Nấu canh khoai ngứa cực ngon

Đã qua cái rét Nàng Bân. Từ giờ trở đi chỉ có nắng mỗi ngày một nhiều hơn. Đã có những cơn mưa rào tuy chưa thật thỏa thuê nhưng nước trên các cánh đồng đã xâm xấp bờ. Bây giờ là lúc những cây khoai ngứa nảy mầm.


Cũng là “ngó”, ngó sen được coi như sự cao quí trong nơi bùn nhơ. Ngó cần được ví như nước da trắng mịn của người con gái. Ngó khoai thì chỉ được trồng qua quýt ở những nơi góc ruộng, bờ ao, chẳng bao giờ chăm sóc hay bón tưới, khi nào thấy tốt um lên thì cắt cả loạt đem về làm thức ăn cho lợn.Những cái mầm như đầu con rắn non bò ngoằn ngoèo trên bùn đất. Đó là ngó khoai, chúng như những cánh tay của từng cây khoai ngứa vươn dài ra, bấu víu vào không gian.

Ngày xưa, vì đói, củ chuối, rau má cũng phải đào lên mà ăn thay cơm. Củ chuối, rau má hết thì ăn cả dọc khoai ngứa. Vì đói nên chẳng còn biết ngứa là gì. Những gia đình thanh bần thì có thể ăn dọc khoai ngứa như thế này: Phơi khô, cho lên gác bếp, thỉnh thoảng lấy xuống kho với cá. Tôi chưa được ăn dọc khoai ngứa kho với cá nhưng đoán chừng cũng ngon. Nhớ hồi nhỏ thỉnh thoảng ăn sung kho với cá, quả sung quắt lại, nằm trong góc nồi, bên cạnh miếng cá, thơm, bùi nghìn nghịt, ăn còn thích hơn ăn cá, vị ngon còn nhớ đến giờ. Bây giờ, nếu có nhà hàng nào làm món cá kho với dọc khoai ngứa có khi lại đắt khách chứ chưa biết chừng.

Nói đến canh ngó khoai thì nhiều người thích nhưng không phải ai cũng biết nấu. Thứ nữa nó cũng khá nhiêu khê. Nhặt mấy mớ ngó khoai đủ nấu một nồi canh cho cả nhà là đi tong buổi sáng chủ nhật. Có người luộc lên trước rồi mới nhặt, như thế nhanh hơn lại đỡ ngứa, nhưng khi nấu cái cọng thường thâm lại và ăn kém ngọt. Những ngọn khoai vừa hái ở ruộng lên hay vừa mua ở chợ về là nhặt luôn, ngắt từng đoạn, tước vỏ thật sạch. Những đoạn già già một tí thì dễ nhưng cái đoạn non nhất thì hơi khó, phải lấy dao mà cạo từng tí một. Luộc vài lần bằng nước muối cho hết ngứa rồi mới cho vào nấu.

Canh ngó khoai nấu với cá phải là cá đồng, như trắm, chép, mè, trôi. Ngon nhất là nấu với cua. Nước lọc cua đun sôi thì cho ngó khoai vào, đun nhừ là được. Phải có mẻ, mắm tôm. Thêm mấy lát cà chua cho có màu. Sắp bắc ra cho mấy cọng ngổ. Có người bảo cho lá bầu đất ngon hơn nhưng tôi thấy cho ngổ có lý hơn.

Cái khó là làm sao ngó khoai nhừ rồi mà vẫn giữ được nguyên cọng, giữ được màu xanh của rau muống luộc. Nước trong, chỉ ánh lên đôi chút sắc vàng do cà chua và gạch cua đem lại. Người ăn được cay thì cắt riêng vào bát vài ba lát ớt tươi. Những miếng ngó khoai mềm mại múa lượn từ chân răng tới hai bên bờ má. Vị ngọt của ngó khoai quyện với vị ngọt của cua đồng, mùi thơm của cua với mùi thơm chua dìu dịu của mẻ, thêm cái vị hơi hăng hăng của ngổ, một chút ngứa lăn tăn cộng chút cay tê tê.

Nấu một nồi ngó khoai dường như là cuộc phiêu lưu của cả người nội trợ lẫn người thưởng thức. Về mặt khoa học, cứ đun sôi lên là chất ngứa sẽ bị phân hủy. Nhưng đun đi đun lại mà ngó khoai dường như vẫn chưa hết ngứa. Người ta bảo trong khi nấu không được động đũa và trong khi ăn dù thấy ngứa thật cũng không được nói. Có người lại bảo là do tay người nấu. Suy cho cùng, canh ngó khoai không có vị ngứa lăn tăn, và khi ăn không có đôi chút âu lo, hồi hộp thì còn gì là canh ngó khoai.

