Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Khi nói đến nghệ thuật giao tiếp trong công sở, hẳn bạn thường nghĩ đến vấn đề ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể, bao gồm các cử chỉ, động tác được thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay...tưởng như đơn giản nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả, giúp bạn truyền đạt tới các nhân viên và đồng nghiệp những thông điệp, ý nghĩ khó diễn đạt bằng lời nói trực tiếp.



Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách đúng lúc, đúng chỗ càng tôn thêm hình ảnh nhà lãnh đạo trong công sở.
 
Ngôn ngữ cơ thể là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp của mỗi người. Với các nhà lãnh đạo thì dường như cử chỉ, động tác của họ lại càng thu hút được công chúng và giới truyền thông, trở thành "đặc trưng" của mỗi người. Chẳng hạn như nhắc đến ngài Steve Ballmer, CEO, "công thần số 1" của tập đoàn Microsoft, người ta thường nghĩ ngay đến một hành động thật khó tin, đó là...thè lưỡi chào mọi người trước khi bắt đầu trổ tài diễn thuyết.
 
Là nhà lãnh đạo, tâm điểm của sự chú ý, bạn cần ý thức rằng mỗi cử chỉ, hành động của bạn dù có chủ ý hay không đều truyền đi một thông điệp nào đó, đến với những người xung quanh. Cho dù đó chỉ là một cái vẫy tay, liếc mắt nhìn ngang hay mím miệng trong khi giao tiếp... cũng nói lên được bạn thích thú ai, có đồng ý với vấn đề hay không, đang bối rối hay thiếu tự tin như thế nào. Bởi vậy bạn cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng những cử chỉ, điệu bộ làm ngôn ngữ cơ thể.
 
Thế giới trong...đôi mắt của sếp
 
Trong lúc trò chuyện với nhân viên, việc sử dụng đôi mắt đầy "ma lực" là cách thể hiện dễ dàng nhất để cấp dưới biết được bạn có thực sự lắng nghe, chú ý đến họ hay là đang...ngán đến tận cổ như thế nào. Nếu như trong quá trình trò chuyện, bạn thường xuyên ngoảnh mặt đi nơi khác (nghe có vẻ thật bất lịch sự), chăm chăm vào tờ báo mới ra sáng nay hoặc "ân huệ" hơn là thi thoảng liếc nhìn anh chàng nhân viên đang hăng hái nói qua trang báo, sẽ chẳng khó khăn mấy để nhân viên đó nhận ra họ đang làm sếp chán nản như thế nào với những vấn đề nhạt như nước ốc. 
 
Tuy nhiên, khi bạn luôn nhìn trực diện vào người nói, ánh mắt có thể toát lên vẻ trang nghiêm hay tươi rói, nhưng cấp dưới sẽ hết sức phấn khởi vì họ cảm nhân được rằng, sếp tôn trọng, thực tâm lắng nghe và hứng thú với những điều họ đang nói.  
 
Nhiều vị quản lý tỏ ra cao tay hơn, khi họ "thử thách" nhân viên bằng ánh mắt "bí ẩn" của mình trong giao tiếp hàng ngày, hoặc trong một cuộc phỏng vấn. Bạn hãy thử một lần xem, nhân viên sẽ thấy...nóng mặt, bối rối ra sao nếu như sếp cứ nhìn chằm chằm vào mình, hoặc liên tục chớp nháy mắt trong khi nghe họ nói, thậm chí thi thoảng còn..."liếc mắt trông ngang" đầy ẩn ý. Thông qua những lần thử thách như thế, hẳn nhân viên sẽ được rèn luyện tính tự tin, nhạy bán trong giao tiếp với lãnh đạo. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp nhận định rằng, đến 90% các nhà lãnh đạo đều ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng ánh mắt trong giao tiếp. Nếu như một người hạn chế sử dụng ánh mắt, người ta xem đó là biểu hiện của đau yếu, có mưu toan hoặc dối trá.
 
Vị trí và khoảng cách của bạn nói lên điều gì?
 
