Hướng dẫn làm chuông gió Nhật Bản xinh xắn
Hướng dẫn may áo Kimono của Nhật Bản
Cách pha trà đạo phong cách Nhật bản
Chắc đã hơn một lần bạn được nghe câu chuyện này, nếu gấp đủ 1000 con hạc giấy thì điều mình mong ước sẽ thành hiện thực. Bạn có tin hay không? Nhưng trước khi bạn trả lời tôi là có hay không, thì hãy để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện khác.
Tháng 9-1945, quân Nhật bại trận tại Thế chiến thứ II. Lợi dụng cơ hội đó, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Sức tàn phá mạnh mẽ của hai quả bom nguyên tử đó đã gần như huỷ diệt toàn bộ hai thành phố, gây thiệt hại không nhỏ cho Nhật Bản. Đây cũng là một nguyên nhân thúc đẩy Nhật phải đầu hàng vô điều kiện quân Đồng minh.
Sau thảm kịch bom nguyên tử đó, một cô bé ở thành phố Hiroshima may mắn còn sống sót. Trong thời gian ở trong bệnh viện, phải chống chọi với nỗi đau đớn cả về thể xác và tinh thần, cô bé đó vẫn tin rằng mình có thể sống. Niềm tin và khao khát được sống đã được cô dồn vào những con hạc giấy. Cô đã nói với mọi người rằng, chỉ cần em gấp đủ 1000 con hạc giấy, thì em sẽ qua khỏi, em có thể tiếp tục sống. Nhưng cô đã mất khi 1000 con hạc giấy vẫn chưa hoàn thành. Ở Hiroshima ngày nay vẫn còn một bức tượng tạc một cô bé, trên tay cầm con hạc giấy, như một minh chứng cho tình thần của cô gái nhỏ ngày nào, một bằng chứng và một dấu hiệu hoà bình. Bắt đầu từ lúc đó, người ta bắt đầu truyền tụng nhau, rằng nếu khao khát điều gì đó, hãy gấp đủ 1000 con hạc giấy và điều ước của bạn sẽ thành hiện thực.
Bạn có tin hay không? Còn tôi, hãy cứ gọi tôi là ngốc đi, sự thật là tôi tin, rất tin.
Câu chuyện đó chính là điều đã dẫn dắt tôi đến với Origami, đến với môn nghệ thuật của sự sáng tạo vô bờ bến, của sự kiên nhẫn và tinh tế, của một khiếu thẩm mỹ tuyệt vời, và đơn giản, chỉ là một ước mơ nhỏ bé, một niềm vui nhỏ nhoi của một tâm hồn trong trẻo.
Không muốn mang đến một bài viết khô khan như trong sách Lịch sử (dù tôi biết, lịch sử và sự phát triển của origami thực sự rất dài và khó nhớ), hãy cùng tôi khám phá thế giới của những hình gấp dễ thương đó. Đảm bảo với bạn, sẽ rất thú vị đấy. Nào, hãy lấy giấy ra, và cùng bắt đầu nhé :”>
Origami, thật ra chỉ là tên tiếng Nhật của môn nghệ thuật gấp giấy. Tuy nhiên, gần như có thể coi origami bắt đầu và thực sự phát triển ở Nhật Bản, nên hiện nay, từ Origami đang được sử dụng trên toàn thế giới với ý nghĩa là “nghệ thuật gấp giấy”. Origami được ghép từ hai từ : “ori” nghĩa là gấp và “kami” là giấy. Khi ghép với nhau, kami bị biến âm thành gami (rất nhiều từ bị biến âm như vậy, như là hanabi – pháo hoa, yamazakura – hoa anh đào núi...).
Một hình gấp Origami đã hoàn chỉnh được gọi là hình mẫu, trong đó phương pháp, những chỉ dẫn để gấp hoàn chỉnh một hình gấp Origami được gọi là bản thiết kế, còn hình vẽ hướng dẫn cho hình mẫu lại được gọi là biểu đồ . Nếu như bạn tham gia vào một câu lạc bộ hay một hội nhóm yêu thích Origami, thì đầu tiên, bạn sẽ được học cách gấp theo chỉ dẫn và biểu đồ. Dần dần sau đó, khi trình độ đã khá hơn, bạn sẽ được học cách thiết kế một hình mẫu hoàn toàn mới, của riêng bạn. Đây chính là điểm mà Origami phát huy tối đa óc sáng tạo và khả năng nghệ thuật bên trong con người.
