Nấm âm đạo tái phát

Nấm âm đạo tái phát. Nguyên nhân nấm âm đạo tái phát. Phòng ngừa và điều trị dứt điểm nấm âm đạo như thế nào.



Viêm âm đạo do nấm Candida: Vì sao hay tái phát?


Nấm âm đạo thường gặp ở phụ nữ là do một loại nấm có tên Candida Albicans gây ra. Ở điều kiện bình thường, nấm thường trực trong môi trường ở dạng bào tử nhưng không gây bệnh. Chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi như thời tiết nóng, ẩm hoặc có nguyên nhân nào đó gây mất cân bằng môi trường sinh lý âm đạo, nấm mới phát triển và gây bệnh.


Điều kiện để nấm Candida phát triển và gây bệnh


Candida là một loại nấm men có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước nhỏ khoảng 2-5 µm, thường sống hoại sinh trong đường tiêu hóa của người, động vật và trong âm đạo... Ở người khoẻ mạnh bình thường, nấm candida tìm thấy được 30% ở miệng, 38% ở ruột, 39% ở âm đạo, 17% ở phế quản...

Nấm Candida có thể phát triển và gây bệnh ở bất cứ đâu trên cơ thể con người nhưng chủ yếu ở da, niêm mạc. Niêm mạc ở âm hộ, âm đạo của phụ nữ là nơi có thể dễ dàng bị nấm Candida ký sinh tại chỗ phát triển và gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi.

Bệnh viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa. Bệnh có liên quan đến việc sử dụng kháng sinh có phổ diệt khuẩn rộng và kéo dài, ở phụ nữ có thai vào 3 tháng cuối của thai kỳ, có độ pH ở âm đạo thấp và người bị bệnh tiểu đường... làm cho nấm ký sinh có cơ hội phát triển gây bệnh. Ở những đối tượng nữ có hoạt động tình dục mạnh hoặc dùng thuốc phòng tránh thai cũng là người có thể có yếu tố nguy cơ bị mắc bệnh viêm âm hộ, âm đạo do nấm Candida. Bệnh nhân thường có biểu hiện triệu chứng ngứa ngáy âm hộ, có cảm giác nóng bỏng, giao hợp bị đau đớn và khó khăn... Khám phụ khoa thấy niêm mạc âm hộ, âm đạo bị viêm đỏ, có mảng màu trắng, dịch tiết ra như sữa đông. Tổn thương có thể lan ra  quanh âm hộ và háng bẹn của bệnh nhân.


Bệnh hay tái phát


Bệnh do nấm Candida ởâm đạo phụ nữ nhưng khi điều trị muốn khỏi bệnh phải điều trị cả cho vợ và chồng. Ở nhiều phụ nữ sau điều trị nấm âm đạo rất hay tái phát, ngoài nguyên nhân do chồng không cùng điều trị thì còn do người phụ nữ chủ quan, không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ trong vệ sinh cá nhân như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc để tránh nhiễm nấm từ những đồ lót mặc lần trước. Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, đặt chưa trị dứt điểm sạch nấm. Đặc biệt, một số trường hợp còn tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.


Cách phòng như thế nào?


Viêm âm đạo do nấm candida gây ngứa rát, khó chịu khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày và rất dễ tái phát môi trường pH dễ thay đổi. Vì vậy, để tránh nhiễm nấm, chị em nên thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục, giữ quần áo khô ráo, sạch sẽ, phơi ở nơi có ánh sáng mặt trời. Khi vệ sinh chỉ nên rửa ở bên ngoài, không nên thụt rửa sâu để tránh làm mất cân bằng môi trường pH. Khi nhiễm nấm, cần đi khám, xét nghiệm và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Nếu phụ nữ có gia đình bị nhiễm nấm thì nên điều trị cả hai vợ  chồng. Vì khi giao hợp, các vi khuẩn nấm sẽ đọng lại ở bao quy đầu của người chồng và đây là nguyên do khiến người vợ rất dễ nhiễm nấm trở lại.


Điều trị:

Nystatin 100,000 đv, 2 viên nang đặt âm đạo mỗi ngày, trong 14 ngày hoặc Itraconazole (sporal) 100 mg uống 3 lần mỗi ngày hoặc Fluconazole (Triflucan viên nang 50mg, Diflucan viên nang 150mg): 150 mg uống liều duy nhất.