Vị trí của người lãnh đạo khi ngồi hoặc đứng nói chuyện với nhân viên đều thể hiện thái độ, mục đích của mỗi người. Chẳng hạn như việc bạn đứng nói chuyện trực diện, mặt đối mặt với nhân viên tức là bạn muốn đối đầu, trò chuyện thẳng thắn với họ về vấn đề nào đó. Còn khi cả hai người đứng ngang hàng, bên cạnh nhau thì có nghĩa là bạn muốn đặt mình vào vị trí của nhân viên, nói chuyện một cách bình đẳng, thân thiện. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn hãy lựa chọn vị trí chéo so với đối phương khi trò chuyện. Bởi bạn có thể vừa quan sát, vừa thể hiện thái độ trước nhân viên. 
 
Khoảng cách giữa hai người khi trò chuyện cho thấy bạn tôn trọng không gian riêng tư của nhân viên như thế nào. Khi nhà lãnh đạo đứng quá gần, nhân viên sẽ cảm thấy mình bị lấn át và tỏ ra không dễ chịu. Bởi vậy, một khoảng cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hoà, thoải mái trong buổi nói chuyện. 
 
Sử dụng động tác cơ thể và sắc thái trên gương mặt 
 
Điệu bộ, cử chỉ của con người đều do bản năng của họ. Một đứa bé có thể mút tay, vặn vẹo hai bàn tay khi trò chuyện nhưng một nhà lãnh đạo không nên mân mê quần áo, đồ trang sức bất kỳ vật dụng nào khi nói chuyện với nhân viên. Điều đó cho thấy bạn đang bối rối hoặc bị phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp xúc với ai đó. Việc bạn chống nạnh hai tay ngang hông, hoặc khoanh tay trước ngực sẽ khiến nhân viên nhụt chí, ngại ngùng khi  gặp sếp trong lần sau bởi như thế có nghĩa là bạn tỏ ra hung hãn và khép kín. 
 
Nhiều người có quan điểm sai lầm rằng "vung vẫy" tay càng nhiều trong lúc nói chuyện thì hình ảnh họ càng trở nên lôi cuốn. Trong thực tế, bạn chỉ nên sử dụng bàn tay để diễn giải vấn đề thêm rõ ràng trước người nghe. Hoạt động của bàn tay trong quá trình nói chuyện nên đúng mực, kết hợp khéo léo với quan điểm, thái độ bản thân, hoặc gắn kết với cao trào của câu chuyện cũng như tầm quan trọng của vấn đề. Chẳng hạn như, khi bạn nói "dứt khoát không", thật nhẹ nhàng, bạn giơ một ngón tay ám hiệu "stop". Nhìn chung, chuyển động của tay cần đa dạng, linh hoạt nhưng không được lạm dụng nhiều quá, kẻo bạn sẽ trở thành một...diễn viên múa bất đắc dĩ.
 
Nên nhớ, vẻ mặt của bạn cũng có sức mạnh gấp triệu lần những lời nói. Chỉ cần ánh mắt động viên, nụ cười trân trọng, bạn đã gửi đến nhân viên mình thông điệp: "Cậu hãy cố gãng lên!" Thế còn một cái nhíu mày, có thể đó là câu nói: "Hãy cẩn thận đấy!" Khuôn mặt lạnh tanh mà nhiều nhà lãnh đạo ưa thích nay đã trở nên...lạc mốt, bởi nó là rào cản đối với mối quan hệ  giữa sếp và nhân viên. Do đó, tuỳ theo mức độ quan trọng, kết quả của vấn đề mà bạn hãy thể hiện sắc thái khuôn mặt mình.
 
Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể chỉ thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó mà nhà lãnh đạo sẽ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho nhân viên một cách dễ dàng và hấp dẫn.

Trong cuộc phỏng vấn, ngoài những câu hỏi kiểm tra đã được chuẩn bị sẵn, nhà tuyển dụng cần quan sát tinh tế ứng viên để từ đó có sự đánh giá tổng thể. Ngôn ngữ cơ thể là một trong những biểu hiện cho thấy rõ về điều đó.