Khi học Origami, không giống với bất kỳ môn nghệ thuật nào khác, những gì bạn cần chỉ đơn giản là một tờ giấy. Chính sự giản dị này đã biến Origami thành môn nghệ thuật phổ biến và dễ học nhất thế giới.
Bạn có thể dùng bất kỳ loại giấy nào để gấp Origami, nhưng loại giấy “Origami tiêu chuẩn” là loại giấy mỏng, dai và phải giữ nếp tốt. Thường thì những tờ giấy này có một mặt trắng và chỉ có một mặt màu, là hình vuông khổ 15x15 cm (khoảng 6 inches). Bên cạnh những tờ giấy màu thường gặp (xanh đỏ tím vàng vân vân) thì còn có rất nhiều mẫu giấy độc đáo và dễ thương, ví dụ như mẫu giấy kẻ carô, mẫu giấy mô phỏng bộ lông của một số con vật như là ngựa vằn, hổ, vẹt, hay là mẫu giấy với những hoa văn kiểu truyền thống, tha hồ cho bạn lựa chọn , đương nhiên là giấy hoa văn càng cầu kỳ thì giá càng đắt. Tuy nhiên, với một số nghệ nhân gấp giấy, họ thậm chí còn thử gấp với những chất liệu khác nữa, như vải vóc, lưới, một mảnh kim loại hay thậm chí là gấp với một đĩa mì ống o__0 ( làm sao mà gấp được nhỉ >< ) Riêng bản thân tớ thì vì giấy gấp Origami chuẩn hơi khó kiếm nên tớ thích gấp từ cả những loại giấy khác nữa, giấy báo hay lịch cũ, giấy gói quà cũng được đấy, đương nhiên là chọn những loại giấy dai một chút và đừng cũ quá. Gấp từ lịch cũ nhiều khi lại cho ra những hình gấp với màu sắc hoà hợp độc đáo (nên biết tận dụng một chút nhỉ ^__^)
Kỹ thuật cơ bản của Origami, đương nhiên, là gấp, nhưng từ đây, rất nhiều cách gấp phức tạp đã được phát triển. Có những hình gấp cực kỳ đơn giản, mô tả một cách hết sức khái quát về vật thể, mà có khi bạn phải phát huy tối đa óc tưởng tượng mới nhìn ra nó là cái gì, được hình thành chỉ với vài nếp gấp cơ bản. Những hình gấp này thường rất dễ thương mà lại dễ làm, ví dụ như gấp hạc, con thuyền hay hình gấp thuỷ lôi (cái diều). Tuy nhiên, cũng có những hình gấp phức tạp đến từng chi tiết nhỏ nhất, thường lên đến hàng chục nếp gấp, mà có rất nhiều nếp gấp khó. Tuy nhiên, bản thân tớ lại không thích gấp những hình quá phức tạp (mà thực tế là không gấp được ), những hình nào đơn giản mà có tính ứng dụng cao thì càng tốt.
Những nếp gấp cơ bản nhất đó là:
_Nếp gấp sâu (valley fold) , khi gấp, nếp gấp sẽ hướng về phía người gấp giấy. Khi mở tờ giấy đã được gấp ra, nó sẽ tạo thành hình thung lũng (trũng xuống).
_Nếp gấp cao (mountain fold), rất giống nếp gấp sâu, có điều nếp gấp ở phía xa người gấp giấy. Khi mở tờ giấy ra (gọi là đánh dấu nếp gấp) thì nó sẽ tạo thành hình ngọn núi (hay như mái nhà vậy)
Hai cách gấp này thật ra không khác nhau nhiều lắm, thế cho nên những người gấp giấy thường có một cách gấp nếp gấp cao bằng cách lật úp tờ giấy, làm một nếp gấp sâu và sau đó lật úp tờ giấy lại. Từ hai cách gấp cơ bản này, rất nhiều cách gấp khác đã được phát triển và được sử dụng rộng rãi cho những hình gấp phức tạp hơn.
Ngoài ra, còn một số nếp gấp khác, được gọi là các hình gấp cơ bản, gồm 4 hình gấp thông dụng nhất, được sắp xếp theo độ khó từ thấp lên cao, đó là hình gấp diều (thuỷ lôi ) cơ bản, hình gấp cá cơ bản, hình gấp chim cơ bản và cuối cùng là hình gấp ếch cơ bản.
