Ngứa âm đạo sau khi sinh

Việc chăm sóc “vùng kín” của phụ nữ sau khi sinh đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ. Vâỵ việc chăm sóc vùng kín trước và sau khi sinh cần chú ý những điểm gì?

Tìm hiểu về ngứa âm đạo:

Viêm ngứa âm đạo âm hộ và ra khí hư là dấu hiệu của viêm âm đạo và là nguyên nhân dẫn đến chuyện khó khăn, không thoải mái trong quan hệ vợ chồng. Vì vậy, trước tiên cần điều trị viêm âm đạo. Bệnh này có thể do nấm, tạp khuẩn hay trùng roi. Cả 3 nguyên nhân này hiện đều đã có thuốc điều trị. Nếu bệnh tái phát, có thể do điều trị không đúng thuốc, không đủ thời gian hoặc luôn bị tái nhiễm mà không biết (như lây nhiễm từ chồng và nguồn bên ngoài).

1. Nhiễm nấm âm đạo

Nhiễm nấm âm đạo do nấm (nốt sùi) gây ra. Chất tiết âm đạo có biểu hiện đặc trưng là sền sệt, màu trắng, giống như phômai trắng. Vùng kín có mùi nặng, nhưng không hôi. Nhiễm nấm cũng có thể gây ra ngứa âm đạo.

2. Viêm do vi tạp khuẩn

Phụ nữ mắc bệnh viêm âm đạo do tạp khuẩn thường có huyết trắng nhiều, mùi khó chịu giống cá ươn, nhất là sau quan hệ tình dục . Khí hư có thể có màu trắng hoặc hơi đục. Kèm theo các biểu hiện khác như ngứa bên ngoài âm đạo, khó tiểu, khó chịu xung quanh cơ quan sinh dục. Cũng có người mắc bệnh mà không có biểu hiện rõ ràng

3. Nhiễm trùng roi  âm đạo (Trichomoniasis Vaginitis)

Đây là nhiễm khuẩn truyền qua đường tình dục do ký sinh trùng gây ra. Chất dịch tiết rất nặng mùi, có cảm giác ngứa nơi âm đạo, đau nhức trong khi giao hợp và đi tiểu. Tuy nhiên, một số phụ nữ không có dấu hiệu này.

4. Viêm teo âm đạo 

Âm đạo teo và co lại gây ra nhiễm khuẩn này. Bệnh này có thể xảy ra khi lượng estrogen thấp sau khi mãn kinh, sinh con hoặc trong thời kỳ cho con bú. Nó có thể gây ra dịch tiết, ngứa âm đạo và nóng rát nơi âm đạo. Đi tiểu, giao hợp trở nên khó khăn và đau nhức.

Điều trị - Đi khám ngay nếu bạn có bất cứ dấu hiệu viêm nhiễm nào.

Cách chữa trị bao gồm: Thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng nhiễm khuẩn có thể vẫn còn ngay cả khi hết chất tiết trước khi uống hết thuốc. Do đó, cần uống thuốc đầy đủ, tránh bỏ quãng giữa chừng. Uống kết hợp Nữ vương new với liều 9 viên/ngày/3 lần trong 2 tuần , 6 viên/ngày/2 lần trong 2 tuần, và 4 viên/ngày/2 trong 1 tháng để viêm âm đạo khỏi triệt để, không bị tái phát.

Giữ vệ sinh: Đi tắm hoặc tắm vòi sen mỗi ngày và rửa sạch kỹ lưỡng vùng xung quanh âm đạo. Hãy giữ cho vùng này khô ráo nếu được. Mặc đồ lót bằng vải bông.

Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh nếu có nhiều chất tiết. Nhưng không nên dùng tăm bông để hút chất tiết. Lưu ý cả bạn lẫn chồng của bạn có thể cần chữa trị vì vài loại viêm âm đạo sẽ lây truyền trong lúc quan hệ.

Ngăn ngừa

Nếu tình trạng viêm âm đạo tái phát, bạn thử dùng những cách sau đây để ngăn ngừa:

  • Tránh mầm bệnh lây truyền từ trực tràng đến âm đạo bằng cách, sau khi đi tiêu, bạn cần lau sạch từ trước ra sau. Cần vệ sinh sạch vùng kín và giữ vùng này khô ráo. Tránh dùng những thứ làm khó chịu như xà phòng hoặc thuốc tẩy, thuốc xịt vệ sinh dành cho phụ nữ, giấy vệ sinh hoặc vải thấm nước có ướp nước hoa.

  • Không nên thụt rửa vì sử dụng đồ thụt có thể rửa sạch vi khuẩn tốt nên đồng thời làm cho chị em bị nhiễm trùng âm đạo nhiều hơn. Ngoài ra, thụt rửa còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương chậu.

  • Tránh mặc quần jean, quần lót hoặc quần tất bó sát không có đáy quần bằng chất cotton.

  • Dự phòng viêm âm đạo tái phát bằng cách uống thảo dược Nữ Vương New mỗi năm 2 đợt, mỗi đợt 3 tháng với liều 4 viên mỗi ngày chia làm 2 lần.


Huyết trắng nhiều, có màu, gây ngứa là triệu chứng của viêm âm hộ, âm đạo. Có thể do nấm, có thể do Trichomonas vaginalis hay nhiễm khuẩn âm đạo.

Xác định thủ phạm:

Chiếc quần chíp đột nhiên ướt át một cách bất thường, hoặc bạn phát hiện có màu là lạ ở đũng quần thì có thể báo hiệu một số thay đổi bất thường hay một bệnh tật nào đấy!

1. Nếu bạn thấy khí hư trên chiếc quần lót chỉ bình thường hoặc có một lượng nhỏ chất lỏng tiết ra màu trắng đục hoặc trắng sữa và không mùi hôi thì báo hiệu cơ thể bạn vẫn khỏe mạnh và sạch sẽ nhé!


2. Nếu khí hư xả nhiều hơn bình thường và dày hơn trên chiếc quần chíp của bạn thì báo hiệu bạn đang sắp bước vào chu kỳ nguyệt san hàng tháng của mình đấy. Hoặc đó là khi một trong hai buồng trứng của bạn đang có một quả trứng sắp rụng.

3. Nếu chiếc quần chíp hôm nay đột nhiên khí hư có màu trắng ngà giống như pho mát nguyên kem kèm theo triệu chứng sưng, đau xung quanh âm hộ và những cơn ngứa ngáy khó chịu thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm men rùi.


4. Khi bạn nhìn thấy trên chiếc quần chíp có khí hư màu trắng xám hoặc màu vàng kèm theo mùi tanh như cá ngay cả sau khi bạn rửa vùng kín bằng xà phòng. Bên cạnh đó bạn bị ngứa như ong đốt và kiểm tra thấy có tấy đỏ và sưng âm đạo, âm hộ thì rất có thể bạn đang bị nhiễm khuẩn vaginosis.

5. Chưa hết, một sáng thức dậy, bạn còn thấy khí hư chảy nước màu vàng hay xanh và kèm theo hiện tượng dịch xả ra sủi tăm, nhiều bọt cùng mùi khó chịu. Bạn cũng thấy bị đau và ngứa khi đi tiểu thì có thể bạn đã bị bệnh mảng trùng uốn roi đuôi.

6. Bạn thấy chiếc quần lót có bị ướt vì có quá nhiều khí hư xả ra. Tuy chúng có màu và mùi nhưng không hề ngứa ngáy thì cũng đừng yên tâm quá nhá vì nó có thể cho thấy bạn đang bị bệnh phụ khoa bình thường.

7. Nếu chiếc quần chíp của bạn tự nhiên thấy có những sợi khí hư lẫn máu đỏ tươi, hoặc nâu chứng tỏ bạn đang gặp một vấn đề nào đó ở tử cung như ung thư cổ tử cung, viêm cổ tử cung...

8. Nếu quần lót chỉ bị ướt át ở mức bình thường nhưng lại kèm theo mùi hôi và bạn cảm thấy ngứa ở bên ngoài âm đạo kinh khủng thì có thể là do bạn bị viêm đường âm đạo.

9. Nếu khí hư có màu nước ối kèm theo mùi hôi phần nhiều do hiện tượng ung thư tử cung gây nên. Trong đó, một số ít người là do ung thư buồng trứng.

10. Nếu khí hư tự nhiên xuất hiện nhiều hơn trước không kèm theo ngứa ngáy hoặc mùi hôi tanh thì bạn vẫn nên cẩn thận nhé. Vì chúng có thể là dấu hiệu báo trước một số bệnh tật ghé thăm như: thiếu máu, lao, hạch, tiểu đường hoặc suy nhược cơ thể.

11. Nếu khí hư loãng như nước, không mùi không gây ngứa ngáy thì có thể bạn đang gặp rắc rối với bệnh viêm tử cung.

Lưu ý:

Là con gái, bạn nên chú ý đến chiếc quần chíp của mình mỗi khi vào nhà vệ sinh đi tiêu hoặc đi tiểu. Bởi vì bất cứ một sự thay đổi dù nhỏ nào của khí hư trên chiếc quần chíp có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe nào đó. Trong đó, những thủ phạm nhắc đến đầu tiên phải là viêm nhiễm âm đạo, bị nấm, những vấn đề về tử cung...


Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu “lạ mặt” nghiêm trọng nào in dấu trên chiếc quần chíp, bạn hãy nhanh chóng nói chuyện với bác sĩ hoặc thăm khám phụ khoa sớm nhé!

Với phụ nữ sau khi sinh cần chú ý:

- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và “vùng kín” hàng ngày.

- Không tắm bằng bồn quá lâu, ngâm mình trong nước ao hồ hoặc những vùng nước bẩn khác.

- Vệ sinh, thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày để giữ “vùng kín” luôn khô ráo, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại nấm và vi khuẩn.

- Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.

- Sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ để làm sạch “vùng kín”. Tuy nhiên, không nên dùng quá thường xuyên vì các hóa chất trong dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.

- Sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu, cần làm sạch “vùng kín” bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày.

- Tránh giao hợp ở những tuần đầu mang thai và tháng cuối cùng vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi, có thể dẫn tới sinh non.

- Nếu khí hư ra nhiều và có mùi hôi bất thường, cần đi khám bác sỹ ngay để có được lời khuyên hợp lý cho việc vệ sinh “vùng kín”.

Sau khi sinh: Sau khi sinh, tử cung của người phụ nữ co lại. Sản dịch khi ra ngoài sẽ dễ bị nhiễm trùng. Vùng kín của phụ nữ ở giai đoạn hậu sản trở nên đặc biệt nhạy cảm. Nếu không vệ sinh đúng cách, sản phụ sẽ dễ bị nhiễm trùng hậu sản, rong huyết. Để “làm mẹ an toàn”, hãy chăm sóc “vùng kín” theo các cách sau:

- Dùng khăn bông sạch thấm dịch chảy ra từ âm đạo để giữ “vùng kín” luôn khô ráo. Không dùng khăn hoặc giấy vệ sinh, đặc biệt là các loại giấy có mùi thơm vì chất hóa học tạo mùi thơm có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.

- Không nên tiếp xúc quá nhiều với nước vì dễ gây cảm lạnh hoặc nhiễm trùng “vùng kín”.

- Vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ bằng nước ấm. Hoặc có thể đun sôi nước, cho thêm chút muối. Dùng nước này xông âm đạo khi còn nóng.

- Tránh đi lại và vận động quá mạnh.

- Cẩn thận với việc sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ. Cần có chỉ dẫn của bác sỹ trước khi dùng.

- Tuyệt đối không giao hợp trong 2 tháng đầu sau khi sinh vì âm đạo và các cơ quan sinh sản chưa kịp phục hồi và nghỉ ngơi sẽ dễ bị tổn thương.

Viêm âm đạo khi mang thai

Nấm Candida gây công phá nội tạng

Ngứa âm đạo sau khi có kinh nguyệt

Thuốc chữa viêm âm đạo khi mang thai

(ST).

em moi sinh gan 19 ngay roi sau em ngua o vung am dao ma o ngoai va co mui hoi nua vay cho em hoi em nen uong thuoc hay thoa thuoc gi k bac si em cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (20)
Tốt nhất là bạn đi khám phụ khoa đi mà chữa, chứ thuốc bôi không cũng chỉ được 1 thời gian thôi bạn à
hơn 1 tháng trước - Thích (14)
Minh vua sinh xong hai tuan nhung vua sinh xong thi lai bi ngua o vung kin ,minh nen di kham ngay bs khong minh rat la lo ,mong ban cho minh biet minh nen dieu tri o nha hay nen di gap bs .
hơn 1 tháng trước - Thích (7)
E sanh được hơn 20 ngày. Vùng âm đạo của em ngứa ngáy khó chịu hàng này ra chút dịch mà đen mà k có mùi. Em cần đi khám không ạ.
hơn 1 tháng trước - Thích
Gửi hỏi đáp - bình luận