Quan sát một ứng viên

Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể (NNCT) của ứng viên khi đang nói. Thử xem rằng ngôn từ đang diễn tả có ăn khớp với những gì cơ thể của họ thể hiện? Ví dụ như tư thế của ứng viên có khom mình và tỏ ra tự bảo vệ trong khi anh ta đang tuyên bố rằng “mình sống tốt với mọi người”? Bạn hãy lưu tâm đặc biệt đến đôi mắt, xem nó thỉnh thoảng có tránh né đôi mắt bạn một cách vô ý thức khi bạn đang muốn giao tiếp với họ qua ánh mắt?

Nhận ra những dấu hiệu tích cực

Một người có nụ cười rạng rỡ luôn tạo ra các dấu hiệu tích cực, trong khi một người cứ chăm chăm nhìn xuống sàn nhà lại tạo dấu hiệu hết sức tiêu cực. Tuy vậy, dấu hiệu tích cực không phải lúc nào cũng thấy rõ.

Một người tự tin có khuynh hướng ngồi thẳng, hay hơi nghiêng nhẹ về phía trước, ngay cả khi phải đối diện với ông sếp tương lai của mình. Khi một người tự tin không nói, chân tay thường để yên, và ánh mắt thường nhìn thẳng, kiên định vào người đối diện.

Bắt tay với một ứng viên cũng đem lại cảm giác tức thời về trạng thái tinh thần của họ. Nếu họ thoải mái và thư giãn, tay họ thường khô và ấm...Ngược lại, bàn tay lạnh, ra mồ hôi có thể cho thấy sự căng thẳng.

Nhận ra những dấu hiệu tinh tế

Có những dấu hiệu tinh tế giúp nhà tuyển dụng nhận ra trạng thái tâm lý của ứng viên. Hãy chú ý đến trạng thái tay chân hay ánh mắt họ. Lưu tâm cả đến giọng nói của họ. Giả dụ như nhà tuyển dụng đang tìm kiếm một ứng viên cho vị trí quản lý hay một nhân viên cho vị trí quan hệ với báo chí.

Hãy nhớ rằng một người có giọng nói the thé, hay ta quen gọi là "giọng kim" rất khó thu hút được sự chú ý và vị nể của người khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể giọng của ứng viên trở nên the thé vì họ quá căng thẳng!

Những điểm cần ghi nhớ:

  • Tránh tỏ ra bồn chồn; và tuyệt đối tránh ngáp vặt. Mọi biểu hiện thiếu tích cực của bạn sẽ không qua được mắt nhà tuyển dụng.
  • Ngôn ngữ cơ thể của bạn có thể diễn đạt ngược lại những gì bạn đang nói.
  • Nói chậm rãi thường là biểu hiện của một người thư thái. Nói nhanh có thể là dấu hiệu của sự lo lắng, mất bình tĩnh, tuy nhiên nói nhanh cũng thể là dấu hiệu của người nhiệt tình.

Bài: Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Khi nói đến nghệ thuật giao tiếp trong công sở, hẳn bạn thường nghĩ đến vấn đề ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày

Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể, bao gồm các cử chỉ, động tác được thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay...tưởng như đơn giản nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả, giúp bạn truyền đạt tới các nhân viên và đồng nghiệp những thông điệp, ý nghĩ khó diễn đạt bằng lời nói trực tiếp. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách đúng lúc, đúng chỗ càng tôn thêm hình ảnh nhà lãnh đạo trong công sở.

Ngôn ngữ cơ thể là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp của mỗi người. Với các nhà lãnh đạo thì dường như cử chỉ, động tác của họ lại càng thu hút được công chúng và giới truyền thông, trở thành "đặc trưng" của mỗi người. Chẳng hạn như nhắc đến ngài Steve Ballmer, CEO, "công thần số 1" của tập đoàn Microsoft, người ta thường nghĩ ngay đến một hành động thật khó tin, đó là...thè lưỡi chào mọi người trước khi bắt đầu trổ tài diễn thuyết.