Tên của những hình gấp cơ bản này hầu hết đều là tên các con vật, đủ biết là những hình gấp động vật được ưa chuộng đến mức nào. Tuy nhiên, bên cạnh các hình gấp con vật, còn rất nhiều các hình gấp khác mô phỏng các hình dáng và vật dụng trong cuộc sống, như là hình người, cây cối, gương mặt, toà nhà... Một số nghệ nhân gấp giấy sáng tạo ra những hình trừu tượng hoặc những hình toán học, hoặc đặc biệt, trong một dòng riêng là “modular origami”, nơi rất nhiều những hình gấp cơ bản được ráp vào với nhau để tạo nên một cấu trúc phức tạp và tinh vi. Thật ra, có nhiều hình gấp lại hoàn toàn chỉ được ráp từ những hình gấp cơ bản, không khó một tí nào. Ví dụ như chuỗi hạt được ghép lại từ 8 hình gấp diều cơ bản với 8 màu khác nhau, hay những khối hình hộp chẳng hạn. Bạn có thể thoải mái kết hợp những màu sắc ưa thích, theo phong cách của bạn, nhẹ nhàng hay sặc sỡ, hay gồm những gam màu đối lập, tất cả phụ thuộc vào óc sáng tạo của bạn.
Những người tham gia vào bộ môn nghệ thuật đặc biệt này rất đa dạng, họ có thể là những nghệ sĩ hay những nhà khoa học, những giáo viên hay những nhà trị liệu, có thể là những học sinh trung học hay những em nhỏ. Những nghệ sĩ và những người khéo léo dùng Origami như là một cách để bộc lộ bản thân mình một cách sáng tạo. Những nhà khoa học, những kiến trúc sư hay những nhà toán học thì biểu diễn những hình học của Origami với vẻ đẹp của chính nó và như một cách để luyện tập các định đề. Với những nhà trị liệu và các giáo viên, họ dùng Origami như là một công cụ để điều trị hay để dạy học. Vào thế kỉ 19, Freidrich Froebel, người đã sáng tạo ra “vườn trẻ” đã đưa nghệ thuật gấp giấy vào trong các trường học. Ông cho rằng hoạt động này rất hữu ích đối với quá trình đào tạo tâm lý và hoạt động. Sau này, những người Nhật Bản đã dùng chính những tác phẩm của mình để đưa môn gấp giấy vào trong các trường học. Ở Pháp, đầu thế kỷ này, người ta đã thấy một vài kiểu gấp truyền thống xuất hiện trong các giáo trình phổ thông. Nhưng bên cạnh đó, phần lớn mọi người tham gia vào Origami đơn giản chỉ vì đây là một môn nghệ thuật giản dị và vui vẻ.
Sau đây là một vài ví dụ về “modular origami”
Bạn cần những nguyên vật liệu như sau: | |
|
Bước 1: Để làm giỏ hoa bạn cần cắt giấy thành
hình vuông. Tùy vào kích thước giỏ hoa lớn hay nhỏ bạn cắt hình vuông có
kích thước phù hợp. Trong hướng dẫn này hình vuông có cạnh 15cm. |
|
Bước 2: Tiếp theo, gấp 2 cạnh hình vuông ở góc trên bên phải theo nếp gấp ngoài cùng, phần giấy giao nhau tại đỉnh góc vuông sẽ phồng lên, bạn miết bẹp phần giấy này tạo thành hình vuông nhỏ ở góc. |
|
Bước 3: Gấp tương tự như bước 2, bạn sẽ tạo thành hình vuông nhỏ thứ 2 ở cạnh hình vuông nhỏ thứ nhất. |
|
Bước 4: Tiếp đến, lấy góc của một hình vuông nhỏ gấp ngược về phía sau thành hình tam giác. Lưu ý đường gấp không trùng với đường chéo của hình vuông. Tương tự, bạn gấp cho 3 góc còn lại. |
|
