Triệu chứng khi mang thai bé trai
Đau dạ dày lúc mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi
Đồ ăn nhiều muối cần tránh khi mang thai
Tại sao tôi bị nghẹt mũi suốt ngày?
Hiện tượng nghẹt mũi, chảy nước mũi xuất hiện ở 20 – 30% bà bầu mà không
phải do bị dị ứng hay virus cảm lạnh thông thường. Tình trạng này thậm
chí còn được các bác sỹ gọi là Viêm mũi thai kỳ. Hiện tượng này có thể
bắt đầu sớm nhất từ tháng thứ hai và kết thúc khi bạn sinh em bé, thậm
chí một vài tuần sau khi sinh.
Lượng estrogen tăng cao trong thai kỳ có thể làm sưng màng nhầy niêm mạc
mũi và thậm chí còn tác động lên mũi, làm chảy chất nhờn nhiều hơn. Hơn
nữa, lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên, các mạch máu mở rộng trong
thời gian mang thai có thể dẫn đến sưng màng mũi.
Sự gia tăng mạch máu tới các bộ phận trong cơ thể ảnh hưởng tới màng nhầy ở mũi, có thể gây chảy mũi hoặc khô, ngạt mũi.
Vài gợi ý đơn giản giúp tránh khô, ngạt mũi:
Tỏi
Tỏi được coi là thực phẩm “sạch tự nhiên”, tốt cho máu và là một loại
“thuốc thông mũi” hiệu quả do đặc tính chống viêm. Trừ khi tỏi làm bạn
buồn nôn, nếu không, hãy chăm chỉ ăn tỏi trong những món xào, sốt hoặc
nước chấm, nước trộn salad.
Tinh dầu thông mũi
Hít hơi nước có pha tinh dầu tự nhiên (như tinh dầu cúc La Mã hay tinh
dầu bạch đàn) giúp thông mũi tự nhiên. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì một số
tinh dầu không an toàn cho phụ nữ mang thai.
Nên uống nhiều nước và ăn hoa quả để phòng tránh cảm lạnh,
ghẹt mũi. (Ảnh minh họa)
Giảm sữa
Dù nhiều canxi nhưng sữa có thể làm nặng thêm ngạt mũi. Hãy thử giảm sữa
và tìm kiếm các nguồn khác thay thế sữa như phômai, sữa chua... trong
chế độ ăn hàng ngày của bạn.
Những lưu ý khác
- Hãy uống đủ nước hàng ngày.
- Phòng ngủ phải có không khí trong lành (nhất là vào ban đêm). Nên tìm
cách giữ ẩm cho căn phòng nếu dùng thiết bị sưởi. Thử đặt một bát nước
trước thiết bị sưởi để giữ ẩm cho phòng.
• Nếu bạn bị nghẹt mũi, hãy uống nhiều nước ấm và gối đầu cao khi ngủ. Hai cách này có thể rất hữu ích cho bạn.
• Hơi nóng có thể tạm thời làm dịu đi chứng nghẹt mũi và dịu dàng thông mũi. Tắm vòi sen bằng nước ấm và đứng thư giãn một lúc trong phòng tắm đầy hơi nước ấm. Hoặc thấm ướt khăn tắm với nước nóng, đưa lên mặt và thở.
Tắm vòi hoa sen với nước ấm làm giảm chứng nghẹt mũi.
• Thử dùng dung dịch nước muối nhỏ mũi hoặc nước muối dạng xịt bán ở các cửa hiệu thuốc. Nhỏ từng giọt nhỏ vào mũi trong vòng 5 đến 10 bạn sẽ thấy dễ thở hơn.
• Dùng máy giữ ẩm hoặc máy làm bay hơi để tăng cường thêm hơi ẩm vào không khí. Nhớ để máy gần cơ thể khi ngủ. Hãy làm theo chỉ dẫn vệ sinh sạch sẽ cho chiếc máy của bạn. Thay nước hàng ngày để tránh trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sống. Bạn nên thay thế bộ lọc thường xuyên.
• Tránh xa những chất kích thích tiềm tàng như khói thuốc lá và rượu và thay đổi đột ngột của thời tiết. Không nên ra ngoài trời tập thể dục suốt ngày vì không khí bên ngoài rất ô nhiễm.
Có được uống thuốc không?
Nếu tình trạng nghẹt mũi vẫn tiếp tục khiến bạn khó chịu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những triệu chứng và hỏi xem những loại thuốc nào an toàn cho bạn. Thường thì tốt nhất là bạn nên tránh uống thuốc trong 3 tháng đầu khi các bộ phận cơ thể thai nhi đang hình thành.
Bà bầu không nên lạm dụng thuốc xịt mũi vì có thể gây viêm nhiễm.
Nếu được sự cho phép của bác sĩ, bạn có thể thử một loại thuốc làm thông mũi. Tránh lạm dụng thuốc xịt thông mũi vì chúng có thể gây ra phản tác dụng khiến bạn bị viêm và sưng khiến bệnh càng trở nên tồi tệ.
(ST)