Là nhà lãnh đạo, tâm điểm của sự chú ý, bạn cần ý thức rằng mỗi cử chỉ, hành động của bạn dù có chủ ý hay không đều truyền đi một thông điệp nào đó, đến với những người xung quanh. Cho dù đó chỉ là một cái vẫy tay, liếc mắt nhìn ngang hay mím miệng trong khi giao tiếp... cũng nói lên được bạn thích thú ai, có đồng ý với vấn đề hay không, đang bối rối hay thiếu tự tin như thế nào. Bởi vậy bạn cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng những cử chỉ, điệu bộ làm ngôn ngữ cơ thể.

Thế giới trong...đôi mắt của sếp

Trong lúc trò chuyện với nhân viên, việc sử dụng đôi mắt đầy "ma lực" là cách thể hiện dễ dàng nhất để cấp dưới biết được bạn có thực sự lắng nghe, chú ý đến họ hay là đang...ngán đến tận cổ như thế nào. Nếu như trong quá trình trò chuyện, bạn thường xuyên ngoảnh mặt đi nơi khác (nghe có vẻ thật bất lịch sự), chăm chăm vào tờ báo mới ra sáng nay hoặc "ân huệ" hơn là thi thoảng liếc nhìn anh chàng nhân viên đang hăng hái nói qua trang báo, sẽ chẳng khó khăn mấy để nhân viên đó nhận ra họ đang làm sếp chán nản như thế nào với những vấn đề nhạt như nước ốc.

Tuy nhiên, khi bạn luôn nhìn trực diện vào người nói, ánh mắt có thể toát lên vẻ trang nghiêm hay tươi rói, nhưng cấp dưới sẽ hết sức phấn khởi vì họ cảm nhân được rằng, sếp tôn trọng, thực tâm lắng nghe và hứng thú với những điều họ đang nói.

Nhiều vị quản lý tỏ ra cao tay hơn, khi họ "thử thách" nhân viên bằng ánh mắt "bí ẩn" của mình trong giao tiếp hàng ngày, hoặc trong một cuộc phỏng vấn. Bạn hãy thử một lần xem, nhân viên sẽ thấy...nóng mặt, bối rối ra sao nếu như sếp cứ nhìn chằm chằm vào mình, hoặc liên tục chớp nháy mắt trong khi nghe họ nói, thậm chí thi thoảng còn..."liếc mắt trông ngang" đầy ẩn ý. Thông qua những lần thử thách như thế, hẳn nhân viên sẽ được rèn luyện tính tự tin, nhạy bán trong giao tiếp với lãnh đạo. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp nhận định rằng, đến 90% các nhà lãnh đạo đều ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng ánh mắt trong giao tiếp. Nếu như một người hạn chế sử dụng ánh mắt, người ta xem đó là biểu hiện của đau yếu, có mưu toan hoặc dối trá.

Vị trí và khoảng cách của bạn nói lên điều gì?

Vị trí của người lãnh đạo khi ngồi hoặc đứng nói chuyện với nhân viên đều thể hiện thái độ, mục đích của mỗi người. Chẳng hạn như việc bạn đứng nói chuyện trực diện, mặt đối mặt với nhân viên tức là bạn muốn đối đầu, trò chuyện thẳng thắn với họ về vấn đề nào đó. Còn khi cả hai người đứng ngang hàng, bên cạnh nhau thì có nghĩa là bạn muốn đặt mình vào vị trí của nhân viên, nói chuyện một cách bình đẳng, thân thiện. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn hãy lựa chọn vị trí chéo so với đối phương khi trò chuyện. Bởi bạn có thể vừa quan sát, vừa thể hiện thái độ trước nhân viên.

Khoảng cách giữa hai người khi trò chuyện cho thấy bạn tôn trọng không gian riêng tư của nhân viên như thế nào. Khi nhà lãnh đạo đứng quá gần, nhân viên sẽ cảm thấy mình bị lấn át và tỏ ra không dễ chịu. Bởi vậy, một khoảng cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hoà, thoải mái trong buổi nói chuyện.

Sử dụng động tác cơ thể và sắc thái trên gương mặt

Điệu bộ, cử chỉ của con người đều do bản năng của họ. Một đứa bé có thể mút tay, vặn vẹo hai bàn tay khi trò chuyện nhưng một nhà lãnh đạo không nên mân mê quần áo, đồ trang sức bất kỳ vật dụng nào khi nói chuyện với nhân viên. Điều đó cho thấy bạn đang bối rối hoặc bị phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp xúc với ai đó. Việc bạn chống nạnh hai tay ngang hông, hoặc khoanh tay trước ngực sẽ khiến nhân viên nhụt chí, ngại ngùng khi gặp sếp trong lần sau bởi như thế có nghĩa là bạn tỏ ra hung hãn và khép kín.

Nhiều người có quan điểm sai lầm rằng "vung vẫy" tay càng nhiều trong lúc nói chuyện thì hình ảnh họ càng trở nên lôi cuốn. Trong thực tế, bạn chỉ nên sử dụng bàn tay để diễn giải vấn đề thêm rõ ràng trước người nghe. Hoạt động của bàn tay trong quá trình nói chuyện nên đúng mực, kết hợp khéo léo với quan điểm, thái độ bản thân, hoặc gắn kết với cao trào của câu chuyện cũng như tầm quan trọng của vấn đề. Chẳng hạn như, khi bạn nói "dứt khoát không", thật nhẹ nhàng, bạn giơ một ngón tay ám hiệu "stop". Nhìn chung, chuyển động của tay cần đa dạng, linh hoạt nhưng không được lạm dụng nhiều quá, kẻo bạn sẽ trở thành một...diễn viên múa bất đắc dĩ.

Nên nhớ, vẻ mặt của bạn cũng có sức mạnh gấp triệu lần những lời nói. Chỉ cần ánh mắt động viên, nụ cười trân trọng, bạn đã gửi đến nhân viên mình thông điệp: "Cậu hãy cố gãng lên!" Thế còn một cái nhíu mày, có thể đó là câu nói: "Hãy cẩn thận đấy!" Khuôn mặt lạnh tanh mà nhiều nhà lãnh đạo ưa thích nay đã trở nên...lạc mốt, bởi nó là rào cản đối với mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Do đó, tuỳ theo mức độ quan trọng, kết quả của vấn đề mà bạn hãy thể hiện sắc thái khuôn mặt mình.

Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể chỉ thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó mà nhà lãnh đạo sẽ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho nhân viên một cách dễ dàng và hấp dẫn.

Khi nói đến nghệ thuật giao tiếp trong công sở, hẳn bạn thường nghĩ đến vấn đề ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể, bao gồm các cử chỉ, động tác được thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay...tưởng như đơn giản nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả, giúp bạn truyền đạt tới các nhân viên và đồng nghiệp những thông điệp, ý nghĩ khó diễn đạt bằng lời nói trực tiếp. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách đúng lúc, đúng chỗ càng tôn thêm hình ảnh nhà lãnh đạo trong công sở.

Ngôn ngữ cơ thể là một phần không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp của mỗi người. Với các nhà lãnh đạo thì dường như cử chỉ, động tác của họ lại càng thu hút được công chúng và giới truyền thông, trở thành "đặc trưng" của mỗi người. Chẳng hạn như nhắc đến ngài Steve Ballmer, CEO, "công thần số 1" của tập đoàn Microsoft, người ta thường nghĩ ngay đến một hành động thật khó tin, đó là...thè lưỡi chào mọi người trước khi bắt đầu trổ tài diễn thuyết.

Là nhà lãnh đạo, tâm điểm của sự chú ý, bạn cần ý thức rằng mỗi cử chỉ, hành động của bạn dù có chủ ý hay không đều truyền đi một thông điệp nào đó, đến với những người xung quanh. Cho dù đó chỉ là một cái vẫy tay, liếc mắt nhìn ngang hay mím miệng trong khi giao tiếp... cũng nói lên được bạn thích thú ai, có đồng ý với vấn đề hay không, đang bối rối hay thiếu tự tin như thế nào. Bởi vậy bạn cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng những cử chỉ, điệu bộ làm ngôn ngữ cơ thể.