Nhớ đứa con gái nhà tôi, hồi ba tuổi lười ăn khủng khiếp, cả bố mẹ lẫn bà nội bà ngoại phát ngán, thế mà lần đầu tiên trông thấy canh ngó khoai là đòi ăn ngay. Ăn được mấy miếng thì hình như cô nàng thấy ngứa. Nó ngừng lại, chần chừ một lúc, cuối cùng thì cái nỗi thèm ăn đã vượt qua cái ngứa, lại ăn tiếp.

Trong cái nắng đầu mùa, vào một ngày thảnh thơi, nếu ta được ngồi bên mâm cơm chỉ có một đĩa đậu rán, bát mắm tôm, chai rượu quê và bát canh ngó khoai, sẽ thấy cuộc đời mình hoá ra vẫn còn có những niềm vui.

“Hôm đó bác cả nấu canh khoai, nấu nhầm khoai ngứa tao ăn ngứa rách họng. Bố mày xúi tao lấy thân cây khoai ngứa chà vào mông sẽ hết, tao tin lời làm theo ai dè ngứa rát cả mông. Thế là cứ tay móc họng, tay gãi mông khóc chờ mẹ đi làm đồng về để mách”!

Cả nhà cười ầm lên trước câu chuyện do ông chú kể lại. Những mái đầu xanh bên những mái đầu bạc nhiều thế hệ trong gia đình tôi mỗi khi có dịp gần nhau lại ôn chuyện xưa cũ để người trên thì hồi tưởng, người trẻ có dịp học hỏi chút xíu chuyện cha ông, cùng trào lộng, cùng sẻ chia… Việc nhỏ đó gắn kết gia đình tôi rất nhiều.

Cây khoai nước dễ trồng, chỉ cần vài gốc nhỏ cắm xuống bùn hay khu đất nào ướt át bỏ lơ vài tuần là những lùm, những bụi mới sẽ mọc lên tươi tốt um tùm, vì cây sẽ đẻ rất nhiều cây con quanh gốc mẹ và cứ thế phát triển theo cấp số nhân.

Công dụng khoai nước cũng vô hạn: dùng nấu cám cho lợn ăn, lá thả xuống ao cho cá, củ to thì luộc bở và ngon, nhất là phần mầm cây, còn được gọi là bồng khoai. Thân cây ngoài nấu canh, còn phơi cho hơi héo để muối chua, ăn rất giòn và độc đáo... Nhưng cẩn thận vì giống khoai nước có những loại ăn vào sẽ ngứa rách họng, chỉ dùng cho lợn.

Nhà tôi nhiều người đại thọ, ông bà gần trăm tuổi vẫn minh mẫn, cha chú người trẻ nhất trên sáu chục, người già gần 80 nhưng ơn trời ai cũng khỏe mạnh. Thời ông bà, đàn con lít nhít mười đứa nuôi "dễ ợt" nhờ những cây nhà lá vườn, tối ngủ kiểm tra quân số bằng cách đếm chân.

Tới tận bây giờ khi con cháu trong gia đình hầu hết đã thành đạt, nhiều người được xếp hàng “đại gia” vẫn không quên được những món ăn do những cây nhà lá vườn đó nuôi lớn, nhất là món canh khoai nước vẫn được các “cụ” bắt con cháu ra chợ phố tìm mua về nấu ăn suốt, như “nghiện” vậy.

Có người nói vì cây trồng ở khu nhiều nước nên ngứa, có người nói vì mọc gần cây ráy, một giống khoai to và cực ngứa nên bị lây, có người đổ tại khi nấu người nội trợ dùng đũa đảo nên khăng khăng nấu canh khoai nước chỉ được dùng muôi cho các thao tác, thậm chí có người còn đổ tại tay người chế biến…

Nhà tôi nhiều người đại thọ, ông bà gần trăm tuổi vẫn minh mẫn, cha chú người trẻ nhất trên sáu chục, người già gần 80 nhưng ơn trời ai cũng khỏe mạnh. Thời ông bà, đàn con lít nhít mười đứa nuôi "dễ ợt" nhờ những cây nhà lá vườn, tối ngủ kiểm tra quân số bằng cách đếm chân.