Bước 5: Tiếp tục gấp ngược tam giác ở bước 4 về phía sau sao cho nếp gấp trùng với đường chéo của hình vuông. Bạn sẽ gấp đồng thời hai lớp giấy. Với thao tác này, bạn sẽ được tất cả 4 tam giác. |
|
Bước 6: Lật cạnh vừa gấp ở bước 5 lên trên. Sau đó, bạn gấp ngược về phía sau sao cho cạnh của hình vuông trùng với đường nếp gấp chéo ở giữa. Và lật nếp gấp về vị trí ban đầu. |
|
Bước 7: Tượng tự, bạn gấp cho cạnh bên phải của hình vuông. Và gấp cho tất cả các cạnh của 3 hình vuông nhỏ còn lại. |
|
Bước 8: Bạn thực hiện tương tự từ bước 1 đến hết bước 7 cho giấy màu xanh đậm. |
|
Bước 9: Dùng kéo cắt hình vuông màu xanh lá cây thành 4 hình vuông nhỏ bằng nhau. Cài lần lượt từng hình vuông nhỏ xen kẽ giữa các hình vuông màu xanh đậm. |
|
Bước 10: Tâm của hình vừa gấp - cài, bạn gấp ngược tam giác nhỏ màu xanh đậm về phía sau và luồn vào bên trong tam giác nhỏ màu xanh lá cây, giữ cố định. |
|
Bước 11: Tiếp theo bạn đẩy phần giấy xanh đậm ở giữa phồng lên, nắn vuông vắn theo nếp gấp, lật ngược lại bạn sẽ có chiếc giỏ. |
|
Bước 12: Làm quai giỏ: Bạn cắt dải giấy rộng 4cm, dài 20cm, gấp đôi 2 lần để chia dải giấy thành 4 phần đều nhau 1cm dọc theo chiều dài dải giấy. Sau đó bạn gấp gọn dải giấy theo nếp đã chia, bạn sẽ được dải giấy thu gọn chỉ bằng 1/4 dải giấy ban đầu nhưng dày dặn, chắc chắn hơn. |
|
Bước 13: Cuối cùng, bạn luồn 2 đầu quai giỏ vào 2 góc tam giác đối diện nhau trên miệng giỏ là bạn đã hoàn hành chiếc giỏ nhỏ xinh rồi. |
Chiếc giỏ giấy được gấp theo phong cách Origami này rất hợp để bạn trang trí hoa giấy, vì miệng giỏ giống như được cách điệu từ những chiếc lá xếp vòng quanh, trông rất tự nhiên.
Giỏ giấy cũng có thể đựng được bánh kẹo nhỏ, hạt dưa, hạt bí hay đựng đồ ăn vặt rất tiện đấy. Nhưng có lẽ bày hoa giấy vẫn là hợp nhất, bạn tham khảo thêm cách làm hoa giấy để bày cùng giỏ nữa nhé.
Mẫu gấp giấy ORIGAMI thường có 2 màu trên 2 phía mặt giấy
Nguyên tắc cơ bản khi gấp giấy
Khi gấp giấy, điều đầu tiên phải tuân theo là không được vội vàng.
Khi
gấp giấy phải cẩn thận sao cho các mép giấy, các góc khi gấp phải trùng
khít lên nhau. Mỗi một chi tiết gấp không chính xác, dù nhỏ nhất, có
thể sẽ gây ra những khó khăn cho các bước sau, thậm chí không thể gấp
tiếp được. Ngoài ra, các chi tiết gấp chính xác, sắc nét làm cho mẫu gấp
thêm đẹp.
Những người mới học gấp giấy, trước khi bắt đầu gấp
theo một mẫu nào đó cần phải tìm hiểu qua các hình vẽ hướng dẫn cách
gấp. Mỗi một hình vẽ miêu tả kết quả bước gấp phải đạt được. Vì vậy khi
gấp xong bước gấp nào, cần phải so sánh kết quả gấp vừa đạt được với
hình vẽ hướng dẫn, chỉ khi nào kiểm tra chắc chắn là giống với hình
hướng dẫn thì mới tiếp tục chuyển qua bước gấp tiếp theo. Trong các hình
vẽ hướng dẫn gấp giấy thường thể hiện màu sắc của hai mặt giấy. Đây
cũng là chi tiết đáng chú ý để so sánh, kiểm tra.
Những người mới
học gấp giấy, chỉ nên chọn những mẫu gấp đơn giản để gấp. Kết quả đạt
được sẽ củng cố thêm sự tự tin và qua đó cũng tích luỹ được các kỹ năng
gấp giấy để có thể gấp các mẫu giấy phức tạp.
