Nấu chè đậu phộng nếp cho cả nhà thích mê

Món chè bùi béo, từng hạt đậu chín mềm thơm mùi nước cốt dừa chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng!


Cách 1:

Nguyên liệu:

- 360gr đậu phộng
- 2 lít nước
- 60ml nước cốt dừa
- 100gr đường.

Cách làm:



Ngâm đậu phộng ngập nước qua đêm rồi xát hết lớp vỏ lụa bên ngoài, để ráo.

Cho đậu phộng vào nồi áp suất, đổ 2 lít nước vào.

Cho nồi đậu phộng lên bếp, đun với lửa to trong 15 phút rồi hạ lửa nhỏ đun thêm khoảng 45 phút nữa thì tắt bếp, để nồi chè tự nguội trong vài tiếng.



Thêm đường cho vừa ăn.



Đặt lại nồi chè lên bếp, thêm nước cốt dừa rồi đun sôi lại và tắt bếp là xong!

Mùa hè, chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc với các loại chè đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ hay đậu ngự; lần này hãy thử làm quen với món chè đậu phộng rất lạ miệng từ Trung Hoa này nhé! Món chè bùi béo, từng hạt đậu chín mềm thơm mùi nước cốt dừa chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng!


Cách 2:



Hướng dẫn nấu chè đậu phộng cho mùa hè nóng bức

Chè đậu phộng với nguyên liệu đơn giản mà lại cực dễ làm.


Nguyên liệu:

- ½ chén đậu phộng (lạc) bóc vỏ

- Đường

- 8 ly nước

- 3-4 muỗng canh nước cốt dừa

Cách thực hiện:

  • 1

    Ngâm đậu phộng qua đêm, nhớ là để nước ngập đậu.

  • 2

    Bật nhiệt cao, đun nồi áp suất trong vòng 15 phút, sau đó giảm nhiệt vừa và nấu trong vòng 30-40 phút. Tắt lửa và để nguội cho đến khi có thể mở nắp nồi áp suất

  • 3

    Đun nóng chè đậu phộng một lần nữa với nhiệt độ trung bình, cho thêm đường và đá nếu bạn thích. Đun cho đến khi đậu phộng mềm.

4

Thêm nước cốt dừa vào lúc cuối cùng, đun sôi trong 1 phút, tắt bếp và ăn ngay.


Một số món chè ngon đáng tham khảo



Chè đậu xanh phổ tai


Đậu xanh rất mát, nấu kèm với phổ tai ăn giòn giòn, hạt đậu bùi bùi, ngọt nhẹ vừa phải.

Nguyên liệu:

- 200g đậu xanh còn nguyên vỏ
- 1 nhúm nhỏ phổ tai
- 100g đường cát trắng hoặc vài viên đường phèn
- 1/2 thìa nhỏ muối.

Cách làm:

Bước 1:

- Đậu xanh đãi sạch, nhặt bỏ những hạt đậu hỏng, hạt lép nổi trên mặt nước. Ngâm đậu qua đêm với nước lạnh ngập mặt đậu, khi ngâm trộn vào 1/2 thìa nhỏ muối.

Bước 2:

- Phổ tai xả nhiều lần cho sạch cát, ngâm phổ tai trong nước lạnh, phổ tai nở bung.

Bước 3:

- Ngày hôm sau đổ đậu vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu, đun sôi đến khi đậu mềm. Nếu cạn nước bạn nhớ châm vào ít nước lạnh.

- Đậu thật mềm bạn mới đổ từ đường cát trắng vào đậu, đun lửa nhỏ để đậu thấm đường. Nêm nếm tùy theo khẩu vị của bạn.

Bước 4:

- Nhanh tay đổ tiếp phổ tai vào, dùng muôi khuấy đều để phổ tai hòa quyện với đậu. Đợi sôi lại, bạn tắt bếp, không nên đun lâu sẽ làm phổ tai mất giòn. Đợi chè nguội cất vào tủ lạnh dùng dần.




Chè sắn nóng thơm bùi

Bát chè sắn bùi bùi, béo ngậy, thơm lừng mùi cốt dừa sẽ làm bạn muốn hít hà mãi không thôi!

 

Nguyên liệu:

- 1 hoặc 2 củ sắn

- 1 hộp nước dừa

- Bơ (sữa đặc có đường nếu có)

- Đường, chút muối

Bước 1:

Sắn bóc vỏ, ngâm trong nước lạnh qua đêm cho bớt chất độc.

Bào sắn thành sợi nhỏ.

Sắn sau khi bào vắt khô, để riêng ra bát.

Bước 2:

Trộn sắn với ít bơ đun chảy (1 thìa canh), ít sữa đặc có đường nếu có (nếu không có bạn cho ít nước cốt dừa nguyên chất hoặc chút kem tươi) và 2 thìa canh đường.

Vo tròn sắn thành từng viên

Bước 3:

Bắc nồi lên bếp, cho nước vào, nước sôi thả từng viên sắn vào luộc chín, sau đó vớt ra.

Bước 4:

Bắc một nồi khác lên bếp, cho chút nước cùng 200gr đường (tùy khẩu vị mà nêm cho ngọt), nước đường sôi rót 400ml nước cốt dừa vào, sau đó nêm lại lần nữa cho ngọt, bỏ sắn vào, để lửa liu riu cho thấm.

Múc ra bát, chè sắn có thể ăn lúc nóng hay lạnh đều rất ngon.

Sắn có thể làm được nhiều món: sắn luộc, bánh sắn…nhưng nếu biến tấu một chút với nước dừa các bạn sẽ có món chè sắn nóng hổi cho ngày thu se lạnh.

 


Chè hạt sen và đỗ đen chống ngấy


Bát chè nóng với đỗ đen và hạt mềm, quyện lẫn với những hạt trân châu dai và thoang thoảng mùi thơm của gừng.

Nguyên liệu:

- 300g hạt sen khô
- 1/2 bát con đỗ đen
- 2 thìa canh trân châu hạt nhỏ (hay còn gọi là bột báng)
- Đường phèn (tùy theo khẩu vị của bạn)
- Một thìa nhỏ muối
- Nếu muốn chè có vị béo hơn bạn có thể thêm một ít nước cốt dừa đóng hộp
- 1 nhánh gừng nhỏ

Cách làm:

Bước 1:

- Đỗ đen đãi sạch, nhặt bỏ những hạt hỏng, ngâm đỗ qua đêm với một thìa nhỏ muối.

Bước 2:

- Hôm sau đãi đỗ đen lại cho thật sạch, cho đỗ vào nồi hầm đến khi đỗ mềm thì cho tiếp đường phèn vào, đun lửa nhỏ để đường thấm vào đỗ. Để tiết kiệm thời gian bạn có thể dùng nồi áp suất để ninh.

Bước 3:

- Hạt sen khô rửa sạch, đun nồi nước sôi cho hạt sen vào, để lửa nhỏ, đun đến khi ăn thử hạt sen bở và mềm thì tắt bếp.

Bước 4:

- Trân châu hạt nhỏ cho vào âu nước, ngâm khoảng 10 phút đến khi nở thì đổ ra rổ cho ráo nước.

Bước 5:

- Đổ hạt sen và đỗ đen vào hầm chung một nồi, đun lửa thật nhỏ, nêm đường tùy theo khẩu vị của bạn.

- Cho hạt trân châu nhỏ vào nồi, đun khoảng 2 phút, tắt bếp.

Bước 6:

- Khi dùng múc chè ra bát, bên trên thêm một ít gừng thái sợi mỏng, trộn đều lên và dùng nóng.



Mộc mạc chè khoai mỡ

Bát chè nóng với vị ngọt, thơm dẻo hương khoai mỡ hay còn gọi là khoai tía, mộc mạc bình dị như con người đất Cố đô.


Nguyên liệu:

- 400g khoai mỡ
- 1/4 bát con gạo nếp
- Đường (tùy theo khẩu vị của bạn)
- Muối

Cách làm:

Bước 1:

- Gạo nếp đãi qua nhiều lần nước cho sạch, ngâm nếp qua đêm với nửa thìa nhỏ muối

Bước 2:

- Khoai mỡ rửa sạch dùng dao bổ làm đôi, cắt thành từng miếng vuông nhỏ.

Bước 3:

- Cho gạo nếp vào nồi, đun sôi, lửa nhỏ đến khi gạo nếp nở và chín nhừ.

Bước 4:

- Cho tiếp khoai vào đun cùng, để lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng muôi khuấy đều để gạo nếp không bị dính vào đáy nồi.

Bước 5:

- Khoai sau khi chín mềm, bạn chođường vào đun cùng, để lửa nhỏ.

Bước 6:

- Bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị, tắt bếp, múc ra bát dùng nóng hay múc vào túi nilon và dùng dây chun buộc lại.


Cách làm bánh trôi nước ấm lòng ngày cuối tuần
Cách nấu chè kho 'lấy lòng' mẹ chồng
Cách nấu chè khoai lang cốt dừa cực ngon
Cách nấu chè khoai lang cốt dừa cực ngon
Cách nấu chè khoai mì cực ngon cho cả nhà .
Cách nấu chè khoai lang ngọt bùi, ngon miệng


(st)