Tới tận bây giờ khi con cháu trong gia đình hầu hết đã thành đạt, nhiều người được xếp hàng “đại gia” vẫn không quên được những món ăn do những cây nhà lá vườn đó nuôi lớn, nhất là món canh khoai nước vẫn được các “cụ” bắt con cháu ra chợ phố tìm mua về nấu ăn suốt, như “nghiện” vậy.

Thật ra tất cả đều là những truyền khẩu và kinh nghiệm dân gian, nghe cũng để biết trong lúc vui chuyện, chứ bí quyết bà nội tôi truyền cho để phân biệt loại khoai ngứa và không ngứa lại vô cùng đơn giản, đó là nhìn vào cái “điểm”, tức một chấm đỏ trên bất cứ lá khoai nào. Chấm đỏ gọn gàng, khoai đó ngứa, thậm chí chỉ cần dùng dao tước vỏ thôi, phần da tay chạm vào sẽ ngứa ngáy khó chịu vô cùng. Còn nếu chấm đỏ hơi loe loe ra thì khoai đó sẽ ngon lành.

Canh khoai nước nấu theo công thức của các chú bác tôi vô cùng đơn giản, sau này đời sống khá hơn, tôi chỉ thêm vào chút tôm tươi để tăng vị ngọt ngào tự nhiên cho nồi canh là có thể khẳng định bất cứ ai ăn cũng dễ ghiền.

Cọng khoai nước lột vỏ, cắt vát thành từng khúc ngắn vừa ăn bóp sơ qua muối và rửa sạch. Tôm tươi lột vỏ ướp mắm và gia vị, phần vỏ và đầu tôm rất ngọt nước không nên bỏ phí, giã ra lọc lấy nước bỏ xác tôm. Tỏi phi thơm cho ít cà chua vào xào qua chút lấy vị chua thanh và màu đỏ, thêm chút xíu muối sẽ giúp cà lên màu đẹp hơn.

Khi cà hơi chín, cho tôm đã ướp gia vị và chút xíu mắm tôm hoặc mắm ruốc vào xào sơ, kế bỏ rau khoai vào đảo đều 5-6 phút cho thấm rồi đổ lượng nước vừa ăn vào nấu sôi, tiếp tục để lửa nhỏ cho tới khi rau thật chín và thật thấm thì nêm thêm chút me chua và gia vị cho vừa miệng.

Khi tắt bếp, bỏ chút tỏi giập giập cùng tía tô, lá nhuyễn xắt nhuyễn là nồi canh hoàn tất. Canh khoai nên nấu kỹ mới ngon, cọng khoai vẫn có vị hơi giòn đặc trưng chứ không sợ nhũn nát.

Món canh khoai nước “gia truyền” tôi vẫn tự hào nấu cùng mâm cơm nóng để mời các bạn bè đồng nghiệp khi họ tới nhà chơi, không quên kể lại những kỷ niệm vui của người thân trong gia đình về món canh dân dã đó.

Lang thang dưới cơn mưa phùn, thấy cay cay ở sống mũi khi những kỷ niệm thuở nhỏ ùa về. Nhớ những buổi cùng chúng bạn chăn trâu trên những triền đê đầy hoa dại màu tim tím. Nhớ những “món ăn nghèo khó” mẹ thường nấu, từ ngọn rau khoai lang luộc đến chè khoai, canh củ…Có lẽ, món ăn để lại nhiều kỷ niệm nhất là bồng khoai ngứa nấu canh.

Bồng khoai thường to bằng ngón tay út, là phần mầm mọc từ rễ vươn khỏi mặt đất. Cây khoai ngứa phần nào cũng…ngứa, chỉ phần bồng khoai ít ngứa nhất, dùng để nấu canh. Mẹ bảo, phải chọn bồng ở những cây sống gần nước, vừa non vừa ít xơ, ăn ít ngứa và rất ngon. Loại bồng này khi còn non, thân rất mập, trắng nõn và mới chỉ có nõn lá nhú lên.

…Khi hái bồng khoai về, rửa sạch bùn đất rồi tước sơ phần bên ngoài. Sau đó, bẻ thành đoạn 3-4 cm, ngâm vào chậu nước lạnh với chút muối cho khỏi thâm. Trước khi nấu, luộc qua với nước muối loãng cho bớt vị chát, khử mùi của bùn đất và đỡ ngứa. Lưu ý, chỉ dùng tay chứ không dùng dao trong quá trình làm bồng khoai, khi nấu không dùng đũa tre. Làm như vậy, bồng khoai sẽ bớt ngứa.

