Nghệ thuật bắt tay trong giao tiếp

Bắt tay là ngôn ngữ cử chỉ đơn giản và thường gặp nhất không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách tạo ấn tượng tốt nhất với hành động phi ngôn ngữ này.

Hãy nắm vững “nghệ thuật” bắt tay và tận dụng hết sức mạnh của nó.

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn nắm vững “nghệ thuật” bắt tay và tận dụng hết sức mạnh của nó:

-Khi bắt tay, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện

-Mỉm cười khi bắt tay

-Phải đứng khi được giới thiệu với một người khác

-Bắt tay bằng tay phải. Hãy nhớ chuyển cặp, giấy tờ, đồ uống hay điện thoại sang tay trái trước khi gửi lời chào của bạn qua cái bắt tay.

-Bạn phải đứng thẳng và đối diện hoàn toàn với người kia

-Đảm bảo lòng bàn tay của bạn nắm khít với tay của người đối diện. Nghiên cứu về nhân viên bán hàng đã chỉ ra rằng nếu khách hàng không nhận được cái bắt tay vừa khít với tay của mình, họ sẽ nghĩ rằng người nhân viên kia đang muốn che giấu điều gì đó. Và như vậy, họ sẽ cảm thấy không thoải mái trong suốt cuộc trò chuyện và có thể cuộc trao đổi sẽ không có kết quả tích cực.

-Bàn tay của bạn nên hơi hướng sang bên trái hoặc phải. Khi một người đưa bàn tay mình chếch lên trên, đó được xem là cử chỉ của sự dễ phục tùng. Còn ngược lại, khi bàn tay hướng xuống dưới, nó gửi tới thông điệp về sự lấn át. Trong khi đó, bàn tay hướng về trái hoặc phải sẽ thể hiện sự cân bằng và tự tin.

-Phải nắm chắc tay, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ. Phụ nữ với cái nắm tay chặt, không phải siết mạnh, sẽ để lại ấn tượng tốt hơn và được đánh giá là người tự tin, quyết đoán.

-Giữ tay của người kia một vài giây thay vì nắm hờ và bỏ ra ngay. Làm như vậy sẽ mang đến cảm giác gần gũi, thân thiết hơn.

-Khi bắt bằng tay phải, tay trái của bạn nên chạm nhanh vào khuỷu tay của người đối diện. Hành động này bổ sung vào sự chân thành và ấm áp của lời chào hỏi.

-Hãy bắt đầu nói trước khi buông tay, như “ Rất hân hạnh được gặp anh/ chị”…

-Khi buông tay, không nên nhìn xuống dưới bởi nó được coi là dấu hiệu của sự phục tùng, hạ thấp bản thân.

Truyền thống bắt tay hình thành sự tiếp xúc một cách ấm áp và tạo nên ấn tượng lâu dài. Thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người sẽ tăng gấp đôi khả năng nhớ tới bạn nếu họ bắt tay với bạn. Hãy luôn nhớ rằng mục đích của cái bắt tay trong công việc là chào hỏi, tạm biệt, thể hiện sự chúc mừng hay nhất trí về bản hợp đồng. Vì thế, bạn phải thực hiện nó bằng sự ấm áp, thân thiện và chân thành.


Cái bắt tay hiệu quả rất quan trọng trong những buổi giao tiếp trang trọng cũng như trong kinh doanh. Nó có thể tiết lộ nhiều thông tin về bạn trong thời gian ngắn qua sức mạnh của sự đụng chạm.







Bắt tay làm giảm sự xung đột và tăng thêm sự thân mật

Cái bắt tay được sử dụng để làm giảm sự xung đột và tăng thêm sự thân mật giữa 2 người. Không nên dùng cái bắt tay của mình như 1 dấu hiệu của quyền lực và sự thống trị.

- Trong công việc thì ai bắt tay? Tất cả chúng ta đều có thể bắt tay, trừ những người có khác biệt về văn hóa. Nó không chỉ là hành động dành riêng cho phái mạnh mà là của cả 2 phái.

- Trong công việc hoặc chào hỏi xã giao thì ai chìa tay ra trước? Ai có địa vị cao hơn hay thấp hơn không thành vấn đề. Nếu bạn chỉ là 1 người quét dọn trong công ty và đang chào mừng thượng đến thăm thì bạn vẫn là người chia tay ra trước.

- Để tạo ra cái bắt tay đẹp, bạn phải luôn đưa tay ra từ khoảng cách 1,8m. Đây là cử chỉ có chủ ý và có thể báo trước cho người kia biết những việc sắp đến.

- Khi bước vào phòng hoặc cơ quan thì phải luôn chắc rằng túi xách hoặc thứ gì khác mang theo phải ở bên tay trái, để tay phải rảnh rang hơn khi bắt tay. Đổi tay cầm xấp giấy hoặc điện thoại di động ngay trước khi bắt tay sẽ không tạo cho người đối diện cảm giác không được mong mỏi chào đón.

- Khi bắt tay, bạn nên kèm theo lời giới thiệu, cùng với việc nhìn vào mắt đối phương và mỉm cười.

- Giữ bàn tay ngay dưới eo khi bạn bắt tay.

- Tay bạn phải luôn khô và mát. Nếu bạn bị ra mồ hôi tay thì hãy vào nhà vệ sinh dùng khăn lau tay trước khi bước vào phòng. Đừng bao giờ để người ta thấy bạn lau tay trước và sau khi bắt. Lau ngay tay sau khi bắt tay biểu lộ sự ghê tởm với bàn tay của đối phương.

- 2 lòng bàn tay phải chạm vào nhau. Hãy chìa bàn tay ra ở tư thế thẳng đứng.

- Lắc lên xuống khoảng 3 lần rồi dừng.

Bắt tay gần như là hình thức đụng chạm duy nhất được cho phép trong công việc, vì thế hãy tận dụng nó để thể hiện sự nồng nhiệt của bạn. Tránh đứng thụt lùi khi bạn bắt tay hoặc chìa ra bàn tay mềm nhũn, không cảm xúc trước người khác.


* Không bắt tay khi tay ướt, không sạch
* Bắt tay phụ nữ phải nhẹ nhàng, không lắc, không nắm lâu
* Lấy thuốc lá ra khỏi miệng trước khi bắt tay
* Đang đi găng tay, đàn ông phải tháo găng, đàn bà không phải tháo găng
* Không được ngồi mà bắt tay người lớn tuổi, người có cương vị cao trong xã hội
* Trong khi bắt tay, mắt không được nhìn nơi khác hoặc nhìn người khác
* Không bắt tay bằng tay trái (trừ khi không có tay phải ). Nếu đang cầm đồ vật ở tay phải thì chuyển vật sang tay trái trước khi đưa tay ra bắt
* Không dùng hai tay, một phải, một trái để cùng lúc bắt tay hai người
* Bốn người không bắt tay chéo nhau
* Không bắt tay giữa ngưỡng cửa ra vào
* Khi đứng ở bậc thềm cao hơn, không bắt tay người đứng ở bậc thềm thấp
* Khi gặp đông người, phải bắt tay lần lượt mọi người, không được chỉ bắt tay một, vài người (Nếu không bắt hết thì thôi)
* Khi đang ngồi, không được chồm qua mặt người khác để bắt tay người ngồi ở xa hơn
* Khi bắt tay, để tỏ sự tôn kính, có thể khẽ cúi đầu và nghiêng mình khi bắt tay.


Bắt tay là ngôn ngữ cử chỉ đơn giản và thường gặp nhất không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách tạo ấn tượng tốt nhất với hành động phi ngôn ngữ này.
Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn nắm vững “nghệ thuật” bắt tay và tận dụng hết sức mạnh của nó:

 -         Khi bắt tay, hãy nhìn thẳng vào mắt người đối diện

 -         Mỉm cười khi bắt tay

 -         Phải đứng khi được giới thiệu với một người khác

 -         Bắt tay bằng tay phải. Hãy nhớ chuyển cặp, giấy tờ, đồ uống hay điện thoại sang tay trái trước khi gửi lời chào của bạn qua cái bắt tay.

-         Bạn phải đứng thẳng và đối diện hoàn toàn với người kia

-         Đảm bảo lòng bàn tay của bạn nắm khít với tay của người đối diện. Nghiên cứu về nhân viên bán hàng đã chỉ ra rằng nếu khách hàng không nhận được cái bắt tay vừa khít với tay của mình, họ sẽ nghĩ rằng người nhân viên kia đang muốn che giấu điều gì đó. Và như vậy, họ sẽ cảm thấy không thoải mái trong suốt cuộc trò chuyện và có thể cuộc trao đổi sẽ không có kết quả tích cực.

-         Bàn tay của bạn nên hơi hướng sang bên trái hoặc phải. Khi một người đưa bàn tay mình chếch lên trên, đó được xem là cử chỉ của sự dễ phục tùng. Còn ngược lại, khi bàn tay hướng xuống dưới, nó gửi tới thông điệp về sự lấn át. Trong khi đó, bàn tay hướng về trái hoặc phải sẽ thể hiện sự cân bằng và tự tin.

-         Phải nắm chắc tay, đặc biệt nếu bạn là phụ nữ. Phụ nữ với cái nắm tay chặt, không phải siết mạnh, sẽ để lại ấn tượng tốt hơn và được đánh giá là người tự tin, quyết đoán.

