Ngải cứu nấu cá chép món bổ cho cơ thể

Cá chép là món ăn ưa thích của nhiều người, cũng là loại cá chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều cách chế biến khác nhau. Đã bao giờ bạn thưởng thức món cá chép hấp ngải cứu chưa?

Nguyên liệu:

- Cá chép: 1 khúc to
- Trứng gà: 2 quả
- Lá ngải
- Cà chua: 2 chua
- Thìa là, rau răm, hành hoa
- Ớt chín: 1 quả
- Me: 1 quả
- Bia
- Dầu ăn, mắm ngon, bột nêm, mì chính.

Cách làm:

Bước 1: Cà chua, rau răm, hành, thìa là rửa sạch, cà chua bổ múi cau, rau răm, thì là, hành hoa thái nhỏ.

Bước 2: Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát tô, cho một ít súp rắc đều lên rồi đập hai quả trứng gà đánh tan.

Bước 3: Trong một chiếc nồi hấp, cho lớp lá ngải lên trên.

Tiếp đến lót một lớp cà chua thái mỏng đặt miếng cá vào trong, nhồi phần lá ngải ở bước 2 vào phần bụng cá chép, phần trên mình cá sau khi được khứa.

Bước 4: Xếp tiếp lớp cà chua lên cá, nêm một ít nước mắm ngon, một lớp dầu ăn và hành răm thì là cùng một quả me cạo sạch vỏ.

Bước 5: Đổ một ít bia xung quanh, bật bếp đun liu riu cho cá chín. Khi phần nước bia cạn từ từ rót tiếp đến khi cá được hấp chín.

Bước 6: Cá chéhấp lá ngải chín đều, thịt mềm thơm bày lên đĩa ăn kèm với rau sống các loại. Phần lá ngải trong bụng cá cũng rất tốt cho những bạn nào bị đau đầu.

Trời se lạnh có đĩa cá hấp lá ngải nóng hổi chắc chắn sẽ đưa cơm phải biết.

Lưu ý: Nếu nhà bạn có bếp từ thì ăn nóng càng tuyệt. 

Chúc các bạn ngon miệng!

Nội dung chi tiết
Độ khó: Cực dễ

Nguyên liệu:

- Cá chép: 1 khúc to

- Trứng gà: 2 quả

- Lá ngải

- Cà chua: 2 chua

- Thìa là, rau răm, hành hoa

- Ớt chín: 1 quả

- Me: 1 quả

- Bia

- Dầu ăn, mắm ngon, bột nêm, mì chính.

Cách làm:

  • 1

     Cà chua, rau răm, hành, thìa là rửa sạch, cà chua bổ múi cau, rau răm, thì là, hành hoa thái nhỏ.

  • 2

    Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát tô, cho một ít súp rắc đều lên rồi đập hai quả trứng gà đánh tan.

  • 3

    Trong một chiếc nồi hấp, cho lớp lá ngải lên trên.

    Tiếp đến lót một lớp cà chua thái mỏng đặt miếng cá vào trong, nhồi phần lá ngải ở bước 2 vào phần bụng cá chép, phần trên mình cá sau khi được khứa.

  • 4

    Xếp tiếp lớp cà chua lên cá, nêm một ít nước mắm ngon, một lớp dầu ăn và hành răm thì là cùng một quả me cạo sạch vỏ.

  • 5

    Đổ một ít bia xung quanh, bật bếp đun liu riu cho cá chín. Khi phần nước bia cạn từ từ rót tiếp đến khi cá được hấp chín.

6

Cá chép hấp lá ngải chín đều, thịt mềm thơm bày lên đĩa ăn kèm với rau sống các loại. Phần lá ngải trong bụng cá cũng rất tốt cho những bạn nào bị đau đầu.

Trời se lạnh có đĩa cá hấp lá ngải nóng hổi chắc chắn sẽ đưa cơm phải biết.

Chúc các bạn ngon miệng!

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt cá chép nấu với lá bìm bìm non, ăn hàng ngày chữa phù thũng ở trẻ nhỏ (cam thũng). Dùng đến khi đái được nhiều và thấy nhẹ mặt. Có thể dùng cá giếc hay cá quả thay thế. Cá chép (1 con) nấu với hoàng kỳ (60g) ăn trị bí đái. Người cao tuổi dùng rất tốt. Để chữa phù nề vàng da ở phụ nữ có mang, lấy thịt cá chép (1 con) nấu thật nhừ với hạt đậu đỏ (100g) và trần bì (10g). Cá chép loại đuôi đỏ (600g) mổ bỏ ruột, nhồi vào bụng 20g phèn chua nghiền nhỏ, rồi bọc giấy, trát bùn, đem nướng chín; sau đó bỏ bùn, gỡ lấy thịt cá, nấu cháo ăn hết một ngày chữa thũng trướng.

Theo thầy thuốc ưu tú, lương y Lê Trần Đức: Cháo gạo nếp nấu với một con cá chép và 1 lạng a giao, ăn trong 3 ngày làm tác dụng an thai. Kinh nghiệm khác: Cá chép (1 con) đánh vảy, bọc đất sét, nướng chín; bỏ đất, gỡ thịt cá nấu cháo ăn vào lúc đói ngày một lần, chữa viêm khí quản cấp tính. Cá chép đốt tồn tính, tán bột mịn, uống mỗi lần 10g, ngày 2 lần, là thuốc thông sữa, bổ huyết. Phụ nữ còn truyền nhau kinh nghiệm dùng cá chép cỡ 3-4 lạng luộc ăn trong thời kỳ thai ngén khoảng 1-3 tháng để cho dễ đẻ và có những đứa con khỏe mạnh, thông minh, hồng hào.

Mật cá chép (1 cái) phối hợp với gan gà trống (1 cái) nghiền nát, ngâm với nửa lít rượu trắng trong 5-7 ngày, càng lâu càng tốt, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống 2 lần mỗi lần 1 chén chữa liệt dương. Cũng với công dụng trên, có thể lấy mật cá chép (1 cái), trứng chim sẻ (1 quả) và mật gà trống (1 cái) làm viên uống. Mật cá chép và đất lòng bếp (lượng bằng nhau), trộn đều, tán nhỏ nhuyễn, bôi vào cổ chữa trẻ con bị tắc họng, không nuốt được (Nam dược thần hiệu).

Vảy cá chép (nửa bát) rang cháy đen cùng với lá ngải cứu và rễ cây gai (mỗi thứ 1 nắm) nghiền nát, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 ngày. Chữa rong kinh, rong huyết khi có thai. Còn theo tài liệu nước ngoài, vảy cá chép (200g) cắt nhỏ, sắc nhỏ lửa với nước rồi cô đến khi thành cao đặc. Ngày uống 40-60g cao với rượu hâm nóng, chia làm 2 lần. Chữa chảy máu tử cung. Để chữa hóc xương cá, lấy 36 cái vảy ở lưng cá chép, sao vàng, tán bột mịn, uống với nước lạnh. Thịt cá chép nấu với ngó sen lại là món ăn – vị thuốc bổ huyết, ích thận, tiện kỳ.

Cá giếc:

Cá giếc nướng, nấu với rau má mơ (rau má họ) ăn hàng ngày chữa đau gan, vàng da; với rau rút làm canh ăn chữa biếng ăn; với đậu đỏ hoặc vỏ quả bí đao để tiêu phù thũng; với nấm hương làm tăng tiết sữa. Để chữa phù ở trẻ em, kiết lỵ ra máu, lấy cá giếc (1 con) đánh vảy, mổ bụng, làm sạch ruột, rồi phi phèn chua (1 cục nhỏ) tán bột cho vào bụng cá, đốt tồn tính, tán nhỏ mịn. Mỗi ngày uống 10g chia làm 2 lần.

Cá giếc (1 con), sa nhân, gừng, hồ tiêu (mỗi thứ 3g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày chữa buồn nôn, nôn mửa.

Bột cá giếc (5g) uống với bột gừng (3g), bột bán hạ chế (3g) trị viêm phế quản mạn tính.

Dùng ngoài, lấy mật cá giếc (1 cái) đốt thành than, tán nhỏ, trộn với dầu vừng, bôi chữa sa dạ con sau khi đã rửa sạch bộ phận này bằng nước ngâm tỏi.

Theo thầy thuốc ưu tú, lương y Lê Trần Đức: Cá giếc làm sạch, nhồi đầy lá chè non vào bụng, bọc giấy, đốt cho chín thịt cá, ăn vài lần là khỏi bệnh đái tháo, tiêu khát, uống nước nhiều.

Kinh nghiệm ở Trung Quốc, người ta dùng cá giếc dưới dạng món ăn - vị thuốc đề bình gan, thấp dương, hạ huyết áp theo cách làm sau: Cá giếc (200g) đánh vảy, bỏ mang ruột, rửa sạch, thoa lên mình cá bằng dầu ăn (10g), trượu trắng (10g) và ít muối, rồi bỏ vào nồi cùng với nước dùng gà (nửa lít), gừng (5g, đập giập), hành (5g, thái nhỏ), bột mẫu lệ (12g). Nấu sôi, cho đậu phụ (200g, cắt lát) vào, đun nhỏ lửa đến chín nhừ, rồi bỏ lá cải xanh (100g, cắt nhỏ) vào là được. Để nguội, ăn cả cái lẫn nước làm một lần trong ngày.

Phụ nữ ở một số địa phương nấu cá giếc với hoàng kỳ, khởi tử, rượu vang, gừng sống, hồ tiêu, giấm và đương làm món ăn bổ huyết, dưỡng da làm cho da dẻ hồng hào, sắc mặt tươi tắn.

Mật cá giếc (5-10 giọt) uống với ít rượu là thuốc chữa viêm túi mật.

Canh cá nấu măng chua

Cách làm bánh canh cá lóc Huế

Canh cá nấu hoa chuối

Canh cá chép lá chè

Cách nấu canh chua cá cực ngon

Canh cá nấu chuối xanh

(ST).