Sau khi làm sạch, bỏ bồng khoai nấu chung với mẻ, thịt ba chỉ thái mỏng, đậu phụ rán vàng, nghệ băm nhuyễn. Đun đến khi bồng khoai thật nhừ, cho thêm hành hoa, rau ngổ, tía tô, lá lốt thái nhỏ. Ăn canh bồng khoai khi nóng mới ngon.

Nhớ lần đầu mẹ nấu canh bồng khoai ngứa, khóc nhè cả buổi và nhất định không ăn. Mẹ đi tìm roi vì tội “con nhà lính, tính nhà quan”, ngoại ôm vào lòng kể chuyện những ngày chiến tranh gian khổ, đói kém. Cây khoai ngứa vốn chỉ nấu cho lợn, mọi người thử chọn phần ít ngứa nhất nấu canh, ăn thấy không ngứa, lại rất ngon. Vì thế, món ăn dân dã thời nghèo khó này dần phổ biến ở nhiều vùng.

Khi mẹ cầm roi vào, cũng là lúc mếu máo ăn miếng canh ngoại đút. Miếng đầu chỉ thấy vị ngậy béo, cay cay, nồng nồng. Miếng thứ hai, bắt đầu có cảm giác râm ran nơi cổ họng. Ăn mãi, rồi nghiện cái vị ngứa ấy lúc nào chẳng hay. Giờ đây, mỗi khi xuân về, thấy ngứa ngứa nơi cổ họng, lại muốn bỏ hết công việc để về quê ăn bát canh mẹ nấu.

Canh khoai nước cái tên nghe dân dã như vậy nhưng giữa thị trương đầy những món sơn hào hải vị thì không dễ tìm mua nguyên liệu vì chỉ khi nào vào chính vụ khoai nước lụi  (thường là thời điểm tháng 9, tháng 10 âm lịch) thì mới có nhiều nguyên liệu để nấu món canh này.
Khoai nước hay còn gọi là môn nước, là loại cây họ ráy. Loại cây này thường mọc ở ruộng hay dựa vào bờ ao, bờ mương, cọng lá dài từ 0.3- 0.8m, có củ, phiến lá hình tim dài màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tùy vào giống trồng. Củ to thì luộc ăn bở và ngon, nhất là phần mầm cây, còn được gọi là bồng khoai dùng để nấu canh ăn rất dẻo. Cây khoai nước còn được xem như một vị thuốc dân gian: củ tươi giã nhỏ dùng đắp để đắp trị mụn nhọt có mủ, lá non giã nhỏ đắp trị rắn cắn, ong đốt, thân cây và cọng lá để nấu cám cho lợn ăn…