Thế giới trong...đôi mắt của sếp

Trong lúc trò chuyện với nhân viên, việc sử dụng đôi mắt đầy "ma lực" là cách thể hiện dễ dàng nhất để cấp dưới biết được bạn có thực sự lắng nghe, chú ý đến họ hay là đang...ngán đến tận cổ như thế nào. Nếu như trong quá trình trò chuyện, bạn thường xuyên ngoảnh mặt đi nơi khác (nghe có vẻ thật bất lịch sự), chăm chăm vào tờ báo mới ra sáng nay hoặc "ân huệ" hơn là thi thoảng liếc nhìn anh chàng nhân viên đang hăng hái nói qua trang báo, sẽ chẳng khó khăn mấy để nhân viên đó nhận ra họ đang làm sếp chán nản như thế nào với những vấn đề nhạt như nước ốc. 

Tuy nhiên, khi bạn luôn nhìn trực diện vào người nói, ánh mắt có thể toát lên vẻ trang nghiêm hay tươi rói, nhưng cấp dưới sẽ hết sức phấn khởi vì họ cảm nhân được rằng, sếp tôn trọng, thực tâm lắng nghe và hứng thú với những điều họ đang nói.  

Nhiều vị quản lý tỏ ra cao tay hơn, khi họ "thử thách" nhân viên bằng ánh mắt "bí ẩn" của mình trong giao tiếp hàng ngày, hoặc trong một cuộc phỏng vấn. Bạn hãy thử một lần xem, nhân viên sẽ thấy...nóng mặt, bối rối ra sao nếu như sếp cứ nhìn chằm chằm vào mình, hoặc liên tục chớp nháy mắt trong khi nghe họ nói, thậm chí thi thoảng còn..."liếc mắt trông ngang" đầy ẩn ý. Thông qua những lần thử thách như thế, hẳn nhân viên sẽ được rèn luyện tính tự tin, nhạy bán trong giao tiếp với lãnh đạo. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp nhận định rằng, đến 90% các nhà lãnh đạo đều ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng ánh mắt trong giao tiếp. Nếu như một người hạn chế sử dụng ánh mắt, người ta xem đó là biểu hiện của đau yếu, có mưu toan hoặc dối trá.

Vị trí và khoảng cách của bạn nói lên điều gì?

Vị trí của người lãnh đạo khi ngồi hoặc đứng nói chuyện với nhân viên đều thể hiện thái độ, mục đích của mỗi người. Chẳng hạn như việc bạn đứng nói chuyện trực diện, mặt đối mặt với nhân viên tức là bạn muốn đối đầu, trò chuyện thẳng thắn với họ về vấn đề nào đó. Còn khi cả hai người đứng ngang hàng, bên cạnh nhau thì có nghĩa là bạn muốn đặt mình vào vị trí của nhân viên, nói chuyện một cách bình đẳng, thân thiện. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn hãy lựa chọn vị trí chéo so với đối phương khi trò chuyện. Bởi bạn có thể vừa quan sát, vừa thể hiện thái độ trước nhân viên. 

Khoảng cách giữa hai người khi trò chuyện cho thấy bạn tôn trọng không gian riêng tư của nhân viên như thế nào. Khi nhà lãnh đạo đứng quá gần, nhân viên sẽ cảm thấy mình bị lấn át và tỏ ra không dễ chịu. Bởi vậy, một khoảng cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hoà, thoải mái trong buổi nói chuyện. 

Sử dụng động tác cơ thể và sắc thái trên gương mặt 

Điệu bộ, cử chỉ của con người đều do bản năng của họ. Một đứa bé có thể mút tay, vặn vẹo hai bàn tay khi trò chuyện nhưng một nhà lãnh đạo không nên mân mê quần áo, đồ trang sức bất kỳ vật dụng nào khi nói chuyện với nhân viên. Điều đó cho thấy bạn đang bối rối hoặc bị phân tán tư tưởng trong quá trình tiếp xúc với ai đó. Việc bạn chống nạnh hai tay ngang hông, hoặc khoanh tay trước ngực sẽ khiến nhân viên nhụt chí, ngại ngùng khi  gặp sếp trong lần sau bởi như thế có nghĩa là bạn tỏ ra hung hãn và khép kín. 

Nhiều người có quan điểm sai lầm rằng "vung vẫy" tay càng nhiều trong lúc nói chuyện thì hình ảnh họ càng trở nên lôi cuốn. Trong thực tế, bạn chỉ nên sử dụng bàn tay để diễn giải vấn đề thêm rõ ràng trước người nghe. Hoạt động của bàn tay trong quá trình nói chuyện nên đúng mực, kết hợp khéo léo với quan điểm, thái độ bản thân, hoặc gắn kết với cao trào của câu chuyện cũng như tầm quan trọng của vấn đề. Chẳng hạn như, khi bạn nói "dứt khoát không", thật nhẹ nhàng, bạn giơ một ngón tay ám hiệu "stop". Nhìn chung, chuyển động của tay cần đa dạng, linh hoạt nhưng không được lạm dụng nhiều quá, kẻo bạn sẽ trở thành một...diễn viên múa bất đắc dĩ.

Nên nhớ, vẻ mặt của bạn cũng có sức mạnh gấp triệu lần những lời nói. Chỉ cần ánh mắt động viên, nụ cười trân trọng, bạn đã gửi đến nhân viên mình thông điệp: "Cậu hãy cố gãng lên!" Thế còn một cái nhíu mày, có thể đó là câu nói: "Hãy cẩn thận đấy!" Khuôn mặt lạnh tanh mà nhiều nhà lãnh đạo ưa thích nay đã trở nên...lạc mốt, bởi nó là rào cản đối với mối quan hệ  giữa sếp và nhân viên. Do đó, tuỳ theo mức độ quan trọng, kết quả của vấn đề mà bạn hãy thể hiện sắc thái khuôn mặt mình.

Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể chỉ thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương để điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Nhờ đó mà nhà lãnh đạo sẽ có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình, truyền đạt thông điệp cho nhân viên một cách dễ dàng và hấp dẫn.

Bí quyết làm đẹp da toàn thân hiệu quả

Bí quyết làm đẹp da dân gian

Cách tính tuổi kim lâu theo phong thủy

Cách tính tuổi thai nhi chính xác giúp bạn chuẩn bị tốt nhất trong thời kì bầu bí

Sá sùng xào su hào món ngon bổ dưỡng cho quý ông

Các cung theo ngày sinh

Văn hóa truyền thống của Nhật Bản

Học cách yêu thương bản thân để vượt qua mọi sóng gió cuộc sống

Học cách nói chuyện hay thu hút mọi người xung quanh

Cách lấy lòng người khác để công việc luôn như ý

Các kiểu tóc tết mái cực yêu đang hot mùa thu đông 2012

Xu hướng thời trang tóc thu đông 2012

Xu hướng tóc uốn 2012 hot hot hot

Các kiểu tóc xoăn trẻ trung hợp mốt

Cách trồng cây xanh trong nhà theo phong thủy

Cách trồng cây thiết mộc lan ra hoa thơm ngát

Cách trồng cây kim phát tài

Cách trồng cây tai thỏ cực yêu

Cách làm lasagana món ngon mang phong cách Italia

Cách tìm kiếm khách hàng hiệu quả

Cách làm mặt nạ cho da khô thêm mịn màng

Cách nấu giả cầy ngon giúp những ngày se lạnh thêm hấp dẫn

Cách thắt bím tóc mái khiến style chuẩn không cần chỉnh

Cách trồng hoa hướng dương cho hoa đẹp

Cách làm mặt nạ cho da nhờn lúc nào cũng khô thoáng, sạch sẽ

Cách làm mặt nạ sữa tươi để da mềm mịn như da em bé

Cách làm bò viên hương vị hệt như ngoài tiệm

Cách nấu mì vịt tiềm ngon, bổ dưỡng

Cách làm dưa mắm món ngon giúp bữa ăn đỡ ngán

Cách làm thạch xoài thơm ngon trong nháy mắt

Cách làm thạch rau câu hoa quả bắt mắt chiêu đãi cả nhà

(ST).