-         Giữ tay của người kia một vài giây thay vì nắm hờ và bỏ ra ngay. Làm như vậy sẽ mang đến cảm giác gần gũi, thân thiết hơn.

-         Khi bắt bằng tay phải, tay trái của bạn nên chạm nhanh vào khuỷu tay của người đối diện. Hành động này bổ sung vào sự chân thành và ấm áp của lời chào hỏi.

-         Hãy bắt đầu nói trước khi buông tay, như “ Rất hân hạnh được gặp anh/ chị”…

-         Khi buông tay, không nên nhìn xuống dưới bởi nó được coi là dấu hiệu của sự phục tùng, hạ thấp bản thân.

Truyền thống bắt tay hình thành sự tiếp xúc một cách ấm áp và tạo nên ấn tượng lâu dài. Thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mọi người sẽ tăng gấp đôi khả năng nhớ tới bạn nếu họ bắt tay với bạn. Hãy luôn nhớ rằng mục đích của cái bắt tay trong công việc là chào hỏi, tạm biệt, thể hiện sự chúc mừng hay nhất trí về bản hợp đồng. Vì thế, bạn phải thực hiện nó bằng sự ấm áp, thân thiện và chân thành.



Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Và chính sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật - nghệ thuật giao tiếp

Có thể bạn rất khéo trong cách nói chuyện nhưng lại thấy khó trong lúc mở đầu và kết thúc cuộc nói chuyện? Hãy làm thử theo một số mẹo dưới đây để bạn tự tin hơn nhé.


1. Khi bắt đầu một cuộc gặp: cần chuẩn bị một số vấn đề để thảo luận cũng như các câu hỏi có liên quan. Nếu bạn đã từng gặp một người nào từ trước đó, cố gắng nhớ những thói quen về người ấy, thói quen, sở thích, hoặc bất cứ vấn đề gì liên quan đến bạn và người ấy.

2. Đầu tiên hãy nói lời chào: Nếu bạn không chắc họ nhớ tên của mình thì mình tự giới thiệu để tránh trường hợp bối rối. Cười chào và bắt tay đối tác.

3. Giới thiệu về mình

4. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi mở

VD: Mọi người tham dự có vẽ đầy đủ, anh/chị đến đây được bao lâu rồi.
Hoặc bạn cũng có thể hỏi họ về các chuyến đi, họ có quen được các vị khách khác không và quen trong trường hợp nào

5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn là người rất quan tâm đến câu chuyện của đối tác. Mắt nhìn đối tác, đừng bao giờ liếc quanh căn phòng trong khi họ đang nói.

6.Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói.

7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu chuyện thêm phong phú. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: "Bạn nghĩ gì về vấn đề…? "Bạn đã bao giờ nghe…" …Tuy nhiên, cũng cần tránh đưa quá nhiều chủ đề bởi như vậy rất dễ rơi vào tình trạng lan man, nhàm chán.

8. Hãy tiếp cận và liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

9. Nếu một ai đó đưa cho bạn một tấm card, hãy đón nhận như là một món quà. Cầm bằng cả hai tay, và dành một chút thời gian để đọc nó. Khi đã đọc xong, cất tấm card vào trong túi áo hoặc trong ví để khẳng định giá trị của nó.

10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Nó sẽ chỉ rõ bạn là người như thế nào. Do vậy, dù muốn hay không, khi nói chuyện với người khác cũng phải thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin để người khác cảm thấy bạn là người nhiệt tình.

11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những phản ứng của đối tác để có những điều chỉnh thích hợp.

 12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị. Ví dụ "Xin lỗi, tôi có một chút việc ở đằng kia, hẹn gặp lại anh nhé!"

Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với đối tác. Vì thế bạn cần phải khéo léo, nhanh nhạy trong mọi tình huốn, nói ngắn gọn và luôn thể hiện sự nhiệt tình.

Chỉ nên bắt tay khi tất cả cùng đứng và thẳng người (phụ nữ có thể ngồi). Chỉ chìa tay phải, nét mặt tươi vui, bốn mắt nhìn thẳng vào nhau. Không nên bắt tay người này lại nhìn sang chỗ khác.

Bắt tay là một cách chào hỏi xã giao thông thường khi gặp mặt hoặc từ giã. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm động tác này đúng cách.

Cần biểu thị tình cảm đúng mức khi bắt tay. Nam giới với nhau nên nắm cả bàn tay, siết chặt, không nên giật giật nhiều. Còn giữa nam và nữ thì chỉ nên nắm hờ, đàn ông không nên siết mạnh tay phái đẹp quá.

Điều tối kỵ trong màn giao tiếp, chào hỏi này là miệng ngậm thuốc lá, nhai kẹo cao su, tay gãi đầu, đeo găng hay đút túi quần.

Người có cương vị thấp không nên chủ động đưa tay ra bắt trước. Nếu có cùng cương vị thì người nhiều tuổi hơn và nữ giới được quyền chủ động đưa tay ra trước.

Trong ngoại giao quốc tế, khi phụ nữ đưa tay ra mời, cần chú ý họ là người nước nào, phong tục nước họ có bắt tay hay không bằng cách quan sát bàn tay úp hay ngửa. Trong trường hợp 5 ngón mềm mại của người phụ nữ đó hơi thòng xuống thì nam giới nên giơ tay ra đỡ lên và hôn môi vào các “búp măng”. Đó là điều thông dụng trong giới thượng lưu phương Tây. Đối với những phụ nữ có địa vị xã hội cao, phái mạnh có khi còn phải khuỵu một đầu gối ở tư thế nửa quỳ để hôn tay, biểu thị sự kính trọng.

Trường hợp gặp nhau ở cầu thang, người bậc trên, người bậc dưới thì không nên giơ tay ra bắt dù mình ở cương vị nào. Cần phải đứng ngang bằng nhau khi làm phép lịch sự này.

Bạn càng ở cương vị cao càng phải chú ý hơn đến nghệ thuật bắt tay vì nếu không sẽ làm cho những người có cương vị thấp hơn khó xử hoặc không hài lòng. Trong hoàn cảnh có nhiều người gặp gỡ, nếu bạn là cấp trên hay người nhiều tuổi, nên bắt tay tất cả mọi người lần lượt từ người cương vị cao xuống đến cương vị thấp hoặc theo độ tuổi từ già đến trẻ.

Khi tiếp khách tại nhà thì gia chủ nên giơ tay ra trước để bắt tay từng người. Trường hợp bạn là nam giới, khi gặp một đôi vợ chồng thì nên bắt tay người vợ trước, người chồng sau.

Ăn mặc trong việc bắt tay cũng khá quan trọng. Nam giới khi mặc veston thường không cài hoặc chỉ cài một nút khi ngồi, nhưng khi đứng lên bạn nên nhớ cài khuy trước khi bắt tay hoặc đưa tay ra để bắt. Cà vạt cũng không nên thả lỏng hoặc đút túi ngực khi bắt tay.

Ở nhiều nơi, người ta không chào nhau bằng những cái xiết chặt tay. Chẳng hạn, ở các nước đạo Hồi, nam giới không bắt tay phụ nữ. Có những nước khi gặp nhau, hai bên chỉ cúi đầu chào, hai tay chắp trước ngực (Thái Lan) hoặc cúi khom người (Nhật), hôn xã giao vào trán (Nam Mỹ). Đặc biệt hơn, ở một số quốc gia như New Zealand, Polynesia, Grecland, người dân chào bằng cách cọ mũi vào nhau.


Bí quyết làm đẹp da toàn thân hiệu quả

Bí quyết làm đẹp da dân gian

Cách tính tuổi kim lâu theo phong thủy

Cách tính tuổi thai nhi chính xác giúp bạn chuẩn bị tốt nhất trong thời kì bầu bí

Sá sùng xào su hào món ngon bổ dưỡng cho quý ông

Các cung theo ngày sinh

Văn hóa truyền thống của Nhật Bản

Học cách yêu thương bản thân để vượt qua mọi sóng gió cuộc sống

Học cách nói chuyện hay thu hút mọi người xung quanh

Cách lấy lòng người khác để công việc luôn như ý

Các kiểu tóc tết mái cực yêu đang hot mùa thu đông 2012

Xu hướng thời trang tóc thu đông 2012

Xu hướng tóc uốn 2012 hot hot hot

Các kiểu tóc xoăn trẻ trung hợp mốt

Cách trồng cây xanh trong nhà theo phong thủy

Cách trồng cây thiết mộc lan ra hoa thơm ngát

Cách trồng cây kim phát tài

Cách trồng cây tai thỏ cực yêu

Cách làm lasagana món ngon mang phong cách Italia

Cách tìm kiếm khách hàng hiệu quả

Cách làm mặt nạ cho da khô thêm mịn màng

Cách nấu giả cầy ngon giúp những ngày se lạnh thêm hấp dẫn

Cách thắt bím tóc mái khiến style chuẩn không cần chỉnh

Cách trồng hoa hướng dương cho hoa đẹp

Cách làm mặt nạ cho da nhờn lúc nào cũng khô thoáng, sạch sẽ

Cách làm mặt nạ sữa tươi để da mềm mịn như da em bé

Cách làm bò viên hương vị hệt như ngoài tiệm

Cách nấu mì vịt tiềm ngon, bổ dưỡng

Cách làm dưa mắm món ngon giúp bữa ăn đỡ ngán

Cách làm thạch xoài thơm ngon trong nháy mắt

Cách làm thạch rau câu hoa quả bắt mắt chiêu đãi cả nhà

(ST).