Clotrimazole (Canesten, Fungistin, Gyne-lotrimin, Mycelex-G) được dùng để điều trị nấm ở âm đạo, miệng và họng. Thuốc ở dạng: viên đặt 100 hoặc 500 mg. Dạng kem 1% .Viên đặt hình thoi 10 mg.

Liều lượng:

Với viêm âm đạo do nấm: đặt 500 mg vào âm đạo khi đi ngủ chỉ 1 lần hoặc đặt 100 mg vào âm đạo mỗi tối trong 3 tối. Kem: đặt 5 gam vào âm đạo mỗi tối khi đi ngủ trong 7-14 tối.

Với nấm ở miệng và họng: uống viên hình thoi 10 mg 5 lần mỗi ngày trong 14 ngày.

Không nên dùng: nếu đã từng bị dị ứng với thuốc.

Tác dụng phụ: Hơi rát hoặc ngứa. Buồn nôn hoặc nôn nếu dùng ở dạng uống.

Chú ý: Nếu clotrimazole gây rát âm đạo thì ngừng dùng. Tránh quan hệ tình dục trong 3-4 ngày để không lây truyền cho bạn tình.

Những thông in cần biết: với phụ nữ có thai, dùng liều duy nhất và với liều cao thì có tác dụng hơn.

Những thuốc khác có thể có tác dụng:

Với nhiễm nấm: nystatin, miconazole, xanh gentiane hoặc dấm.

Với nhiễm nấm: nystatin, miconazole, xanh gentiane hoặc dấm.


7 biện pháp phòng ngừa nấm âm đạo từ tự nhiên:


Cây bạc hà


Những cây bạc hà nhỏ bé là vậy nhưng lại có tác dụng chống candida và nấm vùng kín khá hữu hiệu đấy!

Để sử dụng chúng trong việc điều trị bệnh, các chị em nên pha loãng nước lá bạc hà với một ít dầu ô liu hoặc dầu thực vật khác và uống nó tốt nhất trước khi ăn nhé!

Tinh dầu hoa oải hương


Bạn có thể rửa âm đạo của mình với một vài giọt tinh dầu hoa oải hương pha loãng với nước. Đây là một chất khử trùng tuyệt vời và nó giúp tẩy sạch mọi vi khuẩn trú ngụ "vùng tam giác mật".

Giấm trắng

Hòa tan trong 1 lọ thủy tinh nước với một chút nước dấm thông thường. Sau đó dùng nước này rửa sạch vùng sinh dục của bạn điều này giúp vùng kín sạch sẽ hơn.

Sữa chua

Đối với nấm candida trong âm đạo, một biện pháp khắc phục tuyệt vời là rửa vùng kín với sữa chua. Điều này giúp ức chế sự phát triển nấm.

Cây cẩm quỳ


Đun 30 gram cây cẩm quỳ  trong một nửa lít nước. Sau đó để chúng nguội và đổ nước này vào chậu vệ sinh để rửa ráy bộ phận sinh dục và hậu môn của bạn nhé!

Cỏ linh lăng

Các chất saponinas trong cỏ linh lăng có tính kháng nấm. Do đó, nhiều người còn áp dụng nó như một loại kem hoặc thuốc mỡ để bôi bên ngoài da vùng âm đạo.

Trà Maitake

Cho 30 gam trà maitake trong một nửa lít nước sôi. Tiếp tục ngâm nước trà thêm 5 phút nữa và uống 3-6 tách trà này / ngày.


Ngứa âm hộ - Những thắc mắc thường gặp

Ngứa vùng kín khi mang thai

Trị nấm âm đạo bằng lá trầu không

Nguyên nhân âm đạo khô

Viêm đường sinh dục nữ và bộ phận

Chăm sóc âm đạo sau sinh

Huyết trắng có màu vàng

Mụn rộp âm đạo

Sản dịch sau khi sinh có mùi hôi

Bệnh đường sinh dục nữ



(St)




năm nay em 26 tuổi khoảng 1 năm nay e cứ bị nấm ÂĐ có điều trị nhưng không khỏi hẳn cứ tái đi tái lại 5 - 6 lần/ năm. lần nào khỏi lâu nhất là 3 tháng lại bị lại. Lúc trước thì e không có ngừa thai. Nhưng thời gian sau thì e ngừa bằng BCS. Lúc trước e khộng để ý nhưng gần đây e để ý từ lúc e sử dụng BCS là e bị nấm tái đi tái lại hoài. cho em hỏi e bị nấm có thể do em bị dị ứng với BCS không?
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận