Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là gì? Triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Xử lý ngộ độc thực phẩm như thế nào? Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi  ăn uống và cũng là hiện tượng người bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu có chất bảo quản, phụ gia... nó cũng có thể coi là là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện qua những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy , chóng mặt, sốt, đau bụng ...Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

Xử lý ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến tinh thần mệt mỏi. Chúng tôi sẽ giúp bạn giữ trọn niềm vui cho những ngày đầu năm.

Chẳng có gì mất vui bằng việc bị bệnh khi sắp bước sang xuân mới. Chỉ cần chú ý một chút, bạn sẽ bảo vệ được chính mình và người thân trước những loại vi khuẩn có thể gây hại bất cứ lúc nào.

An toàn trong gia đình

- Không để thực phẩm tiếp xúc trực tiếp hoặc gần nơi ô nhiễm. Dùng ngay khi thức ăn vừa được nấu chín. Không ăn hết nên đun lại, sau đó cất trong tủ lạnh và phải đun thật sôi mới được sử dụng lại. Không rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn và phải luôn nấu thực phẩm chín kỹ.
- Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc, nhất là các loại ngũ cốc. Trong những loại này có chứa độc tố vi nấm rất nguy hiểm

- Uống nước đã đun sôi và chỉ dùng nước đã đun sôi để pha chế nước giải khát, làm kem, làm đá.

- Rau quả phải rửa kỹ dưới vòi nước chảy và đừng quên rửa 3 - 4 lần nước.

- Các loại thực phẩm đông lạnh cần rã đông hoàn toàn và rửa sạch trước khi chế biến.

- Không sử dụng các loại lá bẩn, giấy báo cũ, túi nylon tái sinh để gói thức ăn chín.

- Thức ăn sau khi giữ lạnh cần đun sôi lại ở nhiệt độ sôi trước khi sử dụng. Việc giữ lạnh chỉ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt được chúng.

- Tránh kết hợp các món ăn kỵ nhau, có thể dẫn đến khó tiêu, ngộ độc như: cam quýt với sữa tươi, gan lợn xào giá...

Lưu ý khi đi ăn ngoài

- Không ăn ở những quán quá ẩm thấp, bụi bẩn, bàn ghế, bát đũa không sạch sẽ. Khi vào quán nên quan sát khu bếp, khu chế biến và nơi bảo quản thực phẩm có đảm bảo vệ sinh, an toàn.

- Nếu muốn thử một món lạ, bạn nên hỏi rõ thành phần của món ăn, tránh những thứ có thể gây ngộ độc, chọn các món còn nóng. Hãy yêu cầu đổi nếu bạn nhận thấy thức ăn cũ hay nguội. Không nên gọi món sống hoặc tái, các món rau trộn khi đi ăn ở bên ngoài.

- Dùng đồ uống của các nhà sản xuất có uy tín, nhớ xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng. Nên cảnh giác với các loại rượu dân tộc, rượu ngâm, đồ uống tự chế, không đảm bảo vệ sinh và dễ gây hại cho sức khỏe.

Xử lý khi bị ngộ độc

- Khi nhận thấy các dấu hiệu của ngộ độc như: đau bụng quằn quại, nôn nhiều, tiêu chảy... cần làn cho chất độc hại thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Có thể dùng hai ngón tay ngoáy móc họng để kích thích nôn hết thức ăn ra ngoài.

- Người bị ngộ độc mất rất nhiều nước, cần phải bổ sung kịp thời. Uống nhiều dung dịch oresol, nước cháo, nước cam, nước dừa sau mỗi lần nôn hay đi ngoài.

- Nên đến bệnh viện nếu sốt cao, mất nước nặng, phân có máu. Sau khi bị ngộ độc, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để sức khỏe mau hồi phục.

- Trường hợp ngộ độc nặng, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu khẩn cấp. Chú ý lưu mẫu phân, dịch ói, thức ăn để cơ quan chuyên môn tiến hành xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Nhận biết và sơ cứu ngộ độc thực phẩm

Hình minh họa: Nhận biết và sơ cứu ngộ độc thực phẩm
Nhận biết ngộ độc thực phẩm
- Tiêu chảy và nôn mửa: Những triệu chứng của ngộ độc thực phẩm đều liên quan đến viêm dạ dày và ruột do virus, vi khuẩn hay hoá chất. Những triệu chứng này bao gồm đau chướng vùng bụng, tiêu chảy, nôn mửa và sốt. Một trong những triệu chứng điển hình nhất của ngộ độc thực phẩm là khi bị tiêu chẩy và ói mửa xẩy ra cùng một lúc.
- Mất nước: là tác dụng phụ nguy hiểm nhất của ngộ độc thực phẩm, do mất quá nhiều nước do tiêu chảy và ói mửa. Triệu chứng mất nước bao gồm thiếu năng lượng, mặt mũi tối tăm, nước tiểu có màu, buồn nôn, chân tay nặng, chóng mặt, khô miệng mũi.
- Khó thở: Một số loại ngộ độc thực phẩm có thể gây khó thở, khi bị ngộ độc một phần virus xâm nhập và có thể gây tổn thương tới phổi và khó thở.
- Sốt cao: Khi bị ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng không giảm sau khi thực phẩm đã được tiêu hoá, và có thể làm tăng cường ngộ độc trong máu, khi bị ngộ độc thực phẩm do bị nhiễm khuẩn dễ bị sốt ở nhiệt độ cao.

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
- Loại bỏ nhanh chóng hết các chất độc trong cơ thể bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích cơ học vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được.
Lưu ý: Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.
- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn  không cho chất độc thấm vào máu.
- Sau khi nôn hoặc đi ngoài nên cho bệnh nhân uống hết 1 lít nước pha với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước. 
- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc hãm lại, nên để bệnh nhân càng đi hết càng tốt.
Đối với bệnh nhân ngộ độc nhẹ sau khi nôn và đi ngoài thải hết chất độc sẽ bình phục, không nên ăn thức ăn cứng sau đó, mà nên cho ăn cháo nhẹ.
Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở ….cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột và có những điều trị cần thiết.

Làm gì để tránh ngộ độc thực phẩm
- Trong những ngày hè nóng, không để thức ăn ở nhiệt độ phòng hơn một giờ. Sử dụng tủ lạnh để lưu trữ thức ăn của bạn.
- Giữ thịt, gia cầm và thủy sản riêng biệt với thực phẩm khác để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn từ thức ăn.
- Không bao giờ đặt thức ăn chín để ăn hoặc nấu món ăn tại một nơi mà bạn đang đặt thịt, gia cầm hoặc hải sản sống.
- Hãy chắc chắn rằng bàn tay, món ăn và đồ dùng của bạn được sạch sẽ, sẽ làm giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Thường xuyên quét dọn nhà cửa. Mang theo xà phòng và rửa tay bằng nước sạch cho ít nhất 20 giây.
- Một số vi khuẩn có thể bị chết bởi nhiệt độ cao. Thịt, gia cầm và thủy sản cần được nấu chín cho đến khi chúng đạt đến một nhiệt độ an toàn.
- Hãy loại bỏ ngay khi nghi ngờ thực phẩm hư, không sử dụng những thực phẩm ôi thiu, dập nát, quá hạn sử dụng. Không sử dụng thực phẩm có hiện tượng mốc.
- Không bao giờ sử dụng gia vi, nước chấm…còn dư, trừ khi bạn đun sôi để loại bỏ vi khuẩn.
- Rửa sạch hoa quả, rau… dưới vòi nước, mẹo rửa sạch bằng nước vo gạo ở nước thứ nhất có thể loại trừ được trứng giun…Rau ăn sống sau khi rửa sạch cần được ngâm hoặc rửa với nước pha muối hoặc thuốc tím
Làm sao tránh ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm (food poisoning) nhẹ nhất cũng làm chúng ta khó chịu và năng nhất có thể  gây chết người. Các bạn cần phải ghi nhớ một số điều để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm  khi ăn ở nhà cũng như khi  ăn tiệm Dưới đây là  các chỉ dẫn giúp cho bạn, gia đình bạn cùng các các bạn bè  không bị đau ốm vì  thức ăn.

1- Nguyên do tại đâu ngộ độc thực phẩm xẩy ra

Ngộ độc thực phẩm xẩy ra khi chúng ta ăn phải thức ăn hoặc uống phải nước đã bị nhiễm vi khuẩn, độc tố, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và/hoặc hóa chất. Thực ra, ngộ độc thực phẩm chính xác hơn chỉ  áp dụng cho trường hợp ăn uống nhẩm phải  các độc tố và hoá chất ; còn  vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng  là những nguồn nhiễm bệnh qua trung gian thực phẩm. Tuy nhiên, hầu hết mọi người khi nói vể ngộ độc thực phẩm đều bao gồm tất cả các nguồn ô nhiễm  trên đây.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm gồm có:  đau quặn dạ  dày hay đau đ ớn,   buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt, nhức đẩu, đau cồ họng, các triệu chứng       giống càm cúm, thình lình thấy mệt mỏi, mất nghị lực và/hoặc buổn ngủ:

2- Khi nào  thực phẫm có thể bị ô nhiễm (contaminated)

Thực phẫm có thể bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân

trổng trọt  Các hóa chất, phân bón…đểu có tiềm năng làm ô nhiễm thực phẩm trong khi trồng. Đừng bao gi nghĩ là một sản phm đã đươc rửa sạch trước khi đem ra khỏi nông trại

môi trường  Các vi khuẩn, ký sinh trùng…bay theo gió,  lơ lửng trong nước, bám theo bụi và ẩn trong lòng đất. Chúng là một phẩn của mạng lưới sinh vật của thiên nhiên và sẽ luôn luôn là một nguồn nhiễm bệnh tiềm ẩn nếu không đươc giải quyết một cách thỏa đáng  đúng theo nguyên tắc nhất quán của ngành vệ sinh thực phm.

biến chếDù là ở đâu, trong bếp hoặc tại công xưởng, biến chế thực phẩm là một nguổn ô nhiễm chính yếu. Các khu vực dành cho biến chế thực phẩm phải đươc giữ hết sức sạch sẽ . Nhiễm trùng d xẫy ra đặc biệt đối với các sản phm thịt ( các vi khun tư nhiên  trong ruột các gia súc là một ngưổn nhiễm bệnh chính nếu không xử lý cn thân)

tổn trữ Thực phẩm tổn trữ không đúng cách, chẳng h ạn như đùi gà sống để gẩn một chùm nho có thể là một nguổn truyền vi khuẩn . Một thực phẩm  nào đó có thể không phải là  một nguồn ô nhiệm nhưng có thể  bị lây ô nhiễm từ    thực phẩm khác .

sửa soan Thực phẩm bị  ô nhiễm nhiểu trong giai đoan  này. Một người đang bị bệnh mà sửa soạn thực phẩm có thể truyển mầm mống bệnh, từ bệnh cúm tới bệnh viêm dạ dày-ruột. Một cái thớt vừa dùng để thái  thịt   không rửa sạch mà đã đem dùng ngay để xắt rau có thể  gây ô nhiễm cho rau. Tay không rửa  sạch , bàn bếp để dơ bẩn, sâu bọ và chuột…. đều .là những nguồn ô nhiểm  tiềm ẩn

3- Làm sao phòng ngừa ô nhiễm.

Tại nhà việc tổn trữ và sửa soan thực phẩm là những lãnh vực quan trọng  trong cố gẳng giảm thiểu rủi ro bị đau ốm vì ngộ độc thực phẩm  Khi ăn tiệm điểu   chính yếu là bạn  phải  để ý đến tình trạng các món ăn và vệ sinh trong  dịch vụ phục vụ khách hàng.

SỬA SOẠN THỰC PHẨM

1- Cẩn thận khi đi chợ  Bạn nên cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm và mang thực phẩm về nhà. Bạn cần coi “ ngày quá hạn” in trên sản phẩm, để thịt và thịt gà vịt trong những túi riêng, và đừng để thịt sống đụng vào các sản phẩm khác trong khi mua và mang về nhà. Giữ sức lạnh cho các thực phẩm ướp lạnh hay đông lạnh---bọc trong giấy báo hoặc mua một túi làm lạnh (cooler bag). Khi về tới nhà, bạn hãy nhanh chóng cất trữ các thực phẩm theo đúng  cách

2- Luôn luôn rửa sạch tay trước và sau khi sửa soạn thực phẩm. Bạn hãy dùng nước nóng, có sà-bông. Các khăn lau bát đĩa và khăn lau tay phải luôn luôn  sạch sẽ

3- Giữ bếp cho sạch  Bạn hãy dùng nước pha sà-bông nhẹ để rửa sạch bàn bếp, thớt và vật dụng

4- Dùng thớt riêng để thái thịt và thit gà vịt sống. Bạn hãy để riêng các thớt này để tránh lây nhiễm vi khuẩn từ thịt sang các thực phẩm khác. Nếu bạn không thể có những thớt riêng thì bạn cần phài rửa thiệt sạch thớt đa dụng với nước pha xà bông nóng rổi khử với dung dich thuốc tẩy (bleach) pha loãng [ 1 muỗng 5ml thuốc tẩy pha trong 34 fl oz tức 1 lít nước]

5- Trữ các thực phẩm riêng rẽ  Bạn luôn luôn nhớ đừng để thịt sống,  trứng sống và thịt gà vịt sống chung với các thực phẩm đã nấu chín, các  trái cây và rau tươi

6- Nấu kỹ  các thực phẩm, đặc biệt là thit đỏ, thịt gà vịt và trứng. Nấu thật chín các thực phẩm này sẽ diệt hết các mầm mống bệnh nguy hiểm. Bạn  hãy tham khào sách nấu ăn và dùng nhiệt kế đo thịt nếu bạn không biết chắc phải nấu bao lâu

7-Giữ thức ăn nóng ở độ nóng 65ºC/149º  và  đồ ăn lạnh ở độ lạnh 4ºC/40ºF Bạn nhớ điểu chĩnh nhiệt độ tủ lạnh ở 4ºC/ 40ºF hoặc thấp hơn

8- Hâm nóng kỹ các đổ ăn dư trước khi ăn Các đồ ăn  dư không  hâm lại cho đủ nóng trước khi ăn có thể hãy còn chứa những tác nhân gây bệnh. Ngoài ra đồ ăn dư đã hư như mất mầu , có nhớt, có mốc, thì dù có hâm nóng lại cũng không an toàn. Bạn đừng bao giơ hâm nóng lại đồ ăn dư  lần thứ hai . Bạn  đừng bao giờ làm đông lạnh lại một thực phẩm nếu chưa thay đổi tình trạng của thực phẩm ấy, như vậy có nghĩa là bạn có thể làm đông lạnh thực phẩm sống, sau rối lấy ra làm tan đá , đem nấu chín và sau khi nấu chín  bạn có thề để trở lại vào máy đông lạnh cho tới khi ăn đem ra làm tan đá/ hâm nóng .. Thực phẩm nấu chín đã hâm nóng lại rồi, nếu ăn không hết thì nên đổ đi vì có rầt nhiểu khả năng gây bệnh nếu để dành lại ăn tiếp.

                                         TỔN TRỮ THỰC PHẨM    

1- Tổn trữ thực phẩm theo nhu cẩu của từng loại Các thực phẩm khô như mì, gạo, lentil, đậu, các thực phẩm đóng hộp và ngũ cốc có thể tổn trữ ở những chỗ khô ráo và mát mẻ như tủ bếp hay tủ đựng thức ăn. Các thực phẩm khác thì phải cẩn thận hơn khi tổn trữ

vCác thực phẩm đông lạnh phải để vào tủ đá ngay sau khi mua về

vThịt, thịt gà vịt, trứng, cá, thịt đã làm sẵn, các sản phẩm sữa phài luôn luôn để tủ lạnh

vnhiểu thực phẩm phải đươc để tủ lạnh hay tại một chỗ tối và mát mẻ như hẩm chứa hay tủ đựng đồ ăn một khi đã mở ra. Bạn nên đọc chỉ dẫn tổn trữ trên nhãn dán.

vTất cả các thực phẩm dù tồn trữ bằng cách nào  cũng phải đươc tiêu dùng nhanh trước khi quá hạn. Ngay cả các chất gia vị và cây thảo khô  cũng mất các đặc tính dinh dưỡng và hương vị  nếu trữ quá lâu. Ngoài ra nhiều sản  phẩm để quá hạn  c ó thề nguy hại cho s ức khoẻ

2- Ngăn ngừa côn trùng , bọ chuột và chó mèo đụng vào thực phẩm

3- Hết sức cẫn thận khi khí hậu nóng bức Thực phẩm bị nhiễm  khuẩn nhanh hơn khi trời nóng. Nếu ăn ngoài trời, thì mọi người nên ăn cho nhanh để trong vòng một tiếng sau có thể đem các thức ăn dư  vào chỗ mát trong nhà                                                                                   

VỆ SINH KHI ĂN

1- Luôn luôn rửa tay sạch trước khi ăn

2- Nên dùng sữa và nước trái cây tiệt khuần (pasteurized). Nếu sản phẩm  có tiệt khuẫn thì có ghi trên nhãn dán. Nếu không tiệt khuẩn thì nguổn gốc sản xuất sả n phẩm phải có tín nhiệm

3- Ăn đồ ăn liền sau khi nấu như vậy các mẩm mống bệnh tât chưa kịp phát triển

4- Rửa và chùi sạch các thực phẩm sống.  Trái cây và rau tươi trước khi ăn phải đươc rửa và chùi sạch hoặc bóc vỏ  (ngay cả với loại  hu cơ)

5- Phải rất thận trọng khi ăn cá và thịt sống.  Khi vào tiệm ăn tự chọn (buffet), ban không nên ăn sushi, nghêu sò sống hay những món ăn tưong tự nếu không biết rõ các món ăn ấy đã bầy trên bàn từ bao lâu mà không đươc ướp lạnh thích hợp. Nếu làm ở nhà các món này thì bạn phải chọn mua những thứ tươi nhất. và nên ăn ngay sau khi làm. Thịt tươi đây không có nghĩa là  “thịt từ vật mới bị giết”,  bỡi vì thit cá sushi đông lạnh  an toàn hơn thit cá mới bị giết vì đông lạnh đã  giết hết các bào tử phần tử sinh bệnh. Các món ăn dùng thịt sống rất khó làm vì phải thật sạch sẽ và

đúng cách. Ngoài ra, thức ăn làm bằng thịt sống ăn còn dư nên    bỏ

6- Đừng ăn nếu không yên tâm  Chẳng hạn như bạnthấy thức ăn có gì khác    lạ hay có mùi thì đừng nên ăn

7-Đừng nên ăn tôm cua sò hến sống. Thịt các loài này thuờng chứa nhiểu độc tố. Rủi ro bị viêm gan cao vì  vậy  nguy hiểm cho người nghiện rươu hay gan bị tổn thương. Nếu bạn muốn ăn loài này thì  phải  chọn mua những con còn sống  tức là có vỏ khép kín  hoặc khép lại khi bạn đập vào vỏ..

8-Khi ăn tiệm bạn phải để ý tới một vài điều sau đây

vTiệm trông phải sạch sẽ

vVới c ác loại  thức ăn tự lưa chon (buffet -style food) bạn cần để ý xem thức ăn nóng có đủ nóng không (âm ấm là không đươc), cơm phải  mới không để  ngoài quá lâu, sà làch phải tưoi

vNên dè dặt với một vài loại  dẩu dấm trộn sà-l ách, Mayonnaise, Hollandaise, Bernaise và những nước xốt khác có trứng sống

vNếu ăn thấy khác lạ hoặc cảm thấy buồn nôn thì nên ngưng ngay

Ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ

Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của người mẹ khác hơn bình thường. Vì thế, thai phụ có nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm và môi trường xung quanh.

Việc nhiễm khuẩn này khiến thai phụ bị chóng mặt, nôn, sốt, đau bụng, tiêu chảy. Đồng thời, chúng còn gây tổn thương trên phôi thai, sinh non, sẩy thai, dị tật bẩm sinh cho bé. Đáng lo ngại hơn là vi khuẩn gây ngộ độc có thể lây từ mẹ sang thai nhi.

Chúng tôi xin trả lời những tác hại của việc ngộ độc thực phẩm trong thời gian mang bầu để chị tham khảo:

- Nếu như bị nhiễm vi khuẩn Listeria: phát triển ngay cả ở nhiệt độ thấp (4-6ºC) trong thịt ướp lạnh hay phô mai chưa tiệt trùng, thịt nguội (patê, chả lụa), lưỡi heo đông lạnh thì có thể gây nhiễm trùng phôi thai và có thể dẫn đến sẩy thai.

- Giai đoạn mang thai, bé chủ yếu hấp thụ qua dây nhau: Do đó mà việc ngộ độc của mẹ có thể mang lại những tác hại xấu cho bé sau này.

Sau đây là 12 loại thức ăn các bà bầu nên tránh:

1. Các món ăn chưa nấu chín kỹ:

Nếu bạn ưu thích sushi, các món gỏi và lẩu, bạn sẽ phải tập “cai nghiện” trong suốt thời kỳ mang thai.

Gỏi và các món ăn chưa được nấu chín kỹ có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với bạn cũng như bé yêu. Chúng có thể làm bạn bị ngộ độc thức ăn, đau bụng hay bị nhiễm khuẩn và sán.

Ngay cả đối với các loại thịt nướng/thịt quay hay trứng chưa được chế biến kỹ cũng có thể gây nguy hại cho sức khỏe của bà bầu.

2. Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao:

Các bà bầu ai cũng biết tác dụng của cá đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú biển cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển não bộ của thai nhi, cụ thể là gây ra hiện tượng não không phát triển.

3. Đồ hộp và các loại thức ăn nhanh:

Trong đồ hộp có chứa một loại vi khuẩn có tên Listeria monocytogene có khả năng xâm nhập vào cơ thể mẹ gây ra hiện tượng sảy thai và sinh non.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên hạn chế loại thực phẩmnày. Trong trường hợp cần thiết, tốt nhất là bạn hãy đun nóng lại thức ăn trước khi sử dụng.

Ngoài ra, các loại thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đã chế biến sẵn thường chứa quá nhiều dầu mỡ, cũng không tốt cho sức khỏecủa bạn trong thời kỳ mang thai.

Bạn cũng không nên sử dụng các loại đồ hộp hay đồ ăn nhanh đã quá hạn sử dụng hay vỏ hộp bị trầy xước, thủng hay móp méo…

4. Các chế phẩm từ thịt:

Xúc xích, jambon, thịt muối hay các chế phẩm khác từ thịt sống cũng không tốt cho sức khỏecủa bạn và bé.

Tốt nhất là bạn chỉ nên ăn những thực phẩmnày khi đã chúng đã được hâm nóng hay nấu chín lại.

5. Gan động vật:

Gan động vật cũng có thể gây nguy hại cho bạn vì đây là nơi tập trung nhiều độc tố nếu động vật bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, trong gan cũng có chứa nhiều cholesterone và vitamin A. Nếu bạn ăn quá nhiều gan, kết hợp dùng thêm các loại thuốc hay thực phẩm dinh dưỡng khác có thể gây ra hiện tượng thừa vitamin, ảnh hưởng xấu đến bé yêu.

6. Các chế phẩm từ bơ, sữa chưa qua diệt khuẩn:

Những thực phẩm làm từ bơ, sữa thường chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bộ xương cho bé.

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng những thực phẩm chưa qua quá trình diệt khuẩn vì chúng có chứa nhiều loại vi khuẩn và có thể làm bạn và cả bé yêu bị ngộ độc thực phẩm.

Theo các chuyên gia, tốt nhất, bạn nên tránh xa bất cứ loại phomat nào làm từ sữa cừu hoặc sữa dê… vì chúng đặc biệt không tốt cho bé.

7. Thực phẩm gây dị ứng:

Nếu bạn có tiền sử về dị ứng, bạn sẽ dễ dàng tránh được những tác nhân gây bệnh cho mình trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, tùy vào thể trạng của từng người, bạn cũng rất có thể bị dị ứng trong thai kỳ.

Vì vậy, bạn nên ngưng sử dụng tất cả các loại thực phẩmđang dùng nếu có các dấu hiệu dị ứng (ngứa, mẩn đỏ, sưng phù…) và đi khám để được điều trị kịp thời.

8. Gia vị quá nóng hay quá cay:

Các gia vị và chất phụ gia quá nóng hay quá cay (gừng, ớt, hạt tiêu...) cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong thời gianmang thai, gây hiện tượng nóng trong và táo bón với các bà bầu.

9. Đồ ngọt:

Trong thời kỳ mang thai, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt như kẹo, bánh và đồ ăn vặt... vì chúng có thể gây hiện tượng tăng cân quá nhanh.

Ngoài ra, hàm lượng đường khá lớn chứa trong các loại thực phẩmnày cũng có thể gây nguy cơ tiểu đường ở bé.

10. Đồ uống có chứa caffeine:

Trong thời kỳ mang thai, nếu bạn dùng thường xuyên các loại đồ uống có chứa caffeine (như caffe, chè, coca, nước tăng lực, soda, cocktail…) bạn sẽ có thể bị tăng nhịp tim và áp lực máu dẫn đến mất ngủ và đau đầu.

Không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, gây nguy cơ sảy thai và sinh non.

11. Rượu:

Phụ nữ mang thai và trong đang trong thời kỳ cho con bú đặc biệt không nên uống rượu vì có thể gây nguy hại không chỉ cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả bé.

Các nghiên cứukhoa học cũng đã chứng minh, chỉ cần một lượng rượu nhỏ mà mẹ uống vào trong thời kỳ mang thai cũng có thể gây dị tật ở thai nhi, sảy thai và sinh non.

12. Thuốc lá:

Khói thuốc lá không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏecủa bạn mà còn gây nguy hại cho cả bé trong bụng.

Mẹ hút thuốc làm tăng nguy cơ thai chết lưu, thai phát triển chậm và bé sinh thiếu tháng.

Nếu trong thời kỳ mang thai (đặc biệt là 3 tháng đầu), mẹ hít phải khói thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) cũng gây ảnh hưởng trầm trọng đến con.

Các món nên tránh khác:

- Quẩy: Trong quẩy có phèn chua (chứa nhôm - một chất vô cơ), ăn nhiều có nguy cơ bị down ở thai nhi.

- Rau bina (rau chân vịt): Cản trở việc hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu.

Việc cần làm bây giờ là chị nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và được chỉ định điều trị trực tiếp sau quá trình thăm khám.

Chúc chị có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bs.Thuocbietduoc

(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

(St)


ăn nhưng thức ăn gì sau khi bị ngộ độc?
hơn 1 tháng trước - Thích (13)
Bạn nên uống nước thật nhiều,uống sữa,ăn cháo thịt băm trong 4-5 ngày vì dạ dày của bạn đã bị tổn thương nên cần ăn những thức ăn nhẹ,sau đó mới ăn thức ăn tương đối để dạ dày của bạn quen dần.
hơn 1 tháng trước - Thích (21)
Gửi hỏi đáp - bình luận