Cây khoai nước dễ trồng, chỉ cần vài gốc nhỏ cắm xuống bùn hay khu đất nào ướt át bỏ lơ vài tuần là những lùm, những bụi mới sẽ mọc lên tươi tốt um tùm, vì cây sẽ đẻ rất nhiều cây con quanh gốc mẹ và cứ thế phát triển theo cấp số nhân. Cây khoai nước có thể được coi là cây lương thực nhưng cẩn thận vì giống khoai nước có những loại ăn vào sẽ ngứa rách họng, chỉ dùng cho lợn.
Nguyên liệu để chế biến món canh khoai nước bao gồm:
- Cọng khoai (thân cây non), bồng khoai (củ nhánh), củ khoai
- Rau ngổ, rau muống, thì là, hành hoa, tía tô, lá nốt, rau mảnh bát, rau dền, rau dệu, lá cà chua non...
- Cá, cua hoặc ốc...
Trước tiên để nấu món canh này ta phải sơ chế nguyên liệu chính là khoai nước: đặc tính của cây khoai nước rất ngứa nên khi làm ta có thể đeo găng tay, nếu làm bị ngứa ta không nên rửa tay bằng nước vì nếu càng rửa tay bằng nước thì càng ngứa hơn, ta nên hơ tay qua lửa trong vòng 1-2 phút thì tay sẽ bớt ngứa.Cọng khoai nước dài nên khi làm, ta cắt ngắn thành từng đoạn để dễ tước bỏ phần vỏ. Củ khoai cạo sạch lớp vỏ ngoài; củ nhỏ có thể để cả củ, củ to thì bổ ra sao cho các miếng đều nhau. Thường thì người ta thường chọn củ nhỏ (bồng khoai) đề nấu canh vì bồng khoai ăn rất dẻo và thơm. Ta đem củ khoai cắt nhỏ và bồng khoai luộc chín để cho hết chát và hết ngứa, sau đó đổ khoai ra rổ cho ráo.
Để món canh khoai ăn được ngọt và béo, người dân quê tôi thường nấu với cua, cá rô đồng và ốc. Nếu nấu với cua thì chỉ cần giã nhỏ và lọc lấy nước rồi đem nấu canh. Nếu nấu với cá rô đồng thì công phu hơn một chút: mua cá về rửa cá cho sạch, sau đó dùng vai thìa dấm rưới khắp mình cá, dùng dao đánh bỏ phần nhớt và vảy cá, bỏ phần mang cá, rửa sạch máu tanh ở phần xương sống, bỏ màng đen trong bụng cá. Lúc cá đã được rửa sạch ta dùng ít muối trắng sát lên thân cá để bớt mùi tanh.Sau khi đã sơ chế xong thì cho cá đem luộc, cá chín gỡ lấy phần thịt cá và cho vào ướp với bọt ngọt, hạt nêm, một chút mắm, có bột quế cho vào ướp thì món canh càng trở lên hấp dẫn hơn. Phần xương cá, giã nhỏ lấy nước cốt để nấu canh cho phần canh thêm ngọt. Với bà tôi khi nấu canh khoai nước không thể thiếu nguyên liệu ốc: ốc bươu, ốc hột (hoặc trai bắt dưới ao) đem luộc, khêu lấy ruột rửa sạch đem ướp gia vị.
Khi nấu canh khoai nước, đầu tiên ta phi hành với mỡ nóng lên cho phần thịt cá, thịt ốc đã ướp vào xào, cho nước cốt vào đun sôi lên, sau đó ta cho củ khoai, bồng khoai đã luộc chín, cọng khoai đã được làm sạch và gia vị vào nồi canh. Đun canh sôi đều, sau đó ta cho các loại rau, thì là, rau ngổ, hành hoa, lá tía tô, lá nốt….vào đun nhỏ lửa khi nào nhừ thì nhắc ra ăn. 




Món canh khoai nước “gia truyền” theo công thức bà tôi nấu có hương vị đậm đà. Một thứ súp cực kỳ ngọt, mát, dễ ăn, dễ tiêụ. Những bữa ăn có canh khoai nước, nồi cơm dễ ế lại ít nhiềụ. Thứ súp này ăn không chán và ăn no lúc nào cũng không biết nữạ. Loại súp này không có chất béo hoặc có rất ít nên thật tốt cho người ăn kiêng, phòng xơ cứng động mạch, áp huyết cao.
Món canh khoai nước “gia truyền” của gia đình tôi gắn với những kỷ niệm vui buồn của những người thân trong gia đình và cả quê hương một thời nghèo khó nhưng rất đỗi ấm áp, thân thương.

Mớ ngào khoai nước dại được rửa sạch hết vùn đất ở ao và đem về sân nhà. Đầu tiên là khâu ngắt và tước vỏ. Cách làm tương tự như làm rau dút hoặc ngọn rau bí, ngọn xu xu. Ta bẻ thành từng đoạn ngắn, tước bớt vỏ rồi thả vào chậu nước gạo có pha chút muối. Phần tay khoai nước nào còn non, mềm mới lấy, phần nào già, cứng bỏ ra để nấu cám lợn..

 Khâu này xem ra cũng dễ nhưng mọi người thường ngại làm vì động vào ngào khoai nước dại là bị ngứa. Ai bị ngứa nên rửa tay sạch, lau khô rồi cho tay vào thùng gạo sẽ rất đỡ. Riêng tôi, khi làm ngào khoai nước dại không thấy ngứa gì cả. Bu tôi rất tín nhiệm tôi vì tôi biết làm và không phàn nàn, rên la do bị ngứa như các chị và các em gái.

Nguyên liệu chính thứ hai là mẻ. Chắc ai cũng biết, mẻ là một món ăn, một thứ gia vị truyền thống của người Việt mình (chủ yếu là dân phía Bắc), dùng để nấu các món: thịt chó nấu riềng mẻ, chân giò thui nấu riềng mẻ (thường gọi là giả cầy). Ốc nấu với chuối xanh mà có mẻ thì thật là tuyệt. Mẻ dùng để nấu riêu cá, riêu cua, riêu ốc nhồi, óc vặn đều rất hợp. Trong trường hợp tôi đang kể là dùng mẻ để nấu với ngào khoai nước dại- một món ăn, có lẽ, chỉ thấy ở quê tôi. 

