Ngồi lâu đứng dậy đột ngột choáng váng, tối sầm mắt là do đâu?
Không ít người gặp phải tình trạng khi ngồi xuống rồi đột ngột đứng dậy thì bị tối sầm mắt, chóng mặt như sắp xỉu. Họ nghĩ rằng mình bị thiếu máu lên não. Sự thật có phải là như vậy?
Kỳ thực, hiện tượng đứng dậy bị tối sầm mắt trong hầu hết các trường hợp là một phản ứng sinh lý bình thường. Nó do huyết áp thấp gây ra khi trạng thái cơ thể bị thay đổi bất ngờ. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân huyết áp thấp, còn có khả năng khác mà bạn cần chú ý các triệu chứng kèm theo để kịp thời thăm khám, điều trị.
Huyết áp thấp do tư thế bị thay đổi: Người khỏe mạnh trong lúc đứng dậy sẽ xảy ra sự co rút mang tính phản xạ của động mạch ngoại biên, để ngăn ngừa máu ngưng tụ ở hai chi dưới. Nếu như có bất cứ trở ngại nào khiến cho cơ thể phải sinh ra tác dụng tự điều chỉnh, chẳng hạn như mất đi sự co rút phản xạ nói trên đều sẽ dẫn đến giảm thiểu lượng máu được bơm từ tim, gây ra hiện tượng huyết áp thấp khi đứng dậy. Ngoài nguyên nhân trên thì đứng dậy bị tối sầm mặt còn có thể do thiếu hụt vitamin, hóc-môn tiết ra dị thường hay người đang trong tuổi dậy thì đều có thể gặp phải tình trạng chóng mặt, hoa mắt.
Còn có thể là chứng mù ban đêm: Hiện tượng tối sầm mắt còn có khả năng là “chứng mù ban đêm”. Nguyên nhân là do sắc tố võng mạc thị giác bị biến đổi bẩm sinh, cũng có thể do dinh dưỡng không tốt, kén ăn dẫn đến thiếu vitamin A.
Cẩn thận khi kèm theo các triệu chứng khó chịu khác: Nếu tình trạng đứng dậy bị tối sầm mặt còn kèm theo một bên chi gặp khó khăn khi thay đổi tư thế hoặc cảm giác không có sức, ngoài ra còn đau đầu dữ dội, nôn ói… thì bạn nên cảnh giác cao độ, đó có thể là tín hiệu SOS của những bệnh nguy hiểm, nên kịp thời đến bệnh viện khám và điều trị.
Hạn chế chứng tối sầm mắt do đứng dậy đột ngột: Khi muốn chuyển từ tư thế nằm hay ngồi sang tư thế đứng dậy, cơ thể cần có chút thời gian để “chuyển tiếp”, bạn nên thực hiện từ từ để cơ thể kịp thích nghi và thay đổi.
Khi đứng quá lâu, bạn nên thực hiện vài động tác nhấc chân, đá chân hoặc giậm chân để thúc đẩy máu lưu thông.
Để nâng cao Renin (một loại men do thận bài tiết) của huyết áp, khi ngủ nên gối cao đầu một chút.
Cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy các cơ khỏe mạnh bằng những bài tập vận động phù hợp, vừa sức.
Uống nhiều nước và bổ sung thêm muối khoáng, cân bằng ăn uống.
Theo Tiếp Thị Gia Đình