Có thể xảy ra
trường hợp là theo các chỉ dẫn mà vẫn không thể gấp được, ( thường xảy
ra khi gấp kết hợp nhiều động tác) tốt nhất nên bỏ qua, gấp các mẫu gấp
khác. Và vào một dịp nào đó, khi gấp lại mẫu này có thể các khó khăn khi
trước đã hoàn toàn được giải quyết.
Ký hiệu hướng dẫn động tác gấp
Để
tạo được các mẫu gấp giấy phải trải qua nhiều bước gấp. Các mẫu gấp
giấy đơn giản thường có khoảng 10 đến 20 bước gấp, các mẫu giấy phức tạp
có khi đến 40-50 bước gấp. Không ai có thể nhớ được hết các bước gấp
của các mẫu phức tạp, kể cả người tạo ra mẫu gấp. Vì vậy, trong quá
trình tạo ra các mẫu gấp giấy, người tạo mẫu thường phải dùng các ký
hiệu (của riêng mình) để ghi lại.
Hình vẽ với các ký hiệu ( riêng ) ghi lại quá trình tạo ra mẫu con nhện của tôi.
Sau
khi mẫu gấp mới được tạo thành, người tạo mẫu sẽ sắp xếp lại quá trình
gấp, chia thành các bước gấp hợp lý, sao cho các bước gấp không bị nhảy
cóc, có thể dẫn đến làm cho người gấp giấy không hiểu được.
Tiếp
đó phải dùng các cách hướng dẫn thông dụng để miêu tả các bước gấp. Hiện
có nhiều cách hướng dẫn gấp giấy ngoài cách hướng dẫn gấp trực tiếp: a)
Gấp theo các ảnh chụp từng bước gấp; b) Gấp theo các đoạn phim thể hiện
từng động tác gấp và c) Gấp theo các hình vẽ thể hiện từng bước gấp.
Mỗi một cách hướng dẫn đều có ưu thế riêng. Tuy nhiên, cách hướng dẫn
theo hình vẽ hiện vẫn là phổ biến nhất.
Mỗi một bước gấp giấy
được miêu tả bằng một hình vẽ. Hình vẽ này thường thể hiện kết quả của
bước gấp trước và hướng dẫn thực hiện các động tác để tạo được bước gấp
tiếp theo.
Trong mỗi một hình vẽ miêu tả các bước gấp thường có
những ký hiệu ( kết hợp với các ghi chú ) hướng dẫn các động tác gấp. Ví
dụ như ký hiệu miêu tả động tác gấp hướng lên trên, hay gấp hướng xuống
dưới…
Hiện tại không có một quy định chung thống nhất trên thế
giới về ký hiệu hướng dẫn động tác gấp. Các ký hiệu hướng dẫn cách gấp
dưới đây được tổng hợp từ nhiều quyển sách ORIGAMI đã xuất bản trên thế
giới. Nếu làm quen với các ký hiệu này, độc giả có thể hiểu dễ dàng các
hướng dẫn cách gấp của các tác giả khác.
Có 8 ký hiệu thông dụng chỉ dẫn về động tác gấp:
- Gấp tạo nếp (chia tờ giấy thành các phần khác nhau)
- Gấp lõm xuống (gấp tạo thung lũng)
- Gấp lồi lên (gấp tạo gò đồi)
- Gấp phối hợp (thông thường gấp đồng thời cả gấp lồi lên và lõm xuống)
- Gấp dích dắc
- Mở cả mẫu gấp hay một phần mẫu gấp ra
- Kéo một phần mẫu gấp ra
- Quay mẫu gấp sang mặt phía bên kia.
Gấp phối hợp
Nhiều động tác gấp lõm xuống, gấp lồi lên cùng lúc được gọi là gấp phối hợp.
Các
hình vẽ dưới đây trình bày một số dạng gấp phối hợp rất thông dụng.
Những người mới chơi gấp giấy nên tập luyện thành thạo các dạng gấp phối
hợp này. Bởi vì khi gấp giấy sẽ luôn gặp những dạng gấp phối hợp này.
Có thể nói gấp phối hợp là kỹ thuật cơ bản nhất của Nghệ thuật gấp giấy.
Click this bar to view the full image. |
Hình 3: Mẫu con nhện (còn tiếp)
Hình 4: Mẫu con nhện (tiếp theo và hết).
Hình cơ bản số VII - Mẫu con ngựa
Hình cơ bản số VII và mẫu con ngựa
Trong
nghệ thuật Origami có lẽ phải có đến hàng chục mẫu gấp con ngựa. Bởi vì
mẫu con ngựa đơn giản chỉ cần 6 nhánh gấp: 4 nhánh cho 4 chân và 2
nhánh cho đầu và đuôi.
Đương nhiên trong hàng chục mẫu gấp giấy đó, nghệ thuật gấp giấy Việt Nam cũng đóng góp vào một mẫu.
Để gấp được mẫu gấp con ngựa, trước hết phải làm quen với hình cơ bản số VII.
Hình
cơ bản số VII dường như là phần hoàn thiện của hình cơ bản số V- hình
gấp mẫu con voi. Hình cơ bản số VII có thể gấp được rất nhiều mẫu gấp
con vật 4 chân tương tự như con ngựa.
Mẫu gấp con ngựa dưới đây là mẫu gấp dễ nhớ, vì chỉ có 15 bước gấp.
ORIGAMI – điều kỳ lạ
Hình cơ bản số XIV và mẫu Kanguru
Có
câu chuyện rằng, một nhà văn nọ đã khóc khi nhân vật trong tiểu thuyết
chết. Tiểu thuyết do nhà văn viết ra. Vậy tại sao lại không để cho nhân
vật đó tiếp tục sống? Có lẽ do hoàn cảnh của câu chuyện mà phải dẫn đến
như vậy chăng?
Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, tình huống
này không phải là hiếm. Dường như có một điều gì đó, một cái gì đó nảy
sinh trong quá trình sáng tác, quyết định diễn tiến của công việc, làm
thay đổi ý tưởng của người sáng tác hoặc có thể nói dẫn dắt người sáng
tác.
Đối với nghệ thuật gấp giấy – ORIGAMi, thật kỳ lạ, là điều này hay xảy ra và có thể nói là luôn luôn như vậy.
Trong
quá trình tạo ra các mẫu gấp giấy, không hề có chuyện nhà tạo mẫu đặt
trước mặt đối tượng cần miêu tả (hình ảnh con vật nào đó chẳng hạn) rồi
nhìn và gấp theo. Có lẽ, ban đầu chỉ là một ý niệm về đối tượng, sau đó
nhà tạo mẫu tìm cách gấp. Không có nhà tạo mẫu gấp giấy nào trong quá
trình tạo mẫu lại hình dung được kết quả cuối cùng sẽ đạt được. Cứ mỗi
kết quả của một bước gấp dường như lại cho người tạo mẫu một chỉ dẫn mới
về hướng giải quyết tiếp theo. Cứ từng bước, từng bước như vậy, hoặc là
dẫn đết kết quả như mong muốn hoặc là thất bại vì khác quá xa với đối
tượng cần miêu tả, phải điều chỉnh lại hay làm lại từ đầu.
Dưới
đây là mẫu gấp giấy con Kanguru do tôi tạo ra. Tôi chưa hề vẽ bất kỳ một
hình nào về con Kanguru, mà nếu theo tưởng tượng có vẽ cũng không thể
vẽ cho giống được. Khi gấp mẫu này, trong tôi chỉ có ý niệm: con vật mẫu
này rất đẹp; nó có hai chân sau to; hai chân trước nhỏ; đuôi dài; đầu
nhỏ và có cái túi ở bụng. Chỉ có vậy thôi và tôi bắt đầu chọn lựa hình
cơ bản để gấp. Sản phẩm của mỗi bước gấp lại chỉ dẫn các bước tiếp theo
phải làm. Cuối cùng mẫu gấp con Kanguru đã được tạo ra và nếu tôi có vẽ
cũng chẳng thể đẹp hơn được.
Có ai đó đã nói: Chúng ta dần tạo ra thế giới này theo cái cách mà chúng ta học được từ các chỉ dẫn của tự nhiên.
Hình 1: Hình cơ bản XIV
Hình 2: Mẫu con Kanguru 1
Hình 3: Mẫu con Kanguru 2 (tiếp theo)
Hình 4: Mẫu con Kanguru 3 (tiếp theo)
Hình 5: Mẫu con Kanguru 5 (tiếp theo và hết)
Hình 1: Hình cơ bản XVIII
Hình 2: Mẫu con rắn 1
Hình 3: Mẫu con rắn 2 (tiếp theo và hết)