 Để có mẻ phải gây mẻ hay còn gọi là nuôi mẻ. Gây mẻ không khó lắm: Ta xin một chút mẻ của ai đó (hay mua ngoài chợ), cho vào lọ sạch hoặc một cái hũ (chất liệu bằng gốm là tốt nhất), rộng miệng. Đưa vào một bát cơm nguội phủ lên mặt mẻ, đậy nắp lọ nhẹ nhàng (không nên đậy quá chặt), chỉ tuần sau là có hũ mẻ ngon lành. Cơm cho mẻ ăn phải là cơm nguội được nấu dẻo ngon lành, không thiu, không lẫn canh rau hoặc thức ăn mặn (cơm thiu hoặc cơm nóng quá hoặc bị mặn mẻ sẽ chết), không nhất thiết phải xấp nước. Có thể cho mẻ ăn thêm miếng chuối tiêu chín cắt lát, mẻ càng thơm.

 Nếu muốn gây mẻ từ đầu (không xin mẻ có sẵn) thì ta dùng cơm nguội ngon cho vào trong lọ, hũ rộng miệng, cho thêm một mẩu xương ống mới hầm nhừ (không mặn), ủ trong khoảng 10 ngày sẽ có mẻ.

 Con mẻ khác với con dòi, nó rất nhỏ bé và sinh động. Ta nhìn thấy tập đoàn con mẻ vận động khiến mặt hũ mẻ có vẻ óng a óng ánh. Đôi khi mẻ bị đói, bò cả lên thành hũ, lúc đó lưu ý cho mẻ ăn kẻo để lâu mẻ sẽ chết. Dân gian có câu: “Không có ăn đến mẻ cũng chết”. Để lâu hũ mẻ trông có vẻ bẩn, vì mẻ bò lên miệng lọ và chết, nhưng không sao, mẻ trong lọ vẫn ngon, có mùi thơm chua chua man mát, rất dễ chịu. Ta lau chùi miệng hũ cho sạch sẽ  ổn thôi. Mẻ tự làm lấy rất ngấu và ngon, chứ mua mẻ ở chợ không được ngon lắm.

 Khi lấy mẻ, ta dùng thìa sạch, gạt lớp mẻ trên lấy mẻ ở dưới, nhiều ít tùy khẩu vị, tùy món, hòa mẻ vào nước thường, lọc qua vỉ lọc, lấy nước mẻ. (Nếu để ướp thịt chó hoặc chân giò thui thì không cần hòa mẻ với nước, mà cho lên vỉ lọc lược lấy bột mẻ, bỏ bã, trộn đều vào thịt đã ướp sẵn với mắm tôm và riềng). Món ăn có mẻ rất ngon và mềm. Sau mỗi lần lấy mẻ để dùng, ta nhớ cho mẻ ăn với lượng cơm tương đương với lượng mẻ đã lấy đi.   

 Khâu tiếp theo là ta phi hành, tỏi, cà chua rồi cho nước mẻ vào, đổ nước (vừa đủ cho một bữa ăn) đun sôi. Tra mắm, muối vừa đủ. Khi nước sôi ta bỏ ngào khoai đã được tước vỏ, ngắt thành những đoạn ngắn vào nồi, đun tới chín nhừ thì được. Trước khi bắc nồi ra, ta rắc lá tía tô thái nhỏ.

Món ngào khoai nước dại nấu mẻ có vị chua thanh, ăn rất thơm, mát, lành. Đây là món khoái khẩu của cả nhà tôi. Dùng để ăn với cơm hoặc với bún đều rất ngon. Nếu hôm nào tôi kiếm được tôm, tép cho vào nồi mẻ  thì càng ngon hơn.

 Món ngào khoai nước dại nấu mẻ ngay ở quê tôi cũng rất ít nhà nấu để ăn. Tôi đem biếu thì ai cũng khen ngon nhưng ngại làm vì sợ bị ngứa khi tước ngào khoai nước dại.

 Riêng nhà tôi, ai nấy đều nghiền món này. Khi nào thèm quá, tôi lại nhắc bu: - Bu ơi! Ta làm món mẻ ngào khoai nước đi bu! Bu gật đầu: - Ừ, con đi lấy ngào khoai đi! 

 

(ST)

xin hoi co phai nau canh khoai ngua hay khong ngua la do tay nguoi nau khong vi toi thay cung cach nau nhu nhau ma toi nau thi ngua ma me toi nau thi khong ngua la sao
hơn 1 tháng trước - Thích (8)
Cũng có thể, vì cách bạn làm nữa
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận