bạc là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ ai. Nhưng thú thật tôi vẫn chưa nghĩ đến một con số cụ thể nào vì tôi nghĩ nhiều vấn đề còn quan trọng hơn mức lương: cơ hội phát triển và thăng tiến. Tuy nhiên vì ông/bà đề cập đến vấn đề này, tôi có thể biết quý công ty dự định dành ngân sách tuyển dụng cho vị trí này như thế nào?”.

Với cách trả lời này, bạn tạo được một không khí hòa nhã và thân thiện với nhà tuyển dụng, nhất là tránh được câu trả lời đối đầu trực tiếp.

Giải pháp thứ ba

Trong trường hợp nhà tuyển dụng đưa ra câu trả lời “lơ lửng” cho câu hỏi trên, bạn cần đưa ra một khoản lương bổng phù hợp mà bạn muốn. Nhưng trước tiên, hãy đánh giá xem công việc đang ứng tuyển có giá trị như thế nào trên thị trường. Chẳng hạn muốn ứng tuyển vào vị trí chuyên viên CNTT, bạn có thể tìm hiểu xem công ty sẽ dành những khoản phụ cấp nào cho vị trí của bạn, “giá trị” của vị trí này ở những công ty khác. Bạn cần nghiên cứu thông tin này thông qua bạn bè hay người quen.

Hãy đưa ra một mức lương mà bạn cho rằng hợp lý và có lợi cho mình. Đừng bao giờ đưa ra một con số nhất định mà hãy đưa “khoảng” lương bổng cao hơn một chút so với mức lương bạn mong muốn. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên marketing, và mong muốn mức lương 6 triệu đồng, bạn hãy nói với nhà tuyển dụng là bạn mong muốn mức lương trong khoảng 6 đến 6,5 triệu đồng.

Nếu đó là mức nhà tuyển dụng đã định ra ban đầu thì xin chúc mừng bạn. Nếu không họ sẽ tìm cách thương lượng với bạn. Đồng thời, để được chọn, bạn cần chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là “top” trong số những người ứng tuyển.

Lưu ý khi trả lời câu hỏi về mức lương mong muốn


Khi nhà tuyển dụng hỏi về mức lương mong muốn, đa số ứng viên đều băn khoăn không biết có nên chuẩn bị sẵn một bản kê thu nhập hiện tại và bằng chứng cho thấy mong muốn về mức lương mới?

Theo các chuyên gia tư vấn, câu hỏi về mức lương trong tương lai sẽ đặt ứng viên vào chỗ khá bất lợi. Nếu vội vàng nói ra mức lương như mong muốn, có thể, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn quá tham lam, đi làm chỉ vì tiền mà không có chút đam mê nào với công việc. Nhưng nếu hạ thấp giá trị của mình, cơ hội phát triển có thể bị trì hoãn vô thời hạn. Đó là chưa nói đến trường hợp ứng viên đặt kỳ vọng quá cao vào bản thân trong khi giữa mong muốn và thực tế lại cách nhau một trời một vực.

Thực tế, với câu hỏi này, nếu không khéo léo, ứng viên có thể bị loại khỏi cuộc chơi. Bởi vậy, các chuyên gia tư vấn cho rằng, điều đầu tiên khi chuẩn bị cho câu hỏi này là bạn nên cẩn thận cân nhắc tất cả những yếu tố đã khiến bạn ứng tuyển vào vị trí công việc đó. Bạn có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc lâu năm và hoàn toàn tự tin khi đến với vị trí mới. Bạn muốn một mức lương công bằng và xứng đáng với những gì bạn có. Đừng vội nói ngay số tiền cụ thể với nhà tuyển dụng, thay vào đó, hãy chuẩn bị sẵn những bằng chứng về thành tích cá nhân, những đóng góp cho các công ty bạn từng đầu quân và thể hiện rõ bạn là ứng viên lý tưởng nhà tuyển dụng cần tìm.

Thực tế, khi tuyển dụng bất kỳ vị trí nào, nhà tuyển dụng cũng đã dự trù một lượng ngân sách cụ thể dao động trong một khoảng nào đó. Người ta sẽ căn cứ vào đó để thương lượng với bạn càng thấp càng tốt. Khi người ta hỏi như thế, mục đích của họ là để tìm cách chốt với bạn mức lương thấp nhất có thể.

Hãy tưởng tượng như đang mua bán một món đồ nào đó, nếu bạn là người mua, bạn muốn giá càng rẻ càng tốt. Còn khi vào vai người bán, bạn lại muốn được giá cao nhất. Giữa nhà tuyển dụng và bạn cũng vậy, mỗi người ở một vị trí khác nhau, vì thế, chuyện thương lượng mức lương để hai bên cùng có lợi là đương nhiên.

Tuy nhiên, đừng bao giờ vì quá cần việc làm mà chấp nhận hạ mức lương mong muốn xuống thấp, thậm chí không bằng cả trước kia. Với câu hỏi này, bạn nên thể hiện rõ năng lực và sự phù hợp của bạn với công việc.

Tùy vào sự thích hợp đó, nhà tuyển dụng nên cân đối mức lương cho bạn, công bằng và hợp lý. Nếu họ yêu cầu bạn chứng minh cho những phân tích đó, bạn sẽ đưa ra bảng kê khai chi tiết đã chuẩn bị sẵn về kinh nghiệm và trình độ. Thêm vào đó là lý do tại sao bạn tin rằng bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí đó. Nhà tuyển dụng sẽ có sự cân nhắc hợp lý.

Bí quyết thương lượng mức lương cao

Khi người phỏng vấn đặt câu hỏi về lương bổng, bạn nên trả lời ra sao? Đừng vội vã nói ngay mức lương mà bạn mong muốn. Hãy khéo léo “hoãn” lại giây phút quan trọng này cho các buổi phỏng vấn sau. Chỉ cần nắm vững một số “bí kíp” và thêm một chút khéo léo, bạn sẽ dễ dàng thương lượng được mức lương mơ ước.

1. Có nên trả lời câu hỏi về lương bổng ngay ở vòng đầu cuộc phỏng vấn?
Bạn không nên, đặc biệt nếu đó là các vòng phỏng vấn đầu tiên và bạn chưa chắc mình được nhà tuyển dụng “chấm”. Nếu người phỏng vấn hỏi bạn “Anh/Chị đề nghị mức lương bao nhiêu?”, bạn có thể trả lời một cách “vô thưởng vô phạt” như: “Qua vòng đầu phỏng vấn này, tôi nghĩ mình cần hiểu rõ hơn về các yêu cầu cụ thể của công việc. Tôi xin phép được đề cập đến mức lương trong các buổi phỏng vấn sau.”

2. Đâu là mức lương thỏa đáng?
Nhiều ứng viên cho rằng họ xứng đáng được hưởng mức lương cao hơn thu nhập hiện tại vì cho rằng kinh nghiệm và trình độ của họ đã được nâng cao, vì họ sẽ phải gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, vì tình hình vật giá ngày một leo thang... Tuy nhiên, nhà tuyển dụng thường xét lương cho ứng viên dựa theo mức lương hiện tại và trách nhiệm mới mà ứng viên sẽ đảm nhận sau này. Vì vậy bạn cần đánh giá khách quan năng lực của mình để đưa ra mức lương phù hợp.

3. Khả năng thực sự là nhân tố quyết định mức lương của bạn
Để có mức lương mong muốn, bạn cần chứng minh được giá trị và khả năng làm việc thực sự của mình. Bạn nên tránh đề cập đến mức lương cũ nếu nhà tuyển dụng không hỏi đến. Nhưng nếu nhà tuyển dụng muốn biết mức lương hiện tại, bạn hãy cho họ biết và trình bày sự khác biệt giữa công việc cũ và công việc ứng tuyển, nhấn mạnh những nhiệm vụ mới mà bạn sẽ đảm trách.

Đừng bao giờ giải thích vì sao bạn muốn lương cao hơn mức hiện tại bằng những lý do trẻ con như “Công ty tôi trước đây ở Bình Dương, chi phí sinh hoạt khá thấp. Nay Quý công ty tọa lạc ở khu vực trung tâm nên chi phí sẽ đắt đỏ hơn…”

4. Trực tiếp hỏi về mặt bằng lương trong công ty
Xin chúc mừng, bạn đã vào được vòng phỏng vấn cuối cùng và giây phút quan trọng đã đến rồi đây. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn “Anh/Chị đề nghị mức lương bao nhiêu?” Bạn sẽ trả lời câu hỏi này như thế nào?

Bạn có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng “Ông/Bà có thể cho biết mức lương tương ứng dành cho vị trí tương đương?” hoặc “Ông/Bà có thể cho biết ngân sách của công ty dành cho vị trí này?” Câu trả lời của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn định được mức lương phù hợp.

5. Khéo léo trao đổi về lương bổng
Bạn nên tránh những câu trả lời như “Đối với tôi, lương bổng không phải là vấn đề quan trọng nhất, tôi mong muốn được học hỏi và rèn luyện trong một môi trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp như Quý công ty…” Đây quả là câu trả lời làm “mát lòng mát dạ” nhà tuyển dụng. Nhưng cẩn thận đấy, nhà tuyển dụng có thể sẽ nghĩ rằng bạn thiếu kinh nghiệm, nên có cơ hội gì đến là nhận ngay mà không cần cân nhắc mức lương. Khi đó bạn sẽ mất cơ hội thương lượng được mức lương mong muốn.

6. Cân nhắc vấn đề “lương + bổng”
Người Việt Nam rất chính xác khi dùng cụm từ “lương bổng”. Nghĩa là ngoài “lương” (salary), bạn còn được hưởng “bổng” (benefit). Bổng là các lợi ích khác ngoài lương chính thức mà bạn được hưởng từ công ty và không phải chịu thuế. Vì vậy khi thương lượng lương, bạn nên lưu ý các ”bổng” khác ngoài lương như lương tháng 13, tiền thưởng (bonus) hàng năm, chi phí giải trí, chi phí khám bệnh, cơ hội đào tạo, được chia cổ phần của công ty… Nếu bạn được tuyển vào công ty, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng nêu rõ và cụ thể những nội dung này trong thư mời làm việc (offer letter).

Ngoài ra, hãy nhớ rằng lương ròng (net salary) sẽ là mức lương sau khi trừ đi tất cả các khoản khác như thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn…

7. Làm gì khi bạn rất thích công việc nhưng mức lương không như mong đợi?
Trong trường hợp bạn rất thích công việc và được nhà tuyển dụng mời làm việc, nhưng mức lương không như bạn mong đợi, đừng vội từ chối ngay mà hãy trả lời rằng bạn cần suy nghĩ thêm. Điều đó cho thấy bạn rất quan tâm đến công việc. Vài ngày sau buổi phỏng vấn, bạn hãy gọi điện cho nhà tuyển dụng xem họ có quyết định nào khác về mức lương mà bạn mong muốn hay không. Khi đó, bạn có thể đưa ra quyết định cuối cùng.

Để đạt được mức lương cao khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng




Cốt lõi của bất cứ cuộc phỏng vấn nào giữa nhà tuyển dụng và ứng viên xin việc cũng chỉ là việc đạt được một thỏa thuận nào đó về nội dung công việc và mức lương dựa trên yêu cầu công việc, kiến thức cũng như khả năng làm việc của ứng viên.


Có nhiều kiểu thỏa thuận lương bổng, có ứng viên đồng ý ngay với mức mà nhà tuyển dụng đề nghị, có người lại "ngã giá" của mình trước khi nghe offer của nhà tuyển dụng. Nhưng có một điều mà nhiều ứng viên - đặc biệt là các ứng viên trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc- có thể chưa biết: một thỏa thuận "thông minh" với nhà tuyển dụng rất dễ làm ngân sách thu nhập của Bạn tăng lên vài ba lần.

Một cựu phó giám đốc của một hãng truyền thông danh tiếng tại Matxcơva đã làm một cú nhảy "ngoạn mục" sau khi thỏa thuận được một mức lương mới cao hơn mức cũ tới 3 lần. Mức lương của ứng viên này tại chỗ làm cũ là 1500USD, và sang chỗ mới mức lương đã vọt lên 5000USD. Và theo lời ứng viên này, một trong các nguyên nhân dẫn đến sự "nhảy vọt" trong vấn đề lương bổng chính là khả năng biết dẫn dắt cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng theo hướng có lợi cho mình.

Tại thị trường lao động các nước phương Tây, khi chuyển đổi nơi làm việc mà mức lương mới của ứng viên cao hơn mức cũ 10% thì đã được coi là tương đối lý tưởng, và nếu con số này là 20% - thật quá mỹ mãn. Ở Nga, theo nhận xét của các chuyên gia săn đầu người thì các ứng viên có thể tăng nguồn thu nhập của mình tới ba lần hoặc hơn nữa nếu biết cách thỏa thuận với nhà tuyển dụng.

Tổng Giám đốc một công ty thương mại tại Matxcơva với mức thu nhập hàng năm khoảng 120 000$ sau khi nhảy sang đầu quân cho một công ty khác cũng với chức vụ đó đã "nẫng" được từ nhà tuyển dụng mới mức thu nhập khá lý tưởng: 430 000$, trong đó mức lương chính là 280 000$ và bonus là 150 000$. Theo kinh nghiệm của ông Sergei Marchianov - partner công ty săn đầu người cao cấp Rosexpert thì có rất nhiều trường hợp mà sự chênh lệch về mức lương giữa hai ứng viên được chọn vào vòng chung kết dao động trong vòng 90 000 - 100 000$. Và nhà tuyển dụng sẵn sàng nhận cả hai!

Nói chung, những ứng viên chuyên sử dụng chiêu "đòn bẩy" trong các cuộc thương lượng mang tính chất "cơm áo gạo tiền" này thường là những ứng viên tương đối nặng ký. Họ biết rõ giá trị của họ trên thị trường lao động và nhiều khi còn "đỏng đảnh" làm giá với các nhà tuyển dụng. Và theo lời của Tổng Giám đốc công ty săn đầu người Egon Zehnder International tại Nga thì các cuộc thương lượng về lương bổng với các sếp cao cấp bao giờ cũng có lợi hơn nếu Bạn đàm phán với các sếp trung gian hay các giám đốc nhân sự. Điều này cũng dễ hiểu bởi phần lớn các ông chủ bao giờ cũng là những người biết "chọn mặt gửi vàng". Đối với họ thì sự khác biệt giữa 100 000$ và 200 000$ không có gì là ghê gớm cả, nhưng đối với người lao động thì quả là một sự khác biệt kinh khủng. Nỗi ám ảnh lớn nhất đối với các ông chủ luôn luôn là các vấn đề về lợi nhuận, và họ thừa hiểu rằng nếu ứng viên là người có thể đem lại nguồn lợi nhuận lớn lao thì họ sẵn sàng "thả con săn sắt bắt con cá rô" ngay. Trong lúc đó thì các giám đốc nhân sự hay các cấp trưởng phòng chỉ luôn nghĩ đến những điều trong phạm vi quyền hạn của họ, nghĩa là nếu ngân sách chi cho tuyển dụng chỉ giới hạn trong mức X nào đó, họ chỉ dám đề nghị một mức lương dĩ nhiên nhỏ hơn X, và chắc chắn họ lại phải báo cáo xin ý kiến cấp trên nếu đòi hỏi về lương bổng của ứng viên có cao hơn mức X đó.

Trước khi quyết định đến một công ty nào đó để phỏng vấn, tốt nhất Bạn nên làm một cuộc điều tra nho nhỏ về nhà tuyển dụng mà Bạn đang muốn đầu quân vào. Bằng Internet, báo chí hoặc các phương tiện thông tin đại chúng, Bạn có thể biết được khối điều về nhà tuyển dụng tương lai của Bạn, về quốc tịch, lĩnh vực hoạt động, tầm cỡ. Đối với nhiều nhà tuyển dụng, ứng viên mà họ ưa chuộng nhất chính là những người có khả năng diễn tả một cách cụ thể tường tận các vấn đề mà nhà tuyển dụng quan tâm. Và nếu điều kiện cho phép, Bạn nên tìm hiểu về chế độ lương bổng cũng như mức lương được áp dụng cho các nhân viên đang làm việc tại đó. Điều này sẽ giúp Bạn tự tin hơn khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng về mức lương mà Bạn mong muốn.

Có nhiều ứng viên khi được hỏi về mức lương tại nơi làm cũ đã cố tình khai man lên thật cao nhằm "gỡ gạc" chút ít. Tuy nhiên, tại Nga thì chuyện này được coi là tương đối mạo hiểm đối với người lao động. Theo Luật lao động mới sửa đổi của LB Nga (điều 65) thì mọi kê khai về cá nhân trong SYLL của ứng viên phải hoàn toàn chính xác và trung thực. Nếu nhà tuyển dụng phát hiện ra sự man trá trong hồ sơ ứng viên, ứng viên rất dễ có nguy cơ bị đuổi việc.

Và thêm một điều quan trọng nữa: Nếu Bạn đã "rao bán" mình với một giá quá "hời", có thể Bạn sẽ gặp nhiều chuyện rắc rối nếu như Bạn không chứng tỏ được khả năng của mình. Các ông chủ sẽ đòi hỏi ở Bạn rất nhiều, và nếu Bạn không thể đáp ứng được những mong đợi của ông chủ, việc ra đi là điều không tránh khỏi. Và cũng như mọi cuộc bán mua trong cuộc đời, người bán được món hàng với giá hời thì trong chốc lát có thể kiếm chác thêm được chút ít, kẻ khờ khạo trả giá hố cho món hàng kém chất lượng lại tắc lưỡi thở dài.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, tính khiêm tốn của ứng viên có thể giúp họ rất nhiều. Có nhiều khi một ứng viên nào đó đến công ty Bạn để phỏng vấn và đồng ý làm việc với một mức lương khiêm tốn, nhưng với một điều kiện là qua thời hạn thử việc thì mức lương phải thay đổi. Nhiều nhà tuyển dụng rất dễ dàng chấp nhận điều kiện này bởi đó là phương án tốt nhất để họ có thể biết rõ về khả năng làm việc của ứng viên. Và nếu như ứng viên quả thật là một người xuất sắc thì lúc này chuyện điều chỉnh lương bổng chỉ là một thủ tục mang tính chất hình thức nữa mà thôi. Bao giờ cũng vậy, "gái có công thì chồng chẳng phụ", chẳng có ông chủ bình thường nào lại nỡ trả lương thấp cho một nhân viên làm việc tốt bao giờ.

Có những trường hợp mà ứng viên khi đến nhận việc đồng ý với một mức lương x nào đó, và chỉ sau hai ba tháng thử việc, nhà tuyển dụng đã tăng lương cho ứng viên này tới hai lần. Và cũng có những trường hợp ứng viên được trả một mức lương rất cao nhưng sau một thời gian ngắn làm việc không thể chứng tỏ được khả năng của mình và điều không tránh khỏi là lại phải khăn áo ra đi. Và như vậy, điều quan trọng trong đàm phán lương bổng là Bạn phải xác định được những gì Bạn có thể làm được, những gì không thể làm được, và mức lương nào thì tương xứng với kiến thức và khả năng của Bạn. Đừng nên nóng vội hoặc tham lam khi nghĩ rằng mình có thể "qua mặt" được nhà tuyển dụng trong chuyện đàm phán lương bổng. Tốt nhất Bạn nên "ăn chắc mặc bền" chịu thiệt thòi ban đầu một chút mà được nhiều hơn về sau còn hơn là phải ra đi trong thế "mũ ni che tai".

Còn nếu Bạn cảm thấy rằng Bạn là một ứng viên sáng giá, hãy mạnh dạn tự tin vào khả năng của mình. Và nếu như mức lương mà nhà tuyển dụng đề nghị không phù hợp với khả năng và nguyện vọng của Bạn, hãy thẳng thắn từ chối và làm sao để nhà tuyển dụng hiểu được rằng họ là người cần Bạn chứ không phải Bạn cần họ.


Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên hành chính
Những câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp
Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp
Nghệ thuật phỏng vấn nhân viên
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc
Ứng xử trong khi phỏng vấn thế nào là "chuẩn" nhất


(st)